Xu Hướng 10/2023 # Mẫu Đơn Ly Hôn Và Giành Quyền Nuôi Con Theo Luật Ly Hôn # Top 16 Xem Nhiều | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Mẫu Đơn Ly Hôn Và Giành Quyền Nuôi Con Theo Luật Ly Hôn # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mẫu Đơn Ly Hôn Và Giành Quyền Nuôi Con Theo Luật Ly Hôn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mẫu đơn ly hôn và giành quyền nuôi con theo luật ly hôn

Em gái tôi kết hôn từ năm 2012, đến năm 2013 sinh một cháu trai nay đã gần được 3 tuổi. Sau khi sinh xong em gái tôi ở nhà tôi chăm sóc 1 tháng rồi về nhà chồng. Em rể tôi là người nghe lời mẹ gần đây có mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, em rể tôi uống rượu rồi đánh em gái tôi, thường xuyên chửi bới và đánh đập, em tôi không chịu được nữa có nói lại thì mẹ chồng em bảo em tôi hỗn náo và gửi lại bố mẹ tôi !

Từ khi em về nhà tôi, nhà chồng không ai thèm quan tâm tới em gái tôi nữa và không cho em gái tôi được mang con theo. Bây giờ em tôi muốn ly hôn để giành quyền nuôi con xin hỏi theo luật ly hôn em tôi phải làm thủ tục như thế nào, xin luật sư cung cấp mẫu đơn ly hôn và em tôi có khả năng giành quyền nuôi con cao không !

Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”

Theo những gì bạn trình bày chồng em gái bạn có hành vi bạo lực, thường xuyên đánh đập và chửi bới em gái bạn, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau. Đây là căn cứ để Tòa giải quyết yêu cầu ly hôn của em gái bạn.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Các giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng nếu có tranh chấp tài sản hoặc giành quyền nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trong trường hợp của em gái bạn, nếu cháu chưa đủ 3 tuổi sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho người mẹ, Khi ra tòa chị bạn cần trình bày và đưa ra những căn cứ về điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập.

Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ để giành được quyền nuôi con cao hơn.

Trong hợp vợ/chồng không thỏa thuận được với nhau về người trược tiếp nuôi con. Vợ/chồng có thể nộp đơn khởi kiện giành quyền nuôi con lên tòa án, để tiến hành thủ tục giành quyền nuôi con theo luật hôn nhân và gia đình.

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay và dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

Ly Hôn Đơn Phương Và Giành Quyền Nuôi Con

Câu hỏi:

Tôi và chồng tôi có mẫu thuẩn tình cảm. Chúng tôi cảm thấy không thể sống chung được nữa. Do chồng tôi ham chơi có nhiều lần nói dối để đi chơi game. Và có chơi bóng là thua 50 triệu nên có sứt mẻ tình cảm rất nhiều. Bên đòi nợ suốt ngày điện thoại gia đình tôi đòi nợ. Có thời gian chồng tôi phát hiện tôi có nhắn tin qua lại tình cảm với người khác. Nhưng chúng tôi chỉ nhắn tin qua lại chứ không có tiếp xúc gì. Trong khi chồng tôi công việc không ổn định. Tôi thì công việc ổn định. Lúc nổi nóng chồng tôi hay đập phá đồ đạc. Giờ tôi muốn giành quyền nuôi con thì làm sao ạ? Thủ tục ly hôn đơn phương thế nào?

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

– Bộ luật Dân sự 2023.

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2023.

– Luật Cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013.

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ly hôn đơn phương là ly hôn xuất phát từ ý chí một bên của vợ, chồng khi có căn cứ cho rằng bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình hoặc vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2.1. ĐIỀU KIỆN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ:

– Về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình.

– Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2.2. HỒ SƠ YÊU CẦU LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

– Đơn xin ly hôn.

– Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.

– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.

– Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng.

– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con (nếu có).

– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có).

2.3. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

a, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

–  Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên cư trú, làm việc.

b, Cách xác định nơi cư trú

– Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

– Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống

2.4. GIÀNH QUYỀN NUÔI CON 

Với trường hợp này, khi ly hôn sự tranh chấp về quyền nuôi con trở nên rõ ràng; căng thẳng hơn bao giờ hết. 

Lúc này để nói rằng ai có lợi thế về việc giành quyền nuôi con thì cần phải xét cụ thể từng điều kiện cụ thể. 

a) Điều kiện 1: Tuổi của người con.

Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ vào quy định trên, độ tuổi của người con đối với việc giành quyền nuôi con của người vợ, người chồng sẽ được chia thành 03 độ tuổi như sau:

– Từ 0 đến 36 tháng tuổi

– Từ 36 tháng tuổi đến 07 tuổi

– Từ 07 tuổi trở lên

+ Đối với người con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục. 

Thực tế cho thấy ở độ tuổi dưới 36 tháng, người con được giao cho người mẹ nuôi là điều hoàn toàn hợp lý. Xét về mặt sinh lý thì ở độ tuổi này, người con cần người mẹ hơn là cần người bố. 

+ Trường hợp người con đủ từ 36 tháng tuổi đến 07 tuổi. 

Trường hợp này không được quy định theo pháp luật hiện nay, nhưng thực chất ở độ tuổi này người bố và người mẹ có thể thỏa thuận về vấn đề này. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao người con cho một bên nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

+ Người con trên 07 tuổi.

Đây là độ tuổi mà vấn đề giành quyền nuôi con không phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện của cả người bố và người mẹ như hai trường hợp trên nữa mà lúc này sẽ thuận theo ý nguyện của người con.

b) Điều kiện về nơi ở, nuôi dưỡng

– Điều kiện về nơi ở. 

Điều kiện này nhằm đảm bảo người nuôi con có một nơi ở ổn định,  không phải di chuyển. Hơn nữa một nơi ở ổn định, phù hợp, người con sẽ phát triển ổn định về sức khỏe cũng như nhân cách.

Việc phải di chuyển nơi ở, nơi ở không ổn định sẽ ảnh hưởng đến người con vì phải thích nghi với môi trường mới, trở lên cô lập và phải gồng mình hòa đồng với những đứa trẻ mới lạ xung quanh, điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 

– Điều kiện về nuôi dưỡng

Sự nuôi dưỡng thực chất là điều kiện về kinh tế của người nuôi con. Một công việc ổn định, có thu nhập ổn định hàng tháng và khoản cấp dưỡng từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng là điều kiện kinh tế đủ để nuôi dưỡng người con về những vấn đề như ăn uống, chăm sóc sức khỏe, học tập hay những trường hợp đột xuất như ốm đau bệnh tật.

c) Điều kiện về đạo đức của người nuôi dưỡng

Đây có thể nói là điều kiện quyết định đến việc ai là người nuôi con khi chấm dứt mối quan hệ hôn nhân.

Một người chồng thường xuyên có hành động bạo lực với người vợ; hay thường xuyên rượu bia say xỉn; nghiện ma túy; cờ bạc; ngoại tình thì không thể nói đó là một người bố tốt và có thể đảm bảo sự phát triển của người con.

Đạo đức của người nuôi dưỡng ảnh hưởng đến đứa con là rất lớn; một người nuôi dưỡng tồi thì không thể đảm bảo đứa trẻ trưởng thành với nhân cách tốt. Nhưng một người nuôi dưỡng có đạo đức tốt thì sự trưởng thành của đứa trẻ sẽ được đảm bảo hơn về mặt nhân cách. 

Tóm lại: 

Quyền nuôi con là quyền của cả người chồng và người vợ.

Trường hợp vợ, chồng đã thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho người con.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 1900 0192

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sư: chúng tôi     

Quét mã QR Zalo Luật sư:

– XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

– THỦ TỤC THUẬN TÌNH LY HÔN

– THỦ TỤC LẬP DI CHÚC – ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC HỢP PHÁP

Đơn Phương Ly Hôn Và Giành Quyền Nuôi Con

Luật sư cho tôi hỏi, bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn vì 2 vợ chồng không còn tình cảm, quan hệ vợ chồng không thể cứu vãn được vì bây giờ tôi rất ức chế, chồng không có trách nhiệm với con, không có vật chất để hỗ trợ nuôi con, mặt khác còn thờ ơ và vô trách nhiệm. Tôi muốn hỏi làm sao để tôi có thể ly hôn được vì chồng không chịu ký vào đơn và con tôi được 7 tháng tuổi thì tôi có được toàn quyền nuôi con không?

Đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con

Căn cứ pháp lý:

1. Điều kiện tiến hành đơn phương ly hôn

a. Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên

Do chồng bạn không chịu ký vào đơn ly hôn nên trong trường hợp của bạn, bạn có thể đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình quy định ” Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Để tiến hành việc đơn phương ly hôn bạn cần căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

” Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Như vậy, trước khi Tòa án ra quyết định cuối cùng về việc có hay không chấp thuận việc đơn phương ly hôn thì hai vợ chồng bạn sẽ được tiến hành hòa giải tại Tòa. Nếu trường hợp không hòa giải được và Tòa án có một trong các căn cứ: có bạo lực gia đình; vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thêm; mục đích của hôn nhân không đạt được.

Đối với trường hợp của bạn vợ chồng bạn đã không còn tình cảm, quan hệ vợ chồng không thể cứu vãn được, chồng không có trách nhiệm với con, không có vật chất để hỗ trợ nuôi con, mặt khác còn thờ ơ và vô trách nhiệm. Như vậy, những thông tin bạn đưa ra chúng tôi cho rằng chồng bạn đã vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho gia đình bạn không còn hạnh phúc; mục đích hôn nhân không thể đạt được và tất nhiên việc kéo dài hôn nhân chỉ làm cả hai thêm khổ cực. Do đó, trong trường hợp này của bạn Tòa án có đủ căn cứ giải quyết ly hôn cho hai vợ chồng bạn theo thủ tục đơn phương ly hôn.

Tuy nhiên, bạn cần thu nhập và đưa ra các chứng cứ xác thực, đầy đủ và có tính thuyết phục về thái độ, hành vi của chồng bạn, như vậy Tòa án mới giải quyết nhanh chóng yêu cầu của bạn được.

b. Hồ sơ thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn

Để tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đơn xin ly hôn đơn phương

Giấy chứng nhận kết hôn ( bản chính)

CMND hoặc hộ chiếu ( bản sao có chứng thực )

Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực)

Giấy khai sinh của các con

Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản ( nếu có tranh chấp tài sản )

Sau khi có đầy đủ giấy tờ trên, bạn đưa hồ sơ nộp tại TAND quận/huyện nơi chồng bạn ( bị đơn) đang cư trú, làm việc để tòa tiến hành giải quyết yêu cầu của bạn.

2. Bạn có được giành quyền nuôi con 7 tháng tuổi?

Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

” 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, bạn và chồng bạn có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó.

Đối với trường hợp của bạn, bạn nói rằng chồng bạn không có trách nhiệm với con, không có đủ vật chất để hỗ trợ nuôi con, mặc khác còn thờ ơ và vô trách nhiệm với con. Hơn nữa, con của bạn mới được 07 tháng tuổi thì việc bạn có thể được giành quyền nuôi con luôn được pháp luật ưu tiên nếu bạn có đủ khả năng và điều kiện tốt nhất để nuôi con . Do vậy, tòa án có thể dựa vào những căn cứ nêu trên để giành quyền nuôi con cho bạn.

Giành Quyền Nuôi Con Khi Ly Hôn

Ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?

Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2023 thì vợ chồng có thể thỏa thuận về việc ai là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ trên lợi ích mọi mặt của con. Tuy nhiên Luật hôn nhân gia đình, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn lại không có bất cứ quy định cụ thể nào để giải thích lợi ích mọi mặt của con là gì và điều kiện để được nuôi con khi ly hôn là như thế nào.

Dựa trên kinh nghiệm thực tế qua việc tư vấn, giải quyết thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con cho hàng trăm trường hợp mỗi năm, Luật sư ly hôn tổng hợp các Điều kiện để giành quyền nuôi con trong quá trình thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau:

2. Điều kiện về chỗ ở, môi trường sống: Khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì con chung có thể sống với bố mẹ ở nhà thuê, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc ở nhờ nhà của ông bà nội, ngoại. Tuy nhiên khi tính đến việc ly hôn giành quyền nuôi con thì bạn cần phải xác định rõ mình và con sẽ sinh sống tại đâu? Nếu không có tài sản riêng hoặc tài sản nhà đất được chia khi tòa xét xử vụ án thì cần tính đến điều kiện về thu nhập để có thể thuê nhà ở cho mình và con.

Thông thường khi ly hôn tòa án sẽ cân nhắc việc thay đổi chỗ ở, thay đổi môi trường sống có phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ hay không. Ngoài điều kiện về chỗ ở thì điều kiện về môi trường sống xung quanh cũng hết sức quan trọng. Nếu môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, nhiều tệ nạn xã hội, bạo lực, thiếu thốn cơ sở vật chất,.. thì đương nhiên sẽ không tốt cho trẻ nhỏ.

3. Điều kiện về sức khỏe, công việc:

Có nhiều trường hợp bố mẹ hoàn toàn đủ điều kiện về kinh tế, chỗ ở nhưng do đặc thù công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc con, thường xuyên đi công tác xa, công tác ở nước ngoài thì cũng đều là những bất lợi trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bố mẹ mắc các bệnh hiểm nghèo, các bệnh truyền nhiễm hoặc sức khỏe yếu thì đương nhiên không thể nào có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chung.

Ngoài các điều kiện cơ bản nêu trên, thực tế cũng có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định của tòa án khi có tranh chấp quyền nuôi con như: Một bên thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em; Thường xuyên say rượu, nghiện ma túy hoặc các chất kích thích; Hành vi bỏ rơi, không chăm sóc con chung; Đã có con riêng với người vợ, chồng trước đó và đang trực tiếp nuôi con riêng,…

Có thể thất để được quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì phương án tốt nhất là bạn nên cố gắng thỏa thuận với bên còn lại. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì điều quan trọng nhất là bạn cần có các chứng cứ để chứng minh mình có đủ điều kiện tốt hơn để giành quyền nuôi con. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu thập, xây dựng chứng cứ hoặc gặp bất lợi trong việc giành quyền nuôi con thì có thể liên hệ với Luật sư ly hôn của chúng tôi theo số điện thoại 097 111 5989 để được tư vấn và hỗ trợ. Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực ly hôn, hôn nhân và gia đình chúng tôi tự tin có thể đưa ra được những giải pháp tốt nhất để bảo vệ bạn trong trường hợp có tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Câu hỏi: Chào Luật sư ly hôn! Tôi và vợ có con chung mới được 11 tháng tuổi. Tuy nhiên từ lúc con mới được 5 tháng vợ tôi đã bỏ về nhà ngoại để con cho một mình tôi chăm sóc, nuôi dưỡng. Nay cháu đã phát triển ổn định, sức khỏe tốt nên tôi muốn thực hiện thủ tục ly hôn nhưng tôi không biết quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn thuộc về ai? Có phải tất cả các trường hợp ly hôn con dưới 36 tháng tuổi tòa án sẽ giao cho mẹ nuôi không? Mong Luật sư giải đáp và hướng dẫn cách để tôi có thể thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:

– Thứ nhất, về quyền thực hiện thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi:

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Từ quy định nêu trên có thể thấy trường hợp của bạn nếu hiểu đúng thì mặc dù có con dưới 12 tháng tuổi nhưng vợ lại không phải là người đang nuôi con nên chồng vẫn có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên để thực hiện được việc yêu cầu bạn phải chứng minh được việc vợ đang không nuôi con và có một thực tế hầu hết các Tòa án đều áp dụng cứng mốc thời gian dưới 12 tháng tuổi để hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

Do đó nếu hiện tại con bạn đã được 11 tháng tuổi thì bạn có thể đợi thêm 01 tháng để thực hiện thủ tục ly hôn. Trong thời gian đấy bạn có thể tranh thủ chuẩn bị hồ sơ ly hôn với các tài liệu chứng cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn.

– Thứ hai, về việc giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Với quy định nêu trên thì về nguyên tắc trẻ dưới 36 tháng tuổi khi thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn Tòa án sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Nếu người mẹ đáp ứng được các điều kiện cơ bản để trực tiếp nuôi con thì quyền nuôi con dưới 36 tháng sẽ thuộc về người mẹ. Do vậy nếu trong trường hợp vợ chồng bạn không thể thỏa thuận để bạn trực tiếp nuôi con thì cần phải chuẩn bị tài liệu chứng cứ để chứng minh bạn đủ điều kiện để giành quyền nuôi con.

Ngoài ra việc vợ bạn bỏ nhà đi, không chăm sóc, nuôi dưỡng con chung cũng là một tình tiết có lợi cho bạn trong việc giành quyền nuôi con nhỏ.

Nói tóm lại để người cha có thể được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thường rất khó khăn và phức tạp nhưng không phải là không thể. Với kinh nghiệm tham gia tranh tụng trong các vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con Luật sư ly hôn có thể đưa ra phương án để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bạn. Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ và quan trọng hơn là kỹ năng tranh tụng tại tòa để khai thác các điểm yếu của đối phương khi yêu cầu quyền nuôi con.

Liên hệ Luật sư giải quyết Tranh chấp quyền nuôi con:

Giành quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi.

Câu hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn năm 2010 tại UBND xã X, huện Thủy Nguyên, Hải Phòng và có 02 con chung với một cháu trai 4 tuổi và 01 cháu gái 9 tuổi. Nay vợ chồng tôi muốn ly hôn nhưng lại không thể thống nhất được vấn đề con cái do cả tôi và chồng đều muốn giành quyền nuôi cả 02 con. Điều kiện kinh tế của tôi không bằng chồng nhưng công việc của tôi làm hành chính với mức lương ổn định khoảng gần 10 triệu đồng/ tháng trong khi chồng tôi phải thường xuyên vắng nhà lại hay say rượu, chửi mắng vợ con. Vậy Luật sư cho hỏi tôi có đủ điều kiện để được nuôi 2 con khi ly hôn không và cách để giành quền nuôi cả 2 con khi ly hôn?

Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:

– Thứ nhất, về điều kiện để được quyền nuôi 02 con: Hiện nay quy định của pháp luật không nêu rõ để được nuôi cả 02 con chung trên 36 tháng tuổi khi ly hôn thì phải đáp ứng được những điều kiện gì mà chỉ nêu chung chung là Tòa án căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con để ra quyết định. Tuy nhiên như chúng tôi đã phân tích ở trên để có thể được nuôi cả 2 con thì bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản về thời gian, kinh tế, thu nhập, chỗ ở, môi trường sống, sức khỏe,…

Do vậy điều kiện kinh tế, thu nhập về lương chỉ là một trong những yếu tố để tòa án xem xét và ra quyết định. Mức lương 10 triệu đồng/ tháng không phải là cao nhưng tính mức thu nhập tối thiểu để một người có thể sống tại khu vực của bạn là vẫn đủ cho cả 3 mẹ con nếu bạn giành được quyền nuôi cả hai cháu.

– Thứ hai, cách để giành quyền nuôi cả 02 con trên 36 tháng tuổi khi ly hôn: Để được quyền nuôi cả 02 con thì trước hết bạn cần chứng minh mình đủ các điều kiện như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Đối với tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn theo quy định tòa án sẽ phải lấy thêm ý kiến, nguyện vọng của con về việc muốn sống với bố hay với mẹ. Do vậy bạn cần tìm hiểu trước tâm tư, nguyện vọng của con gái 9 tuổi trước khi thực hiện thủ tục để có thể giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn. Nếu con muốn sống với cha khi ly hôn thì sẽ rất khó khăn để bạn có thể yêu cầu tòa án giao con cho bạn trực tiếp nuôi.

Ngoài ra bạn đủ điều kiện thôi vẫn chưa phải là có thể giành quyền nuôi cả 02 con trên 36 tháng tuổi khi ly hôn. Nếu chồng bạn cũng đáp ứng được những điều kiện trên thì thông thường ly hôn khi có 2 con nhỏ Tòa án sẽ giao mỗi người trực tiếp nuôi 01 con. Do vậy bạn cũng cần tìm các điểm yếu của đối phương để có thể giành quyền nuôi con.

Khi xảy ra tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn thì bạn không thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình giành quyền nuôi con được mà bắt buộc phải giải quyết như một vụ án dân sự. Thông thường một trong các bên sẽ phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con theo quy trình, thủ tục như sau:

Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con với các giấy tờ sau:

Đơn xin ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con: Đơn này được soạn theo Mẫu đơn khởi kiện ly hôn như thông thường. Tuy nhiên trong nội dung đơn giành quyền nuôi con bạn sẽ phải cần bổ sung thêm các thông tin, tài liệu, chứng cứ như công việc, mức thu nhập, chỗ ở, thời gian trông nom chăm sóc con, môi trường sống,..

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con của chúng tôi để có thể nắm được Cách viết đơn xin giành quyền nuôi con và áp dụng cho trường hợp của mình.

Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản công chứng của hai vợ chồng.

Giấy khai sinh của các con.

Giấy tờ về tài sản chung, nợ chung nếu có.

Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con ra Tòa án có thẩm quyền:

Tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con là tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn. Trường hợp ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền là tòa cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc (đối với trường hợp bị đơn có quốc tịch Việt Nam) hoặc tòa nơi cư trú của nguyên đơn (nếu bị đơn là người nước ngoài).

Thụ lý vụ án ly hôn giành quyền nuôi con:

Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ly hôn Tòa án sẽ phải ra một trong các quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện ly hôn hoặc Thông báo nộp tạm ứng án phí tòa án. Nếu có thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tòa án thì bạn có thể qua chi cục thi hành án để nộp tiền theo thông báo và bàn giao biên lai thu tiền án phí lại cho tòa để vụ việc được thụ lý.

Chuẩn bị xét xử:

Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con là không quá 06 tháng kể từ thời điểm thụ lý. Trong khoảng thời gian này tòa án phải thực hiện các thủ tục cần thiết như lấy lời khai, thu thập tài liệu chứng cứ cần thiết, thực hiện thủ tục hòa giải ly hôn đơn phương, tổ chức phiên họp tiếp cận, công khai và công bố chứng cứ,.. để có căn cứ giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn tranh chấp quyền nuôi con:

Trong thời hạn không quá 02 tháng kể từ lúc hết hạn chuẩn bị xét xử tòa án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án ly hôn tranh chấp quyền nuôi con. Bản án sơ thẩm vụ án đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong vòng 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án. Hết thời hạn nêu trên nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án ly hôn đơn phương tranh chấp quyền nuôi con sẽ có hiệu lực pháp luật còn nếu có thì vụ việc sẽ được tòa cấp trên thụ lý và giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Video: Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương.

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và vợ tôi đã thực hiện thủ tục ly hôn đồng thuận năm 2023. Tại thời điểm này tôi đồng ý để vợ trực tiếp nuôi con chung là cháu Nguyễn Vân A (sinh năm 2023) và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng. Tuy nhiên hiện nay vợ tôi đã tái hôn và đã có con với người khác. Luật sư cho tôi hỏi sau khi ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con có được không? Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn như thế nào và tôi cần chuẩn bị những điều kiện gì để có thể giành lại quyền nuôi con?

Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, về quyền thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Mặc dù năm 2023 bạn không thực hiên thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn mà thỏa thuận để trong bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận người mẹ sẽ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung. Tuy nhiên sau khi ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con và thực tế cho thấy có căn cứ để thay đổi quyền nuôi con thì bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con.

Thứ hai, về điều kiện để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Ngoài ra việc giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn và có con riêng cũng có những điểm có lợi hơn so với bình thường nhưng cũng không phải là căn cứ để tòa bắt buộc phải thay đổi người trực tiếp nuôi con. Do vậy điều nếu bạn muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn thì cần phải chuẩn bị thật kỹ càng hồ sơ và các điều kiện để thực hiện thủ tục.

Thứ ba, về thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Mặc dù đã ly hôn nhưng nếu có tranh chấp quyền nuôi con thì bạn vẫn phải thực hiện thủ tục khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con như một vụ án bình thường.Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn cũng được thực hiện cơ bản theo các bước giống như thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn mà chúng tôi đã phân tích ở trên.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn thì có thể liên hệ với Luật sư ly hôn theo số 097 111 5989 để có thể được hỗ trợ, giải quyết thủ tục này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và chồng đăng ký kết hôn năm 2011 và có 02 con chung là cháu Nguyễn Thị A (9 tuổi) và cháu Nguyễn Đăng Q (5 tuổi). Trong thời gian vừa qua tôi phát hiện chồng tôi có quan hệ ngoại tình với người khác nên tôi muốn thực hiện thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi cả 02 con nhưng chồng tôi không đồng ý. Luật sư cho hỏi chồng tôi ngoại tình có bị tước quyền nuôi con không?

Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi về việc ngoại tình có được quyền nuôi con không của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:

Pháp luật hiện không có quy định nào ghi rõ việc ngoại tình sẽ bị tước quyền nuôi con mà chỉ quy định chung chung là nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được thì tòa án sẽ căn cứ mọi mặt để giao con cho người nuôi đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con. Các mặt đó chính là những điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn nên khi thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn bạn cần phải lưu ý đến.

Tuy ngoại tình không phải là căn cứ để tước quyền nuôi con khi ly hôn nhưng nó cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án. Việc người chồng có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cũng sẽ bị đánh giá phần nào về mặt nhân cách, đạo đức để có thể gây ảnh hưởng đến việc trực tiếp nuôi con.

Do vậy nếu bạn muốn thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con thì cũng có thể cân nhắc đưa các chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình của chồng vào để Tòa án xem xét, giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.

Thực tế hiện nay có rất nhiều lý do dẫn đến một bên vợ, chồng muốn thực hiện thủ tục để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn. Ngoài các trường hợp như chúng tôi đã nêu và phân tích ở trên thì một số trường hợp giành lại quyền nuôi con phổ biến như:

Giành lại quyền nuôi con do bị hạn chế quyền thăm nom:

Thông thường trong bản án giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn bao giờ tòa án cũng ghi rõ quyền của bên còn lại là được phép thăm nom. Người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng không được có hành vi cản trở, hạn chế việc thăm nom. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp người trực tiếp chăm sóc con cố tình gây khó khăn, trở ngại hoặc vì lý do nào khác mà không cho phép bên còn lại thăm nom con chung. Nếu người không trực tiếp chăm sóc con có bằng chứng về việc cản trở quyền thăm nom và có đủ điều kiện để nuôi con thì có thể thực hiện thủ tục yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi một bên bị đi tù:

Khi một bên vợ chồng phải thi hành hình phạt tù thì không thể đáp ứng được những điều kiện cơ bản để có thể chăm sóc con chung. Sau khi bị đi tù con chung thường được ông bà nội, ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng về quy định của pháp luật thì chỉ khi bố, mẹ không có khả năng trực tiếp nuôi con thì mới đến lượt những người thân thích khác. Do vậy nếu người còn lại có đủ điều kiện cơ bản để nuôi con thì có thể làm đơn gửi tòa án để giành lại quyền nuôi con.

Giành lại quyền nuôi con do người trực tiếp nuôi không đủ điều kiện về sức khỏe:

Khi người trực tiếp chăm sóc con chung mắc các bệnh dẫn đến sức khỏe giảm sút không thể chăm nom, nuôi dưỡng giáo dục con, các bệnh về tâm thần, mất năng lực, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên còn lại có thể thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Giành lại quyền con khi người trực tiếp nuôi con nghiện các chất kích thích, thường xuyên say rượu, có hành vi chửi mắng, bạo hành trẻ em,..

Các trường hợp khác có thể được giành lại quyền nuôi con:

Ngoài các trường hợp được liệt kê ở trên bất cứ khi nào bạn cảm thấy cha, mẹ trực tiếp nuôi con không đủ các điều kiện cơ bản như chúng tôi đã phân tích thì có thể thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục này cũng cần cân nhắc kỹ để tránh trường hợp thay đổi môi trường sống ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp hàng đầu trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Các Luật sư của chúng tôi với trình độ chuyên môn sâu không chỉ hỗ trợ khách hành giải quyết một cách nhanh gọn các vụ việc ly hôn mà còn có thể tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn một cách hiệu quả nhất.

Đối với các trường hợp muốn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn, Luật sư ly hôn sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết để xây dựng hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, thu thập tài liệu chứng cứ cần thiết và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong vụ án tranh chấp quyền nuôi con.

Bên cạnh đó Luật sư ly hôn của chúng tôi còn có thể hỗ trợ thi hành án, xử lý những trường hợp đã thực hiện xong thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Tòa án nhưng người có nghĩa vụ giao con trong bản án không tự nguyện bàn giao con.

Thủ Tục Xin Ly Hôn Và Giành Quyền Nuôi Con ?

Mong muốn được nuôi con là một mong muốn vô cùng chính đáng của cả vợ và chồng nhưng khi tiến hành thủ tục ly hôn thì quyền nuôi con chỉ được tòa án phán quyền cho vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi con. Vậy pháp luật Quy định như thế nào về vấn đề trên ?

1. Thủ tục xin ly hôn và giành quyền nuôi con ?

Xin chào công ty luật Minh Khuê!

Thưa luật sư cho tôi hỏi tôi có thể sử dụng để ghi đơn phương li hôn được không? vì anh ấy không chịu kí, tôi thì không có cách nào liên lạc vì lâu rồi tôi đã xóa số điện thoại của anh và anh cũng không liên lạc với tôi nữa, lúc trước kêu anh qua kí anh không chịu kí vì chúng tôi giờ rất ngại gặp nhau do buồn mà ba tô giờ đã qua đời có lẽ do mặc cảm tội lỗi mà anh không dám qua và cũng không gởi tiền cho con, không thăm con hơn một năm nay. Nếu tôi gửi đơn thì gửi ở đâu ? Tôi có thể gửi tòa án ở BH nơi tôi sống ? Nếu tôi liên lạc được và anh đồng ý kí đơn thì tôi gửi đơn về đâu ?Tôi có thể giành đươc quyền nuôi con không nếu như anh ấy giành con ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Giải thích cho căn cứ này, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng quy định của Luật HN&GĐ 2000 quy định như sau:

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

– Bản sao giấy khai sinh của con.

– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

– Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc,trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

Tại điểm a, khoản 1, Điều 33 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng bạn cư trú.

Theo Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.

4. Vấn đề nuôi con, trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Như vậy, con bạn hiện nay đã 4 tuổi thì toà sẽ xem xét vào sự thoả thuận của hai bên nếu hai bên không thể thoả thuận được ai là người nuôi dưỡng cháu thì toà sẽ căn cứ và điều kiện mọi mặt của từng bên như: Kinh tế, đời sống tinh thần… bên nào có thể đáp ứng để giúp cho cháu phát triển toàn diện về cả vật chất và tình cảm tốt hơn thì sẽ giao cho bên đó nuôi dưỡng. Bên không được giao nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi cháu đủ 18 tuổi.

Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

3. Tư vấn thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi chồng có mối quan hệ ngoài luồng ?

Thưa luật sư, hiện nay vợ chồng tôi có 2 con dứa 8 tuổi đứa 3 tuổi.Nhưng do chồng tôi có nhiều mối quan hệ ngoái luồn và bị bắt tại nhà trọ lúc trước tết nhưng bỏ qua nay lại tiếp tục mối quan hệ đó. Nay tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi 2 con nhưng lâu nay do tôi ở nhà lo nấu cơm nước dạy con học hành không đi làm, chồng tôi làm gara suốt ngày đi ăn nhậu tận tối về không quan tâm vợ con.tôi xin hỏi luật sư tôi phải làm gì để có lợi nhất giành quyền nuôi 2 đứa con về mình ?

Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, đối với cháu 8 tuổi bạn cần xin ý kiến của cháu bằng văn bản, nếu cháu ở với bạn thì khả năng cao Tòa án sẽ xem xét cho bạn được nuôi dưỡng.

Đối với cháu 3 tuổi, để dành quyền nuôi con bạn cần chứng minh điều kiện nuôi dưỡng của bạn tốt hơn chồng của bạn. Điều kiện nuôi dưỡng bạn có thể hiểu là: tình hình tài chính, chỗ ở ổn định, đảm bảo sức khỏe nuôi dưỡng con, ….

4. Tư vấn về việc ly hôn và quyền nuôi con nhỏ ?

Thưa luật sư, Tôi và chồng tôi sống ly thân từ khi tôi có bầu được 2 tháng, cho tôi hỏi

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Nếu chồng bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn nên cung cấp các thông tin về điêu kiện vật chất, tinh thần bạn giành cho con, những căn cứ chứng minh chồng bạn mắng chửi, lăng mạ, xúc phạm… (yếu tố văn hóa của gia đình nhà chồng) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần của con. Sau đó, Tòa án sẽ có quyết định cuối cùng.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, nhiều tài sản bạn không chứng minh được là tài sản riêng của mình thì tài sản đó được coi là tài sản chung của cả hai.

Số tiến hơn 200 triệu là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng bạn nên cả hai sẽ đều sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ này.

Trong trường hợp hai vợ chồng bạn không thoả thuận được về việc giải quyết tài sản chung thì sẽ được giải quyết theo khoản 2 Điều 59 nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

” Tài sản chung của vợ chồng được chia đô i nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”

5. Tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi mong được tư vấn như sau: Cuộc sống vợ chồng tôi gặp nhiều trở ngại từ phía gia đình chồng, gd chồng tôi can thiệp quá sâu vào cs của vợ chồng tôi. Gây ra sự tức giận chán gét từ phía chồng tôi đối với tôi. Ngày 20.4.2023 vừa qua gd chồng tôi đã đuổi tôi ra khỏi nhà và giằng co con gái tôi trên tay tôi giữ nó không cho theo tôi. Gd chồng tôi đã ép buộc chồng tôi gửi đơn ly hôn lên xã. Chồng tôi nghe theo gia đình.

Ngày 23/5/2023 xã gọi lên hòa giải nhưng tôi không lên vì tôi nghĩ sẽ thuận theo ly hôn và xã đã chuyển đơn lên tòa án huyện. Hôm nay tòa gọi tôi 15/7/2023 tới ra tòa làm việc. Khi tôi ra khỏi nhà gd chồng tôi đã báo với chính quyền xã là tôi tự bỏ nhà đi. Có người khuyên tôi nên viết 1 lá đơn ra xã ngay sau hôm ra khỏi nhà là gd tôi đuổi tôi đi để sau này tòa sẽ khôngcho rằng tôi bỏ nhà bỏ congái và tôi sẽ không được quyền nuôi con. Nhưng có người thì nói tôi khôngcần báo vì tòa sẽ phải hỏi tôi chứ không thể tin những lời lẽ đó. Hiện tại con gái tôi được 20tháng tuổi. Theo tôi được biết thì tôi sẽ được quyền nuôi con.Có lý do gd chồng tôi vu khống tôi vô luơng tâm bỏ con đi khỏi nhà hoặc lý do nào mà Tôi mất quyền nuôi con không ạ? Tôi phải làm thế nào ạ? Tôi sẽ nói gì trứơc tòa về vấn đề này ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình trực tuyến gọi: 1900.6162

Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Theo đó con bạn mới tháng tuổi nên sẽ do bạn trực tiếp nuôi dưỡng, trường hợp gia đình chồng bạn đưa ra lý do là bạn vô tâm bỏ con đi khỏi nhà thì họ phải đưa ra được bằng chứn cụ thể chứ không chỉ nói không được. Trong trường hợp này chị hãy trình bày chi tiết mọi việc gia đình chồng đuổi chị đi trước Tòa và chị cũng có thể mời những người hàng xóm trông thấy cảnh gia đình chồng đuổi chị và giằng con lại của chị đến làm chứng cho chị.

2 Cách Giành Quyền Nuôi Con Khi Ly Hôn

Ba vấn đề lớn nhất khi ly hôn là chấm dứt hôn nhân, chia tài sản chung, trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con. Ly hôn giành quyền nuôi con là băn khoăn của rất nhiều người. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này ?

Câu hỏi của khách hàng:

Chào luật sư. 

Tôi và chồng đang tiến hành thủ tục ly hôn. Chúng tôi không có tài sản chung và không có tranh chấp gì nên không phải chia tài sản chung. Chúng tôi chỉ có một con chung năm nay 2 tuổi. Tôi muốn giành quyền nuôi con nhưng hiện nay mới nghỉ việc làm tại công ty nên không có thu nhập.

Luật sư cho tôi hỏi tình hình hiện nay của tôi như vậy có giành được quyền nuôi con không? Nếu tôi được quyền nuôi con chồng tôi có nghĩa vụ gì với con cái không? Mong sớm nhận được tư vấn từ phía luật sư.

Luật Thái An trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật sau đây:

Luật Hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13

Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình

2. Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau ly hôn

Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn:

“……2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao có mẹ nuôi trực tiếp nếu như bạn đủ khả năng, điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

a. Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha mẹ phải chứng minh được rằng mình đáp ứng đủ các điêu kiện về kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Theo đó, bạn phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định… Về tinh thần phải chứng minh bản thân có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…

Việc bạn chưa có công việc ổn định trong thời gian này là một điều bất lợi cho việc giành quyền nuôi con, vì vậy bạn nên nhanh chóng tìm kiếm công việc mới để có thể chắc chắn khả năng kinh tể về thu nhập ổn định hàng tháng của mình để giành được quyền nuôi con.

b. Bằng chứng để giành quyền nuôi con

Chúng tôi đưa ra 2 cách giúp bạn giành quyền nuôi con:

Nếu bạn không thể tìm được việc làm ngay thì bạn có thể chứng minh khả năng kinh tế của mình bằng các tài sản khác như các giấy tờ chứng minh số dư tài khoản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay các tài sản khác có đứng tên bạn. Như vậy sẽ đảm bảo việc bạn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Từ đó, sẽ tăng khả năng Toà quyết định việc bạn sẽ được quyền nuôi con.

Bạn có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định.

4. Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Điều 82 Luật hôn nhân gia đình quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Ngoài nghĩa vụ tôn trọng quyền của con, thăm nom con thì chồng bạn khi không phải là người nuôi con sau ly hôn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ bắt buộc.

Điều 115 Luật hôn nhân gia đình quy định về mức cấp dưỡng sau ly hôn, theo đó mức cấp dưỡng do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được tòa án sẽ đưa ra quyết định căn cứ trên tình trạng thực tế, khả năng thu nhập cũng như hoàn cảnh của chồng bạn để quyết định mức cấp dưỡng cho phù hợp.

Về phương thức cấp dưỡng thì do hai vợ chồng bạn thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp vợ chồng bạn không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

5. Tóm lược tư vấn về ly hôn giành quyền nuôi con

Như vậy, khi ly hôn, con bạn dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên cho mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản về kinh tế, tinh thần. Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng với mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng theo thoà thuận hoặc theo quyết định của Toà án.

6. Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn tại Công ty Luật Thái An

a) Nội dung dịch vụ:

Luật sư của Công ty Luật Thái An sẽ hỗ trợ khách hàng như sau:

Tư vấn thủ tục yêu cầu tòa án công nhận hoặc giải quyết việc ly hôn

Tư vấn và soạn đơn xin ly hôn và soạn hồ sơ ly hôn

Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền

b) Bảng giá dịch vụ tư vấn ly hôn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình

Để có thêm thông tin, bạn vui lòng xem Bảng giá dịch vụ tư vấn ly hôn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình.

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Tác giả bài viết: Luật sư Nguyễn Thị Huyền, Thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Đơn Ly Hôn Và Giành Quyền Nuôi Con Theo Luật Ly Hôn trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!