Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Từng Bước Một được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuẩn bị hồ sơ đi du học là vô cùng quan trọng, bộ hồ sơ sẽ quyết định bạn có thể đi du học được không. Vì vậy, bất kỳ ai có dự định đi du học NHẬT BẢN luôn phải chuẩn bị thật tốt mọi giấy tờ.
Thanh Giang tự hào là công ty chuyên tư vấn du học Nhật Bản uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi đã tư vấn và hoàn thiện thủ tục cho rất nhiều du học sinh, hôm nay chúng tôi khuyên bạn cần hoàn thiện các giấy tờ để làm hồ sơ du học Nhật Bản được nhanh dễ dàng hơn.
1. Các giấy tờ cá nhân cần phải nộp:
– Giấy tờ photo đều phải photo trên giấy A4 và trên 1 mặt giấy – Tất cả các bản công chứng phải làm mới trong vòng 3 tháng trở lại đây
Hướng dẫn hồ sơ du học Nhật BảnHướng dẫn hồ sơ du học Nhật Bản
1. Ảnh 3×4 (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 (2 chiếc), 4×6 (2 chiếc)
Số lượng: Tổng 14 chiếc
Ghi chú: Nền trắng, áo trắng mới chụp trong vòng 3 tháng và chưa sử dụng ở hồ sơ nào khác
2. Học bạ cấp 3 (học sinh tốt nghiệp cấp 3)
Bảng điểm (sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)
Số lượng: 3
Ghi chú: 3 Bản photo công chứng + Bản gốc
Chú ý:
+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
3. Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (học sinh tốt nghiệp cấp 3).
Giấy xác nhận sinh viên (sinh viên đang học) hoặc Bằng tốt nghiệp (SV đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)
Số lượng: 3
Ghi chú: 3 Bản photo công chứng + Bản gốc
Chú ý:
+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (3 Bản photo công chứng + Bản gốc)
4. Giấy khai sinh
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản photo công chứng: phải có số hiệu, số quyển ở góc phải trên cùng
5. CMND của học sinh
Số lượng: 2
6. CMND của người bảo lãnh: ưu tiên bố hoặc mẹ
(các trường hợp khác: anh chị em ruột của học sinh hoặc anh chị em ruột của bố mẹ)
Số lượng: 2
7. Hộ khẩu có thông tin học sinh
Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học sinh, phải nộp cả Hộ khẩu người bảo lãnh.
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản photo công chứng
8. Giấy tờ người bảo lãnh:
+ Đối với hộ kinh doanh riêng: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất
+ Đối với CNVC:Giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc)
+ Đối với hộ làm nông nghiệp:Sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất
Số lượng: Mỗi loại 3 bản
Ghi chú: Bản công chứng
Chú ý: giấy xác nhận bảng lương của công ty phải có thông tin đầy đủ: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế
9. Hộ chiếu
Số lượng: 1
Ghi chú: Bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)
10. Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm)
Số lượng: 3
Ghi chú: Bản gốc: do công ty bạn đã làm ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào (phải có thông tin: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế)
GIẤY TỜ KHÁC (NẾU CÓ)
11. Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST,…cấp độ N1~5)
Số lượng: 2
Ghi chú: Bản gốc Bằng + bảng điểm chi tiết đi kèm
12. Nếu là Tu Nghiệp Sinh về nước:
+ Chứng chỉ hoàn thành Tu Nghiệp Sinh
+ Hợp đồng Tu nghiệp
Số lượng: Mỗi loại 1 bản
Ghi chú: Bản gốc + 3 công chứng
Hồ sơ du học Nhật Bản Thanh Giang
– Lưu ý: Ngoài ra, nộp thêm mỗi loại 2 bản photo không cần công chứng. Tuyệt đối không được nộp hồ sơ giả.
2. Chi phí làm hồ sơ du học Nhật Bản tại Việt Nam
1. Phí hồ sơ du học nhật bản Thanh Giang (trọn gói): 1000$ (chia làm 2 lần đóng)
2. Học phí tiếng Nhật: 1,5 triệu đồng/tháng (đóng trọn gói 6 tháng khi nhập học, học 9 tiếng/1ngày)
3. Ký túc xá: 800.000 VND/tháng (đóng trọn gói 6 tháng khi nhập học, đã bảo gồm điện nước)
4. Các phí khác như: thi năng lực tiếng Nhật (650.000~950.000 VND/đợt), chứng thực bằng cấp (750.000 VND) thì tùy trường tại Nhật yêu cầu mới phát sinh.
Để hiểu rõ về việc Du học Nhật Bản và những khó khăn sẽ gặp phải, cũng như những điều kiện cần thiết để đi du học Nhật Bản các bạn có thể tham khảo một số thông tin bên dưới:
Lưu ý: Không phát sinh thêm bất kỳ khoản chi phí nào nữa ngoài những khoản chi phí nêu trên.
III. TUẦN TỰ CÁC BƯỚC HOÀN THIỆN HỒ SƠ VÀ THỤ LÝ HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN
Bước 1: Nộp các giấy tờ từ mục 1 – 11 cho Công ty (nếu học sinh chưa có giấy tờ thuộc mục 09, yêu cầu liên lạc với Công ty để được trợ giúp). Đồng thời nộp tiền làm hồ sơ là 500$.
Bước 2: Học sinh nhập học tiếng Nhật tại công ty Thanh Giang. Học phí: 1,5 triệu đồng/tháng. Thời gian học khoảng 5~6 tháng cho đến ngày xuất cảnh. (Nếu ở KTX thì phí là 800.000VND/tháng bao gồm nhà ở, điện nước, phí quản lý ktx, vệ sinh,…). Chú ý: đóng học phí và KTX trọn gói 6 tháng ngay khi nhập học.
Bước 3: Công ty liên lạc với các trường bên Nhật và hẹn ngày phỏng vấn học sinh. Học sinh sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn của trường (có thể bao gồm thi viết tiếng Nhật và trả lời câu hỏi.).
Bước 4: Trường bên Nhật nộp hồ sơ của học sinh lên Sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại Sở lưu trú.
Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.
Bước 6: Trường Nhật gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “Giấy yêu cầu nộp học phí”. Học sinh tiến hành chuyển tiền nộp học phí sang trường (học sinh có thể ủy quyền cho công ty nộp hộ).
Bước 7: Trường Nhật gửi về “Giấy báo nhập học” , “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”.
Bước 8: Công ty Thanh Giang nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Lãnh sứ quán Nhật Bản tại Tp. HCM hoặc Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
Bước 9: Học sinh đợi lấy Visa (khoảng 3-5 ngày làm việc). Thanh toán nốt 500$ phí cho công ty Thanh Giang rồi nhận Visa
Bước 10: Học sinh liên lạc với Công ty và nhà trường quyết định ngày dự định đến Nhật Bản
Bước 11: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học.
Bước 12: Chính thức nhập học
Bước 13: Sau 2 tuần nhập học. Nếu học sinh có nhu cầu muốn đi làm thêm học sinh có thể xin giấy chứng nhận sinh hoạt ngoại khóa của trường cấp để đi làm thêm.
Mời các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của các bạn học viên Thanh Giang, bằng sự nỗ lực đã dành những suất học bổng du học giá trị
30/46 Hưng Thịnh X2A, Phường yên sở, Quận Hoàng Mai
Điện thoại : 04 321 71316
Di động : 091 858 2233
Email : [email protected]
#18: Viết Kịch Bản Từng Bước Một
Xin chào, Kịch bản 101 đã trở lại đây!
Mùa hè đã bắt đầu được một thời gian. Tôi nhận ra điều này khi nhiệt độ trong nhà bắt đầu tăng cao và chỉ cần bước ra khỏi tầm quay của cây quạt là người tôi tự động đổ mồ hôi như tắm. Thời tiết này tôi thiệt sự, thiệt sự chỉ muốn vứt hết mọi thứ và trốn đi đâu đó mát lạnh như Đà Lạt thôi. Tiếc thay, không phải lúc nào mọi chuyện cũng được như ý muốn.
Mùa hè đến, cũng là mùa các cuộc thi tìm kiếm kịch bản diễn ra. Bên cạnh đó, nhiều hãng phim, nhà sản xuất, đạo diễn cũng bắt đầu chuẩn bị cho mùa phim cuối năm nay và đầu năm sau. Nhu cầu nhiều, nguồn cung còn nhiều hơn, nhưng nguồn cung chất lượng thì không phải năm nào cũng có. Dù hiện nay có không ít khóa học viết kịch bản từ cơ bản tới nâng cao, nhưng không hiểu vì sao vẫn có nhiều bạn inbox tôi để hỏi về việc một bộ hồ sơ kịch bản tiêu chuẩn gồm những gì? OK vấn đề này quan trọng, nhưng còn một vấn đề khác quan trọng hơn, đó là: Bạn đã biết gì về quy trình viết kịch bản chưa?
Không ít người nghĩ rằng, viết kịch bản thì có gì khó, tất cả trong đầu sẵn rồi, chỉ cần viết ra giấy hoặc đánh máy là xong. Tôi nghĩ hơi buồn cho giáo viên môn Văn của mấy người đó.
Hồi còn nhỏ, khi học môn Văn, giáo viên luôn dạy là phải lập dàn ý rõ ràng trước khi làm bài. Một bài văn vài trang đã phải làm như vậy, huống chi một kịch bản phim hàng trăm trang giấy?
Để viết một kịch bản phim, không chỉ đơn thuần là nghĩ tới đâu lên Celtx đánh máy tới đó. Đánh máy kịch bản là công đoạn được thực hiện gần như cuối cùng, sau hàng loạt bước chuẩn bị trước đó.
Mọi câu chuyện phim đều bắt đầu từ một (hoặc vài) ý tưởng. Ý tưởng của bạn bắt đầu thế nào, kết thúc ra sao, tất cả nằm ở trí tưởng tượng của bạn. Khi ý tưởng hình thành và dần trở nên rõ rệt hơn, bạn bắt đầu phác thảo nó thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
Sau khi đã nghiên cứu và có đủ dữ liệu để phát triển câu chuyện của bạn, tới lúc này bạn sẽ bắt đầu viết lại câu chuyện của bạn một cách rõ ràng và hoàn thiện hơn. Vậy cốt truyện khác gì với câu chuyện? Câu chuyện thường được kể theo trình tự tuyến tính thời gian nhất định, nhưng cốt truyện thì không như vậy. Cốt truyện miêu tả khái quát diễn biến bộ phim từ đầu đến cuối theo cấu trúc và thứ tự các tình huống chính diễn ra trong phim. Có thể xem cốt truyện như một bản tóm tắt truyện phim, dài khoảng 10-20 trang (với phim điện ảnh), giúp người đọc có thể hình dung nội dung và diễn biến chính của bộ phim.
Lại một công đoạn khác hay bị bỏ qua. Xác định Chủ đề – Tiền đề của phim không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng việc xác định chính xác Chủ đề – Tiền đề của phim giúp bạn có thể kiểm tra tính chặt chẽ và đồng bộ xuyên suốt về nội dung phim, cũng như hiểu rõ hơn cuối cùng thì kịch bản của bạn muốn nói về cái gì.
Phần này thì không ai bỏ qua được rồi, nhưng hầu hết mọi người làm hồ sơ / lý lịch nhân vật khá sơ sài. Thường thì hồ sơ nhân vật trong mấy bộ kịch bản mẫu chỉ có 5 dòng:
Nhiều bạn khi đọc mấy cái này sẽ nghĩ là “Ồ, hóa ra chỉ cần ghi nhiêu đó là đủ”. KHÔNG! 5 dòng đó là người ta ghi cho biên tập với đạo diễn, ekip đọc, chứ không phải bản gốc của biên kịch. Biên kịch mà xây dựng hồ sơ nhân vật chỉ với 5 dòng đó thì 100% là nhân vật sẽ cực kỳ nông cạn và dễ dẫn tới hành động không chặt chẽ, khiến kịch bản lủng củng, yếu ớt ngay.
Rất ít người chịu làm khâu này. Tôi không biết vì sao? Nhưng với tôi, Outline và Treatment là hai công đoạn quan trọng nhất trong quá trình viết. Bởi nếu Outline bạn chắc chắn, bạn sẽ viết (và sửa) kịch bản rất dễ dàng. Còn nếu bạn bỏ qua Outline và đi thẳng từ Synopsys tới Screenplay (Kịch bản), mà nhiều người thậm chí còn đi thẳng từ Idea ra Screenplay luôn, thì tới lúc kịch bản của bạn có vấn đề, bạn sẽ không biết phải sửa từ đâu và sẽ mất nhiều nhiều nhiều nhiều thời gian hơn nữa để viết lại từ đầu.
Nhiều ý kiến cho rằng Outline giống Synopsys, nhưng thực tế, Synopsys có nhiệm vụ giới thiệu khái quát truyện phim, kích thích người đọc tò mò muốn xem hết nội dung chi tiết phim. Outline có thể dài từ 20 đến 60 trang, là bản miêu tả nội dung truyện phim theo thứ tự diễn biến xảy ra mà không bao gồm thoại. Outline thường được thể hiện như những gạch đầu dòng, mà mỗi gạch đầu dòng tương đương một cảnh / trường đoạn.
Đề cương (Treatment) là một bản đề cương chi tiết hơn của Outline, với mỗi phân cảnh được miêu tả chi tiết trong một đoạn văn. Đoạn văn dài hay ngắn tùy thuộc vào nội dung cảnh quay. Dựa vào độ dài của đoạn văn, biên kịch có thể ước tính được thời lượng của mỗi cảnh. Treatment có độ dài từ 45-90 trang, đôi khi có thể hơn. Nhưng cũng như Synopsys và Outline, Treatment không viết thoại.
Vậy nếu cần ghi chú lời thoại trong Treatment thì sao?
Treatment là bước gần cuối trước khi chuyển sang công đoạn đánh máy kịch bản, vậy nên trong công đoạn này, biên kịch thường muốn ghi chú lời thoại vào, đề phòng tới lúc viết kịch bản bị quên. Tôi từng gặp tình huống này và hãy yên tâm rằng sau khi bạn viết outline tập 30 xong, bắt tay vào viết kịch bản tập 1 rồi nhận ra bạn không nhớ trong cảnh quan trọng nhất tập 1 hai nhân vật chửi nhau như nào thì bạn sẽ hối hận vài tuần vì đã quên ghi chú nội dung đối thoại vào Treatment đó.
Tất nhiên, trong Treatment , bạn không cần phải ghi toàn bộ lời thoại vào. Nhưng nếu có câu thoại quan trọng bạn muốn ghi lại, bạn có thể thể hiện câu thoại đó như một câu tường thuật.
Điều cần lưu ý trong Treatment , đó là hãy cố gắng ghi lại càng đầy đủ chi tiết càng tốt, vì bộ não cá vàng của bạn sẽ không thể nhớ hết toàn bộ nội dung 750 trang kịch bản phim truyền hình đâu.
Kịch bản – Bản thảo đầu tiên (First Draft)
Sau khi đã xác định được Chủ đề – Tiền đề, chỉnh sửa lại nội dung Đề cương bám sát với Chủ đề – Tiền đề và chốt Đường dây truyện phim, giờ là lúc bạn có thể mở máy tính lên, vào Celtx và bắt đầu đánh máy kịch bản.
Đây là công đoạn cần sự tập trung liên tục trong một thời gian dài, vậy nên hãy mặc một bộ đồ thật thoải mái, chuẩn bị một lý cafe lớn cùng đồ ăn vặt ngay bên cạnh, nhớ đi tè trước khi bắt đầu và nếu được thì nên quấn thêm cái tã để đỡ phải đứng lên đi lại nhiều lần mất tập trung trong lúc đang đánh máy tới đoạn hưng phấn.
Sau khi hoàn thành bản thảo đầu tiên (First Draft), đừng dại dột gửi kịch bản của bạn cho bất kỳ ai. Đã có nhiều biên kịch sai lầm khi gửi First Draft đi trong tình trạng hưng phấn cao độ mà không kiểm tra lại để cuối cùng nhận về vô vàn chỉ trích từ đạo diễn và nhà sản xuất cho những lỗi nhỏ mà trong lúc viết vội để còn đi tè biên kịch bỏ qua không để ý tới.
NHỚ, ĐỪNG GỬI FIRST DRAFT ĐI NẾU KHÔNG MUỐN BỊ CHỬI SẤP MẶT!
Sau khi viết xong bản thảo đầu tiên, hãy gửi ngay một bản copy lên Email hoặc Driver của bạn. Bên cạnh đó, hãy in kịch bản ra giấy, để lên bàn, kiếm cái gì chặn lại cho khỏi bay, rồi đi ngủ. Nghỉ ngơi một ngày (hoặc một năm nếu muốn), để đầu óc bạn được thư giãn, thoải mái và tỉnh táo. Sau đó, bắt đầu ngồi xuống, đọc kịch bản một cách từ tốn và dùng bút đỏ gạch bỏ, chỉnh sửa bất kỳ chỗ nào cảm thấy không ổn. Đừng đụng tới máy tính. Hãy làm tất cả trên kịch bản giấy. Bạn không chỉ sửa một lần, mà phải sửa tới khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn ổn mới thôi.
Giờ thì bạn đã có trong tay bản chỉnh sửa trên giấy cuối cùng, hãy mở Celtx lên, tạo một bản copy của kịch bản gốc (nhớ đổi tên), rồi chỉnh sửa kịch bản trên bản copy đó, hoặc viết lại hoàn toàn nếu First Draft quá tệ.
Sau khi làm xong, hãy up file lên Email hoặc Driver, in ra một bản, đi ngủ, sáng hôm sau dậy đọc lại.
Nếu lúc này bạn thấy kịch bản đã OK, hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi đi. Nếu lại thấy chưa ổn, cứ sửa tiếp.
Đừng ngại tốn giấy. Bán cái kịch bản mấy trăm triệu mà ngại tốn cỡ trăm ngàn tiền giấy nghe có hơi kỳ không?
Wow, xin chúc mừng! Giờ thì kịch bản của bạn đã hoàn thành, bạn có thể đóng gói và gửi kịch bản đến với các nhà sản xuất và đạo diễn mà bạn có thể liên hệ được rồi.
Chắc chắn là bạn không gửi hết mấy ngàn trang bản thảo và tài liệu đi rồi. Chẳng ai có đủ kiên nhẫn đọc hết cả. Chưa kể là nếu bạn gửi hết bản thảo gốc đi thì có nguy cơ bạn sẽ bị ăn cắp kịch bản nữa.
Vậy bạn phải gửi cái gì đi? BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG.
Nếu bạn đã từng có cơ hội xem qua những bộ đề cương phim được gửi đến các hãng phim và nhà đài, bạn sẽ thấy rằng những bộ hồ sơ đó rất ngắn gọn. Nhiều bạn mới vào nghề chưa biết gì, sau khi xem xong những bộ hồ sơ đó liền nghĩ rằng “À, ra là chỉ cần viết ngắn gọn như vậy!”. Kết quả là các bạn làm đề cương của các bạn mỏng manh, rời rạc, tới lúc phát triển ra kịch bản thì rối tung rối mù lên mà bạn mãi không hiểu vì sao mình làm giống người ta mà người ta được chọn còn mình làm hoài không xong.
Đó là bởi vì cái mà bạn nhìn thấy, chỉ là trailer, không phải bản full hoàn chỉnh.
HỒ SƠ ĐỀ CƯƠNG VÀ KỊCH BẢN PHIM GỬI ĐI Gửi đợt 1: Đề cương và lý lịch nhân vậtBạn có thể viết tất cả những phần này vào cùng một file Words nha, đừng làm nhiều file. Nhớ trang trí đơn giản, đừng màu mè hoa lá hẹ quá. À đừng gửi PDF, nhiều hãng phim tiền tỷ mà phòng biên tập không có nổi cái máy tính xem được file PDF nên là cứ gửi file Words qua Email là được rồi.
Trang bìa: Tên phim, thể loại, thời lượng (thời gian x số tập), tên biên kịch.
Ý tưởng: Viết 3-5 dòng giới thiệu sơ lược nội dung phim.
Chủ đề: Ý được hiểu ở đây là tagline, nghĩa là viết một câu chém gió về bộ phim.
Giá trị nghệ thuật: Chém gió khoảng 3 đoạn, mỗi đoạn 2-3 dòng, nhớ chèn thêm câu “Có giá trị nhân văn sâu sắc” để lấy cảm tình kể cả khi kịch bản của bạn chỉ là sitcom thuần hài nhảm.
Đề cương: Hãy hiểu rằng ý ở đây là “Tóm tắt đề cương”. Bạn phải tóm tắt Synopsys của bạn trong khoảng 3-4 trang A4, không nên hơn, vì hơn 4 trang biên tập thấy dài sẽ không muốn đọc.
Lý lịch nhân vật: Vâng, đây chính là phần tóm tắt lý lịch nhân vật mỗi người 5 dòng trong truyền thuyết. Bạn cần nêu ra lý lịch nhân vật chính, thứ chính, phụ, các nhân vật quan trọng có tên, trừ quần chúng. Nếu phim bạn quá nhiều nhân vật thì nếu tối đa 12-15 mạng là đủ rồi.
Đề cương phân tập (trong phim truyền hình): Đối với phim truyền hình, phần “Đề cương” sẽ có tên là “Đề cương tổng quát”, nghĩa là tóm tắt toàn bộ nội dung 30 tập phim trong 4 trang A4. Kinh khủng đúng không? Khó làm quá đúng không? Bất mãn đúng không? Biết sao giờ? Mỗi ngày có cả ngàn kịch bản gửi tới, cái nào cũng vài ngàn trang ai đọc nổi? Nên là phải tóm tắt ngắn gọn lại. Mà đừng lo, bạn còn “Đề cương phân tập”, nghĩa là tóm tắt ngắn gọn nội dung 45 phút của tập phim trong một trang A4, 30 tập 30 trang. OK muốn chửi gì chửi đi tôi không can.
Gửi đợt 2: Kịch bảnĐừng gửi kịch bản đi khi bạn chưa có hồi âm chính thức bằng văn bản về kết quả của việc gửi đề cương.
Lưu kịch bản dưới dạng file PDF nếu bạn viết bằng Celtx. Chỉ gửi file PDF đi. Đừng gửi file Celtx trước khi nhận đủ 100% tiền nhuận bút kịch bản. Hãy yên tâm là nếu máy tính hãng phim không xem được file PDF thì cũng không có đường nào xem được file Celtx đâu. Mà mấy hãng kiểu đó tốt nhất nên né xa. Phần mềm xem file PDF free trên mạng đầy ra còn không tải về được thì tiền đâu trả nhuận bút tử tế cho biên kịch? Hoiz.
Đây là kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi không khuyến khích bạn bắt chước theo khi chưa thực sự thành thục cấu trúc ba hồi và các kỹ thuật kể chuyện trong viết kịch bản phim.
Thông thường, tùy theo từng dự án mà tôi có quy trình làm việc khác nhau.
Khi viết phim ngắn với nội dung đơn giản, thời lượng từ 5-10 phút, tôi hay đánh máy kịch bản ngay sau khi có ý tưởng. Với thời lượng ngắn như vậy việc kiểm soát nội dung, cấu trúc cũng dễ dàng hơn.
Với phim ngắn tầm 20 phút hoặc webdrama, tôi thường viết đường dây sau khi có ý tưởng. Đường dây tôi viết chi tiết và chèn thêm những câu thoại cần thiết nếu cần. Như vậy sau này khi sắp xếp nội dung và đánh máy kịch bản sẽ tiện và nhanh hơn.
Với những dự án có thời lượng dài như drama hay movie, tôi thường tuân thủ đúng quy trình:
Ý tưởng→ Câu chuyện→ Chủ đề – Tiền đề → Cốt truyện → Nhân vật → Đường dây → Đề cương → Kịch bản → Sửa và viết lại → Hoàn thành.Bởi vì kịch bản càng nhiều trang, bạn càng khó kiểm soát toàn diện. Vậy nên cố gắng làm tốt từng bước một, sẽ giúp bạn đỡ nhọc công về sau.
Thông thường, trong suốt quá trình, tôi có xu hướng phác thảo chi tiết cho từng cảnh quay, tức là gần như viết luôn ra kịch bản. Cách này khá mất thời gian, cũng như đòi hỏi bạn phải có tư duy hình ảnh đủ để đi thẳng ra kịch bản chi tiết cảnh quay mà vẫn đảm bảo không trật nhịp với những cảnh còn lại.
Mà viết thì viết chứ tới cuối cùng cần sửa vẫn phải sửa thôi.
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢN QUYỀN KỊCH BẢNĐây là vấn đề không nhiều người hiểu rõ ở Việt Nam. Luật Bản Quyền thực ra không có đến nỗi phức tạp như mọi người nghĩ. Cá nhân tôi thấy đó là bộ Luật mỏng gần như nhất trong các bộ Luật hiện giờ rồi. Dù không phải ai cũng là Luật sư, nhưng không có nghĩa là không thể nào hiểu được hai vấn đề “Quyền Tác Giả” và “Bản Quyền Tác Phẩm” một cách đơn giản nhất.
Đối với tác phẩm viết, Quyền tác giả được xác lập ngay từ thời điểm tác phẩm được viết ra dưới bất kỳ hình thức nào (viết ra giấy hay đánh máy…). Nghĩa là ngay lúc bạn đặt bút viết truyện phim ra là bạn đã được xác lập Quyền tác giả rồi, không nhất thiết phải Đăng ký bản quyền. Nếu bạn muốn đảm bảo chắc ăn, thì có thể đi đăng ký bản quyền đồng thời gửi ngay mọi thứ bạn viết ra lên email để lưu giữ chứng cứ.
Đó cũng là lý do tôi khuyên biên kịch nên viết ra giấy. Bản thảo trên giấy giúp giữ quyền lợi của bạn tốt hơn nếu cáo tranh chấp hay kiện tụng xảy ra.
Một vấn đề khác về Quyền tác giả hay bị hiểu lầm là: Nếu bạn bán kịch bản cho Hãng phim, Hãng phim sẽ giữ toàn quyền với kịch bản, dù cho họ có thay đổi, chỉnh sửa hay để nó dưới tến biên kịch khác thì bạn cũng không có quyền lên tiếng.
Thực tế thì khi bạn bán kịch bản cho Hãng phim, là bạn trao cho họ “Quyền khai thác tác phẩm”. Còn tên tác giả cho đến hết 70 năm sau khi bạn chết thì vẫn là bạn, không ai có quyền thay thế, trừ trường hợp bạn là biên kịch ma viết dưới tên người khác. Nên hãy yên tâm là hãng không có quyền dùng kịch bản của bạn mà lại để tên người khác. Nếu hãng cố tình làm thế thì nhớ thuê Luật sư giỏi, thu thập chứng cứ, kiện một vụ ra trò lấy tiền nghỉ hưu sớm cho khỏe.
Tóm lại, cứ yên tâm là bản quyền kịch bản của bạn được xác lập tự động từ lúc bạn bắt đầu viết đề cương. Còn lỡ bạn có bị ăn cắp ý tưởng, thì phải ráng kiện tới cùng, thuê Luật sư chơi lớn vào, chứ đừng mong chờ cộng đồng mạng sẽ giúp được gì cho bạn.
Hướng Dẫn Check In Online Jetstar Chi Tiết Từng Bước
Điều kiện sử dụng dịch vụ check in online Jetstar
Jetstar đưa ra khá nhiều những quy định về check in online, nếu bạn không thuộc những khoản không được phép bên trên thì có thể thực hiện quy trình chekc in trực tuyến. Tóm tắt lại thì check in online Jetstar chỉ phù hợp với những hành khách khởi hành từ Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Đi một mình hoặc ít người, đồ đạc đơn giản không quá nhiều. Rất phù hợp với những hành khách đi công tác hoặc du lịch.
Hướng dẫn check in trực tuyến JetstarBước 1: Truy cập vào trang chủ của Jetstar tại địa chỉ chúng tôi chọn mục “Web – check in” hoặc .
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin bao gồm “Mã số hồ sơ đặt chỗ”, “Họ và tên đệm”, “Sân bay khởi hành”.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra đầy đủ những thông tin cho hành trình của mình bao gồm Họ tên, hành trình, hành lý ký gửi. Bạn cũng có thể mua thêm những dịch vụ đặc biệt trên chuyến bay như : bữa ăn thêm, các nhu cầu giải trí hay hạng ghế ngồi. Tất cả những thao tác mua thêm đều cần phải trả phí. Thanh toán sẽ được giao dịch thông qua các loại thẻ Visa, Master Card hay AMT.
Đến bước này xem như bạn đã hoàn thành rồi. Nếu không cần mua thêm bất cứ dịch vụ nào nữa thì có thể bấm “Hoàn tất làm thủ tục”. Các bước cho một quy trình check in online Jetstar không quá cầu kỳ. Nếu chỉ sử dụng những dịch vụ mặc định thì coi như đã xong. Bạn chỉ cần gửi thông tin về mail hoặc in ra giấy, đem đến quầy làm thủ tục trước chuyến bay để đóng dấu xác nhận.
Đặt vé máy bay giá rẻ tại Tìm chuyến baychúng tôi là đại lý chính thức của 4 hãng hàng không Vietjet Air, Pacific Airlines, Vietnam Airlines và Bamboo Airways chuyên cung cấp vé máy bay quốc nội và quốc tế với giá tốt nhất đến Quý hành khách. Giao diện đặt vé hiện đại & thân thiện với người dùng, hệ thống săn vé máy bay thông minh tương thích với tất cả các thiết bị từ máy tính, điện thoại đến máy tính bảng. Bạn có thể thao tác đặt vé, thanh toán, tìm kiếm thông tin chuyến bay & du lịch một cách dễ dàng.
Để đặt vé máy bay, Quý khách chỉ cần truy cập vào chúng tôi , nhập thông tin chặng bay gồm: nơi đi, nơi đến, ngày đi, ngày về (nếu có), số lượng hành khách và chặng bay khứ hồi (nếu có). Sau đó bấm “Tìm chuyến bay”, hệ thống sẽ so sánh giá vé từ các hãng hàng không, lọc ra tất cả các chuyến bay có giá vé rẻ nhất. Bạn chỉ cần chọn một chuyến bay phù hợp và tiến hành đặt vé với thao tác đơn giản.
Hướng Dẫn Từng Bước Viết Bài Ielts Writing Task 1
Trong Ielts Wirting Task 1 chúng ta có 7 dạng bài chính là: và phần này sẽ chiếm 1/3 điểm số bài viết.
Ở mỗi dạng bài sẽ có cách viết và ngôn từ phù hợp cho nó, nhưng ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn phần cấu trúc và những lưu ý chung nhất sẽ áp dụng cho tất cả các dạng bài.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu rằng bài Wirting Task 1 là nhằm mục đích kiểm tra khả năng ngôn ngữ của các bạn về:
– Miêu tả những thông tin được cung cấp
– Miêu tả biểu đồ một cách khách quan, không lồng vào quan điểm của người viết
1. Cấu trúc phổ biến nhất cho một bài Task 1 như sau:– Introduction– Overview– Detail 1– Detail 2
2. Cách viết Introduction:
Nội dung của phần mở bài là câu trả lời cho câu hỏi: Các bảng biểu trình bầy về cái gì?
Các bạn hãy bắt đầu bài viết với 1 – 2 câu mở đầu bằng cách viết lại ý của câu hỏi với ngôn từ của mình (paraphrasing). Phương pháp ‘paraphrase’ sẽ giúp các bạn viết phần mở bài rất nhanh chóng và dễ dàng.
Các từ thường được paraphrase trong Introduction:The bar chart(s) = the chart(s) = graph(s)shows = compare(s) = illustrate(s)figures for = number ofin 2010 = in the year 2010between 1995 and 2000 = over a period of 5 years
Cụm từ thường được sử dụng khi bắt đầu phần mở bài:The bar chart(s) / table(s) / map(s)… / the chart(s) / graph(s) shows / compare(s) / illustrate(s) figures for / number of….
Câu hỏi trong cuốn Cambridge IELTS 2 trang 95 như sau: ” The table below shows the figures for imprisonment in five countries between 1930 and 1980. “
3 thành phần chính của câu hỏi được thay đổi như sau:
table shows = bar chart compares
figures for imprisonment = number of people in prison
.. and… = over a period of
Và đây là câu mở bài được viết lại: The bar chart compares the number of people in prison in five different countries over a period of 50 years.
Đúng như ý nghĩa của từ Overview, trong phần này chúng ta cần nêu ra bức tranh tổng quan của bảng biểu được cho. Các bạn hãy nêu ra những thay đổi hay những điểm chính của bảng biểu chứ không đi vào chi tiết. Chúng ta chỉ nên viết một đoạn văn ngắn gồm 2 câu mô tả 2 đặc điểm chính và nổi bật trên bảng biểu.
(Trong Wirting Task 1 đề bài chỉ yêu cầu chúng ta miêu tả bảng biểu chứ không yêu cầu nhận xét. Đó là lý do vì sao chúng ta viết ‘overview’ về bức tranh toàn cảnh của bảng biểu chứ không viết ý kiến của chúng ta ‘conclusion’.)
Đôi khi các bạn có thể thấy phần tổng quan này khá giống với một kết luận. Do đó có thể để phần Overview này ở ngay sau phần Instruction hay cuối bài cũng được, nhưng hãy nhớ là bài viết của các bạn phải có nó ở 1 trong 2 vị trí trên.
It is clear that the population of India was younger than that of France in 1984, with a noticeably larger proportion of people aged under 20. France, on the other hand, had a significantly larger percentage of elderly inhabitants.
Overall, the consumption of fish and chips declined over the period, whereas the amount of pizza and hamburgers that were eaten increased. 4. Cách viết ‘Detail paragraphs’:
Các (cụm) từ thường được sử dụng để bắt đầu khi viết “overview”:
Biểu đồ thể hiện rất rõ hai xu hướng sau:– Lượng tiêu thụ của Fish and Chips giảm mạnh (đường đỏ)– Lượng tiêu thụ của Pizza và Hamburgers tăng đáng kể (2 đường màu xanh)
(Ở đây người viết đã kết hợp 2 câu về 2 ý chính thành 1 câu ghép.)
In 1975, the most popular fast food with Australian teenagers was fish and chips, being eaten 100 times a year. This was far higher than pizza and hamburgers, which were consumed approximately 5 times a year. However, apart from a brief rise again from 1980 to 1985, the consumption of fish and chips gradually declined over the 25 year timescale to finish at just under 40 times per year.
Sau khi đã viết xong Introduction và Overview, các bạn cần tiếp tục nêu ra một số chi tiết cụ thể được trình bầy trong bảng biểu.
Như cấu trúc bài nêu trên, chúng ta sẽ viết 2 đoạn cho phần Detail này. Cấu trúc mà nhiều giáo viên áp dụng là mỗi đoạn sẽ gồm 3 – 4 câu. Và các bạn sẽ viết gì trong mỗi đoạn văn này?
In sharp contrast to this, teenagers ate the other two fast foods at much higher levels. Pizza consumption increased gradually until it overtook the consumption of fish and chips in 1990. It then leveled off from 1995 to 2000. The biggest rise was seen in hamburgers, increasing sharply throughout the 1970’s and 1980’s, exceeding fish and chips consumption in 1985. It finished at the same level that fish and chips began, with consumption at 100 times a year. 5. Kiểm tra lại bài viết:
Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp nhóm thông tin, có nghĩa là tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của các số liệu trong bảng biểu và nhóm chúng vào với nhau. Thông thường các bảng biểu sẽ cho chúng ta 2 nhóm tương đồng, việc của chúng ta là tìm ra sự khác biệt và điểm tương đồng của các số liệu rồi nhóm chúng làm 2 nhóm. Tiếp theo chúng ta sẽ viết cho mỗi một nhóm vào một đoạn văn ‘detail paragraph’.
6. Canh thời gian viết bài:
Biểu đồ thể hiện rất rõ hai nhóm khác biệt:– Giảm xuống của Fish and Chips (đường đỏ)– Tăng lên của Piza và Hamburgers (2 đường xanh)
Đoạn ‘Detail’ thứ nhất viết cho nhóm 1 như sau:
(Ở đây người viết chỉ tập trung vào nhóm đầu, có nêu ra nhóm 2 nhưng chỉ nhằm mục đích so sánh.)
Đoạn ‘Detail’ thứ hai cho nhóm 2:
7. Danh sách những việc cần phải làm và luyện tập để viết bài :
Để chắc chắn cho bài viết của chúng ta đúng, đủ thì sau khi viết xong các bạn cần dành chút thời gian kiểm tra lại. Hãy đừng quên kiểm tra những điểm sau:
Chính tả và các dấu chấm, phẩy..
Thì của động từ. Chúng có đúng thì cần dùng không?
Kiểm tra tính đúng đắn của các dữ liệu được sử dụng để viết.
Từ vựng. Có sự trùng lặp từ nào mà chúng ta cần phải sửa không?
Kiểm tra về các đoạn văn. Có đúng cấu trúc? Các ý nêu ra có đúng đoạn văn cần nêu không?…
Kiểm tra xem bài viết đã sử dụng từ nối để cho bài văn có sự liền mạch chưa?
Nếu muốn được điểm cao thì cần xem bài viết của chúng ta có sử dụng đa dạng về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng nhưng đúng và phù hợp không?
Bài viết đã miêu tả được toàn bộ biểu đồ hay chưa?
Bài viết đã miêu tả những điểm và xu hướng nổi bật trong biểu đồ hay chưa?
Kiểm tra số lượng từ. Có đủ 150 từ không?
20 phút đôi khi là rất lâu (đặc biệt là khi chờ Gấu) nhưng đối với làm bài thì sẽ trôi qua rất nhanh. Do đó các bạn cần phải sắp xếp thời gian làm bài thật hiệu quả. Một gợi ý là các bạn hãy chia 20 phút đó ra làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 phút.
Giai đoạn đầu: hãy dành 5 phút đầu để đọc và hiểu rõ câu hỏi, gạch chân những số liệu chính hoặc xu hướng, và viết ‘Introduction’ cho bài viết (1 – 2 câu).
Giai đoạn 2, 3, 4: dành tối đa 5 phút cho mỗi đoạn văn: overview, detail 1, detail 2.
Đây là gợi ý những việc chúng ta cần làm và luyện tập:
Nắm vững sáu dạng câu hỏi (line graphs, bar charts….)
Hãy luyện tập nhiều lần với từng dạng câu hỏi này.
Xác định rõ cấu trúc bài viết của mình. Mình đặc biệt khuyến nghị các bạn nên dùng cấu trúc 4 đoạn như nêu trên.
Luyện tập ‘paraphrasing’ các câu hỏi để viết phần mở bài.
Nắm vững cách viết phần ‘overview’ và những thông tin gì nên được nêu trong phần này.
Luyện tập lựa chọn những thông tin chính cần viết chứ không nêu tất cả các thông tin trong bảng biểu.
Luyện tập viết các câu so sánh.
Luyện tập mô tả sự thay đổi và xu hướng (e.g. increase, decrease..)
Nắm vững cách sử dụng thể bị động để mô tả các mốc trong một quy trình.
Không copy câu hỏi cho phần mở bài mà các bạn hãy ‘paraphrase’ chúng.
Hãy sắp xếp/chia các đoạn văn một cách rõ ràng mạch lạc.
Đừng quên viết đoạn ‘overview’. Hãy viết 2 câu cho phần này và đặt nó ngay sau phần mở bài.
Không chỉ đơn thuần mô tả 2 nhóm dữ liệu một cách riêng rẽ, mà hãy kết hợp cả sự so sánh giữa 2 nhóm bằng những điểm nổi bật.
Đừng cố miêu tả hết tất cả những số liệu trên bảng biểu (trừ khi nó chỉ có một vài số liệu). Các bạn cần rèn luyện kỹ năng lựa chọn thông tin chính rồi miêu tả hoặc so sánh chúng.
Không dành nhiều hơn 20 phút cho bài Writing Task 1. Các bạn hãy luyện tập chỉ dành tối đa 5 phút cho mỗi trong 4 đoạn văn của bài (tốt nhất là viết xong trước khoảng 1 – 2 phút để có thời gian kiểm tra lại). Hãy dừng lại ở phút thứ 20 vì bài Task 2 sẽ có điểm số nhiều hơn.
Mình mong rằng kiến thức chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bạn trong luyện tập và làm bài thi.
With love & passion!
Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:
Quy Chuẩn Viết Kịch Bản Từng Bước Một
Để viết một kịch bản phim, không chỉ đơn thuần là nghĩ tới đâu lên Celtx đánh máy tới đó. Đánh máy kịch bản là công đoạn được thực hiện gần như cuối cùng, sau hàng loạt bước chuẩn bị trước đó.
Ý tưởng – Câu chuyện (Idea – Story)
Mọi câu chuyện phim đều bắt đầu từ một (hoặc vài) ý tưởng. Ý tưởng của bạn bắt đầu thế nào, kết thúc ra sao, tất cả nằm ở trí tưởng tượng của bạn. Khi ý tưởng hình thành và dần trở nên rõ rệt hơn, bạn bắt đầu phác thảo nó thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
Sau khi đã nghiên cứu và có đủ dữ liệu để phát triển câu chuyện của bạn, tới lúc này bạn sẽ bắt đầu viết lại câu chuyện của bạn một cách rõ ràng và hoàn thiện hơn. Vậy cốt truyện khác gì với câu chuyện? Câu chuyện thường được kể theo trình tự tuyến tính thời gian nhất định, nhưng cốt truyện thì không như vậy. Cốt truyện miêu tả khái quát diễn biến bộ phim từ đầu đến cuối theo cấu trúc và thứ tự các tình huống chính diễn ra trong phim. Có thể xem cốt truyện như một bản tóm tắt truyện phim, dài khoảng 10-20 trang (với phim điện ảnh), giúp người đọc có thể hình dung nội dung và diễn biến chính của bộ phim.
Lại một công đoạn khác hay bị bỏ qua. Xác định Chủ đề – Tiền đề của phim không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng việc xác định chính xác Chủ đề – Tiền đề của phim giúp bạn có thể kiểm tra tính chặt chẽ và đồng bộ xuyên suốt về nội dung phim, cũng như hiểu rõ hơn cuối cùng thì kịch bản của bạn muốn nói về cái gì.
Hồ sơ nhân vật (Character Profile)
Phần này thì không ai bỏ qua được rồi, nhưng hầu hết mọi người làm hồ sơ / lý lịch nhân vật khá sơ sài. Thường thì hồ sơ nhân vật trong mấy bộ kịch bản mẫu chỉ có 5 dòng:
Họ tên (giới tính, tuổi)
Ngoại hình
Nghề nghiệp
Tính cách
Mối quan hệ với mấy nhân vật khác
Nhiều bạn khi đọc mấy cái này sẽ nghĩ là “Ồ, hóa ra chỉ cần ghi nhiêu đó là đủ”. KHÔNG! 5 dòng đó là người ta ghi cho biên tập với đạo diễn, ekip đọc, chứ không phải bản gốc của biên kịch. Biên kịch mà xây dựng hồ sơ nhân vật chỉ với 5 dòng đó thì 100% là nhân vật sẽ cực kỳ nông cạn và dễ dẫn tới hành động không chặt chẽ, khiến kịch bản lủng củng, yếu ớt ngay.
Rất ít người chịu làm khâu này. Tôi không biết vì sao? Nhưng với tôi, Outline và Treatment là hai công đoạn quan trọng nhất trong quá trình viết. Bởi nếu Outline bạn chắc chắn, bạn sẽ viết (và sửa) kịch bản rất dễ dàng. Còn nếu bạn bỏ qua Outline và đi thẳng từ Synopsys tới Screenplay (Kịch bản), mà nhiều người thậm chí còn đi thẳng từ Idea ra Screenplay luôn, thì tới lúc kịch bản của bạn có vấn đề, bạn sẽ không biết phải sửa từ đâu và sẽ mất nhiều nhiều nhiều nhiều thời gian hơn nữa để viết lại từ đầu.
Nhiều ý kiến cho rằng Outline giống Synopsys, nhưng thực tế, Synopsys có nhiệm vụ giới thiệu khái quát truyện phim, kích thích người đọc tò mò muốn xem hết nội dung chi tiết phim. Outline có thể dài từ 20 đến 60 trang, là bản miêu tả nội dung truyện phim theo thứ tự diễn biến xảy ra mà không bao gồm thoại. Outline thường được thể hiện như những gạch đầu dòng, mà mỗi gạch đầu dòng tương đương một cảnh / trường đoạn.
Đề cương (Treatment) là một bản đề cương chi tiết hơn của Outline, với mỗi phân cảnh được miêu tả chi tiết trong một đoạn văn. Đoạn văn dài hay ngắn tùy thuộc vào nội dung cảnh quay. Dựa vào độ dài của đoạn văn, biên kịch có thể ước tính được thời lượng của mỗi cảnh. Treatment có độ dài từ 45-90 trang, đôi khi có thể hơn. Nhưng cũng như Synopsys và Outline, Treatment không viết thoại.
Vậy nếu cần ghi chú lời thoại trong Treatment thì sao?
Treatment là bước gần cuối trước khi chuyển sang công đoạn đánh máy kịch bản, vậy nên trong công đoạn này, biên kịch thường muốn ghi chú lời thoại vào, đề phòng tới lúc viết kịch bản bị quên. Tôi từng gặp tình huống này và hãy yên tâm rằng sau khi bạn viết outline tập 30 xong, bắt tay vào viết kịch bản tập 1 rồi nhận ra bạn không nhớ trong cảnh quan trọng nhất tập 1 hai nhân vật chửi nhau như nào thì bạn sẽ hối hận vài tuần vì đã quên ghi chú nội dung đối thoại vào Treatment đó.
Tất nhiên, trong Treatment , bạn không cần phải ghi toàn bộ lời thoại vào. Nhưng nếu có câu thoại quan trọng bạn muốn ghi lại, bạn có thể thể hiện câu thoại đó như một câu tường thuật.
Ví dụ:
Thoại là: Nam nói với Quân: Tôi yêu anh! Trong Outline bạn có thể ghi là: Nam nói với Quân rằng Nam yêu Quân.
Điều cần lưu ý trong Treatment , đó là hãy cố gắng ghi lại càng đầy đủ chi tiết càng tốt, vì bộ não cá vàng của bạn sẽ không thể nhớ hết toàn bộ nội dung 750 trang kịch bản phim truyền hình đâu.
Kịch bản – Bản thảo đầu tiên (First Draft)
Sau khi đã xác định được Chủ đề – Tiền đề, chỉnh sửa lại nội dung Đề cương bám sát với Chủ đề – Tiền đề và chốt Đường dây truyện phim, giờ là lúc bạn có thể mở máy tính lên, vào Celtx và bắt đầu đánh máy kịch bản.
Đây là công đoạn cần sự tập trung liên tục trong một thời gian dài, vậy nên hãy mặc một bộ đồ thật thoải mái, chuẩn bị một lý cafe lớn cùng đồ ăn vặt ngay bên cạnh, nhớ đi tè trước khi bắt đầu và nếu được thì nên quấn thêm cái tã để đỡ phải đứng lên đi lại nhiều lần mất tập trung trong lúc đang đánh máy tới đoạn hưng phấn.
Sau khi hoàn thành bản thảo đầu tiên (First Draft), đừng dại dột gửi kịch bản của bạn cho bất kỳ ai. Đã có nhiều biên kịch sai lầm khi gửi First Draft đi trong tình trạng hưng phấn cao độ mà không kiểm tra lại để cuối cùng nhận về vô vàn chỉ trích từ đạo diễn và nhà sản xuất cho những lỗi nhỏ mà trong lúc viết vội để còn đi tè biên kịch bỏ qua không để ý tới.
NHỚ, ĐỪNG GỬI FIRST DRAFT ĐI NẾU KHÔNG MUỐN BỊ CHỬI SẤP MẶT!
Sau khi viết xong bản thảo đầu tiên, hãy gửi ngay một bản copy lên Email hoặc Driver của bạn. Bên cạnh đó, hãy in kịch bản ra giấy, để lên bàn, kiếm cái gì chặn lại cho khỏi bay, rồi đi ngủ. Nghỉ ngơi một ngày (hoặc một năm nếu muốn), để đầu óc bạn được thư giãn, thoải mái và tỉnh táo. Sau đó, bắt đầu ngồi xuống, đọc kịch bản một cách từ tốn và dùng bút đỏ gạch bỏ, chỉnh sửa bất kỳ chỗ nào cảm thấy không ổn. Đừng đụng tới máy tính. Hãy làm tất cả trên kịch bản giấy. Bạn không chỉ sửa một lần, mà phải sửa tới khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn ổn mới thôi.
Giờ thì bạn đã có trong tay bản chỉnh sửa trên giấy cuối cùng, hãy mở Celtx lên, tạo một bản copy của kịch bản gốc (nhớ đổi tên), rồi chỉnh sửa kịch bản trên bản copy đó, hoặc viết lại hoàn toàn nếu First Draft quá tệ.
Sau khi làm xong, hãy up file lên Email hoặc Driver, in ra một bản, đi ngủ, sáng hôm sau dậy đọc lại.
Nếu lúc này bạn thấy kịch bản đã OK, hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi đi. Nếu lại thấy chưa ổn, cứ sửa tiếp.
Đừng ngại tốn giấy. Bán cái kịch bản mấy trăm triệu mà ngại tốn cỡ trăm ngàn tiền giấy nghe có hơi kỳ không?
Wow, xin chúc mừng! Giờ thì kịch bản của bạn đã hoàn thành, bạn có thể đóng gói và gửi kịch bản đến với các nhà sản xuất và đạo diễn mà bạn có thể liên hệ được rồi.
Ủa mà khoan? Vậy tui phải gửi cái gì đi?
Chắc chắn là bạn không gửi hết mấy ngàn trang bản thảo và tài liệu đi rồi. Chẳng ai có đủ kiên nhẫn đọc hết cả. Chưa kể là nếu bạn gửi hết bản thảo gốc đi thì có nguy cơ bạn sẽ bị ăn cắp kịch bản nữa.
Vậy bạn phải gửi cái gì đi? BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG.
Nếu bạn đã từng có cơ hội xem qua những bộ đề cương phim được gửi đến các hãng phim và nhà đài, bạn sẽ thấy rằng những bộ hồ sơ đó rất ngắn gọn. Nhiều bạn mới vào nghề chưa biết gì, sau khi xem xong những bộ hồ sơ đó liền nghĩ rằng “À, ra là chỉ cần viết ngắn gọn như vậy!”. Kết quả là các bạn làm đề cương của các bạn mỏng manh, rời rạc, tới lúc phát triển ra kịch bản thì rối tung rối mù lên mà bạn mãi không hiểu vì sao mình làm giống người ta mà người ta được chọn còn mình làm hoài không xong.
Đó là bởi vì cái mà bạn nhìn thấy, chỉ là trailer, không phải bản full hoàn chỉnh.
Gửi đợt 1: Đề cương và lý lịch nhân vật
Bạn có thể viết tất cả những phần này vào cùng một file Words nha, đừng làm nhiều file. Nhớ trang trí đơn giản, đừng màu mè hoa lá hẹ quá. À đừng gửi PDF, nhiều hãng phim tiền tỷ mà phòng biên tập không có nổi cái máy tính xem được file PDF nên là cứ gửi file Words qua Email là được rồi.
Trang bìa: Tên phim, thể loại, thời lượng (thời gian x số tập), tên biên kịch.
Ý tưởng: Viết 3-5 dòng giới thiệu sơ lược nội dung phim.
Chủ đề: Ý được hiểu ở đây là tagline, nghĩa là viết một câu chém gió về bộ phim.
Giá trị nghệ thuật: Chém gió khoảng 3 đoạn, mỗi đoạn 2-3 dòng, nhớ chèn thêm câu “Có giá trị nhân văn sâu sắc” để lấy cảm tình kể cả khi kịch bản của bạn chỉ là sitcom thuần hài nhảm.
Đề cương: Hãy hiểu rằng ý ở đây là “Tóm tắt đề cương”. Bạn phải tóm tắt Synopsys của bạn trong khoảng 3-4 trang A4, không nên hơn, vì hơn 4 trang biên tập thấy dài sẽ không muốn đọc.
Lý lịch nhân vật: Vâng, đây chính là phần tóm tắt lý lịch nhân vật mỗi người 5 dòng trong truyền thuyết. Bạn cần nêu ra lý lịch nhân vật chính, thứ chính, phụ, các nhân vật quan trọng có tên, trừ quần chúng. Nếu phim bạn quá nhiều nhân vật thì nếu tối đa 12-15 mạng là đủ rồi.
Đề cương phân tập (trong phim truyền hình): Đối với phim truyền hình, phần “Đề cương” sẽ có tên là “Đề cương tổng quát”, nghĩa là tóm tắt toàn bộ nội dung 30 tập phim trong 4 trang A4. Kinh khủng đúng không? Khó làm quá đúng không? Bất mãn đúng không? Biết sao giờ? Mỗi ngày có cả ngàn kịch bản gửi tới, cái nào cũng vài ngàn trang ai đọc nổi? Nên là phải tóm tắt ngắn gọn lại. Mà đừng lo, bạn còn “Đề cương phân tập”, nghĩa là tóm tắt ngắn gọn nội dung 45 phút của tập phim trong một trang A4, 30 tập 30 trang. OK muốn chửi gì chửi đi tôi không can.
Đừng gửi kịch bản đi khi bạn chưa có hồi âm chính thức bằng văn bản về kết quả của việc gửi đề cương. Lưu kịch bản dưới dạng file PDF nếu bạn viết bằng Celtx. Chỉ gửi file PDF đi. Đừng gửi file Celtx trước khi nhận đủ 100% tiền nhuận bút kịch bản. Hãy yên tâm là nếu máy tính hãng phim không xem được file PDF thì cũng không có đường nào xem được file Celtx đâu. Mà mấy hãng kiểu đó tốt nhất nên né xa. Phần mềm xem file PDF free trên mạng đầy ra còn không tải về được thì tiền đâu trả nhuận bút tử tế cho biên kịch? Hoiz.
KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
Đây là kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi không khuyến khích bạn bắt chước theo khi chưa thực sự thành thục cấu trúc ba hồi và các kỹ thuật kể chuyện trong viết kịch bản phim.
Thông thường, tùy theo từng dự án mà tôi có quy trình làm việc khác nhau.
Khi viết phim ngắn với nội dung đơn giản, thời lượng từ 5-10 phút, tôi hay đánh máy kịch bản ngay sau khi có ý tưởng. Với thời lượng ngắn như vậy việc kiểm soát nội dung, cấu trúc cũng dễ dàng hơn.
Với phim ngắn tầm 20 phút hoặc webdrama, tôi thường viết đường dây sau khi có ý tưởng. Đường dây tôi viết chi tiết và chèn thêm những câu thoại cần thiết nếu cần. Như vậy sau này khi sắp xếp nội dung và đánh máy kịch bản sẽ tiện và nhanh hơn.
Với những dự án có thời lượng dài như drama hay movie, tôi thường tuân thủ đúng quy trình: Ý tưởng→ Câu chuyện→ Chủ đề – Tiền đề → Cốt truyện → Nhân vật → Đường dây → Đề cương → Kịch bản → Sửa và viết lại → Hoàn thành.
Bởi vì kịch bản càng nhiều trang, bạn càng khó kiểm soát toàn diện. Vậy nên cố gắng làm tốt từng bước một, sẽ giúp bạn đỡ nhọc công về sau.
Thông thường, trong suốt quá trình, tôi có xu hướng phác thảo chi tiết cho từng cảnh quay, tức là gần như viết luôn ra kịch bản. Cách này khá mất thời gian, cũng như đòi hỏi bạn phải có tư duy hình ảnh đủ để đi thẳng ra kịch bản chi tiết cảnh quay mà vẫn đảm bảo không trật nhịp với những cảnh còn lại.
Mà viết thì viết chứ tới cuối cùng cần sửa vẫn phải sửa thôi.
Cách Tạo Blog Kiếm Tiền (Hướng Dẫn Đầy Đủ Từng Bước
Bạn đang tìm cách tạo blog? Bạn muốn viết blog cá nhân để kiếm tiền? Thậm chí bạn đang đặt ra những câu hỏi tương tự như thế!
Chúc mừng bạn vì bạn đã ở đây, ngay trên bài viết này.
Trong bài viết hướng dẫn đầy đủ này Ngọc sẽ giúp bạn biết cách tạo blog cá nhân cho chính mình chỉ trong 45 phút (không nhầm đâu, sau 45 phút bạn sẽ thấy blog của bạn hiện diện trên internet đấy)
Nhưng đó chỉ là một việc khởi đầu, hơn hết trong bài hướng dẫn này Ngọc sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi để bạn có thể viết blog kiếm tiền, sống với công việc viết blog toàn thời gian (giống như Ngọc đã và đang làm được trong những năm qua)
Hãy dành 1 phút để trở lại khoảng thời gian vào tháng 9 năm 2023, lúc đó Ngọc đã tìm kiếm cách tạo blog cá nhân trên Google và thật sự Ngọc đã mất 1 tuần để mày mò làm việc đó.
Vì vậy trong hướng dẫn này Ngọc muốn đơn giản hoá, hướng dẫn bạn theo một cách dễ dàng hơn, đơn giản hơn.
Và bạn hãy tin Ngọc đi đây sẽ là phương pháp đơn giản nhất, tiết kiệm nhất và sẽ là cách tạo blog tối ưu nhất nhưng vẫn đáp ứng được các mở rộng, nâng cấp sau này.
Và cũng hãy nhớ rằng việc hướng dẫn tạo blog trong bài viết này là để kiếm tiền từ blog, tức là về lâu dài bạn có thể biết cách làm cho blog của bạn tạo ra lợi nhuận chứ không phải kiểu xây dựng một blog sau đó ghi chép chuyện ăn uống, vui buồn, giận hờn…
Blog là gì? Vì sao nên viết blog kiếm tiền ngay bây giờ?Blog về cơ bản vẫn là một website. Nhưng blog mang tính chất cá nhân hơn vì phía sau nó là một blogger (người viết blog). Giống như bạn đang ở trên blog này (blog Ngọc Đến Rồi chấm Com).
Tóm lại bạn hoàn toàn có thể tạo blog cá nhân để ghi lại nhật ký cuộc đời, chia sẻ vui buồn, cảm nhận cá nhân về cuộc sống,…
Nhưng hầu hết các chuyên gia về một lĩnh vực nào đó đều hiện đang sở hữu một blog để phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp, công việc, tạo dựng thương hiệu cá nhân, kiếm tiền… đây cũng có thể gọi là website của riêng họ. Nhưng phần lớn mọi người sẽ gọi là BLOG!
Tại sao nên viết blog cá nhân để kiếm tiền?
Nghe thì có vẻ hơi lạ nhưng thực tế viết blog hoàn toàn có thể kiếm tiền & bạn không cần kiểm chứng điều đó ở đâu cả vì ngay ở đây Ngọc đang là nhân chứng cho điều đó.
Kiếm tiền bằng cách làm việc tại nhà: Không cần phải đến công ty, có thể tạo ra nguồn thu nhập bằng cách làm việc ngay tại nhà là điều mà Ngọc cảm thấy thích thú nhất. Tất nhiên kiếm tiền bằng cách viết blog thật sự không phải dễ dàng, nhưng đầu tư vào một blog về cơ bản là rất ít rủi ro vì chi phí rất nhỏ. (so với các mô hình, dự án kinh doanh khác)
Bạn có thể giúp đỡ nhiều người khác: Viết blog là cách bạn có thể chia sẻ, hướng dẫn nhằm giúp đỡ rất nhiều người. Và tất nhiên số tiền bạn kiếm được từ công việc viết blog sẽ tỷ lệ thuận với số lượng người bạn giúp đỡ.
Tiếp cận khách hàng & bán hàng tốt hơn: Nếu bạn đang kinh doanh thì viết blog sẽ là cách bạn marketing vô cùng tốt với chi phí vô cùng rẻ.
Xây dựng công đồng riêng & trở thành người ảnh hưởng: Từ việc giúp đỡ người khác dần dần bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và tất nhiên bạn sẽ có tiếng nói, sự ảnh hưởng trong chính cộng đồng đó.
Ok như vậy bạn đã phần nào hiểu blog là gì? Và làm thế nào để kiếm tiền nhờ viết blog rồi đúng không? Nhưng có thể bạn sẽ hỏi rằng…
Tất nhiên là CÓ! Nhưng…
Hướng dẫn cách tạo blog: 6 bước để đưa blog lên internet! Bước 1: Blog của bạn sẽ viết về điều gì?
Nhưng ẩm thực là quá rộng, hãy thu hẹp lại xem bạn thích phong cách nấu ăn nào? Ví dụ bạn cự kỳ thích các món bánh, hãy bắt đầu với một blog chia sẻ về cách làm bánh. Như vậy sẽ tập trung hơn, bạn có cơ hội trở thành người dẫn đầu trong ngách đó hơn, sau này bạn vẫn có thể mở rộng ra các lĩnh vực ẩm thực khác.
Bước 2: Chọn nền tảng viết blogĐể viết blog bạn cần một nền tảng (công cụ) để làm việc này. Hiện có rất nhiều nền tảng để giúp bạn viết blog và xuất bản nội dung lên internet (ví dụ: WordPress, Blogger, Squarespace, Wix và Weebly…)
Tất cả đều có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên với tất cả sự chân thành Ngọc khuyên bạn nên đi ngay với WordPress. Vì WordPress là tốt nhất, linh hoạt nhất, dễ dàng tuỳ biến nhất!
Về cơ bản WordPress có hai phiên bản đó là:
WordPress.com: Nơi bạn có thể tạo và lưu trữ blog miễn phí, họ sẽ cung cấp cho bạn môt tên miền kiểu như chúng tôi với những tính năng hạn chế để viết blog. Và tất nhiên do hạn chế nên việc kiếm tiền từ blog là gần như không thể. Sau này nếu bạn muốn mở rộng, nâng cấp và dùng một tên miền riêng thì bạn sẽ cần trả tiền
WordPress.org: Nơi bạn toàn quyền có thể kiểm soát, sử dụng tên miền riêng (ví dụ như: chúng tôi và lưu trữ blog của bạn trên máy chủ (host) riêng của bạn. Quan trọng hơn bạn có thể kiếm được tiền từ việc viết blog.
Để hiểu hơn về sự khác biệt cũng như so sánh giữa chúng tôi & chúng tôi bạn có thể xem bài viết này.
Trong hướng dẫn này Ngọc sẽ cùng bạn thiết lập, cài đặt blog với chúng tôi vì mục đích của chúng ta là chuẩn bị cho hành trình viết blog kiếm tiền mà.
Bước 3: Chọn tên miền cho blogBây giờ bạn cần suy nghĩ và quyết định chọn một tên miền cho blog. Tên miền như một địa chỉ trên internet vậy, ví dụ tên miền của blog này là www.ngocdenroi.com
Mỗi blog đều có một tên miền và đó là duy nhất, vì thế về cơ bản bạn cần có một tên miền và tên miền đó chưa được ai đăng ký, sử dụng.
Có một số yếu tố cơ bản khi chọn tên miền cho blog đó là:
Chọn tên miền ngắn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ phát âm
Lưu ý đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho blog, (ví dụ Ngọc Đến Rồi chấm Com với ý nghĩa Ngọc đến để chia sẻ)
Ưu tiên chọn đuôi tên miền .COM vì nó phổ biến
Hiện có rất nhiều giống chó? Bạn lại yêu thích nhất giống chó Poodle, vậy tại sao bạn không tạo một blog chỉ chuyên chia sẻ về chó Poodle thôi nhỉ?
Thà làm một con cá lớn trong cái ao nhỏ, còn hơn làm một con cá nhỏ trong cái ao lớn!
Ngay lúc này Ngọc dám chắc hàng loạt các tên miền sẽ xuất hiện trong đầu bạn như: chúng tôi hay chúng tôi đúng không?
Nhưng tiếc thay gần như những tên miền kiểu như thế này thường bạn sẽ không thể đăng ký được vì chắc chắn sẽ có người đăng ký rồi.
Vậy tại sao chúng ta là người Việt, viết blog tiếng Việt cho người Việt đọc vì sao không chọn cái tên miền chúng tôi nhỉ?
Còn chờ gì nữa mà không đăng ký tên miền này ngay bạn nhỉ!
Hướng dẫn đăng ký tên miền tại GodaddyTrước tiên hãy vào website của Godaddy (một công ty quản lý và phân phối tên miền lớn nhất thế giới) theo địa chỉ: https://vn.godaddy.com/
Ngay tại trang chủ hãy nhập tên miền vào ô sau đó nhấn nút “Tìm kiếm miền”
Sau khi nhập xong thông tin thẻ nhấn “Lưu”
Bước 4: Đăng ký hostingKết thúc bước 3 ở trên bạn đã có một tên miền (địa chỉ blog). Bây giờ là bước đăng ký một hosting (nơi để bạn lưu trữ blog của bạn trên internet).
Về cơ bản bạn chỉ cần hiểu khác với Hosting truyền thống thường chỉ có một vài server cài đặt rồi chia nhỏ ra bán, Cloud Hosting của AZdigi sẽ có độ sẵn sàng cực kỳ cao, dựa vào công nghệ clustered có trên những hệ thống cloud. Tất cả máy chủ hosting sẽ luôn được đồng bộ hóa trên nhiều máy chủ khác nhau, sẵn sàng khôi phục ngay lập tức để hoạt động lại bình thường khi máy chủ chính gặp sự cố.
Ngay sau đó bạn có thể chọn 1 gói dịch vụ, đừng quá lo lắng về các gói vì sau này bất cứ lúc nào bạn cũng có thể yêu cầu nhân nhân viên hỗ trợ của AZdigi nâng cấp (hoặc trước khi đăng ký bạ cũng có thể chat online với nhân viên để được tư vấn chọn dịch vụ). Ở đây Ngọc sẽ đăng ký gói TH-3
Sau đó nhập tên miền và đuôi tên miền vào 2 ô bên dưới. Nhấn “Use”
Chọn thời gian đăng ký hosting (tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 3 năm)
Chọn dịch vụ quyét mã độc kèm theo (có thể chọn gói Lite – Miễn phí)
Địa chỉ email + tạo mật khẩu (đây chính là thông tin đăng nhập trang dịch vụ khách hàng trên Azdigi của bạn sau này)
Chọn phương thức thanh toán (AZdigi cho phép bạn thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng, PayPal và thanh toán online qua ví Ngân lượng)
Bạn có thể chọn cách thanh toán mà bạn thấy thuận tiện nhất, ở đây Ngọc sẽ chọn chuyển khoản ngân hàng để nhiều bạn có thể theo dõi nhất.
Nhấn nút “Tiến hành thanh toán”
Ngay tại trang hoá đơn này bạn cũng có thể thay đổi phương thức thanh toán bằng cách chọn trong ô “Hình thức thanh toán”
Thường thì bạn sẽ thấy gói dịch vụ hosting sẽ ở tình trạng “chưa kích hoạt”
Kinh nghiệm của Ngọc là nếu bạn chọn thanh toán bằng PayPal hoặc bằng thanh toán online thì chỉ 1-2 phút là gói hosting được kích hoạt ngay.
Link + Tên đăng nhập + mật khẩu để đăng nhập vào cPanel (Trình quản trị hosting)
Bước 5: Hướng dẫn cài đặt blog WordPress
Trước hết để cài đặt được blog wordpress cho tên miền chúng tôi thì bạn sẽ phải thực hiện lần lượt 3 thao tác sau:
Cho tên miền này chạy trên hosting của AZdigi trước đã. Thao tác này chính là thao tác thay đổi địa chỉ DNS của tên miền thành DNS của hosting.
Kích hoạt giao thức bảo mật SSL cho tên miền
Cài đặt blog WordPress trên cPanel
Bạn cần đăng nhập vào tài khoản quản lý tên miền trên Godaddy bằng link này https://account.godaddy.com/products/
Sau đó chọn mục “DNS” như hình dưới.
Chọn kiểu “Tuỳ chỉnh” trong mục Chọn loại máy chủ tên miền mới
Nhập địa chỉ DNS của hosting tại AZdigi vào 2 ô trong mục Máy chủ tên miền
Nhấn “Lưu”
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem giao thức bảo mật SSL là gì đã nhỉ. Đơn giản nó là cái dòng https:// màu xanh ngay phía trước tên miền mà mỗi khi chúng ta truy cập website/blog trên trình duyệt đó.
Trong đó:
Choose Protocol: Vì bạn đã kích hoạt SSL ở bước trước nên sẽ chọn giao thức https://
Choose Domain: Tên miền đăng ký kèm gói host đã được nhập sẵn cho bạn
In Directory: Xoá tất cả và để trống
Site Name: Nhập tên blog
Site Description: Nhập một câu mô tả về blog của bạn (Slogan)
Admin Username: Nhập tên đăng nhập vào trang quản trị
Admin Password: Nhập một mật khẩu
Admin Email: Nhập email cá nhân của bạn (email này chính là email quản trị blog)
Select Language: Chọn ngôn ngữ (Bạn có thể chọn tiếng Việt). Nhưng Ngọc khuyên bạn nên chọn Tiếng Anh vì hiện nay gần như các tài liệu hướng dẫn về WordPress đều là tiếng Anh do vậy sau này bạn dễ tham khảo hơn.
Classic Editor: Tích chọn vào luôn để WordPress tự cài plugin trình soạn thảo cổ điển cho dễ sử dụng
Select Theme
Bạn có thể chọn một theme (giao diện) cho blog của mình. Nếu không muốn bạn cũng có thể bỏ qua. Vì bạn hoàn toàn có thể cài giao diện từ trang quản trị sau khi đã cài thành công WordPress
Nhập địa chỉ email tại ô Email Installtion details to: Thông tin đăng nhập sau khi cài đặt sẽ được gửi về email này.
Nhấp nút Install để tiến hành cài đặt WordPress
Trong đó có 1 link chính là địa chỉ tên miền blog của bạn & một link dạng www.tenmienblog/wp-admin chính là địa chỉ để bạn đăng nhập trang quản trị blog.
Nếu bạn để ý thì sẽ thấy ngôn ngữ trong khu vực quản trị (Admin) sẽ là tiếng Việt, vì khi ở bước cài đặt chúng ta chọn ngôn ngữ là tiếng Việt mà. Nhưng…
Ngọc khuyên bạn nên đổi ngôn ngữ khu vực quản trị thành tiếng Anh. Vì sao? Vì trong quá trình sử dụng blog bạn sẽ cần tìm các hướng dẫn, và hiện nay tất cả các bài hướng dẫn đều sử dụng ngôn ngữ trang quản trị là tiếng Anh.
Hướng dẫn cách cài đặt theme (giao diện) cho blogSau đó tích chọn vào những ô bên dưới tuỳ theo kiểu theme bạn muốn là gì. Sau đó nhấn nút “Apply Filter”
Bước 6: Cấu hình blog & xuất bản bài viết đầu tiênNgoài ra bạn cũng có thể bắt đầu tạo các trang (page) cơ bản mà hầu hết các blog đều cần có như: Trang giới thiệu, trang liên hệ, dịch vụ…
Viết blog cá nhân kiếm tiền như thế nào?Với một blog bạn sẽ có rất nhiều cách để kiếm tiền. Một số cách phổ biến mà hầu hết các blogger đều áp dụng đó là:
Làm tiếp thị liên kết (tức là giới thiệu các sản phẩm của người khác trên blog và nhận một khoản hoa hồng khi khách hàng mua sản phẩm đó)
…
Bạn đã sẵn sàng chưa?Như vậy với bài viết này Ngọc hy vọng đã cung cấp cho bạn một cái nhìn thật tổng thể về cách tạo blog cá nhân, quá trình này về cơ bản là không khó và ai cũng có thể bắt đầu làm được mà không cần thật sự am hiểu về kỹ thuật. Chỉ cần bạn thật sự tập trung trong khoảng 45 phút!
Viết blog là cơ hội để bạn có thể nói lên tiếng nói của chính mình, cách để bạn kết nối, giúp đỡ cho rất nhiều người khác. Và ở góc độ kinh doanh, kiếm tiền thì blog hoàn toàn có thể phát triển thành một doanh nghiệp online thực sự, thậm chí nếu muốn và quyết tâm bạn còn có thể biến blog thành một cỗ máy ATM siêu việt nữa đấy!
Một số câu hỏi thường gặp:Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Từng Bước Một trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!