Bạn đang xem bài viết Marry Blog :: Lễ Nạp Tài Cần Chuẩn Bị Sính Lễ Như Thế Nào Là Đủ? được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong nghi lễ đám cưới truyền thống của người Việt, lễ nạp tài thuộc khuôn khổ lễ ăn hỏi. Đây là phong tục thay cho lễ nạp tệ (nạp trưng), tức lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, minh chứng cho sự hứa hôn chắc chắn theo 6 lễ của đám cưới truyền thống xưa.
Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp phần với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Đồ nữ trang cho cô dâu được bố mẹ chồng sẽ trao lúc làm lễ ở nhà gái trước đông đủ quan viên hai họ sẽ giúp cô dâu yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Lễ nạp tài (còn gọi là tiền nát, lễ đen) được hiểu như món quà mà nhà trai trao trong ngày đám hỏi (hoặc lễ rước dâu, tùy theo cách tổ chức của từng nhà) dành để tỏ lòng cảm ơn nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục cô dâu tương lai nhà họ.
Đây cũng thể hiện sự tôn trọng của gia đình nhà trai đối với nhà gái và cô dâu, trả ơn nhà gái đã góp tiền của, công sức chăm lo cho cô dâu. Thông thường, tiền này sẽ được cha mẹ cô dâu trao lại cho đôi trẻ để lo mua sắm quần áo, trang sức, sính lễ đám hỏi trước khi về nhà chồng.
Sính lễ đám hỏi gồm những gì?
Ngoài mâm quả mang sang nhà cô dâu (có thể là 5 -7 -9 mâm), nhà trai phải chuẩn bị thêm phần tiền nạp tài này, theo đúng nghi lễ truyền thống. Tiền này cho vào phong bì màu đỏ, có dán chữ Hỷ hoặc hình đôi long phượng, để chung với mâm trầu cau hoặc để trong khay rượu, phủ khăn thêu đỏ mang sang nhà gái, kèm nữ trang mà nhà trai tặng cho cô dâu. Thông thường, trong phong bì đựng khoảng 5 triệu (tùy từng gia đình, nhưng số tiền phải là số lẻ 3 – 5 – 7 – 9). Đối với người miền Nam, miền Trung, số tiền nạp tài (có nơi còn gọi là tiền dẫn cưới) được cho chung vào 1 bao lì xì và đưa sang nhà gái. Ở các tỉnh phái bắc, tùy vào số lượng bàn thờ, bát hương trên bàn thờ tổ tiên nhà gái mà số tiền có thể đựng trong nhiều phong bì khác nhau (cũng tuân theo quy luật số lẻ). Ngoài số tiền dẫn cưới, nhà trai và nhà gái phải chuẩn bị tiền lì xì cho người bưng mâm quả, gọi là tiền mua duyên. Tùy theo 2 bên gia đình thỏa thuận đi bao nhiêu mâm quả, hai bên sẽ sắp xếp số lượng người bưng tráp cho phù hợp. Sau khi đàng trai trao quả cho đàng gái xong, người nhà đàng trai và đàng gái sẽ lì xì cho mỗi người bên nhà mình một phong bao.
Tiền nạp tài đám hỏi, đám cưới bao nhiêu?
Số tiền trong mỗi bao tùy theo điều kiện kinh tế, từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/bao. Hoặc có nhà sẽ đưa sẵn phong bao cho dàn bưng quả bên họ nhà mình. Sau khi trao quả cho nhà gái, dàn bưng quả hai bên sẽ trao phong bì cho đội bên kia. Việc này phải được thỏa thuận trước giữa hai bên Lễ vật nạp tài ngoài tiền đen dẫn cưới còn có những sính lễ nhà trai trao cho nhà gái trong lễ rước dâu:
Mâm trầu cau: thông thường là 100 quả cau, 100 lá trầu có dán chữ Song Hỷ ở từng quả.
Mâm lợn sữa quay: trang trí đẹp mắt, gắn hoa cắt giấy ở 4 chân lợn (miền Bắc, miền Trung thường đi heo sữa quay. Miền Nam có nơi thay mâm quả này thành xôi gấc gà luộc)
Mâm rượu, thuốc lá, trà: miền Bắc tặng số lẻ, miền Nam tặng theo số chẵn
Mâm bánh ngọt: bánh phu thê là lễ vật thường thấy ở đám cưới hỏi. Đám cưới miền Bắc tặng thêm bánh cốm. Đám cưới miền trung thì các loại bánh cổ truyền như bánh thuẫn, chè lam. Đám cưới miền Nam có khi không thấy các loại bánh cổ truyền mà tặng cả một ổ bánh gato (bánh ke)
Mâm trang sức: Đối với đám cưới miền Nam, mấn đội đầu và áo khoác cho cô dâu cũng được đựng trong mâm này. Khi nhà trai bưng quả qua nhà gái, mẹ chú rể trình đưa cho bà sui. Mẹ cô dâu mang vào phòng cho con gái và dắt con ra chào họ hàng.
(Đối với miền Nam, số mâm quả thường là số 6 (lục) vì đọc giống chữ “Lộc”. Ngoài 5 mâm quả trên còn có mâm đựng ngũ quả).
Lễ Nạp Tài Là Gì? Tiền Nạp Tài Bao Nhiêu Là Đủ?
Lễ Nạp Tài là nghi lễ không thể thiếu trong các nghi lễ cưới hỏi truyền thống của dân tộc Việt. Nó là một phần trong lễ ăn hỏi mà bên nhà trai chuẩn bị cho bên nhà gái.
Lễ Nạp Tài là gì?
Lễ Nạp Tài còn được gọi với những tên gọi khác là Lễ Đen hoặc là Lễ Nát tùy theo từng vùng miền. Trong lễ này, nhà trai sẽ trao cho nhà gái một khoản tiền nhỏ gọi là tiền nạp tài, cùng với những lễ vật cưới. Lễ Nạp Tài thường được diễn ra trong ngày đám hỏi hoặc ngày rước dâu.
Ý nghĩa của những khoản tiền và món quà này là để bày tỏ lòng biết ơn của bên nhà trai đối với bên nhà gái vì đã có công sinh thành và dưỡng dục cô dâu.
Ý nghĩa của Lễ Nạp Tài
Lễ Nạp Tài tượng trưng cho sự thách cưới của bên nhà gái đối với bên nhà trai trong ngày lễ ăn hỏi. Bên nhà gái sẽ yêu cầu bên nhà trai đáp ứng những sính lễ và số tiền nếu muốn bên nhà gái gả con cho họ
Tiền nạp tài được xem là khoản tiền mà bên nhà trai đóng góp cho bên nhà gái để cùng lo các chi phí tổ chức cưới hỏi cho đôi vợ chồng son
Những món đồ trang sức được họ hàng hai bên nhà trai và nhà gái tặng cho cô dâu và chú rể sẽ là vốn liếng sau này để 2 vợ chồng cùng nhau xây dựng tương lai và chung sống hạnh phúc.
Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ nạp tài
Những lễ vật nhà trai cần chuẩn bị để đem qua nhà gái trong Lễ Nạp Tài phổ biến là các lễ vật sau:
Trầu cau đại diện cho tình phu thê, nó là lễ vật không thể thiếu trong đám cưới. Người ta thường dán thêm chữ Song Hỷ có nền đỏ lên mỗi quả cau để trang trí cho thêm màu sắc.
Heo quay hoặc xôi gà
Tùy theo mỗi vùng miền mà người ta đem theo heo quay hoặc xôi gà để làm lễ vật. Heo quay được nguyên con chưa chặt, được gói bằng giấy đỏ quanh thân, đầu và đuôi được trang trí thêm hoa lá.
Các lễ vật trong lễ nạp tài
Rượu và trà thường được tặng theo cặp. Các hộp trà được gói bằng giấy kiếng màu đỏ, trang trí nơ ở trên. Rượu có thể là rượu tây hoặc là cặp rượu Champage.
Đặc trưng nhất là bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê. Đây là loại bánh không thể thiếu trong lễ vật của lễ nạp tài. Ngoài bánh xu xê, người miền Bắc còn tặng thêm bánh cốm, còn đám cưới tại khu vực Nam Bộ người ta lại sử dụng thêm bánh kem.
Trang sức cưới sẽ bao gồm cặp nhẫn cưới của cô dâu và chú rể. Ngoài ra, còn có thêm bộ trang sức cưới dành cho cô dâu bao gồm: dây chuyền vàng, lắc tay, cặp bông tay. Nếu bên nhà trai có khả năng, họ còn sắm thêm kiềng vàng đi theo bộ trang sức để tặng cho cô dâu.
Tất cả các lễ vật ngoại đều được đặt vào các mâm tráp được phủ vải đỏ, trừ heo quay do quá to nên người ta sẽ đặt lên 1 mâm và bưng riêng bên ngoài.
Tiền nạp tài sẽ được để vào trong 1 bao lì xì màu đỏ có chữ Song Hỷ thật to và bắt mắt. Bao lì xì này sẽ được đặt chung với mâm tráp trầu câu khi được đem qua bên nhà gái
Số tiền nạp tài là bao nhiêu?
Tùy theo hoàn cảnh và khả năng kinh tế của mỗi gia đình, số tiền nạp tài có thể ít hoặc nhiều. Có thể là từ 5 triệu đến 15 triệu đồng hoặc tùy theo sự thống nhất của 2 bên nhà trai và nhà gái.
Số tiền nạp tài thường được lựa chọn là số lẻ hoặc cũng có thể là một con số đẹp nào đó có thể mang đến may mắn cho gia đình 2 bên và cô dâu chú rể. Ví dụ như là 8.888.000 đồng dụng ý là làm ăn phát đạt, hoặc 6.800.000 dụng ý là lộc phát, hoặc 9.999.000 dụng ý may mắn.
Ngoài số tiền nạp tài, bên nhà trai và nhà gái cũng chuẩn bị sẵn những phong lì xì đỏ để lì xì cho dàn bê tráp của 2 nhà và cho cả những họ hàng thân thuộc của 2 bên đến tham gia dự lễ. Số tiền lì xì này không lớn, có thể từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng là vừa. Số tiền này ở nhiều nơi gọi là tiền mua duyên.
Lì xì cho đội bê tráp
Sau khi nghi thức trao và nhận tráp của 2 bên kết thúc, đội bê tráp của nhà trai và nhà gái sẽ trao đổi lì xì cho nhau.
Như đã giới thiệu ở trên Lễ Nạp Tài là một trong những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu trong đám cưới của người Việt Nam. Tuy vậy, bạn không cần phải làm cho buổi lễ quá trang trọng và màu mè mà điều quan trọng nhất là phải thể hiện được sự chân thành của nhà trai dành cho nhà gái, cũng như sự chúc phúc của mọi người dành cho cặp vợ chồng son.
Thời đại ngày nay, Lễ Nạp Tài đã được phần lớn mọi người cử hành gộp vào đám hỏi hoặc lễ rước dâu trong ngày cưới chứ không tổ chức một buổi lễ riêng như thời xưa. Việc gộp vào như vậy giúp cho mọi người tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí để tổ chức đám cưới.
Đây là tất cả những chia sẻ của webdamcuoi về lễ nạp tài, rất mong muốn với những chia sẻ trên sẽ giúp các cô dâu và chú rể trong tương lai có thể hiểu biết thêm nhiều về các nghi lễ cưới. Qua đó có thể tổ chức một đám cưới hoàn hảo, lãng mạn và đậm đà bản sắc dân tộc Việt cho chính bản thân mình
lễ đen, lễ nạp tài, lễ nạp tài là gì, lễ nát, sính lễ cần chuẩn bị cho lễ nạp tài, tiền đen, tiền nạp tài, tiền nạp tài bao nhiêu là đủ, tiền nạp tài là gì, tiền nát, ý nghĩa lễ nạp tài
Marry Blog :: Trình Tự Lễ Ăn Hỏi Chuẩn Dành Cho Các Đôi Uyên Ương
Trình tự lễ ăn hỏi như thế nào thì đúng chuẩn là băn khoăn của không ít cặp đôi chuẩn bị về chung một nhà. Bài viết giới thiệu thứ tự các bước để có một lễ ăn hỏi đúng truyền thống nhưng vẫn đơn giản, dễ nhớ.
Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn là một trong những nghi thức cưới truyền thống của người Việt. Lễ ăn hỏi là một trong 3 lễ chính theo nghi thức cưới hiện nay (vốn đã được giản lược từ 6 lễ theo phong tục cưới hỏi truyền thống). Chính vì thế, việc chú ý tổ chức đúng trình tự lễ ăn hỏi một cách trang trọng, đủ nghi thức, suôn sẻ sẽ là điểm khởi đầu tốt đẹp cho nghi thức quan trọng sau này là lễ rước dâu (đám cưới). Về thời gian tổ chức, người xưa tổ chức lễ hỏi trước lễ cưới 1 đến 2 năm, tuy nhiên, ngày nay lễ hỏi có thể diễn ra trước đám cưới 1 tháng, 1 tuần. Đôi khi do điều kiện địa lý xa xôi mà buổi lễ này sẽ được gộp chung, tiến hành cùng ngày với lễ cưới. Xem ngày cưới hỏi phải chọn ngày tốt hoặc do hai gia đình thỏa thuận với nhau sao cho phù hợp và thuận tiện nhất. Những quy định được điều chỉnh cho phù hợp với đời sống hiện đại nhưng nhìn chung vẫn không khác ngày xưa. Lễ vật cho đám hỏi là một phần quan trọng trong trình tự lễ ăn hỏi lại có sự khác nhau giữa các miền. Trong đó, lễ vật quan trọng không thể thiếu gồm trầu cau và lễ đen – vốn được coi là “tiền thách cưới” của nhà gái (số lượng phong bì lễ đen tùy thỏa thuận hoặc do nhà gái yêu cầu).
Nhà trai xuất phát đến nhà gái
Sau khi kiểm tra lại các lễ vật đầy đủ, nhà trai xuất phát đến nhà gái để kịp giờ lành. Thông thường nhà trai cần đến sớm trước giờ làm lễ 30 phút để tránh rắc rối bất ngờ.
Hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật
Khi chuẩn bị đến giờ lành, đoàn đại diện nhà trai theo thứ tự là ông bà hoặc bậc cao niên đại diện gia đình, cha mẹ, chú rể, đội bưng quả cùng các thành viên gia đình sẽ tiến vào nhà gái. Gia đình cô dâu tương lai với các vị đại diện tương ứng sẽ ra đón chào nhà trai. Sau khi đại diện 2 gia đình chào hỏi, đội bưng mâm quả nhà trai sẽ trao lễ vật cho phía nhà gái. Hai đội bưng mâm quả sẽ trao phong bao lì xì trả duyên cho nhau. Trị giá các phong bao do nhà gái và nhà trai chuẩn bị trước.
Sau khi hoàn tất màn trao quả, đại diện nhà gái mời nhà trai vào dùng nước và giới thiệu những người đại diện của hai gia đình. Vị đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do đến nhà gái, giới thiệu lễ vật. Đại diện nhà gái nói lời cảm ơn và nhận lễ. Sau đó mẹ cô dâu, mẹ chú rể cùng mở các tráp lễ trước sự chứng kiến của hai gia đình.
Cô dâu ra mắt gia đình nhà trai
Theo đúng trình tự lễ hỏi, sau khi hoàn tất các bước trên thì cô dâu mới được phép xuất hiện. Cha mẹ cô dâu sẽ đưa con gái ra mắt hai họ, hoặc cho phép chú rể vào trong đón cô dâu ra chào hỏi. Sau khi cả hai bước ra thì cô dâu, chú rể phải rót trà mời đại diện hai gia đình.
Sau phần ra mắt và mời trà của cô dâu, mẹ cô dâu sẽ chọn một số lễ vật trong mâm ngũ quả, cùng lễ đen dâng lên bàn thờ gia tiên. Đôi uyên ương tiến hành lễ khấn gia tiên trước bàn thờ nhà gái để cầu tổ tiên chứng giám, phù hộ.
Nghi thức thắp hương ở bàn thờ gia tiên đã xong, hai gia đình sẽ ngồi cùng nhau bàn bạc về ngày, giờ lành để tiến hành lễ rước dâu, lễ cưới. Cô dâu chú rể sau khi mời nước các bậc cao niên thì có thể ra ngoài chụp hình cùng người thân, bạn bè.
Nhà gái lại quả và kết thúc buổi lễ
Nhà gái sẽ lại quả lễ vật cho nhà trai. Lưu ý là tất cả mọi lễ vật đều phải chia, tách bằng tay, tuyệt đối không dùng dao, kéo (mang điềm không tốt cho cuộc hôn nhân của đôi trẻ). Mâm quả khi được trả lại cho nhà trai phải để ngửa nắp. Nhà trai nhận lại mâm lễ vật và xin phép ra về, kết thúc lễ ăn hỏi. Sau đó, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật, việc này tùy thuộc hai gia đình.
Bài: Hoàng Lê
Lời Cảm Ơn Tang Lễ Như Thế Nào Là Phù Hợp Nhất? Hoa Tươi 24H
Lời cảm ơn tang lễ như thế nào là phù hợp nhất? Tang lễ là một sự kiện buồn thương của toàn thể gia đình và người thân, là một điều không ai muốn. Người ở lại tiễn đưa người đã khuất trong niềm đau thương, kính trọng và xót xa.
Ngày duy nhất một lần trong đời, ngày đau khổ nhất đã đến, để cảm tạ người người thân, họ hàng, bạn bè đã dành thời gian quý báu đến dự tang lễ, gia chủ nên dành những lời cảm ơn tang lễ sâu sắc để bày tỏ, không chỉ đúng lễ nghi tôn giáo, mà còn phù hợp với đạo đức và trái tim con người.
Mẫu lời cảm ơn tang lễ phù hợp cho mọi hoàn cảnh
Họ và tên người mất, ngày tháng năm sinh, quê quán.
Lý do mất là gì và đã từ trần vào ngày tháng năm nào…
Hưởng thọ bao nhiêu tuổi.
Tang lễ được tổ chức tại đâu?
Lễ an táng được tổ chức tại đâu?
Gia đình chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các cụ, các ông, các bà, các cô, các dì, chú, bác, họ hàng nội ngoại, gia đình thông gia, hàng xóm láng giềng, bạn bè thân hữu đã gửi vòng hoa chia buồn tiễn đưa người thân đã mất của chúng tôi là… về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, nếu có bất cứ điều gì sơ suất, gia đình mong nhận được sự cảm thông và lượng thứ.
Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn sự có mặt của quý cô bác, anh chị, bạn bè đã có mặt để đưa tiễn người thân chúng tôi về nơi yên nghĩ.
Một người thân, người quen ra đi đều để lại nỗi đau trong lòng người ở lại. Người ở lại làm gì, nhớ gì dành cho người đã khuất thể hiện qua những hành động cuối cùng tại tang lễ. Không cần quá rầm rộ, khoa trương nhưng cũng đừng thiếu những điều bắt buộc này.
Tang lễ muốn trang nghiêm, ý nghĩa, phần nào góp phần xoa dịu nỗi cảm xúc khó nên lời của người tổ chức và người đến dự, gia chủ nên chọn kèm theo trong tang lễ lẵng hoa tang.
Người đi viếng, cúng điếu cũng nên tham khảo tặng hoa tang với những câu viếng phù hợp.
Gợi ý cách chọn hoa tang lễ phù hợp
Người đã mất lúc còn sinh thời có thể là bạn bè, người thân, người quen đã giúp đỡ mình rất nhiều. Đâu chỉ có gia chủ cảm ơn người đến dự tang, mua hoa để tưởng niệm người quá cố mà đây cũng là cơ hội cho bạn thể hiện lòng biết ơn, tri ân người mất qua tang lễ.
Lời cảm ơn tang lễ bằng những vòng hoa trang trọng chia buồn với gia đình người quá cố như một lời tiếc thương vô hạn mà không một lời nói nào có thể diễn thành lời. Một vòng hoa tang đẹp cũng phần nào xoa dịu nỗi đau, nỗi mất mát của gia đình người quá cố. Các loại hoa thường được sử dụng trong đám tang là: lan thái trắng, lán thái tím, hoa cúc, hoa hồng trắng, hoa hồng vàng, hoa phong lan hồ điệp, lan mokara… Đây đều là những loài hoa đơn sắc, đơn giản nhưng đầy ý nghĩa và giàu tính nhân văn.
Tùy theo từng trường hợp người mất, gia chủ có quan hệ, hoàn cảnh như thế nào mà người mua sẽ chọn những loại hoa và cách thiết kế lẵng hoa phù hợp. Dù đơn giản, mộc mạc hay sa hoa, cao cấp thì hoa tang luôn phù hợp trong mọi hoàn cảnh, như một lời cảm ơn, nhớ thương người đã khuất.
Gia chủ đặt một lẵng hoa lớn ở ngoài cửa như một lời cảm ơn tang lễ đầy xót xa, ý vị đến những người đã cúng viếng trong ngày đáng nhớ này.
Với mong muốn giúp bạn có thể chọn được những vòng hoa, lẵng hoa tang lễ phù hợp, cũng như thấu hiểu rằng trong thời khắc tang gia bối rối đó, bạn không còn tâm trí để suy nghĩ, Hoa tươi 24h sẽ thay bạn làm điều này một cách trọn vẹn nhất. Từ loại hoa, màu sắc, phong cách đều được Hoa Tươi 24h quan sát tỉ mỉ, cẩn thận và lắng nghe yêu cầu của bạn sao cho kết được một lẵng hoa riêng đẹp nhất và phù hợp nhất. Chúng tôi hiểu sự thiêng liêng của buổi lễ, sự xúc động khó nói của bạn. Chúng tôi đều hiểu, nền luôn dành cho người đặt những lẵng hoa đẹp nhất, trang nhã và phù hợp nhất.
Hoa tươi 24h sở hữu đội ngũ cắm hoa có kinh nghiệm trên 3 năm trong lĩnh vực cắm hoa tươi và cắm hoa nghệ thuật, đảm bảo sự tỉ mỉ và sang tạo cho ra đời những sản phẩm đẹp và sang trọng
Tham khảo các mẫu hoa chia buồn tại cửa hàng Hoa Tươi 24h:
Mua hoa tang lễ tại cửa hàng Hoa Tươi 24h
Tấ cả hoa tươi sử dụng tại shop đều nhập từ các vựa hoa tươi uy tín của cả nước, nhằm đem đến chất lượng hoa phục vụ cho các khách hàng khó tính nhất.
sẵn sàng phục vụ quý khách hàng dù bạn ở bất cứ ở nơi đâu. Chúng tôi tự hào là shop hoa tươi online chuyên cung cấp hoa chất lượng giá rẻ và tốt nhất hiện nay.
Tại cửa hàng luôn có sẵn lẵng hoa phục vụ bạn kịp thời với giá cả phải chăng. Đừng lo lắng, vướng bận khi bạn không biết chọn mua hoa tang lễ ở đâu hay chọn như thế nào mới đúng, hãy liên hệ hotline 0901 89 7868 của Hoa tươi 24h để được hỗ trợ nhanh nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Marry Blog :: Lễ Nạp Tài Cần Chuẩn Bị Sính Lễ Như Thế Nào Là Đủ? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!