Bạn đang xem bài viết Khi Nào Nên Tu Sửa, Chuyển Mộ Phần, Mồ Mả, Lăng Mộ được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xây dựng lăng mộ vốn cần được chuẩn bị thật chu đáo. Chính vì vậy khi bạn chuyển mộ phần cũng cần tuân theo một số quy tắc nhất định.
Khi nào nên tu sửa, chuyển mộ phần, mồ mả, lăng mộ
Xây dựng lăng mộ cho ông bà, tổ tiên ngày nay không còn là một việc làm xa lạ của mỗi gia đình. Thậm chí quá trình này được chuẩn bị vô cùng cẩn thận để đảm bảo chất lượng tốt nhất sau khi ngôi mộ được xây nên. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không tránh khỏi một số trường hợp bắt buộc gia chủ cần tu sửa, chuyển mộ phần, mồ mả hay lăng mộ. Khi đó, bạn cũng cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình.
Những trường hợp cần gia chủ cân nhắc tu sửa hoặc chuyển mộ phần ngay
Trong quá trình mộ phần được đưa vào sử dụng, dù được đảm bảo chất lượng trong khi xây dựng trước đó nhưng có một số trường hợp phát sinh mà gia chủ cần nghĩ đến ngay việc sửa chữa hoặc chuyển mộ phần. Điều đó sẽ giúp bạn tránh đi việc gặp phải những điều không may mắn.
Thứ nhất, xảy ra các tình trạng lún sụt, nứt vỡ. Đây là hiện tượng thường dễ xảy ra nhất khi điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn. Chính những tác động đó đã vô tình làm cho những ngôi mộ bị nứt vỡ hoặc lún sụt. Đặc biệt là đối với các ngôi mộ đã được xây dựng từ lâu đời, con cháu cần nghĩ ngay đến việc tu sửa ngôi mộ
Thứ ba, thường xuyên xảy ra nhiều bệnh tật cho con cháu trong nhà hoặc của cải dần bị tiêu tan, không còn được thịnh vượng như trước.
Thứ tư, con cháu trong gia đình có nhiều thay đổi nhất là trong các cư xử, lễ độ với mọi người. Đôi khi trở nên ngỗ nghịch, làm nhiều điều xấu mà trước đó chưa từng xảy ra.
Thứ năm, khu vực xung quanh mộ cây cối không còn phát triển xanh tốt mà bị chết hoặc héo khô. Thông thường, khi xây dựng mộ khu đất thường được trồng nhiều cây xanh và cả cỏ được phủ trên ngôi mộ. Nhưng đột nhiên khu vực này không còn xanh tốt nữa là dấu hiệu cho thấy bạn cần sửa chữa hoặc chuyển mộ phần.
Thứ sáu, nếu trước đó bạn đã bố trí được bố cục hợp lí cho ngôi mộ nhưng bố cục này dần bị lộn xộn, hỗn loạn đi dẫn đến nhiều điều không may cho con cháu. Bạn cần tìm đến ngay các dịch vụ tu sửa hoặc chuyển mộ phần, mồ mả để được tư vấn ngay về trường hợp này và có được biện pháp giải quyết phù hợp.
Những lưu ý đối với việc di chuyển mộ phần
Trước khi chuyển mộ phần, bạn cần xác định rõ chuyển mộ và sửa chữa mộ là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Đối với việc chuyển mộ phần bạn cần lựa chọn một vị trí mới hợp phong thủy để chuyển ngôi mộ đến.
Thông thường, thời điểm tốt nhất để thực hiện việc này là vào các ngày tốt trong năm như tiết Thanh Minh, Tế Tổ hoặc Trung Nguyên. Và khi thực hiện, cần tuân thủ một số điểm như sau:
-Đối với khâu chọn đất, vị trí mới chuyển đến cần là một lô đất tốt có thể được quyết định bởi chủ nhà, trưởng họ. Hoặc trường hợp để có thể đảm bảo về các yêu cầu phong thủy gia chủ nên mời Phong Thủy Sư để chọn ra mảnh đất tốt.
– Không được chuyển mộ phần đến một nơi có vị trí đón gió lùa. Để kiểm tra điều đó, có thể thử bằng cách đốt lửa để xem. Nếu ngọn lửa vẫn không di chuyển thì nên được lựa chọn.
– Sau khi đặt mộ phần ở một nơi mới, trong quá trình đào xong cần dùng giấy vàng rải xuống bên dưới nhằm dùng cổ tiền thực hiện công việc được gọi là Ấp mộ.
Sửa mộ và những điều khác biệt với chuyển mộ phần
Sửa mộ phần đơn giản hơn so với việc chuyển mộ phần khi bạn chỉ cần thực hiện các công việc điều chỉnh hướng mộ nhằm mang lại nguồn sinh khí mới, đón những điều may mắn và tránh đi những điềm dữ, không may cho gia chủ và con cháu.
Đặc biệt, việc sửa sang ngôi mộ cho ông bà, tổ tiên cần được thực hiện ngay khi trong gia đình xảy ra những điều không hay. Chẳng hạn, khi có nhiều người trong nhà bị mắc các căn bệnh lạ; có những điều không may liên tục xảy ra đối với các thành viên; không thể làm ăn khấm khá trong cả dòng họ; hay thậm chí là gia đình của con cháu không được hạnh phúc thường xuyên cải vã hoặc nặng nề hơn là ly hôn.
Hiểu rõ được các trường hợp này, khi xảy ra một trong những sự cố trên bạn cần thực hiện ngay những công đoạn cần thiết để sữa chữa hoặc chuyển mộ phần. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua hotline 0902.855.468 để được tư vấn chi tiết nhất để sửa chữa và chuyển mộ đúng phong thủy.
Tổng Hợp Các Câu Đối Chữ Hán Hay Trên Bia Mộ Đá Và Lăng Mộ Đá Hiện Nay Mẫu Lăng Mộ Đá Đẹp, Mẫu Mộ Đá Đẹp, Mộ Đá Đẹp Ninh Bình
Nghệ nhân trẻ TRUNG KIÊN xin chia sẻ Tổng hợp các câu đối Chữ Hán hay trên Bia Mộ đá và Lăng mộ đá hiện nay. Đây là những Câu đối có thể sử dụng tại các Khu lăng mộ đá, cổng vào khu lăng mộ đá, trên lăng thờ đá hay khắc trên Mộ đá của gia chủ.
Một số thiết kế Câu đối
Mặc thời gian trôi, mặc mọi thứ vật đổi sao rời, bỏ cả nhiều cơ hội trong đời như mơ nhưng chúng tôi đã gắn bó với nghề chế tác, điêu khắc đá, hình như là một nghiệp nghề. Minh chứng vẫn còn đó, vẫn nhớ như in từng công trình, từng hạng mục, từng khu mộ và kích thước, vị trí mà chúng tôi đã thi công, xây dựng. Mỗi một công trình, một mộ phần luôn để lại trong chúng tôi những dấu ấn, những kỷ niệm không bao giờ phai.
Để có được một khu lăng mộ ý nghĩa, hay một ngôi mộ phần hiếu đạo thì gia chủ thường lựa chọn những câu đối, để thể hiện tình cảm, lòng hiếu thảo của mình dành cho đấng sinh thành. Các câu đối Chữ Hán, Chữ Việt trên lăng mộ, mộ đá thì nhiều vô kể, cặm cụi say mê một cái nghề vất vả bụi bặm, hay phải làm gấp việc những tháng cuối năm chẳng có mấy hứng thú ai hành nghề, nhưng chúng tôi vẫn miệt mài với cái nghề chế tác, điêu khắc đá mỹ nghệ. Đam mê say nghề đã tạo nên một dấu ấn khác lạ, người trong làng nghề, cũng như khách hàng đã gắn cho tôi cái tên Kiên Lăng mộ từ lúc nào không hay.
Nhưng nếu các bạn để ý thì mới nhận ra những nét vụng về thô cứng từ hoa văn, maket thiết kế, bố cục cho tới sản phẩm, nó không toát lên một nét chân thực hồn cốt, tinh tế và sắc sảo như các sản phẩm đá mỹ nghệ mà chúng tôi tạo nên, ngày nay thương hiệu “Đá mỹ nghệ” của ĐÁ MỸ NGHỆ TRUNG KIÊN ngày càng khẳng định và được nhiều gia đình, dòng tộc lựa chọn là đơn vị thi công, xây dựng.
MỘT SỐ KHU LĂNG MỘ ĐÁ CÓ KHẮC CÂU ĐỐI HAY
do ĐÁ MỸ NGHỆ TRUNG KIÊN tư vấn, thi công, xây dựng.
Câu đối Lăng mộ do nghệ nhân Trung Kiên tư vấn: “Nơi cát địa tổ tiên an nghỉ – Chốn mộ phần con cháu viếng thăm” được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Câu đối còn hay được đặt tại hai cột trụ đá làm cổng vào khu lăng mộ “Công Cha Dưỡng Dục Tày Non Thái – Nghĩa Mẹ Sinh Thành Tựa Biển Đông”
Câu đối được khắc trên hai cột trụ của phần Cung thờ Lăng thờ đá cánh 2 mái cao cấp của ĐÁ MỸ NGHỆ TRUNG KIÊN. “Tổ Tiên Công Đức Muôn Đời Thịnh – Con Cháu Thảo Hiền Vạn Đại Vinh”. Cũng là một câu đối được sử dụng nhiều tại các khu nghĩa trang, hoa viên hiện nay.
Câu đối của Nguyễn Tộc Chi Lăng mộ: “Đức Thừa Tiên Tổ Thiên Niên Thịnh – Phúc Ấm Nhi Tôn Bách Thế Vinh”. Đây là câu đối chữ Hán của Lăng mộ Trung Kiên.
ĐƠN VỊ XÂY DỰNG LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP, MỘ ĐÁ UY TÍN HIỆN NAY
Hiện nay, Đá mỹ nghệ Trung Kiên sở hữu nhiều mẫu thiết kế Lăng mộ đá với rất nhiều câu đối hay và ý nghĩa khác nhau. Mọi chi tiết tư vấn thi công, thiết kế phối cảnh, xây dựng Lăng mộ, Mộ phần trên toàn quốc Quý khách vui lòng liên hệ:
Nghệ nhân Trung Kiên
Địa chỉ: Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại: 0917.38.38.83
3 Việc Cần Làm Trước Khi Di Dời Mộ Phần
Vào mùa xuân, các gia đình thường có xu hướng tu sửa, xây dựng lại khu lăng mộ cho tổ tiên. Đây là nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt để hướng về cội nguồn. Ninh Bình Stone xin tư vấn cho quý khách hàng 3 việc cơ bản cần làm trước khi di dời mộ phần.
1. Kiểm tra xem có mộ kết hay không? Mộ kết là lăng mộ đẹp khi đặt vào vùng có trường khí tốt, thu nhận được năng lượng của Địa huyệt. Gia đình có mộ kết thường làm ăn phát đạt, con cháu học hành, hưởng phúc lộc tốt. Việc phân biệt mộ thường (có thể bốc hay di dời) với những ngôi mộ Kết (tuyệt đối không được di dời) cũng cần phải hết sức cẩn trọng. Để nhận biết được mộ kết cần dựa vào đặc điểm sau: – Đất mộ ngày càng nở ra, làm cho lăng mộ to dần, nhiều khi như một cái gò. – Cây cối bên trên và xung quanh mộ rất xanh tốt. Đây là biểu hiện của vùng đất có nhiều sinh khí. – Gạch men hay đá ốp mộ thường sáng bóng, sạch sẽ như có chùi dầu. – Ngồi bên mộ kết, ta cảm thấy như có luồng hơi ấm áp, tràn đầy sinh khí, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Để có thể xác định được mộ có Kết hay không , ngoài những nhận xét về tình trạng bên ngoài như trên , ta còn cần phải nhờ các thầy Địa lý có kinh nghiệm hoặc nhờ các nhà ngoại cảm xem xét giúp. Có nhiều dạng mộ kết, thông thường là kết từ đầu tới chân hay từ ngực kết ra xung quanh . Về hình dạng của sợi kết, có thể là các dạng giống như những dây tơ hồng bám vào xương, hay giống như mạng nhện bao phủ bộ xương, một loại khác nữa là giống như những sợi thủy tinh trắng giăng đầy quan tài . Mộ kết tốt nhất là các sợi tơ có màu đỏ như chu sa, sau đó là màu vàng và cuối cùng là màu trắng hay xám. Một số ngôi mộ kết:
2/ Kiểm tra ngày bốc và di dời mộ – Lưu ý chọn ngày: Ta cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hay chỗ nào hòa trực (Tức là hai trực giống nhau nằm kề ngày nhau, lúc đó mới sang tháng khác). Bởi vậy, nhiều khi đã leo qua tháng mới theo lịch 5-7 ngày mà vẫn phải tính theo tháng cũ . Nên để ý là đầu tiết bao giờ cũng đi liền 2 trực giống nhau, một trực là ngày cuối tháng , một trực là ngày đầu tháng . 12 trực KIẾN – TRỪ – MÃN – BÌNH – ĐỊNH – CHẤP – PHÁ – NGUY – THÀNH – THÂU – KHAI – BẾ, mỗi ngày là một trực. – Lưu ý khi coi ngày: Coi ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi của người chết. – Xem tuổi và ngày: nên chọn theo Tam hợp, Lục hợp, Chi đức hợp, Tứ kiểm hợp. Tránh các ngày Lục xung, Lục Hình, Lục hại. Về Ngũ hành nên chọn ngày tương sinh hay tỷ hòa, tránh chọn ngày tương khắc.
– Tùy theo tháng mà khi bốc hay di dời mộ: cần phải tránh thêm các ngày Trùng tang , trùng phục , Tam tang , Thọ tử Sát chủ , Nguyệt phá , Thiên tặc Hà khôi … Thông thường , khi bốc hay di dời mộ, người ta tránh làm vào các tháng hè nóng nực mà thường chọn vào các tiết từ cuối thu (Thu phân – Hàn lộ ..) cho tới trước tiết Đông Chí. Sau đó qua năm thường chọn từ Kinh chập, Xuân phân tới tiết Thanh Minh. – Một số ngày cần quan tâm:: + NGÀY ÁC SÁT : Các ngày Giáp, Canh Tý – Giáp Tuất – Quý Mùi – Mậu Thìn – Ất Hợi – Mậu Dần. Không kể tháng nếu gặp các ngày này là Ác Sát. + NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI: Giáp, Canh Thìn – Ất, Tân Tỵ – Bính, Nhâm Thân – Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Sửu, Hợi. + NGÀY BẠCH HỔ ĐẠI SÁT : Tuần Giáp Tý : Ngày Thìn, Tuất . Tuần Giáp Tuất: Ngày Đinh Sửu. Tuần Giáp Thân: Ngày Bính Tuất. Tuần Giáp Ngọ: Ngày Ất Mùi. Tuần Giáp Thìn: Ngày Quý Sửu. Tuần Giáp Dần: Ngày Nhâm Tuất. + GIỜ THIÊN LÔI : Ngày Giáp, Ất giờ Ngọ. Ngày Bính, Đinh giờ Tuất. Ngày Canh, Tân giờ Sửu. Ngày Nhâm, Quý giờ Mão. + THIÊN SƯ SÁT THEO GIỜ : Ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi giờ Thìn, giờ Hợi. Ngày Tý, Ngọ, Mão, Dậu giờ Thìn, Dậu. Ngày Thìn, Tuất, Sửu, Mùi giờ Thìn, Mùi. + GIỜ KHÔNG VONG: Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu. Ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ. Ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ. Ngày Đinh Mão giờ Nhâm dần. Ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu. + GIỜ NHẬP QUAN KIÊNG HỒN NGƯỜI SỐNG: Ngày Giáp, Ất giờ Mão. Ngày Bính , Đinh kiêng giờ Sửu. Ngày Mậu, Kỷ kiêng giờ Hợi. Ngày Canh, Tân kiêng giờ Sửu. Ngày Nhâm, Quý kiêng giờ Thìn. + NGÀY SÁT SƯ: Ngày Giáp Tý, Canh Ngọ: xấu với người nhà. Ngày Bính Tý, Ất Mùi: Sát người Thày. Ngày Nhâm Tý: Không lợi cho tất cả. + NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI KIÊNG VIỆC HUNG : – Năm Giáp Kỷ – Tháng 3 – Ngày mậu Tuất. Tháng 7 – Ngày Quý Hợi. Tháng 10 ngày Bính Thân. Tháng 11 ngày Đinh Hợi. Năm Ất, Canh – Tháng 4 ngày Nhâm Thân. Tháng 9 ngày Ất Tỵ. Năm Mậu, Quý: Tháng 6 ngày Kỷ Sửu. Năm Bính , Tân : Tháng 3 ngày Tân Tỵ. Tháng 9 ngày Canh Thìn. Tháng 10 ngày Giáp Thìn. Năm Đinh, Nhâm không phải kiêng. + GIỜ LIỆM KIÊNG MỘC VÂY QUANH QUAN TÀI: Ngày Tý giờ Dậu. Ngày Sửu giờ Ngọ. Ngày Dần giờ Dần. Ngày Mão giờ Sửu. Ngày Thìn giờ Tuất. Ngày Tỵ giờ Tỵ. Ngày Ngọ giờ Thìn. Ngày Mùi giờ Hợi. Ngày Thân giờ Thân. Ngày Dậu giờ Mùi. Ngày Tuất giờ Mão.
3/ Công việc chuẩn bị trong ngày bốc hay di dời mộ Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ, người Thầy cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc, nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm. Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi. Khi bốc mộ, người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên (Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài). Trước khi tiến hành bốc mộ, người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên. Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại. Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh (Áo, mũ, ủng) ,ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối. Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên (trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ), xôi, gà trống luộc nguyên con …. Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành, một cái quách đặt làm sẵn, một miếng vải đỏ, một tấm ni lông, vài chai rượu nặng và nước Vang. Một vài cái xô, chậu nhựa để rửa xương. Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh. Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm. Khi ván Thiên được cậy ra, người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí. Sau đó mới tiến hành lấy cốt. Sau khi nhặt hết cốt, rửa sạch, người ta trải tấm ni lông ở dưới, tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người. Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên. Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu. Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại. Sau khi hoàn tất, người ta đóng nắp tiểu lại.
Khi Bốc Mộ Sang Cát
Trong thực tế hiện nay, cách bốc mộ hay sang cát mồ mả cũng như các thủ tục cải táng mộ phần đang là vấn đề băn khoăn và đáng lo ngại của nhiều gia đình. Việc lựa chọn cách thức bốc mả hay cải táng cho ngôi mộ phải đúng và hợp với phong thủy, có như vậy thì mới tốt. Bởi lẽ, như chúng ta ai cũng biết mộ là nơi an nghỉ cuối cùng cho những người đã khuất. Cả một đời người dù có sống trong cảnh giàu sang, nhung lụa, nhà cửa, đất đai và vô vàn những tài sản có giá trị khác hay nghèo hèn, vất vả, tay trắng thì khi mất đi cũng chỉ có vỏn vẹn mấy mét vuông nấm mồ để chôn cất thi thể, là nơi yên nghỉ khi về với âm thế. Bởi vậy mới nói, tiền bạc, vật chất có thể chuyển nhượng, sang tên, mua bán nhưng mồ mả của ông bà tổ tiên thì vĩnh viễn không thể thay đổi được. Nghiên cứu về mặt tâm linh, nhiều người cho rằng việc bốc mộ, sang cát hay cải táng mộ phần có ảnh hưởng rất nhiều đến người đã khuất cũng như cuộc sống của thế hệ đi sau.
Vậy, khi gia đình có việc sang cát, bốc mộ chúng ta cần phải nắm được những kiến thức quan trọng gì, qua đó cần đặc biệt chú ý những điều gì để công việc được diễn ra một cách êm xuôi, thuận lợi nhất.
1. Tiến hành quan sát và thực hiện các thao tác kiểm tra mộ phần
Trước khi chúng ta muốn bốc mộ sang cát hay cải táng mộ phần thì việc đầu tiên không thể thiếu đó chính là tiến hành quan sát và thực hiện các thao tác kiểm tra xem mộ phần đó như thế nào? Có nghĩa là, phải xét xem mộ phần đó đã đủ thời gian để làm cải táng hay chưa. Nếu chưa đủ cần phải đợi đến một thời điểm thích hợp nhất định mới có thể bắt đầu tiến hành các thủ tục lễ nghi sang cát, thường người ta lấy năm làm đơn vị thang đo. Tiếp đó cần chú ý xem ngôi mộ có kết hay không, liệu rằng thịt đã tiêu hết hay chưa?
Thế nào là mộ kết? Giải thích một cách đơn giản, mộ kết là ngôi mộ đã hấp thụ được Linh Khí của Long Mạch cũng như đón nhận được Phúc Trạch của Âm Phần. Việc tích tụ khí tốt lành trong ngôi mộ sinh ra kết phát, nhờ vậy mà đem đến những điều may mắn cho cuộc sống của con cháu, cả dòng họ được hưởng nhiều phúc lộc, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, công chuyện làm ăn thuận lợi, suôn sẻ, gia đạo mọi bề đều tốt đẹp, như ý.
Trong trường hợp mà chưa tiêu hết thịt, có thể do một trong 3 nguyên nhân chủ yếu sau đây: phạm trùng, chôn tại khu đất hiếm khí hay người chết do mắc các bệnh nặng phải điều trị và sử dụng nhiều thuốc trị liệu và hóa chất nên khó tiêu. Đối với cả 3 trường hợp trên tuyệt đối không được dịch chuyển, bốc dời, chuyển đi ngay mà phải chờ đến khi nào tiêu hết.
Muốn kiểm tra xem đã đến thời điểm thích hợp để tiến hành cải táng và quy tập mộ người ta thường sử dụng thuật xem bói. Tức hầu hết các gia đình đều đến nhờ các thầy cúng để xem bói, tính toán chính xác ngày giờ tốt lành qua các phương pháp: ngoại cảm, cảm xạ, bấm ám độn, cảm nhận trường khí,.. Qua đó, người ta sẽ dự đoán được mộ phần này đã kết phát hay thịt đã tiêu hết hay chưa.
Ngoài ra, chúng ta có thể tự mình kiểm tra bằng một số biện pháp như sau: Thực tế cho thấy, ta có thể kiểm tra mộ kết thông qua việc quan sát bằng mắt thường. Do được tích tụ Linh Khí của Long Mạch cho nên ngôi mộ sẽ ngày càng nở ra, nhô lên trên khỏi mặt đất trong như những cái gò mấp mô hay như các tổ mối đùn. Hiện tượng dư khi của long mạch và âm phần kết phát sẽ giúp cho mộ phần thêm chắc chắn, phát nở hơn trước khi chôn. Mặt khác, có thể dễ dàng nhận thấy các ngôi mộ kết thường có cỏ mọc phủ kín xanh tốt.
Chẳng hạn như, ở Hà Tĩnh có một ngôi mộ kết, khi con cháu đi thăm mộ, lúc về họ vứt các cành hoa cúc ra ven mộ, chỉ vài ngày sau đó những đoạn thân hoa cúc này đã mọc ra một khóm cúc nở rộ, tươi tốt. Người xưa cũng thường sử dụng phương pháp này để xác định xem có Huyệt kết hay chưa bằng cách làm cụ thể như sau: Ta cắm các cành cây khô vào những vùng đất được nghi là có mộ kết, nếu như sau một thời gian mà nhận thấy cành khô này nảy nở mầm xanh và phát triển tươi tốt thì cũng đồng nghĩa với việc nơi này có huyệt kết và ngược lại.
Bên cạnh đó, một góc nhìn khác, ta có thể quan sát những viên đá, bia mộ tại huyệt, nếu như những viên đá và bia mộ đó bóng loáng, sạch sẽ như được phủ một lớp dầu bóng hay lau chùi thường xuyên thì chắc chắn rằng mộ này đã kết. Đặc biệt nhớ rằng, trong trường hợp mộ kết thì tuyệt đối không được dịch chuyển, nếu không sẽ gây ra những rắc rối lớn, điều dữ cho dòng họ là khó tránh khỏi.
Nếu như buộc phải di dời và chuyển dịch mồ mả vì lý do nào đó không thể kiểm soát được, người ta thường sử dụng các phương pháp của Huyền Môn và theo các nguyên tắc trong Phong Thủy. Sau một quá trình thực hiện khá phức tạp mới có thể tiến hành di chuyển được. Nếu mộ kết thường bắt đầu kết từ chân cho tới đầu, một số ngôi mộ do kết cấu mộ hay Long Mạch mà chiều hướng kết có thể ngược lại. Trong thực tế, kết có thể ở một trong các dạng sau: kết tơ hồng, kết mạng nhện, kết chu sa hay kết băng,.. Theo đó, mỗi dạng kết sẽ có các màu sắc khác nhau từ xám cho đến màu trắng, màu đỏ hay màu hồng. Trong số đó, dân gian ta cho rằng màu đỏ như chu sa là loại mạnh nhất.
Đối với ngôi mộ chưa tiêu hết thịt đã phải bốc đi vì một lý do khách quan nào đó thì sẽ phải chú ý đến một số điều sau:
Thứ nhất, nếu chót bốc lên mà mộ chưa tiêu thì phải lắp lại khi đắp mộ, nhưng chỉ để công kênh cho không khí vào mộ để tiêu hết thịt.
Thứ hai, nếu như không phải kết phát, còn nguyên hình thì khi đắp lại mộ ta nên lắp lại và cần để bớt ra một số lỗ thông thoáng từ ván thiên tới nóc phần ngang mộ giúp khí vào mộ. Bằng cách, trước khi lấp mộ cắm một số cây tre theo các vị trí từ ván thiên tới nóc phần ngang mộ, sau khi đắp xong, rút tre ra để cho không khí vào mộ tiêu hết thịt còn lại. Việc bốc mộ sẽ tiếp tục để sang năm tới.
2. Thời gian thích hợp để bốc mộ
Việc lựa chọn thời điểm tốt lành để cải táng vô cùng quan trọng, chính vì vậy phải xem xét thật kỹ lưỡng, cẩn thận để chọn ngày giờ cho chính xác. Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn có phong tục người đã khuất sau mãn tang thì sẽ cải táng, điều này cũng đồng nghĩa rằng hết để tang vong linh. Do đó, người ta thường để ít nhất là khoảng 30 tháng sau khi chôn cất mới tiến hành làm lễ cải táng. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì trong khoảng thời gian này mộ kết và có thể tiến hành bốc mộ.
Chọn năm để tiến hành cải táng phải hợp với tuổi của vong, tránh xung khắc với bản mệnh cũng như tránh phạm phải các năm xung sát. Bên cạnh đó, người ta còn tính năm dựa trên tuổi của trưởng nam trong gia đình để dự đoán năm chính xác, thích hợp nhất. Bởi lẽ, nhiều người cho rằng khi vong đã mất thì mọi sự may rủi, lành dữ đều gánh trên vai người trưởng nam. Theo đó, năm để tiến hành cải táng cũng phải hợp với tuổi và bản mệnh của nam trưởng trong nhà.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, môi trường địa lý với thời tiết khí hậu luôn luôn có sự biến đổi, các hóa chất, thuốc sâu độc hại được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nhiều làm ô nhiễm nguồn đất trầm trọng. Sau khoảng thời gian là 30 tháng xác tử vong chưa được phân hóa hoàn toàn là điều đang diễn ra khá phổ biến, cho nên, để tránh hiện tượng trên nhiều gia đình đã thay vì để trong 3 năm có thể lên đến 4 hay 5 năm hoặc lâu hơn mới tiến hành cải táng.
Khi đã chọn được năm thích hợp, người ta mới tính đến việc lựa chọn tháng tốt trong năm. Thông thường các tháng được chọn sẽ thuộc trong phạm vi từ cuối thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Người ta hay hạn chế và tránh cải táng vào sau Đông Chí cũng như các ngày đầu năm. Sau khi đã chọn được tháng, tiếp đến cần xem ngày tốt và chọn giờ hoàng đạo để bốc mộ và sang cát tạo huyệt mới. Cần chú ý nên chọn ngày giờ tránh tuổi của người khuất và con trưởng, cũng như các ngày giờ xấu, đại kỵ, bách kỵ, có nhiều Sao Xấu không tốt.
Thông thường ban ngày người ta chỉ tiến hành làm lễ phạt nấm, tiếp sau đó đợi đúng đến giờ tốt mới bắt đầu làm các công việc và mở tấm ván Thiên – tức nắp ván trên nóc của quan tài. Vong hồn không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do vậy, việc bốc mộ phải tiến hành vào ban đêm khi trời đã tối và theo khung giờ đã định từ trước đó. Ngoài ra, việc thực hiện bốc mả vào ban đêm cũng tránh cho xương cốt sẽ bị đen đi khi có ánh sáng chiếu vào.
3. Lựa chọn vị trí tốt để đặt mộ
Sau khi đã chọn lựa xong xuôi thời điểm tiến hành thì việc mà những người trong gia đình cần phải làm đó chính là xem xét và chọn ra một vị trí huyệt đất mới để di dời, chuyển dịch hài cốt. Không phải đất nào cũng an táng hay lập mộ phần vĩnh cửu được cho nên việc tìm ra một huyệt đất vừa thuận về thiên hướng lại vừa hợp với mệnh vong là điều quan trọng không thể làm qua loa cho xong được. Như chúng ta cũng thấy, ngày xưa, với điều kiện đất đai rộng rãi, nhiều diện tích đất không dùng đến nên công việc chọn mô đất cũng khá dễ dàng. Còn trong thời đại ngày nay, nhà cao cửa rộng, cơ sở hạ tầng, đất chật người đông, diện tích đất trống bị thu hẹp lại theo đó diện tích đất dành để lập mộ cũng hạn chế hơn. Ở các địa phương, mỗi gia đình sẽ được bố trí một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang – nơi tiến hành hung táng. Mặt khác, đối với những khu đất mà địa phương an bài không được tốt thì cần phải tiến hành dẫn long tụ khí để tăng thêm nguồn khí lợi, loại bỏ bớt mặt xấu của nó. Trong các gia đình mà có điều kiện, họ sẽ thuê thầy bói huyệt để lựa chọn một khu huyệt mộ ưng ý, tốt nhất cho vong nhân người đã khuất. Hoặc lập thế tụ long tạo trạch đối với vùng đất mà địa phương đã giao cho để xây dựng phần mộ.
Còn đối với các gia đình bình thường, không có điều kiện lựa chọn, phải bắt buộc chôn trong vùng đất được giao thì cần chú ý một số điều sau đây:
Thứ nhất, vùng đất được chọn để tiến hành huyệt mộ phải là nơi đất mới, chưa từng bị đào xới, bới tung hay chưa từng chôn lấp là tốt nhất. Mặt đất bằng phẳng, rắn chắc và tươi tốt sẽ giúp cho khí huyệt dồi dào, tích tụ và dẫn luồng khí tốt. Đối với vùng đồng bằng, đất phải xốp mịn, có mùi thơm và khi đào sâu từ 6 đến 7 cm thì đất phải đặc quánh lại, có màu nâu đậm hay vàng nhạt thì tốt, nếu không cũng phải cùng màu với đất ở khu vực được chọn. Còn đối với vùng núi cao, đất cần có độ mịn màng, màu mỡ nhất định, không được chọn vùng diện tích đất quá khô hay có màu vàng nhạt, như vậy sẽ không tốt.
Thứ hai, lựa chọn huyệt đào phù hợp. Đó phải là vùng có đất tươi xốp, màu mỡ, mềm mịn, không quá khô cứng, như vậy sẽ tốt cho xương. Trong trường hợp nếu đào lên thấy đáy huyệt có mạch nước ngầm chảy xiết thì tuyệt đối cấm kỵ không được đặt mộ vì rất dễ trôi mất tiểu, mất mộ. Trừ khi xác định được dòng nước này là “tụ huyệt long thủy lộ” thì có thể chấp nhận được. Nếu đào thấy có ít nước thì tốt, nhưng cần chú ý đến dòng chảy của nước không được chảy xiết, hơn nữa, nước phải trong suốt, không đục ngàu, không có mùi hôi tanh hay mùi khó ngửi. Đối với vùng đồng bằng, dưới huyệt chỉ nên có ít nước, có thể chôn cất ngay bên cạnh nhưng tuyệt đối không chôn cất đè lên huyệt cũ.
Thứ ba, vùng diện tích đất dành cho các khu nghĩa trang – nơi quy lập, chôn cất và xây dựng các ngôi mộ thường xảy ra tình trạng thiếu đất, quá tải trầm trọng gây nên hiện tượng các mộ chen lấn nhau. Khi chọn huyệt cần tránh các mộ xung quanh đã lấn chiếm trước đó để tránh tình trạng mộ đè nên mộ. Khi lập mộ cần tránh việc các mộ khác chọc vào ngay trước phần mộ nơi chôn cất hoặc đâm xuyên vào hai bên mộ. Tốt nhất nên chọn huyệt sao cho bề trước rộng rãi, thoáng đãng lại có hướng nhìn ra ao hồ, sông suối để đón không khí tươi mát, trong lành. Trong trường hợp diện tích đất quá hẹp không đủ để phía trước rộng thoáng thì ít nhất cũng phải chừa ra được một khoảng trống nhỏ trước huyệt.
Thứ tư, cần phải tiến hành quan sát cẩn thận và kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống đường dẫn xung quanh huyệt mộ. Nếu đường đi đâm sang hai bên cũng như đâm thẳng chính diện của huyệt tức chủ yếu về phá bại, tuyệt đối không dùng. Theo đó, đường đi mà theo sát ngay phía sau huyệt mộ cũng không thể sử dụng vì nó chủ về tổn hại, ắt sinh điềm bất lợi. Thông thường, người ta hay chọn huyệt ở những nơi yên tĩnh, thông thoáng, có khoảng cách tương đối so với các đường đi, lối dẫn qua lại quanh khu vực mộ phần.
Thứ năm, riêng đối với vùng núi non cần phải kiểm tra, thẩm định huyệt theo một số các tiêu chí địa lý đã xác định. Tốt nhất nên chọn huyệt ở những nơi có long hổ hai bên bao bọc, có cao sơn che chắn vững chắc phía sau, trước hướng minh đường thủy tụ.
Tiến hành làm lễ và lựa chọn ngày giờ tốt lành, sau khi chọn được vùng đất có vị trí thích hợp thì có thể bắt đầu tiến hành xây cất cho ngôi mộ.
4. Khi cải táng cần phải chuẩn bị những vật liệu gì?
Trước tiên là chọn Tiểu và Quách: Tùy thuộc vào từng điều kiện kinh tế mỗi gia đình mà có thể lựa chọn bằng các vật liệu khác nhau như sành, sứ, đá, xi măng, gỗ… Tiếp đó cần phải chuẩn bị một tấm bạt che, dùng đèn để chiếu sáng, 1 tấm vải đỏ, rượu, một chiếc chậu rửa xương, khăn lau, ni lông hay tấm bìa trải để đựng xương, một chiếc rổ to, đun nhiều nước vang (nước ngũ vị hương) và một số vật dụng cần thiết khác nữa. Ngoài ra, còn căn cứ vào tục lệ từng địa phương cũng như từng điều kiện hoàn cảnh để chuẩn bị thêm một số vật liệu. Chẳng hạn như, trong trường hợp mộ phần để cũng nhiều năm rồi mà khi bốc lên vẫn chưa tiêu hết thì có thể sử dụng thuốc dã thịt để tránh phải dóc thịt ra khỏi xương. Có thể mua loại thuốc này tại các nhà tang lễ.
Một điều quan trọng đặc biệt không thể không thực hiện trước khi tiến hành bốc mộ đó là thân nhân phải làm nghi lễ tại Gia tiên để trình báo lên Tổ tiên của mình. NGoài ra, tại nghĩa trang nơi bốc hài cốt gia đình cũng phải làm lễ trình lên Quan Thần Linh sở tại quản lý trong khu vực đó. Các vật liệu được dùng thông thường sẽ bao gồm: một bộ đồ của Quan Thần LInh ( gồm có 1 chiếc mũ, 1 bộ quần áo và 1 đôi ủng), một con ngựa, một nghìn vàng hoa màu đỏ, tiền giấy, trầu cau, vàng bạc, rượu, nén, gạo và muối. NGoài ra, nhiều nhà còn cúng thêm một số thứ khác nữa như gà trống luộc, xôi, giò, Tam sên ( bao gồm thịt lợn luộc, trứng vịt luộc và tôm khô bóc vỏ),…
Sau khi mở ván thiên ra (tức mở nắp quan tài) người ta sẽ đổ rượu có nồng độ cao vào bên trong để tẩy rửa âm khí, rồi sau đó mới tiến hành lấy cốt. Trong trường hợp mà hài cốt chưa được phân hủy hết, nếu không chuẩn bị thuốc tiêu thịt thì có thể lấy xăng đổ vào mộ. Châm lửa đốt cháy thịt còn lại và cuối cùng dùng dao dóc nốt những mảnh thịt còn sót, đem xương rửa qua nước vang. Khi đã nhặt xong toàn bộ hài cốt và đem rửa sạch, người ta trải tấm ni lông xuống dưới, sau đó trải tấm vải đỏ lên trên rồi lần lượt xếp xương theo thứ tự hình dạng ban đầu của người.
Đầu sọ phải được xếp sao cho mặt hướng lên trên, có thể dùng trà hoặc một tấm vải để kê. Tất cả các xương và khung xương phải kiểm tra cho đủ, không được để thiếu sót. Dân gian có một cách thường sử dụng khá phổ biến, đó là: khi đã đãi cốt xong đâu vào đấy, cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu thấy làn khói hòa quyện lại, bay thẳng thì hết cốt, nếu khói tỏa xuống, lan quanh huyệt tức chưa hết cốt, cần xem lại. Đóng nắp tiểu lại sau khi đã hoàn tất việc lấy cốt.
Đợi đến giờ tốt, đem hài cốt chôn tại khu huyệt mộ mới. Khi đã hoàn thành xong, tiến hành làm lễ hàn long mạch và lễ tạ mộ. Nếu khu mộ mới này ở tại một nghĩa trang khác thì phải làm lễ tế xin phép Quan Thần Linh sở tại ở khu vực đó thì mới được hạ huyệt làm lễ chôn cất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Nào Nên Tu Sửa, Chuyển Mộ Phần, Mồ Mả, Lăng Mộ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!