Xem 2,871
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Viết Unit Test Trong React được cập nhật mới nhất ngày 17/05/2022 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 2,871 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Toàn bộ project để bạn tham khảo
Tại sao phải test?
Rất hiển nhiên là chúng ta viết test nhằm mục đích hạn chế được càng nhiều lõi càng tốt, đảm bảo những gì chúng ta viết ra chạy đúng như chúng ta mong muốn. Một vài điểm trừ khi chúng ta phải viết test
- Là nó tốn thời gian và tương đối khó khăn (dù là lập trình viên kinh nghiệm cũng gặp không ít vất vả khi mới bắt đầu viết test)
- Test pass không có nghĩa ứng dụng, function của chúng ta chạy đúng 100%
- Cũng đôi khi, test fail, nhưng ứng dụng, function vẫn chạy hoàn toàn bình thường
- Trong vài trường hợp đặc biệt, chạy test trong CI có thể tốn tiền
Test cái gì?
Test các chức năng, function của ứng dụng, những cái mà user sẽ sử dụng. Nó giúp chúng ta tự tin vỗ ngực, ứng dụng đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng
Không test cái gì
Thích quan điểm của Kent C về việc không nên đi quá chi tiết việc hiện thực. Việc mà code nó hiện thực như thế nào chúng ta không quan tâm, user không quan tâm, chúng ta chỉ quan tâm đầu vào-đầu ra của một function.
Các thư viện của người khác viết cũng là thứ không cần thiết phải test, nó là trách nhiệm của người viết thư viện. Nếu không tin thì đừng dùng nó. Còn nếu thật sự có tâm bạn hãy hỗ trợ cho thư viện đó trên github bằng cách bổ sung test cho nó.
Một vài triết lý cá nhân khi test
Nhiều integration test, không dùng snapshot test, vài unit test, vài e-to-e test.
Hãy viết thật nhiều integration test, unit test thì tốt nhưng nó không thật sự là cách mà người dùng sử dụng ứng dụng. Việc test chi tiết code hiện thực ra sao với unit test rất dễ.
Integration test nên dùng mock (dữ liệu giả lập) ít nhất có thể
Không nên test những cái tiểu tiết như tên hàm, tên biến, cách khai báo biến số, hằng số có hợp lý.
Shallow vs mount
Mount là phần html, css, js thật sự khi chạy, như cách mà browser sẽ thấy, nhưng theo cách giả lập. Nó không có render, paint bất cứ thứ gì lên UI, nhưng làm như thể nó là browser thật sự và chạy code ngầm bên dưới.
Không bỏ thời gian ra để paint ra UI giúp test chạy nhanh hơn. Tuy nhiên nó vẫn chưa nhanh bằng shallow render
Đó là lý do bạn phải unmount
và cleanup
sau mỗi test, nếu không test này sẽ gây side-effect lên test kia.
Mount/render thường được sử dụng cho integration test và shallow sử dụng cho unit test.
Kiểu shallow render sẽ chỉ render ra một component đang test mà không bao gồm các component con, như vậy để tách biệt việc test trên từng component độc lập.
Lấy ví dụ như component cha, con như sau
Nếu chúng ta dùng shallow render component App
, chúng ta sẽ nhận được DOM như sau, phần ChildComponent
sẽ không bao gồm bộ “ruột” bên trong
Với mount, thì chúng ta có
react-testing-library là một thư viện khá ổn cho việc viết unit test react, tuy nhiên Enzyme là nền tảng cần nắm chắc, chúng ta sẽ đề cập nó trước
Enzyme
Cài đặt
npm install enzyme enzyme-to-json enzyme-adapter-react-16
Sơ qua những gì chúng ta sẽ import
3 cái import đầu tiên là cho React và component đang test, sau đó đến phần của Enzyme, toJson
là để chuyển shallow component của chúng ta ra thành JSON để lưu thành snapshot
Cuối cùng là Adapter để làm việc được với react 16
Thực hiện test chi tiết với Enzyme
Trong component trên, chúng ta cố tình gõ sai chữ incremen
, ứng dụng sẽ không chạy, nhưng khi chạy test thì vẫn pass
File test
Thứ nhất là cách viết test như vậy có vấn đề, chúng ko mô phỏng cách mà user sẽ sử dụng, chúng ta gọi thẳng increment()
.
Vậy người nông dân biết phải làm sao?
React-testing-library
Từ thư viện react-testing-library
, nó đưa ra một nguyên lý chung như sau
Test càng gần với thực tế sử dụng của ứng dụng, test càng đem đến sự tự tin cho chúng ta
Hãy tâm niệm nguyên lý này trong đầu, chúng ta sẽ còn bàn tiếp về nó
useState
Hay bắt đầu test React hook, chúng ta đã và đang sử dụng nó nhiều hơn là class component
Prop sẽ được nhận từ component cha là App
Với nguyên lý như đã nói, chúng ta sẽ thực hiện test như thế nào
Thực hiện việc test
Vì không sử dụng shallow render, nên chúng ta phải gọi afterEach(cleanup)
để dọn dẹp sau mỗi lực thực hiện test
getByText
là phương thức nằm trong hàm render
, còn vài kiểu query khác nữa, nhưng đây là kiểu mà chúng ta dùng nó nhiều nhất, có thể nói là đủ dùng.
useReducer
Reducer chúng ta sẽ test
Action
Cuối cùng là component sử dụng action và reducer đã định nghĩa
Component này sẽ đổi giá trị của stateprop
từ false
sang true
bằng việc dispatch một SUCCESS
action
Thực hiện test
Trước tiên chúng ta test cái reducer bên trong khối describe
, thực hiện một test đơn giản với giá trị initial state và sau khi có action success.
Với ví dụ trên, reducer và action rất chi là đơn giản, bạn có thể nói không cần thực hiện unit test cho nó làm gì, nhưng trong thực tế sử dụng reducer sẽ không hề đơn giản thế, và việc test reducer là thực sự cần thiết, không những vậy, chúng ta còn phải test theo hướng chi tiết hiện thực bên trong.
useContext
Giờ chúng ta đi đến việc test một component con có thể cập nhập context state trong component cha.
Thường thì context sẽ được khởi tạo trong một file riêng
Chúng ta sẽ cần một component cha, nắm giữ Context provider. Giá trị truyền vào cho provider sẽ là giá trị state
và hàm setState
Component con, đây là component chúng ta muốn test
Lưu ý: các giá trị của state
, khởi tạo, cập nhập điều nằm trong App.js
, chúng ta chỉ truyền giá trị này xuống các component con thông qua context, mọi thứ điều thực hiện ở App
, cái này quan trọng cần nhớ để hiểu lúc test
Với context chúng ta cũng không hề thay đổi cách làm như với useState
, vẫn là tìm và đặt expect thông qua kết quả nhận được cuối cùng.
Tại sao lại như vậy?
How to Test React Components: the Complete Guide
--- Bài cũ hơn ---
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Viết Unit Test Trong React trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!