Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại, Tố Cáo – Luật Nam Hải # Top 3 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại, Tố Cáo – Luật Nam Hải # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại, Tố Cáo – Luật Nam Hải được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Khiếu nại là gì?

Theo quy định tại Luật khiếu nại 2011:

Khiếu nại là việc công dân, tổ chức, cán bộ công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định trong kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của của mình

2. Tố cáo là gì?

Theo quy định tại Luật Tố cáo 2018

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, Nhà nước.

I. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

– Chủ tịch UBND cấp xã; Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

– Chủ tịch UBND cấp huyện:

+ Giải quyết khiếu nại lần đầu với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

– Giám đốc Sở và tương đương:

+ Giải quyết khiếu nại lần đầu: Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

+ Giải quyết khiếu nại lần hai: Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh:

+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;

+ Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

II. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

– Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

– Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tố cáo với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện…

– Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

III. HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO – LUẬT NAM HẢI

1. Mẫu đơn khiếu nại:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

……, ngày …… tháng….năm ……

ĐƠN KHIẾU NẠI

                               Kính gửi: ……………………………(1)

Họ và tên: ………………………(2); mã số hồ sơ…………………….(3)

Địa chỉ: …………………………………………………………………..

Khiếu nại: ………………………………………………………………(4)

Nội dung khiếu nại: …………………………………………………….(5)

…………………………………………………………………………….

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo-nếu có)

Người khiếu nại

(ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại:

(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

(2) Họ tên của người khiếu nại.

– Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.

– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.

(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần 2) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?

(5) Nội dung khiếu nại

– Ghi tóm tắt sự việc đến khiếu nại;

– Yêu cầu (đề nghị) của ngườu khiếu nại (nếu có);

2. Mẫu đơn tố cáo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày………. tháng……..năm 202….

ĐƠN TỐ CÁO

                                                      Kính gửi: ……….

1. Họ và tên. …

Sinh ngày ….. tháng …… năm …  Nam (Nữ).

Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): ……

Giấy chứng minh nhân dân số: ……, cơ quan cấp…….., ngày…. tháng …..năm …..

2. Đối tượng bị khiếu nại (tố cáo, phản ánh, kiến nghị): Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (hoặc cá nhân, tổ chức) bị tố cáo, phản ảnh, kiến nghị;

3. Nội dung vụ việc;

a) Tóm tắt nội dung vụ việc;

b) Vi phạm những quy định của pháp luật (Điểm, Khoản, Điều của Luật, Nghị định, Thông tư)

c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại;

d) Chứng minh sự thiệt hại.

5. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (Thu hồi, hủy bỏ Quyết định hành chính, hành vi hành chính; yêu cầu thực hiện một công việc cụ thể; yêu cầu bồi thường thiệt hại …);

6. Cam kết của người viết đơn: ……..

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

Phần kính gửi: người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết;

(1) Tên người viết đơn tố cáo, thông tin cá nhân bao gồm ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, số chứng minh thư nhân dân

BỘ PHẬN TƯ VẤN – SOẠN THẢO ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO:

ĐIỆN THOẠI: 0931876355  Hoặc zalo: 0931876355

Email: luatnamhaiinfo@gmail.com

Vấn Đề: Rút Khiếu Nại, Rút Tố Cáo

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: ” Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Việc Hiến pháp ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của quyền năng pháp lý này. Xét trên phương diện lý thuyết thì thực hiện khiếu nại, tố cáo chính là phương thức quan trọng để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, khiếu nại hành chính thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại là công dân hoặc cơ quan, tổ chức chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Mục đích cuối cùng của người đi khiếu nại để đòi lại chính quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính trái pháp luật xậm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chính họ.

Theo khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Như vậy, c hủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo chỉ là cá nhân. Khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại còn chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mục đích của việc tố cáo có thể để bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và mục đích cuối cùng của việc tố cáo là xử lý hành vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, đảm bảo kỷ cương pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh.

Trên thực tế có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo trong quá trình xử lý đơn, xác minh giải quyết, qua phân tích, giải thích của người có thẩm quyền có tình, có lý, có tính thuyết phục, người khiếu nại, tố cáo nhận thức được vấn đề đã tự nguyện rút đơn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: làm sao để người khiếu nại, tố cáo tự nhận thấy được nội dung khiếu nại, tố cáo của mình là sai, hoặc sai một phần để tự nguyện rút đơn trong quá trình giải quyết; căn cứ pháp lý, trình tự, thủ tục trong rút khiếu nại, tố cáo được thực hiện như thế nào….

Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định khá đầy đủ vấn đề này. Khoản 3 điều 2 của Luật Khiếu nại quy định “rút khiếu nại” là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình. điểm l khoản 2 điều 12 quy định người khiếu nại có quyền “rút khiếu nại”. Về trình tự thủ tục rút khiếu nại, theo quy định tại điều 10 của Luật Khiếu nại năm 2011: Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

Luật Tố cáo năm 2011 chưa đề cập cụ thể về “rút tố cáo” màmới chỉ quy định việc rút tố cáo tại điều 6 Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp, trong quá trình tố cáo, người tố cáo có thể tự mình nhìn nhận hoặc được cơ quan tiếp nhận, người xác minh hoặc người giải quyết tố cáo phân tích về việc tố cáo đó là không có cơ sở, không đủ căn cứ, không đủ bằng chứng nên có nguyện vọng được rút tố cáo. Việc rút tố cáo trong những trường hợp này là cần thiết để tránh tố cáo sai, ảnh hưởng đến uy tín của người bị tố cáo. Trên thực tế theo b áo cáo số 3537/BC-TTCP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ về việc Tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo cũng cho thấy, qua quá trình giải quyết tố cáo chỉ có 12,4% tố cáo đúng; 28,3% tố cáo có đúng, có sai; 59,3% tố cáo sai. Do đó, Luật Tố cáo năm 2018 đã bổ sung quyền mới của người tố cáo đó là rút tố cáo được quy định tại điều 33: Theo đó, n gười tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản. N gười giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 33 của Luật tố cáo năm 2018, cụ thể: Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

Như vậy cùng là việc rút khiếu nại và rút tố cáo nhưng hậu quả của việc rút khiếu nại và rút tố cáo là khác nhau: khi người khiếu nại rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và việc rút khiếu nại tuân theo trình tự Luật Khiếu nại quy định thì người giải quyết khiếu nại sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại, chấm dứt việc giải quyết khiếu nại. Còn trong tố cáo

không phải người tố cáo rút đơn tố cáo là người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ ngay như trong giải quyết khiếu nại, mà người giải quyết tố cáo cần phải xem xét nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết mà không tiến hành đình chỉ.

Phạm Thị Hường – GV Khoa Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hướng Dẫn Viết Mẫu Đơn Khiếu Nại Đất Đai 2022

Kính gửi:…………………………………………………………..

Tên tôi là:……………………………. sinh ngày…..tháng……năm

Thường trú tại:…………………………………………………………..

Số CMND/hộ chiếu Ngày và nơi cấp:…………………………………………………………..

Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:…………………………………………………….

Nội dung, lý do khiếu nại:

………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. …………………………….

Yêu cầu giải quyết khiếu nại:

………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. …………………………………………………………..

Tôi cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Xin chân thành cảm ơn.

Những lưu ý khi viết mẫu đơn khiếu nại đất đai

1. Tên đơn khiếu nại đất đai

Tùy thuộc vào mỗi quyết định, các hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại với các cách viết khác nhau:

Ví dụ: Mẫu đơn khiếu nại về đất đai khiếu nại quyết định về việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất khi thu hồi để làm khu du lịch, sinh thái:

ĐƠN KHIẾU NẠI Về việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất khi thu hồi

Ví dụ: Mẫu đơn khiếu nại về đất đai Khiếu nại về việc bố trí đất tái định cư do thu hồi để thực hiện dự án Khu đô thị:

ĐƠN KHIẾU NẠI Về việc bố trí đất tái định cư do thu hồi

2. Địa chỉ gửi đơn khiếu nại đất đai

Kính gửi: “Tên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai“

3. Nội dung Đơn xin khiếu nại về đất đai

Tóm tắt vụ việc, ngắn gọn, đầy đủ chi tiết, nêu rõ các quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai của các cơ quan và người có thẩm quyền mà người khiếu nại có căn cứ để tin rằng vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

4. Yêu cầu giải quyết khiếu nại về đất đai

Đề xuất xác minh và xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, bằng chứng, bằng chứng).

Cách Viết Đơn Xin Khiếu Nại

Cách viết đơn xin khiếu nại

Hướng dẫn viết đơn khiếu nại

Hướng dẫn cách viết đơn xin khiếu nại

Những nội dung ghi trong đơn khiếu nại:

1. Người khiếu nại.

a. Trường hợp người khiếu nại là cá nhân.

Phải ghi đầy đủ họ và tên địa chỉ của người khiếu nại, nếu có người đại diện thì ghi rõ họ tên của người đại diện và ghi rõ mối quan hệ của họ với người khiếu nại.

b. Trường hợp người khiếu nại là cơ quan, tổ chức.

Phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ cơ quan tổ chức đó.

2. Đối tượng bị khiếu nại.

Ghi rõ khiếu nại về việc gì, nếu khiếu nại về:

a. Quyết định hành chính: Phải ghi rõ cơ quan ra quyết định; số quyết định; ngày tháng năm ra quyết định; người ký quyết định.

b. Về hành vi hành chính: Phải ghi rõ họ tên chức vụ địa chỉ, người thực hiện hành vi hành chính.

3. Nội dung khiếu nại.

a. Tóm tắt việc khiếu nại: ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại.

b. Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: phải ghi rõ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (như đã nêu ở trên) đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình.

4. Quá trình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại.

Ghi rõ đã gửi đơn đến cơ quan nào; đã được những cơ quan nào giải quyết và kết quả giải quyết.

5. Những yêu cầu của người khiếu nại.

Những yêu cầu này phải xuất phát từ nội dung, những yêu cầu đó có thể là: khôi phục quyền và lợi ích, đòi bồi thường và mức độ bồi thường.v.v…

6. Cam kết của người khiếu nại.

a. Ghi những cam kết của người khiếu nại về nội dung đã trình bày trong đơn và tính chính xác của tài liệu kèm theo.

b. Trường hợp vụ việc đã được giải quyết lần đầu mà tiếp khiếu theo trình tự hành chính thì người khiếu nại phải cam kết không khởi kiện vụ việc này ra Toà án.

7. Tài liệu gửi kèm theo đơn (nếu có): Bao gồm các quyết định, văn bản trả lời của cơ quan, ảnh, sơ đồ… có giá trị chứng minh cho nội dung khiếu nại; phải ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Viết Đơn Khiếu Nại, Tố Cáo – Luật Nam Hải trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!