Xu Hướng 3/2023 # Kết Hôn Lần Hai Cần Những Giấy Tờ Gì ? Hồ Sơ Đăng Ký Kết Hôn Gồm Những Giấy Tờ Gì ? # Top 12 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kết Hôn Lần Hai Cần Những Giấy Tờ Gì ? Hồ Sơ Đăng Ký Kết Hôn Gồm Những Giấy Tờ Gì ? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Kết Hôn Lần Hai Cần Những Giấy Tờ Gì ? Hồ Sơ Đăng Ký Kết Hôn Gồm Những Giấy Tờ Gì ? được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Sau khi ly hôn tòa án sẽ cấp cho bạn các giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tùy từng trường hợp là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn mà tòa sẽ ra những quyết định sau:

a/ Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn (đối với trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn)

Căn cứ Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án…

Như vậy theo quy định trong thời hạn 7 ngày từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì phẩm phản ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và viện kiểm sát cùng cấp;

b/ Bản án của tòa án trong trường hợp hai bên ly hôn đơn phương, Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định

Điều 269. Cấp trính lục bản án, giao, gửi bản án

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Như vậy tùy theo là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình bạn sẽ nhận được trích lục bản án ly hôn, hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của hai vợ chồng.

2. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn lần 02?

Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Như vậy theo quy định khi đi làm thủ tục đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu ngoài ra Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định khi đăng ký kết hôn cần phải xuất trình những giấy tờ tài liệu sau:

Điều 10. giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tạ khoản 1 Điều 18 của Luật hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.

Như vậy ngoài tờ khai theo quy định, thì trường hợp đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi dăng ký kết hôn thì phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định.

Điều 22. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.

Như vậy khi ly hôn muốn đăng ký kết hôn lại khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ tài liệu sau:

1. Tờ khai đăng ký kết hôn;

2. Trích lục bản án ly hôn/quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn;

3. Xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp đăng ký kết hôn ở UBND xã không phải là nơi cư trú)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại,: Yêu cầu tư vấn để được giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn 2022? Đăng Ký Kết Hôn Cần Giấy Tờ Gì?

Thủ tục đăng ký kết hôn 2020? Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì? – Khi quyết định tiến tới hôn nhân, ngoài việc tất bật chuẩn bị cho đám cưới, không ít cô dâu chú rể băn khoăn không biết thực hiện đăng ký kết hôn như thế nào để vừa đảm bảo về mặt pháp luật cũng như có cơ sở quan trọng minh chứng cho việc bạn và người bạn đời kết thành một gia đình.

Đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên nam, nữ đều phải có mặt tại UBND Phường/Xã để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Đại diện UBND Phường/Xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn kết hôn tự nguyện, nếu hai bên đều đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch sẽ ghi thông tin vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

Hai bên nam và nữ ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch UBND Phường/Xã ký và cấp cho mỗi bên vợ – chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn đồng thời giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ – chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ/chồng.

Bản sao hộ khẩu

Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân (Bản sao có công chứng)

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Phường/Xã thường trú

Giấy xác nhận ly hôn của Tòa Án (trong trường hợp đã kết hôn một lần rồi)

Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi đăng ký kết hôn

Kết hôn dựa trên tinh thần tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật như sau:

Kết hôn với người đang có vợ/chồng

Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần)

Kết hôn với người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hang trong phạm vi ba đời

Kết hôn với cha mẹ nuôi/con nuôi

Đối với hôn nhân đồng giới, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý cần thiết khi tiến tới hôn nhân

Trong thời hạn 5-10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, UBND Phường/Xã sẽ cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam nữ.

Mẫu Giấy chứng nhận kết hôn

Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn trên được kéo dài không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục ĐKKH, UBND Phường/Xã sẽ cấp 2 bản ĐKKH cô dâu chú rể mỗi người giữ 1 bản

Nhằm giảm tải cho chính quyền và giúp người dân tiết kiệm thời gian, hiện nay nhiều địa phương đã tiến hành cho phép đăng ký kết hôn online hoặc theo dõi tình trạng hồ sơ qua ứng dụng Zalo. Kết quả thử nghiệm tại nhiều tỉnh thành đã cho các phản hồi rất tích cực.

Đối với các cặp đôi tại Hà Nội (chỉ áp dụng với một số quận), chỉ cần truy cập trang web https://dichvucong.hanoi.gov.vn/ và làm theo hướng dẫn. Lưu ý điền đầy đủ và chính xác các thông tin, các loại giấy tờ nên scan hoặc chụp thẳng rõ ràng để tránh việc cần phải xác minh lại, tốn thêm thời gian.

Trang web Đăng ký kết hôn Online

Các cặp đôi có địa chỉ thường trú tại tỉnh thành khác nhưng muốn ĐKKH tại Hà Nội/TPHCM hoàn toàn có thể thực hiện. Căn cứ Điều 17 Nghị định 158 /2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”.

Nơi cư trú có thể là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Do đó, để thực hiện ĐKKH tại Hà Nội/TPHCM thì một trong hai bạn phải có tạm trú tại Hà Nội/TPHCM.

Bạn có thể ĐKKH khác tỉnh (tại quê của vợ/chồng) nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

Cụ thể Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch ” Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó “.

Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam.

Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Cơ quan đại diện Việt Nam (cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam) ở nước mà một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú.

Khi đăng ký kết hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài, là người Việt đang định cư ở nước ngoài hay giữa người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, bạn phải hoàn tất 01 bộ hồ sơ bao gồm:

Tờ khai đăng ký kết hôn

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Hộ chiếu hoặc giấy CMND (đối với công dân Việt Nam)

Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam)

Đối với người nước ngoài đang cư trú cần chuẩn bị

Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như: giấy thông hành, thẻ cư trú, thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú. Đối với các bản sao, nếu đương sự không có điều kiện để kịp chứng nhận sao y hợp lệ thì có thể xuất trình bản chính khi nộp bản copy để đối chiếu.

Khi đã chuẩn bị đủ bộ hồ sơ, một trong hai bên vợ hoặc chồng sẽ đến nộp trực tiếp tại ủy ban nhân dân phường xã (theo quy định mới), nơi công dân đó đang thường trú. Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn là 25 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Việc phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp để làm rõ nhân thân và sự tự nguyện kết hôn, mức độ hiểu nhau của hai bên. Thủ tục sẽ được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn. Nếu có yêu cầu xác minh thông tin từ Sở Tư pháp đến các cơ quan công an, thời hạn giải quyết kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Sau khi phỏng vấn, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, ý kiến của cơ quan công an, Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn cho UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản từ Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận kết hôn và trả lại cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Trong vòng 05 ngày tiếp theo khi nhận được giấy chứng nhận, buổi lễ đăng ký kết hôn sẽ được tổ chức long trọng tại Sở Tư pháp. Hai bên cần có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ được trao 01 bản chính của giấy chứng nhận kết hôn.

9. Đăng ký kết hôn trễ có bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn”.

Như vậy việc đăng ký kết hôn là nghĩa vụ của vợ chồng để cuộc hôn nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do đó, đăng ký kết hôn trước hay sau khi tổ chức đám cưới là tùy thuộc vào từng cặp đôi và không hề có quy định xử phạt nếu đăng ký muộn.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ nếu không đăng ký kết hôn thì hôn nhân không được pháp luật công nhận. Do vậy, khi phát sinh bất kỳ tranh chấp hoặc các vấn đề về hôn nhân gia đình thì quyền lợi giữa vợ chồng sẽ không được pháp luật đảm bảo.

10. Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Pháp luật chỉ quy định thủ tục đăng ký kết hôn chứ không có quy định cụ thể về thủ tục đăng ký kết hôn lần đầu và đăng ký kết hôn lần thứ hai. Nếu bạn không nằm trong các trường hợp cấm kết hôn như trên thì chỉ cần nộp hồ sơ và thực hiện tương tự lần đầu.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Nếu đăng ký kết hôn lần thứ hai thì các loại giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân: Quyết định của tòa án cho bạn ly hôn hoặc giấy chứng tử của người vợ/chồng đã mất.

11. Luật đăng ký kết hôn mới nhất 2020

Luật đăng ký kết hôn mới nhất được cập nhật trong bộ Luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 là luật hôn nhân mới nhất hiện nay.

Đơn Ly Hôn Gồm Những Giấy Tờ Gì?

Về cơ bản, hồ sơ ly hôn nộp đến cơ quan có thẩm quyền sẽ bao gồm các loại giấy tờ thiết yếu sau:

– Đơn xin ly hôn (nếu hai người thuận tình ly hôn thì của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài);

– Bản sao Giấy CMND/ CCCD (Hộ chiếu)

– Hộ khẩu (có công chứng bản chính);

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có)

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

Lưu ý:

Nếu vợ chồng kết hôn tại Việt Nam, sau đó có một bên xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu.

Nếu theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Ngoài việc có đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì đơn ly hôn còn phải được nộp đến cơ quan đúng thẩm quyền mới có thể được giải quyết nhanh chóng. Đặc thù đối với yêu cầu này thì chỉ có duy nhất tòa án mới có thẩm quyền.

* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng như quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ và chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bên còn lại cư trú, làm việc.

Tùy theo tính chất của hình thức thực hiện thủ tục ly hôn mà thời gian giải quyết đơn sẽ khác nhau. Cụ thể là:

Thuận tình ly hôn

Đối với một đơn ly hôn thuận tình thì thời gian giải quyết thường sẽ khoảng từ 02 – 03 tháng kể từ khi hồ sơ hợp lệ. Vì tính chất vốn dĩ của trường hợp này là không có tranh chấp hay yêu cầu cần phân xử. Do đó mà thời gian giải quyết ly hôn thuận tình có phần ngắn hơn so với thủ tục

Đơn phương ly hôn

Với bản chất phức tạp và khó nhằm hơn rất nhiều so với thuận tình ly hôn nên cách thức này tiêu tốn khá nhiều thời gian. Trường hợp này thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng đối với những trường hợp thông thường. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

Đơn Ly Hôn Bao Gồm Những Giấy Tờ Gì?

Pháp luật về hôn nhân Việt Nam có quy định về hai phương thức ly hôn bao gồm ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn. Mỗi phương thức đều được quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cũng như cần có. Khi có yêu cầu ly hôn cần căn cứ vào các quy định này để bảo đảm tính chính xác. Đối với nội dung trong đơn ly hôn, vợ chồng cần dựa theo trường hợp của mình đế soạn thảo các loại giấy tờ như sau:

Đơn phương ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu của một bên là hình thức được lựa chọn khi yêu cầu ly hôn chỉ xuất phát từ một bên hoặc có những bất đồng không thể thoả thuận. Khi đó vợ hoặc chồng sẽ tiến hành soạn thảo và nộp đơn ly hôn tại Toà án. Đơn khi đó sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Đơn xin ly hôn theo mẫu

– Bản sao sổ hộ khẩu

– Bản sao chứng minh nhân dân

– Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

– Bản sao giấy khai sinh của con

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

Lưu ý: Tất cả các bản sao giấy tờ cần phải công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

Trường hợp thuận tình diễn ra khi cả vợ và chồng đã có sự thống nhất về tất cả các vấn đề. Từ yêu cầu ly hôn, phân chia tài sản chung, ,.. đều đã có sự thống nhất. Do vậy mà từ thủ tục đến hồ sơ cũng sẽ tương đối đơn giản hơn. Trong đó bao gồm:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

Thủ tục ly hôn theo pháp luật hiện hành

Dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn thì cũng đều phải trải qua một thủ tục nhất định. Các bên phải tuân thủ theo thủ tục này để nhận được bản án hoặc quyết định của Toà. Thủ tục này sẽ bắt đầu ngay từ khi người có quyền thể hiện yêu cầu ly hôn.

Chủ thể có quyền yêu cầu nộp đơn ly hôn

Tuỳ theo từng trường hợp mà người đệ đơn yêu cầu ly hôn là khác nhau. Nhưng người yêu cầu đó phải thuộc một trong các chủ thể có quyền theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về các đối tượng sau:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên có các vấn đề về năng lực hành vi. Hoặc trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.

Lưu ý: Quyền yêu cầu ly hôn của chồng sẽ bị hạn chế trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nhìn chung, thủ tục ly hôn thuận tình hoặc đơn phương đều có những bước cơ bản chung. Qúa trình giải quyết cho sự kết thúc của mối quan hệ hôn nhân sẽ được diễn ra như sau:

– Nộp đơn yêu cầu ly hôn

– Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án thụ lý vụ án. Toà án thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó đương sự nộp lại biên lại nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

– Tiến hành hoà giải theo đúng trình tự được quy định. Nếu hòa giải không thành đồng thời xét thấy sự tự nguyện ly hôn cũng như đã có thoả thuận về mọi vấn đề thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn. Còn với trường hợp có bất đồng thì Toà án sẽ giải quyết theo luật định.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kết Hôn Lần Hai Cần Những Giấy Tờ Gì ? Hồ Sơ Đăng Ký Kết Hôn Gồm Những Giấy Tờ Gì ? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!