Xu Hướng 3/2023 # Khi Nào Xin Tăng Lương? Cách Đề Nghị Tăng Lương Với Sếp # Top 9 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Khi Nào Xin Tăng Lương? Cách Đề Nghị Tăng Lương Với Sếp # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Khi Nào Xin Tăng Lương? Cách Đề Nghị Tăng Lương Với Sếp được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nào thì nên đề nghị tăng lương với sếp?

Công ty đang kinh doanh ổn định 

Xem xét thời gian phù hợp là một cách đề xuất tăng lương thông minh. Bạn nên để ý lúc công ty kinh doanh ổn định, làm ăn có lãi thì mới đề nghị tăng lương. Ngược lại, phải tránh nhắc đến tài chính trong trường hợp công ty gặp khó khăn, thậm chí là thua lỗ vì như vậy sẽ khiến bạn để lại ấn tượng xấu trong mắt người lãnh đạo. 

Khi đưa ra đề nghị tăng lương, bạn cũng nên quan tâm tới tâm trạng hiện tại của cấp trên. Sếp đang vui vẻ thì sẽ rất sẵn sàng mở lòng với đề nghị từ bạn. Còn nếu sếp đang bận giải quyết một loạt công chuyện bận rộn, đặc biệt là việc riêng tư thì không nên làm phiền họ thêm. 

Phòng ban của bạn đạt được thành tích tốt 

Bên cạnh chuyện cá nhân xin tăng lương thì cũng có trường hợp tập thể đoàn kết làm nên thành tích vượt trội, xứng đáng để được nâng lương đồng loạt. Nếu bạn là một người trưởng phòng hay trưởng nhóm thì hãy cố gắng lãnh đạo đồng nghiệp cấp dưới đi tới kết quả tốt. Một khi tập thể của bạn tạo ra thành công đáng chú ý thì đương nhiên bạn sẽ được cấp trên ghi nhận. Tận dụng thời cơ này để xin tăng lương sẽ là điều vô cùng thích hợp. 

Bạn luôn hoàn thành tốt công việc được giao 

Tăng lương không phải là chuyện thích là được đáp ứng mà phải xem xét nhiều yếu tố. Người lao động cần tăng lương nên xác định xem mức thu nhập hiện tại của mình có xứng đáng với công sức và chất xám bỏ ra không. Từ đó, hãy liệt kê đầy đủ về những lần hoàn thành nhiệm vụ vượt chỉ tiêu, thời gian làm việc ngoài giờ (nếu có) và tất cả lý do khiến bạn tin tưởng rằng mình xứng đáng với một mức lương cao hơn. Càng dẫn chứng cụ thể và trung thực thì người sếp sẽ càng tin tưởng bạn. 

Đồng nghiệp được tăng lương 

Nếu nhận thấy mức lương của bạn có sự khác biệt so với những người đồng nghiệp cùng vị trí và cùng tiến độ làm việc thì hãy đề nghị tăng lương với sếp ngay. Bạn cũng có thể tìm hiểu về mức lương trung bình cho công việc hiện tại thông qua các trang web chuyên môn (Indeed, Payscale, Glassdoor,…) để biết rằng lương của mình có đang đúng với “giá sàn” thị trường không. Hiểu rõ thông tin về mức lương trung bình sẽ là “vũ khí” vượt trội trong đàm phán tăng lương, đảm bảo đem lại quyền lợi tốt nhất về phía người đề xuất. Điều này cũng góp phần thể hiện ý thức chuyên nghiệp của bạn, biết rõ giá trị lao động của mình nằm ở đâu.

2. Cách đề nghị tăng lương với sếp dễ được phê duyệt 

Xin tăng lương như thế nào là hợp lý?

Trình bày thành tích của bạn với sếp 

Trước khi đề nghị tăng lương, bạn chắc chắn sẽ phải thu thập toàn bộ tài liệu cần thiết để minh chứng cho nỗ lực của mình trong suốt thời gian làm việc qua. Đừng quên trình bày chúng dưới dạng tài liệu khoa học, có logic và có tổ chức. Trong lúc liệt kê, hãy chú trọng yếu tố cụ thể, trung thực. Thông qua đây, người sếp dễ dàng thấy rõ năng lực của bạn và xem xét lại những đóng góp giá trị. 

Tuy nhiên, để đề nghị tăng lương diễn ra thành công thì lời khuyên là bạn nên rèn luyện tinh thần quyết đoán. Bạn không mạnh mẽ bảo vệ ý kiến của bản thân thì có bao nhiêu tài liệu cũng chưa chắc xin được tăng lương 

Chủ động đảm nhận thêm công việc 

Tăng lương không phải chuyện thường tình mà bạn phải trải qua vất vả và nỗ lực để xứng đáng với thành quả to lớn. Nếu ngay từ đầu, bạn xác định muốn có thu nhập cao hơn thì hãy chủ động đảm nhận thêm công việc. Đừng chờ đợi đến lúc ai cũng được khen thưởng rồi thì mới cuống cuồng thay đổi phong cách làm việc. Chủ động đề nghị nhận thêm nhiệm vụ cũng chính là chủ động đề nghị tăng lương một cách khéo léo. 

Chọn thời điểm phù hợp xin tăng lương với sếp  

Cân nhắc yếu tố khách quan và chủ quan để đề nghị tăng lương với sếp diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Bạn phải chọn đúng thời điểm, bao gồm hai trường hợp phổ biến sau: 

Khách quan: Công ty kinh doanh thành công hoặc đang phát triển ổn định. Tránh xin tăng lương khi công ty thua lỗ. 

Chủ quan: Chọn thời điểm sếp có tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Tránh nhắc đến chuyện lương thưởng khi sếp đang bận, đang đi công tác hoặc có vấn đề riêng tư nhạy cảm. 

Đề nghị mức tăng lương hợp lý

Khi đề nghị tăng lương nên trình bày luôn con số cụ thể. Bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng về mức tăng hợp lý để phù hợp với khả năng chi trả của công ty, đồng thời phù hợp với nhu cầu và năng lực của bạn. Có thể đề xuất tăng lương lên trong khoảng 10% – 30%, sau đó tùy theo đàm phán với sếp mà chốt lại con số hợp lý nhất (ví dụ: 20%). Bên cạnh đó, hãy hỏi thêm về lương tháng 13 để biết mình đã đủ điều kiện nhận chưa. 

Nên xin tăng lương với một mức tăng hợp lý 

Trình bày với thái độ chân thành 

Thái độ của bạn khi đề nghị tăng lương nắm giữ vai trò chủ chốt. Hãy nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự mà vẫn không quên cởi mở về chuyện lương thưởng. Hạn chế tình trạng run rẩy hay nói lắp vì như vậy sẽ làm bạn trở nên yếu thế. Sau khi liệt kê ra toàn bộ lý do vì sao nên tăng lương cho mình thì cẩn thận chốt lại bằng câu hỏi: “Anh/chị có đóng góp gì thêm cho ý kiến của em không ạ?”. Ngoài ra, không nên nói lý do tiêu cực, chẳng hạn như: không tăng lương thì nghỉ việc, bản thân đang có chỗ khác lương cao hơn mời về làm,…

3. Chia sẻ mẫu đơn xin tăng lương 2021 

Mẫu đơn xin tăng lương là tài liệu nhằm mục đích đề nghị Ban lãnh đạo xem xét tăng lương cho cụ thể cá nhân và tập thể. Nếu đang có kế hoạch đề nghị tăng lương thì hãy xem thử gợi ý viết mẫu đơn xin tăng lương chuẩn nhất 2021. Có chuẩn bị sẵn đơn này thì cấp trên mới đánh giá bạn là người tỉ mỉ và chi tiết, từ đó sẵn lòng xét duyệt đơn. 

Bước 1: Nghiên cứu mức lương trước khi đề xuất: 

Nghiên cứu mức lương trung bình trên thị trường.

Tham khảo mức lương của đồng nghiệp trong công ty.

Tự đánh giá mức lương hiện tại có còn phù hợp với bản thân không (xét theo năm làm việc, dự án đã hoàn thành, thái độ làm việc…)

Bước 2: Tiến hành viết đơn: 

Mở đầu đơn là trình bày lý do muốn tăng lương.

Giải thích cụ thể về mong muốn của mình thông qua hàng loạt bằng chứng thuyết phục, kèm theo số liệu chính xác. 

Hứa hẹn cống hiến thêm nữa sau khi được tăng lương. 

Kết thúc đơn bằng lời cảm ơn chân thành, kèm theo chữ ký người viết. 

3.1 Mẫu đơn đề nghị tăng lương cá nhân: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

ĐƠN XIN TĂNG LƯƠNG

Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty …………………

Tôi tên là: ……………………….. sinh ngày …………………….. 

Hiện đang tôi đang là nhân viên ……………. tại Công ty …………………………

Căn cứ vào Luật Lao động và tình hình thực tế, tôi viết đơn này đề nghị Ban Giám đốc xem xét tăng lương cho tôi kể từ tháng 4 năm 2021. 

Tôi xin đưa ra các lý do sau:

– Năm 2020, Công ty ta đã tăng trưởng …………..%.

– Từ ngày 01/01/2019, lương tối thiểu vùng tăng…….% nhưng cả năm qua tôi chưa được

tăng lương dù làm việc rất hiệu quả.

– Doanh số năm 2020 của tôi tăng ………………% so với năm 2019.

Như vậy, việc tăng lương cho tôi là cần thiết để phù hợp với chất lượng làm việc nổi trội của tôi trong thời gian qua và sự tăng trưởng của Công ty, nền kinh tế nước nhà.

Rất mong Ban Giám đốc xem xét tăng ít nhất là ………..% tiền lương cho tôi từ ngày …………….; có như vậy mới đảm bảo tính công bằng và hiệu quả, tạo ra động lực để tôi làm việc tốt hơn và cống hiến cho Công ty nhiều hơn.

NGƯỜI LÀM ĐƠN                                             GIÁM ĐỐC 

3.2 Mẫu đơn đề nghị tăng lương tập thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY CP DỊCH VỤ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………………………….

            Địa chỉ: …………………

            Điện thoại: ……….……

ĐƠN ĐỀ XUẤT TĂNG LƯƠNG

Kính gửi: Ban Giám đốc

Đề nghị Ban Giám Đốc xem xét tăng lương cho công nhân viên như sau:

SttHọ tênMS nhân viênBộ phậnMức đang hưởngMức đề xuấtThời gian tăngLý do1       

Ý kiến Giám đốc:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………… 

Giám đốc Ngày ……. tháng …… năm ……            Người đề xuất

 

Cách Viết Đề Xuất Tăng Lương Sếp Không Thể Bỏ Qua

Đơn xin tăng lương là việc bạn nên xem xét và thực hiện sau những thời gian nhất đinh gắn bó cùng sự phát triển của công ty, sau mỗi đinh kỳ quy định 6 tháng hoặc 1 năm hay khi bạn cảm thấy năng lực và cống hiến của mình xứng đáng được tăng lương thì còn chờ gi mà không viết đề xuất tăng lương gửi sếp ngay.

Cách viết đề xuất tăng lương

Trước khi làm đề xuất tăng lương bạn cần lựa chọn một thời điểm thích hợp, tìm hiểu qua về chính sách tăng lương của công ty, tham khảo các mức lương của từng vị trí để đưa ra mức tăng lương hợp lý nhất.

Tham khảo nhiều mẫu đơn xin tăng lương để có thể viết một cách hợp lý.

Để có một đề xuất tăng lương sếp không thể chối từ bạn cần đưa ra những kết quả công việc đã thực hiện, những cố gắng trong thời gian làm việc, đây là những luận điểm thuyết phục nhất để sếp đồng ý tăng lương cho bạn.

Năng suất lao động của bạn tăng bao nhiều so với 6 tháng đầu năm hay với năm trước, doanh thu công ty tăng bao nhiêu so với cùng kỳ.

Bạn cần có một mức thu nhập cao hơn để trang trải thêm cho cuộc sống gia đinh và dành nhiều thời gian và tâm huyết hơn với những công việc của công ty, đó cũng là một lý do cần được nêu ra khi viết đơn xin tăng lương.

Mẫu đơn xin tăng lương tham khảo

Một mẫu đơn xin tăng lương có các nội dung chính như sau:

Tên người làm đơn: Bạn ghi rõ họ và tên, phòng ban đang công tác, chức vụ, công ty, địa chỉ công tác.

Lý do cần tăng lương: Đưa ra các lý do thuyết phục dựa trên những quy định của những bộ luật, đưa ra thành tích hoạt động và những cống hiến cho công ty. Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, tránh viết dài dòng, trình bày.

Kết luật: Việc tăng lương là hoàn toàn phù hợp với tình hình của công ty và những quy định của pháp luật, đừng quên đề xuất số tiền lương cần tăng trong lần đề xuất lần này.

Ký và ghi rõ họ tên, thời gian viết đơn xin tăng lương.

Những lưu ý cần tránh khi viết đề xuất tăng lương

Đề cao bản thân, cho là mình nhất: Việc phải đưa ra số liệu về kết quả làm việc là cần thiết nhưng không phải là đề cao mình quá mức, hạ thấp người khác, hãy sử dụng từ ngữ một cách chính xác và khiêm tốn nhưng vẫn đủ để sếp nhìn thấy được những kết quả.

So sánh với mức lương của các đồng nghiệp: Khi ký hợp đồng làm việc công ty và mỗi nhân viên đã có thỏa thuận về mức lương và thưởng, do đó những người làm việc có năng lực hay có cống hiến thì mức lương sẽ cao hơn, đừng đưa ra những lý do dạng như: “Tôi thấy anh A thực hiện các công việc như tôi nhưng lương cao hơn …”

Đề xuất mức lương không hợp lý: Bạn cần tìm hiểu về mức lương của các đồng nghiệp cũng như dựa vào tình hình phát triển của công ty, khả năng cống hiến của mình để đề xuất mức tăng lương hợp lý nhất.

Đề nghị mức tăng lương không hợp lý: Điều này vô cùng quan trọng vì vậy bạn phải xem xét thật kĩ trước khi đưa ra mức lương bạn mong muốn.

Trình bày dài dòng: Tránh trình bày quá dài, thông tin quá nhiều và không gói gọn mang tính chất kể lể.

Mẫu Đơn Xin Tăng Lương Khiến Sếp Khó Từ Chối

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/03/07/Don-xin-tang-luong_0703140227.doc

Tôi tên là: ………………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………….

Đơn vị (2):……………………………………………………………………….

Căn cứ Bộ luật Lao động 2012 và tình hình thực tế của Công ty, tôi viết đơn này xin Ban Giám đốc xem xét để tăng lương cho tôi với các lý do sau:

– Trong năm 2018, năng suất lao động của tôi tăng (3) ……%;

– Theo Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2018, Công ty tăng trưởng (4) ……%;

– Từ ngày 01/01/2019, tiền lương tối thiểu vùng tăng ít nhất 7%.

– Dù làm việc hiệu quả nhưng trong thời gian qua tôi chưa được tăng lương.

Như vậy, việc tăng lương cho tôi là cần thiết.

Rất mong Ban Giám đốc xem xét tăng …….% tiền lương cho tôi, có như vậy tôi mới đủ cơ sở để làm việc hiệu quả và cống hiến tốt hơn cho Công ty.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

(1) Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, có thể gửi đến Phòng Tổ chức Lao động, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động và Ban Giám đốc;

(2) Ghi chi tiết đến bộ phận quản lý trực tiếp;

Ví dụ: Ban Khách hàng doanh nghiệp/Phòng Kinh doanh

(3), (4) Dựa theo báo cáo tổng kết cuối năm của từng bộ phận và toàn công ty.

Viết Mail Đề Xuất Tăng Lương Đúng Cách

Chìa khóa khi thương lượng vấn đề lương bổng, cũng như các cuộc thương lượng khác, là phải thể hiện ý kiến của bạn một cách khách quan và lo-gíc.

– Đánh giá hiệu quả công việc

Chắc chắn, sếp không thể nhớ hết bạn đã có những đóng góp gì cho công ty dù bạn vẫn gửi báo cáo công việc đều đặn. Công việc bận bịu khiến họ chẳng còn tâm trí nào mà nhớ đến những việc bạn làm.

Hơn nữa, ở các công ty hiện nay, sự thay đổi người quản lý không phải là hiếm. Nhiều công ty thay đổi sếp liên tục và những vị sếp mới lại càng không thể hiểu hết bạn đã làm được những gì cho công ty. Vì vậy, khi muốn đề xuất tăng lương, bạn nên có bản đánh giá hiệu quả công việc của bản thân một cách chi tiết.

– Nhắc đến thành tích gần nhất

Những gì bạn đã kể ra vẫn chưa đủ để thuyết phục sếp tăng cho bạn lên mức lương mới. Nhiều người sẽ vin vào cái cớ đó là những thành tích quá cũ, không cần có sự thăng tiến cho những công việc đó. Bởi vậy, bạn hãy nói kỹ hơn đến thành công bạn có được trong thời gian gần đây, đó sẽ là bằng chứng xác đáng nhất giúp bạn ghi điểm với sếp.

– Đặt trong mối tương quan với các công ty

Để có sự so sánh mức lương ở những vị trí tương đương tại các công ty khác, bạn nên có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng. Chịu khó hỏi han bạn bè, người quen, coi như bạn đang tham gia một cuộc khảo sát về mức lương ở các công ty vậy. Ngoài ra, bạn nên dành chút thời gian lướt web, vào một số trang tuyển dụng, bạn sẽ biết mức lương ở vị trí như bạn sẽ là bao nhiêu. Tất nhiên, mỗi công ty sẽ đưa ra mức lương dao động trong một khoảng nào đó, nhưng từ mức chung này, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục sếp “mức lương hiện tại của bạn chưa xứng đáng”.

– Tự tin đối diện với sếp

Khi gặp sếp để đề nghị tăng lương, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tự tin. Lúc này, ngôn ngữ phi giao tiếp (body language) trở nên quan trọng. Mọi cử chỉ, động tác của bạn đều thể hiện tinh thần, thái độ. Sự tự tin, chững chạc ở bạn chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ, khiến sếp phải suy nghĩ.

Chọn đúng thời điểm

“Chi nhánh ngân hàng của mình năm vừa rồi hoạt động rất hiệu quả nên nhiều người hy vọng tăng lương. Vậy mà đợi hoài chẳng thấy sếp nhắc nhở gì. Chán thế chứ!”, cô bạn Ngọc Anh đã than thở như thế đó.

Thật ra, bạn không nên ngồi chờ “sung rụng”. Hãy đề nghị sếp trong vòng một tháng kể từ khi công ty có một thành công lớn và bạn có góp phần vào đấy. Trong lúc nhận thấy tài khoản chính của công ty đang tăng, cái nhìn của sếp về việc tăng lương cho bạn sẽ khả quan hơn.

Ngoài ra, nếu chắc chắn công ty chẳng còn nguồn quỹ dư nào để tăng lương, bạn vẫn nên đặt vấn đề với sếp ba tháng trước báo cáo tài chính cuối năm. Bằng cách ấy, nến như công ty có thêm khoản phụ thu, bạn sẽ là người đầu tiên sếp nhớ đến.

Khả năng hoàn thành công việc

Người quản lý chỉ muốn tăng lương cho bạn khi họ thấy điều đó mang lại lợi ích cho công ty, giúp công việc của họ dễ dàng hơn. Nói cách khác, sếp phải cảm thấy là một mất mát nếu bạn chuyển sang công ty khác chỉ vì lương. Vì vậy, bạn nên “nhắc nhở” sếp bằng cách chứng tỏ năng lực làm việc của mình. Hãy liệt kê danh sách khách hàng đã hài lòng về cung cách làm việc của bạn, mô tả bạn đã giải quyết những gay go trong công việc tốt như thế nào. Chỉ ra cho sếp thấy bạn luôn chấp nhận cũng như hoàn thành mục tiêu công việc.

Gương mặt thân thiện khi thỏa thuận

Hạnh Như, 26 tuổi, nhân viên dự án của một công ty truyền thông, tiết lộ một trong những bí kíp của nàng là “làm mặt nai” khi thuyết phục sếp tăng lương. Tất nhiên không cần phải giả tạo quá mức, chỉ cần cho thấy bạn rất thiện chí.

Bạn nên bắt đầu trò chuyện với câu chuyện về những đóng góp của mình với công ty. Sau đó, hãy kết thúc bằng câu: “Anh/chị có nghĩ tăng lương cho em lúc này là hợp lý không ạ?”. Đặt câu hỏi dưới dạng xin ý kiến, bạn chứng tỏ sự tôn trọng với sếp rồi đấy.

Đưa ra con số

Sau mọi nỗ lực thuyết phục, hãy chuẩn bị nghe câu hỏi: “Vậy em muốn mức lương tăng bao nhiêu?”. Câu trả lời dại dột nhất là: “Tăng bao nhiêu tùy sếp” vì kết quả bạn sẽ nhận được mức lương thấp nhất có thể.

Xuân Nguyệt, dược sỹ, cũng từng rơi vào tình huống như vậy. Cô nàng ấy đợi mãi mới được sếp gọi vào phòng và có dịp bàn bạc về chuyện tăng lương. Thế mà cô cứ ú ớ không biết phải nói con số nào cho đúng. Đến lúc quay về bình tĩnh suy nghĩ lại, Xuân Nguyệt mới phát hiện con số mình đồng ý với sếp so với mức lương cũ chỉ chênh nhau tí tẹo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Nào Xin Tăng Lương? Cách Đề Nghị Tăng Lương Với Sếp trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!