Bạn đang xem bài viết Làm Bảo Hiểm Thai Sản Ở Đâu Và Thủ Tục Như Thế Nào ? được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làm bảo hiểm thai sản ở đâu?
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cần được nghỉ ngơi đầy đủ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và an toàn. Do đó khi biết mình mang thai, không ít trường hợp lao động nữ quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, cũng có thể vì những lý do cá nhân mà bắt buộc phải thay đổi công việc, thay đổi nơi ở. Vậy khi rơi vào tình trạng ấy thì họ phải làm bảo hiểm thai sản ở đâu để có thể nhận đầy đủ phúc lợi theo hợp đồng bảo hiểm ( HĐBH ) ?
Căn cứ theo quy định Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú”.
Theo đó, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo đúng quy định cho người sử dụng lao động nhưng không được vượt quá thời gian là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Còn đối với trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh con thì sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú để có thể nhận đầy đủ phúc lợi theo đúng HĐBH.
Cần chuẩn bị gì khi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản?
Sau khi đã giải quyết được nan đề nghỉ việc thì làm bảo hiểm thai sản ở đâu thì cần chuẩn bị gì khi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản chính là vấn đề cần giải quyết tiếp theo. Căn cứ vào quy định được ban hành ở Khoản 9 Điều 9 Quyết định số 636/QĐ-BHXH thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã thôi việc bao gồm: “Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi gồm: Sổ BHXH và hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều này.”
Trong đó, Khoản 2 Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH/2016 quy định: “Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.”
Dựa theo quy định hiện hành, người làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản phải đến cơ quan BHXH, nơi thường trú hoặc tạm trú để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Trong đó, thủ tục hồ sơ bao gồm:
Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con (bản sao có chứng thực, 01 bản/con).
Sổ BHXH của bạn.
Giấy tờ tùy thân có ảnh: chứng minh thư, bằng lái xe,…
Giấy tờ chứng minh về nơi cư trú: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tạm trú.
Hướng Dẫn Thủ Tục Làm Bảo Hiểm Thai Sản Chi Tiết
1.Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:
1.1 Đối với các công ty có lao động nữ hưởng chế độ thai sản chuẩn bị:
– Dựa vào Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam cần mẫu số C70A-HD Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản.
– Mẫu báo cáo danh sách lao động tham gia BHXD, BHYT, Mẫu 002-TS
1.2 Đối với lao động nữ hưởng thai sản:
a. Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chống người nuôi dưỡng trong trường hợp mẹ chết hoặc con chết:
-Sổ bảo hiểm xã hội
-Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa có giấy khai sinh
-Trường hợp con chết cần giấy chứng từ hoặc hồ sợ bệnh án, hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh
-Trường hợp mẹ chết: giấy chứng tử của mẹ
b. Đối với lao động nữ đi khám thai, sảy thai, thai chết lưu…(bao gồm cả lao động nữ mang thai hộ) gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội và giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú
– Hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD (bản chính) đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
d. Đối với lao động nam có vợ sinh con hoặc mang thai hộ, gồm:
Bộ hồ sơ giống trường hợp lao động nữ sinh con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối nếu sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Hồ sơ trợ cấp một lần khi vợ sinh con đối với lao động nam
Bộ hồ sơ giống lao động nữ sinh con
e. Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con
– Giấy khai sinh trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh
– Giấy thỏa thuận về mang thai hộ vì tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
– Trường hợp con chết cần đưa ra giấy chứng tử hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ trong trường hợp con chết
– Cung cấp giấy chứng tử cho trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết
– Trong trường hợp lao động nữ khi mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền
– Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Bản Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
– Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết: Giấy chứng tử
– Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết: Giấy chứng tử
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con
2. Hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm thai sản theo các bước thực hiện sau:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho công ty.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa.
Thời hạn giải quyết
– Công ty giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Cơ quan BHXH thanh quyết toán cho CÔNG TY trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
Người lao động phải có trách nhiệm không quá 45 ngày nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.
-Khi hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động.
-Người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ ngay cho cơ quan BHXH để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.
Nếu trong bất cứ thắc mắc về hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm thai sản, bạn vui lòng để lại thông tin bên dưới chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất.
Dịch Vụ Làm Bảo Hiểm Thai Sản
Dịch vụ làm bảo hiểm thai sản do AZTAX cung cấp nhằm bảo về quyền lợi cho các lao động nữ trong thời kì mang thai. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiêm trong lĩnh vực bảo hiểm thai sản, mọi vấn đề về thủ tục hồ sơ chúng tôi sẽ giải quyết một cách nhanh chóng và đúng thời hạn.
1. Các thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản cần chuẩn bị
Hồ sơ doanh nghiệp chuẩn bị:
Mẫu 01B-HSB Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
Thiết lập hồ sơ báo giảm cho người lao động bao gồm: Mẫu D02-TS Danh sách lao động tham gia BHXH (theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH)
Hồ sơ người lao động chuẩn bị:
Giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh của con (bản sao)
Hoặc các hồ sơ cần thiết khác đối với các trường hợp đặc biệt (liên hệ trực tiếp dịch vụ làm bảo hiểm thai sản qua số Hotline bên dưới để được tư vấn chi tiết)
2. Trình tự thủ tục AZTAX đại diện khách hàng làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Bước 2: Trên cơ sở thông tin đã tiếp nhận từ phía khách hàng, chúng tôi tiến hành soạn thảo hồ sơ hưởng chế độ thai sản.
Bước 3: Hoàn thành nhanh chóng các thủ tục hồ sơ và bàn giao cho khách hàng
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ (tuỳ vào từng trường hợp).
3. Lợi thế khi sử dụng dịch vụ làm bảo hiểm thai sản tại AZTAX
Nhận được TƯ VẤN MIỄN PHÍ, nhiệt tình và chuyên nghiệp từ đôị ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm xử lý các hồ sơ phức tạp.
Nhanh chóng nhận được kết quả mà không cần tốn thời gian, công sức cho việc đi lại, mọi giấy tờ, thủ tục đều do nhân viên của công ty chúng tôi soạn thảo và thay mặt quý khách hàng làm việc trực tiếp với Cơ quan hành chính Nhà nước.
Được cung cấp văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí.
Được hỗ trợ tư vấn thủ tục pháp lý khác về bảo hiểm xã hội
Thủ Tục Giảm Trùng Bảo Hiểm Xã Hội Năm 2022 Như Thế Nào ?
Thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội năm 2021 như thế nào?
Thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội đối với người lao động chỉ có 1 sổ bảo hiểm thì thực hiện như thế nào ạ. Cơ quan nào sẽ giải quyết vấn đề đó. Mong quý công ty tư vấn giúp tôi.
Về trường hợp trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Do bạn chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội mà có thời gian đóng trùng nhau nên trong trường hợp này cùng một lúc cả hai công ty đóng bảo hiểm cho bạn.
Về thủ tục giảm trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ khoản 6 Mục I Công văn số: 3663/BHXH-THU quy định:
“NLĐ có quá trình tham gia BHXH trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, kể cả sổ có thời gian chưa hưởng chế độ mà trùng với sổ có thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp cũng phải giảm trùng đến tháng liền kề của sổ đã hưởng trước đó, khi giảm trùng thì phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH đã hưởng (nếu có).”
Theo đó, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian bị trùng nhau thì phải làm thủ tục giảm trùng.
Về hồ sơ báo giảm trùng bảo hiểm xã hội căn cứ Quyết định 505/QĐ-BHXH và mẫu Phiếu giao nhận hồ sơ 606a thì hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Đối với người tham gia:
+) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
+) Sổ BHXH
– Đối với đơn vị đồng ý đứng ra làm thủ tục kê khai:
+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT) (trường hợp có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau)
+) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS)
+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)
Về địa điểm nộp hồ sơ báo giảm trùng BHXH căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.”
Như vậy, địa điểm nộp hồ sơ báo giảm trùng bảo hiểm xã hội là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đơn vị kê khai cho bạn đặt trụ sở.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Trong trường hợp của bạn có một sổ bảo hiểm xã hội; thì một trong hai công ty bạn làm việc cần làm hồ sơ để báo giảm lao động của tháng đóng trùng.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan BHXH quận/huyện nơi công ty đóng trụ sở.
Hủy sổ BHXH cũ hay gộp hai sổ BHXH?
Thời hạn giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc xin vui lòng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Bảo Hiểm Thai Sản Ở Đâu Và Thủ Tục Như Thế Nào ? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!