Bạn đang xem bài viết Mẫu Biên Bản Thỏa Thuận Bồi Thường Thiệt Hại được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại Ngày đăng : 12:27:31 14-01-2019
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự năm 2005
2. Luật sư tư vấn:
Do bạn không nêu chi tiết về việc bồi thường nên chúng tôi xin cung cấp mẫu bên bản thỏa thuận như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v: Bồi thường thiệt hại của …..…… cho …….)
Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ vào ý chí của các bên.
Hà Nội, ngày…..tháng…….năm 20……,
Chúng tôi gồm có:
BÊN A: ………………………………..
Địa chỉ:…………………………………
Điện thoại:……………………………..
Email:………………………………….
BÊN B: ……………………………….
Địa chỉ:…………………………………
Điện thoại:……………………………..
Email:……………………………….…
Cùng thống nhất ký kết Bản thoản thuận với những điều, khoản sau:
Điều 1. Xác nhận khoản bồi thường thiệt hại
Sau khi tính toán các chị phí hợp lý, 2 bên thỏa thuận về mức bồi thường thiaatj hại như sau:
…………….. (Ghi chi tiết các khoản bồi thường)
(Bằng chữ:………………………………………………………………………..)
Điều 2. Cam kết của Bên A
2.1. Bên B…………… cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản bồi thường nêu tại Điều 1 Bản thoản thuận này thay cho ………………….;
2.2. Thanh toán đầy đủ theo ……………. bên thỏa thuận;
2.3. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cam kết của Bên B
3.1. Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản bồi thường nêu tại Điều 1 Bản thỏa thuận này;
3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ bồi thường cho ………… và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;
3.3. Tạo điều kiện cho Bên A có thể thực hiện việc bồi thường;
3.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Điều khoản chung
4.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
4.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A BÊN B
…….. ………….
Mẫu biên bản thỏa thuận
Mẫu biên bản làm việc (Biên bản thỏa thuận)
Mẫu biên bản thỏa thuận thành về việc trả nợ
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0989.718.056 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Văn phòng luật sư Như Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng
Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại, Đền Bù Thiệt Hại Mới Nhất 2022
Mẫu đơn yêu cầu bồi thường? Quy định về kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại? Quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại? Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại? Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản?
Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đền bù thiệt hại mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!
Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thì được bồi thường. Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại muốn được bồi thường thiệt hại cần làm đơn yêu cầu bồi thường gửi đến cơ quan giải quyết bồi thường.
Luật sư tư vấn pháp luật về yêu cầu bồi thường thiệt hại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Trong bài viết này, Luật Dương Gia cung cấp cho các bạn mẫu đơn yêu cầu bồi thường hay còn gọi là mẫu đơn yêu cầu đền bù thiệt hại và hướng dẫn cách soạn thảo đơn yêu cầu bồi thường.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Theo Quyết định/Bản án số(3) ………….. ngày …….. tháng …… năm ……….. của(4) …………………… về việc xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)
Tên tài sản:………
Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản…):…………………
Giá trị tài sản khi mua:……
Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:…..
Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có):…..
(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)
Mức yêu cầu bồi thường:……
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có) (5) ……
3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (nếu có)
a) Trường hợp bị tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
Số ngày bị tạm giữ/bị đưa vào trường giáo dưỡng/cơ sở giáo dục/cơ sở chữa bệnh (từ ngày ……………..đến ngày………….): …. ngày.
Số tiền yêu cầu bồi thường:…..
b) Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm
Mức độ sức khoẻ bị tổn hại:…
4. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (nếu có)
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:…….
b) Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có):….
(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)
c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động
– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có): ….
(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)
5. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường……
Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật./.
Người yêu cầu bồi thường
– Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu bồi thường
– Đơn này được sử dụng khi cá nhân bị thiệt hại yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(1) Ghi tên cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(2) Ghi theo nơi thường trú, nếu không có nơi thường trú thì ghi theo nơi tạm trú, nếu không có nơi thường trú và tạm trú thì ghi nơi đang sinh sống, làm việc.
(3) Ghi số Quyết định/Bản án làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại
(4) Ghi tên cơ quan ban hành Quyết định/Bản án có số hướng dẫn tại mục (3)
– : Đối với đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài việc yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường khi có thiệt hại xảy ra lỗi do cơ quan Nhà nước, thì đơn này còn được sử dụng vào mục địch cho cá nhân yêu cầu cơ quan Nhà nước yêu cầu cá nhân/tổ chức khác gây thiệt hại cho cá nhân/tổ chức làm đơn – bên bị thiệt hại để yêu cầu được bồi thường với những nội dung cụ thể như trong biểu mẫu trên. Từng hạng mục, nội dung trong đơn yêu cầu các tiêu chí bồi thường thiệt hại phải rõ ràng: Thu nhập thực tế là bao nhiêu bị mất? Hư hỏng tài sản sửa chữa hóa đơn hết bao nhiêu? Việc chữa trị tổn thương viện phí ra sao? Tinh thần …. Tất cả đều phải có con số đề xuất cụ thể để được giải quyết thỏa đáng và xác thực thông tin chính xác.
Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm hại tới tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình phải bồi thường thiệt hại. Theo Điều 260 Bộ luật dân sự 2005
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”.
Phương thức trên còn được gọi là phương thức kiện trái quyền bởi vì nó chỉ được áp dụng trong trường hợp khi người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản bị tiêu huỷ…Lúc này chủ sở hữu không lấy lại được tài sản của mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại.
Khi gây thiệt hại cho tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đặt ra với trường hợp bồi thường trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.
Đối với việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, các bên tham gia ký kết có thể đã thỏa thuận với nhau về điều kiện bồi thường, cách thức bồi thường, mức bồi thường cụ thể… do vậy khi giải quyết Tòa án, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào nội dung đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Tuy vậy điều kiện chung để áp dụng phương thức đòi bồi thường thiệt hại về cơ bản bao gồm:
– Hành vi của người gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật: Trong một số trường hợp nhất định thì pháp luật dân sự quy định hành vi của người gây thiệt hại cho tài sản của người khác không bị coi là bất hợp pháp
– Hành vi của người gây thiệt hại phải là hành vi có lỗi.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra trên thực tế: hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại trên thực tế. Có những trường hợp tài sản bị hỏng hóc, tiêu hủy v.v.. do chính bản thân nó tự gây ra. Khi đó người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại cho tài sản người khác cấu thành tội phạm hình sự, chủ sở hữu cũng có thể yêu cầu giải quyết vấn đề dân sự (bồi thường thiệt hại) trong phiên toà hình sự hoặc tách ra thành vụ kiện dân sự để giải quyết trong phiên toà dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605 BLDS:
“Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình…”
– Ưu điểm: cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khôi phục lại lợi ích kinh tế đã mất do tài sản bị người có hành vi trái luật gây thiệt hại.
3. Quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thuộc nhóm bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng, do đó, về mặt nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi đáp ứng đủ các yếu tố sau: Phải có thiệt hại xảy ra; Phải có hành vi trái pháp luật; Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; và Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường như sau:
1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường bao gồm:
– Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của cơ quan có trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 03/2015/NĐ-CP cụ thể:
“2. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị tứ trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Dữ liệu, chứng cứ đã được thu thập, thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định này như sau:
Trách nhiệm thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Theo đó Việc tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
+ Xác định các loại dữ liệu, chứng cứ cần thiết để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường;
+ Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ;
+ Tổ chức hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ thu thập được.
+ Văn bản kết luận của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ;
+ Kết quả tính toán thiệt hại đối với môi trường và kết luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường.
Chào luật sư, hiện tại gia đình em sống tại Đồng Nai và có làm rẫy bên tỉnh Bình Thuận. Vào cuối tháng 2 gia đình em có xích mích với hàng xóm về chuyện hàng rào. Sau khi lời nói qua lại thì con của người hàng xóm có đe dọa bố mẹ em là sẽ đốt chòi, và chặn đánh bố em. Đến hôm sau thì chòi đã bị cháy và một số chỗ trong rẫy cũng bị cháy. Bố em có trình báo công an xã. họ tiếp nhận và hẹn 1 tuần sẽ giải quyết nhưng không thấy gọi bố em lên giải quyết. Tới ngày 5/3/2016 khi làm rẫy 1 mình thì bố em bị con của người hàng xóm, cùng 2 người bạn của anh ta tấn công; đánh bố em gây thương tích. Theo những nhân chứng thì 3 người này hô đánh chết bố em và con người hàng xóm có cầm dao. Nhân chứng tới can ngăn thì bị đe dọa ném đá.và chúng tiếp tục đánh cho tới khi có thêm vài người đàn ông tới thì mới bỏ chạy. Gia đình đã trình báo công an nhưng đến hôm nay vẫn chưa thấy họ xử lý vụ việc. Trong thời gian bố em nằm viện thì bên đánh bố em không hề thăm hỏi. Em muốn hỏi luật sư những câu sau :
1. Em muốn biết trình tự làm việc của công an xã khi tiếp nhận vụ việc là bao nhiêu ngày?
2. Gia đình em có chuyển đơn lên công an huyện nhưng họ lại chuyển về công an xã. nếu như công an xã chịu giải quyết vụ việc thì gia đình em phải làm sao?
3. Gia đình em muốn làm đơn kiện thì phải làm như thế nào?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ là:
“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.”
Trong trường hợp của bố bạn thì người có thẩm quyền chưa lập biên bản xử lý nên rất khó để xác định số ngày chính xác.
Trường hợp gia đình bạn muốn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có hai trường hợp như sau:
+ Nếu bố bạn được xác định mức thương tích trên 11% thì gia đình có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp này thì có thể yêu cầu bồi thường cùng với giải quyết vụ án hình sự.
+ Nếu không có đủ các yếu tố để yêu cầu khởi kiện vụ án thì gia đình bạn có thể nộp đơn khởi kiện vụ án theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
“a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này”.
Như vậy, Tòa án cấp huyện sẽ là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn. Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì về lãnh thổ Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Như vậy, gia đình bạn có thể nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người con trai hàng xóm bạn cư trú.
5. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản
Xin chào luật sư! Luật sư cho hỏi cơn bão số 1 vừa qua công ty em bị lốc bay cả mái nhà vệ sinh sang công ty bên cạnh, và làm đổ cột điện và hư hỏng nhẹ 2 ô tô của công ty bên cạnh, giờ công ty bên đó muốn bên em đền bù thiệt hại.cho hỏi theo luật công ty em có phải đền không. Em rất mong được sự hồi đáp của luật sư?
– Căn cứ Khoản 1 Mục 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.
b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.”
Luật sư tư vấn hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra: 1900.6568
Như vậy, công ty bạn chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có đủ các căn cứ sau đây:
+ Có hành vi trái pháp luật.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
+ Có lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý của người gây thiệt hại.
Cụ thể, trong trường hợp của bạn, công ty bên cạnh công ty bạn thực tế có thiệt hại xảy ra nhưng bên phía công ty bạn không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi vô ý hay cố ý và cũng không có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Do đó, không có đủ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty bạn trong trường hợp thiệt hại do thiên tai.
– Ngoài ra căn cứ Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:
” Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.”
– Căn cứ Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về sự kiện bất khả kháng như sau:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 nêu trên, chủ sở hữu, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng thì không phải bồi thường. Trong trường hợp của bạn, thiệt hại xảy ra do thiên tai là sự kiện bất khả kháng, xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được trong khả năng cho phép. Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự kiện bất khả kháng.
Trừ trường hợp việc thiên tai làm bay mái nhà của công ty bạn gây thiệt hại cho công ty bên cạnh do mái nhà của công ty bạn được xây lắp không đảm bảo an toàn kĩ thuật dẫn đến thiệt hại. Trong trường hợp này phải chứng minh được hành vi trái pháp luật và yếu tố lỗi của công ty bạn thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
Biên Bản Thỏa Thuận Mua Bán Nhà Đất
Giấy thoả thuận mua bán đất được lập ra với đầy đủ thông tin chi tiết nhằm xác nhận việc giao kết giữa người bán và người mua, có thể công chứng hoặc chưa cần công chứng.
Biên bản này hoặc Hợp đồng đặt cọc là sự lựa chọn của các bên.
Link tải file mẫu: Biên bản thỏa thuận mua bán nhà đất
Trong giao dịch này, 2 bên mua bán cần hiểu rõ và phân biệt sự khác nhau trong thời điểm chuyển quyền sở hữu giữa 2 loại tài sản là Quyền sử dụng đất và Quyền sử dụng đất có nhà ở trên đất nhằm xác lập quyền chủ sỡ hữu và tránh tranh chấp phát sinh.
Điều 699 BLDS 2005 quy định, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nhà ở trên đất) phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.
Trên thực tế, hầu hết mọi người nghĩ rằng đến giai đoạn hoàn thành hợp đồng mua bán có công chứng là đã chuyển quyền sở hữu, và người mua có các quyền đối với tài sản mình giao dịch được. Tuy nhiên, ít người biết rằng có sự khác nhau trong quy định của Luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005, dẫn đến sự khác nhau trong thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.
Về giao dịch chuyển nhượng Quyền sử dụng đất
Điều 168 (Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản), Điều 439 (Thời điểm chuyển quyền sở hữu), Điều 692 (Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất) – Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 46 (Đăng ký quyền sử dụng đất) – Luật Đất đai ngày 26/11/2003; Khoản 4, Điều 146 (Hợp đồng về quyền sử dụng đất) – Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai: tuy việc chuyển nhượng đất là hợp pháp, có lập hợp đồng chuyển nhượng và được công chứng nhưng việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là đối với Quyền sử dụng đất, thời điểm xác lập quyền sở hữu cho người mua kể từ ngày bắt đầu thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.
Về giao dịch chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất
Căn cứ Khoản 5 Điều 93 Luật nhà ở 2005: ” Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở”.
Vậy, đối với giao dịch chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng.
Trong quá trình giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nhà ở trên đất) có thể xuất hiện vài rủi ro khách quan như: tài sản đó bị tranh chấp hoặc thủ tục thừa kế không hợp pháp. Vì thế, nên tránh các trường hợp này bằng cách tìm hiểu kỹ tình hình pháp lý của bất động sản đó khi muốn mua. Xem xét có bao nhiêu người cùng sở hữu nó, có tranh chấp hay không. (bên có nhu cầu mua đến Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất nơi có bất động sản tìm hiểu những thông tin trên)
Một số nội dung chính trong hợp đồng chuyển nhượng:
1. Số tiền đặt cọc:
Thông thường mức tiền đặt cọc là 10% giá trị thực tế hợp đồng và bên nào chấm dứt hợp đồng phải chịu phạt cọc cho bên kia số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
2. Thuế và phí chuyển nhượng:
Thuế thu nhập cá nhân (theo thỏa thuận của hai bên, thông thường do bên bán đóng):
Nếu bên bán chỉ có một căn nhà duy nhất thì không phải đóng.
Phí chuyển nhượng thông thường gồm: lệ phí công chứng; lệ phí trước bạ sang tên (0,5% tổng giá trị hợp đồng).
Trên thực tế hai bên mua bán có thể tự thương lượng về phần thuế và phí phải nộp nhà nước sao cho thuận lợi nhất.
3. Phương thức thanh toán và các bước làm thủ tục chuyển nhượng:
Thông thường thủ tục chuyển nhượng trải qua các bước chính sau:
– Đặt cọc
– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng (tại công chứng nhà nước theo quy định)
– Nộp thuế chuyển quyền, sang tên trước bạ (phòng tài nguyên môi trường UBND quận có tài sản).
Phương thức thanh toán cũng theo trình tự như vậy tuỳ theo thoả thuận về số tiền giao nhận, hình thức giao nhận … Thông thường để đảm bảo cho giao dịch được thuận tiện thì nên tiến hành các bước sau:
– Tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng và giao nhận tiền đặt cọc.
– Ngay sau khi ra công chứng hợp đồng chuyển nhượng bên bán giao nhà và đầy đủ giấy tờ cần thiết để bên mua tự sang tên trước bạ, đồng thời bên mua giao toàn bộ số tiền còn lại.
– Trường hợp hai bên cùng chịu thuế hoặc bên bán chưa giao nhà ngay thì bên mua có thể để lại một số tiền để bên bán có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện hợp đồng mua bán và sau khi hoàn tất các thủ tục còn lại bên mua sẽ giao đủ số tiền như đã thoả thuận.
chúng tôi – Thổ địa nhà đất
Mẫu Đơn Xác Nhận Lối Đi Chung, Biên Bản Thỏa Thuận Lối Đi Chung
Mẫu đơn xác nhận lối đi chung
Kính gửi: Phòng đăng ký đất đai Quận/Huyện ……………….. Tỉnh/Thành phố: …………………….
Vào hồi … giờ, ngày … tháng … năm …,
tại địa điểm…………………………….
Chúng tôi gồm những ông bà có tên sau đây:
1.Ông (bà): …………………..
Sinh ngày… tháng … năm … Giới tính: …
Số CMND: ……………………do…………….cấp ngày……….
Số điện thoại:………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………
2.Ông (bà): …………………..
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: ……………………do…………..cấp ngày……………..
Số điện thoại:………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………
3.Ông (bà): …………………..
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: ……………………do……….cấp ngày………………
Số điện thoại:………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………
Trên cơ sở thỏa thuận, chúng tôi thống nhất về việc lối đi chung giữa các hộ, cụ thể với nội dung như sau:
1.Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài … m, rộng … m, cao … m tại địa chỉ: ……………………………………………………………………
Lối đi chung được hình thành từ phần đất của những người sau đây:
Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số …………………..
Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số ……………
Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số …………………..
Ranh giới của lối đi chung:
Phía Bắc giáp thửa đất:……………………………………………
Phía Nam giáp thửa đất:……………………………………………
Phía Đông giáp thửa đất:……………………………………………………
Phía Tây giáp thửa đất:………………………………………………
2. Diện tích lối đi chung thuộc quyền sở hữu của: ………………………………………………….
3.Mức đền bù cho chủ sở hữu khi mở lối đi chung: ……………………………………………………………….
4. Chuyển quyền sử dụng lối đi chung khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất: …………………………
5. Quyền và nghĩa vụ của các hộ đối với lối đi chung:
……………………………………………………………
6. Thời hạn sử dụng lối đi chung:
……………………………………………………………………………………Chúng tôi làm đơn xác nhận lối đi chung kính mong Văn phòng đất đai Quận/Huyện………………. Tỉnh/Thành phố………………………………… sẽ kiểm tra và cập nhật trong hồ sơ địa chính, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về việc thay đổi, phát sinh mới này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Chữ ký của các bên Xác nhận của phòng đăng ký đất đai
Biên bản thỏa thuận lối đi chung
Vào hồi … giờ, ngày …tháng … năm …, tại…………………
Chúng tôi gồm những người có tên sau đây:
1.Ông (bà): …………………..
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: ……………………do…………….cấp ngày………………
Số điện thoại:………………………………
Địa chỉ thường trú:………………………………
2.Ông (bà): …………………..
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: ……………………do……………..cấp ngày………
Số điện thoại:………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………
3.Ông (bà): …………………..
Sinh ngày… tháng … năm …… Giới tính: …
Số CMND: ……………………do…………..cấp ngày…………..
Số điện thoại:………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………
Chúng tôi đã thống nhất về việc lối đi chung giữa các hộ, cụ thể nội dung như sau:
1.Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài … m, rộng … m, cao … m
tại địa chỉ: ………………………………………
Lối đi chung được hình thành từ phần đất của những người sau đây:
Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số …………………..
Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số …………………..
Ông/bà ……………………………, diện tích góp … m2 (dài…m, rộng …m) từ thửa đất số …………………..
Ranh giới của lối đi chung:
Phía Bắc giáp thửa đất:……………………………………
Phía Nam giáp thửa đất:………………………………………………………
Phía Đông giáp thửa đất:…………………………………………………
Phía Tây giáp thửa đất:…………………………………………………
2.Diện tích lối đi chung thuộc quyền sở hữu của: ………………………………………………………………….
3.Mức đền bù cho chủ sở hữu khi mở lối đi chung: ……………………………………………………………….
4. Chuyển quyền sử dụng lối đi chung khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất: …………………………
5. Quyền và nghĩa vụ của các hộ đối với lối đi chung: ……………………………………………………………
6. Thời hạn sử dụng lối đi chung: ……………………………………………………………………………………
7. Bản thỏa thuận này được in thành … bản, mỗi hộ giữ 01 bản, có giá trị như nhau.
8. Các bên cam kết thực hiện đúng thỏa thuận, nếu phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết nhờ vào pháp luật.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Biên Bản Thỏa Thuận Bồi Thường Thiệt Hại trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!