Bạn đang xem bài viết Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một bộ hồ sơ xin thực tập gồm những gì?
Đơn xin thực tập
Một CV thật đẹp và gây chú ý
CV là bảng mô tả ngắn gọn về bản thân, về kinh nghiệm, trình độ học vấn cũng như các kỹ năng của bạn. Nếu bạn vẫn chưa biết cách tạo CV để tìm việc làm, tham khảo ngay.
Sơ yếu lý lịch có công chứng.
Nếu ra ngoài hiệu sách mua một bộ hồ sơ xin việc bạn sẽ bắt gặp 2 tờ giấy sơ yếu lý lịch. Đây là một loại giấy tờ bắt buộc sau đơn xin thực tập. Sơ yếu lý lịch thì các bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin và phải xin mộc xác nhận địa phương. Nếu phỏng vấn thì chỉ cần mang bản sơ yếu lý lịch photo. Còn nếu đã được nhận vào làm việc thì bạn sẽ cần nộp thêm bản đã công chứng.
Bảng điểm
Bảng điểm cũng là giấy tờ cần có trong hồ sơ. Nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đây để có các đánh giá một vài tiêu chí về kiến thức cũng như chuyên môn của bạn, xem bạn có phù hợp với công việc này hay không.
Giấy giới thiệu thực tập
Mẫu giấy này có thể xin trực tiếp tại trường bạn đang theo học. Giảng viên hoặc chính phòng đào tạo của trường sẽ cấp cho bạn tờ giấy này. Loại giấy này đi cùng với đơn xin thực tập của bạn sẽ mang lại độ tin cậy cao hơn.
CMND & Giấy khám sức khỏe
Bằng cấp và chứng chỉ (nếu có)
Nếu bạn có bất kỳ bằng cấp hoặc chứng chỉ nào ngoài chương trình đào tạo của trường, những trung tâm bạn theo học có cấp bằng, bạn hoàn toàn có thể cho vào hồ sơ của mình. Đây sẽ là điểm cộng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn Sinh Viên Cần Biết
Đối với các sinh viên năm cuối hệ đại học hay cao đẳng thì việc đi thực tập luôn được nhà trường khuyến khích hay tạo điều kiện, không chỉ giúp các bạn làm quen với môi trường làm việc tại các công ty, mà còn có thêm các kiến thức về chuyên môn, chuyên ngành giúp cho quá trình tìm việc nhanh chóng và thuận lợi hơn!
Các doanh nghiệp hiện nay thường hỗ trợ nhiều cho các bạn sinh viên năm cuối, mới tra trường, sẵn sàng đón nhận và đào tạo giúp các bạn có thể làm quen với các công việc, tuy vậy bạn cũng cần có chuẩn với các thông tin rõ ràng, giúp công ty nắm được các thông tin cá nhân, ngành học hay mục đích thực tập.
1. Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên>>> Click để tải ngay trọn bộ mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất
2. Các thông tin cần thiết trong đơn xin đi thực tập chuẩnNgười quản lý sẽ cần nắm được các thông tin của sinh viên cùng với nguyện vọng về ngành nghề muốn thực tập để sắp xếp công việc và người hỗ trợ phù hợp. Trong đơn xin việc đi thực tập nên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, lịch sự.
Do đó trong đơn xin thực tập sinh viên cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
Kính gửi: Tên đơn vị, công ty, doanh nghiệp mong muốn được thực tập
Các thông tin cá nhân sinh viê: Về họ tên, sinh viên của trường nào và ngành học chính là gì, hệ đào tạo, thông tin liên hệ cần có như số điện thoại, email và địa chỉ liên lạc.
Nội dung xin thực tập: Ngành nghề mong muốn được thực tập, thời gian thực tập, đơn vị hay phòng ban muốn thực tập.
Nội dung cam kết và xác nhận của trường, khoa đang theo học.
Trên đây là các thông tin cơ bản trong một mẫu đơn xin thực tập, trong đơn bạn cần cung cấp một ảnh thẻ theo chuẩn và nên nhớ ký tên.
>>> Ngoài mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên, các bạn có thể tải rất nhiều mẫu đơn chuẩn khác thuộc lĩnh vực học tập như đơn xin chuyển trường hay đơn xin nghỉ phép và các văn bản, hóa đơn, biên lai,… để phục vụ cho công việc, kinh doanh tại Timviec365.vn đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
3. Thực tập là gì? Tại sao sinh viên năm cuối cần đi thực tậpThực tập là quá trình làm việc tại các công ty doanh nghiệp với tính chất học hỏi, áp dụng những kiến thức được học trong trường để xử lý các công việc, qua đó giúp sinh viên tiếp thu các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong môi trường làm việc thực tế, giúp các sinh viên sau khi ra trường có thể làm được các công việc mà những công ty yêu cầu.
Việc thực tập của các sinh viên có thể bắt buộc hoặc không, tuy nhiên nên đi thực tập trước khi ra trường. Thời gian thực tập có thể 1 tháng hoặc dài hơn, sau qua trình thực tập các sinh viên cần có báo cáo kết quả và nhận xét của đơn vị thực tập gửi về nhà trường để hoàn tất khóa luận tốt nghiệp, làm thủ tục, hồ sơ ra trường.
Kinh nghiệm khi thực tập thực sự cần thiết cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc bởi đây chính là giai đoạn mà bạn cần hình dung về môi trường làm việc, khả năng làm việc của bản thân. Đồng thời nếu bạn thực tập tại môi trường tốt và cảm thấy bản thân phù hợp với một trí mà bản thân yêu thích thì cũng hoàn toàn có thể chuẩn bị mẫu hồ sơ xin việc ứng tuyển ngay chính tại công ty/doanh nghiệp sau khi kết thúc kỳ thực tập.
>>> Click để tải ngay trọn bộ mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất
4. Kinh nghiệm sinh viên nên làm gì trong khi thực tậpThực tập là một cơ hội tốt để các sinh viên áp dụng những kiến thức đã được giảng dạy trong trường để xử lý công việc, học hỏi các kỹ năng cần thiết, tác phong làm việc trong môi trường công ty, doanh nghiệp. Đừng ngại che giấu những khuyết điểm, những kiến thức còn thiếu, hãy chủ động trong các mối quan hệ với các anh chị đồng nghiêp hay người quản lý, đây là nguồn kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất dành cho các sinh viên.
Tập làm quen với tác phong làm việc, các xử lý công việc, làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo và thực hiện công việc theo kế hoạch, chủ động ghi chép lại tất cả các thông tin mới, hữu ích, hỏi những điều còn thắc mắc, điều này không chỉ giúp ghi nhớ nhanh hơn mà những người quản lý và các anh chị đồng nghiệp sẽ yêu mến bạn và hỗ trợ một cách nhiệt tình.
Học cách cảm ơn, đây là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, khi bạn được hỗ trợ một thông tin hay công việc nào đó, hãy đưa ra những lời cảm ơn chân thành, nhưng cũng đúng mức để được yêu quý chứ không phải để bị đánh giá là giả dối, thiếu sự chân thành.
Sau quá trình thực tập, sinh viên đã có cho mình những kinh nghiệm cần thiết để làm việc trong môi trường công ty. Lúc này, với những kinh nghiệm đã thực tập ở vị trí đó, bạn có thể nộp mau CV của mình tới các công ty khác để tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Còn nếu may mắn, quá trình thực tập, sinh viên thể hiên được đúng những năng lực của mình, thì có thể được giữ lại công ty làm việc sau khi ra trường, lúc này bạn không còn cần phải lo lắng về việc cv online sao cho hoàn hảo để xin việc nữa.
Trên đây là cũng như những chia sẻ của Timviec365.vn về việc đi thực tập của các sinh viên, hi vọng các thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với các bạn.
>>> Cộng tác viên cũng là một trong những công việc được nhiều bạn sinh viên lựa chọn làm công việc thực tập. Để có được công việc phù hợp nhất thì ngoài tìm nơi thích hợp bạn cũng nên có những hiểu biết về hợp đồng cộng tác viên để phòng bị trong quá trình xin việc khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm.
>>> Giấy xin phép nghỉ học là một văn bản đã quá quen thuộc với học sinh, sinh viên và được sử dụng rộng rãi, tải ngay về để dùng khi cần các bạn nhé.
Tác giả: Timviec365.vn
Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn
Nếu nơi bạn xin thực tập có mẫu đơn xin thực tập thì các bạn sử dụng mẫu đó, nếu không các bạn có thể viết đơn xin thực tập với những mẫu đơn ở trên.Thường thì trên một lá đơn xin thực tập chuẩn sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về bản thân và các thông tin về trường lớp, mong muốn của bản thân và cam kết với các cơ quan, công ty. Chi tiết như sau:
1. Phần bắt buộc đầu tiên trong mẫu đơn xin thực tập mà các bạn không thể bỏ qua đó chính là tên nước và khẩu hiệu của nước Việt Nam.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2. Tiêu đề của đơn (viết chữ in hoa)
ĐƠN XIN THỰC TẬP
3. Tiếp theo là phần Kính gửi, phần này các bạn ghi rõ tên cơ quan, tổ chức mà bạn muốn thực tập.
4. Thông tin cá nhân, các bạn cần viết rõ các thông tin cơ bản và tên trường, khoa, chuyên ngành mà bạn đang theo học.
Tên, ngày sinh, giới tính.
Nơi sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp.
Địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú (nếu có).
Số điện thoại, email liên hệ của bạn.
Tên trường, tên khoa và chuyên ngành học của bạn.
5. Tiếp theo các bạn cần viết mong muốn thực tập của bạn tại cơ quan, tổ chức mà bạn muốn thực tập.
6. Các cam kết của bạn khi thực tập tại cơ quan, tổ chức.
7. Cuối cùng là kí tên, dán ảnh.
Đơn Xin Thực Tập Tốt Nghiệp Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Đơn xin thực tập là loại giấy tờ rất cần thiết đối với những sinh viên năm cuối đại học. Đơn xin thực tập là loại giấy dùng để xin phép đơn vị cơ quan doanh nghiệp nào đó cho phép sinh viên tới công ty đó thực tập học hỏi kinh nghiệm làm việc. để vừa có kinh nghiệm đầu đời vừa để thu thập số liệu thông tin phục vụ cho đề án tốt nghiệp cuối khóa của sinh viên.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Kính Gửi: Tên công ty bạn ứng tuyển
Tôi tên: Điền tên đầy đủ của bạn
Sinh viên trường: Tên trường bạn học
Khoa: Ghi tên khoa bạn học
Chuyên ngành: Ghi chuyên ngành bạn học
Hệ đào tạo: Chính quy thì ghi chính quy
Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ nhà bạn đang ở
SĐT liên lạc: Điền số điện thoại di động của bạn
Nay tôi làm đơn này để xin thực tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp tại đơn vị.
Đề tài xin thực tập: Ghi đề tài bạn đang nghiên cứu để làm khóa luận hoặc báo cáo thực tập
Thời gian thực tập: từ ngày/tháng/năm tới ngày/tháng/năm
Nếu được đơn vị tiếp nhận bố trí thực tập, tôi xin cam kết thực hiện các nội dung sau:
– Chấp hành và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, chủ trương thực tập do đơn vị quy định;
– Luôn tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động, quy định đối với sinh viên thực tập, bảo mật thông tin, an toàn tài sản của đơn vị;
– Bồi hoàn các tổn thất, hưu hao tài sản do bản thân tự gây ra với đơn vị (nếu có)
– Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật những nội dung đã cam kết
Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đơn vị
Tôi xin chân thành cảm ơn
Chữ ký của khoa quản lý sinh viên
2. Đơn xin thực tập là gì? – Tìm hiểu về thực tập tốt nghiệpSở dĩ sinh viên nào cũng phải đi thực tập là bởi vì chường trình bậc đại học muốn cho sinh viên tập làm quen với môi trường làm việc thật tại các cơ quan liên kết với trường, để sinh viên được học tập kinh nghiệm thực làm quen với nghề nghiệp văn hóa công sở để sinh viên không bị bỡ ngỡ khi bước vào trường đời. Bên cạnh đó đi thực tập cũng là cách để sinh viên có cơ hội được áp dụng kiến thức đã được học ở trong Trường.
Thời gian thực tập có thể 1 tháng hoặc dài hơn khoảng 2, 3 tháng tùy vào yêu cầu của từng trường và đặc thù của từng ngành nghề, sau qua trình thực tập các sinh viên cần có báo cáo kết quả thực tập do mình tự tổng kết đồng thời phải xin giấy nhận xét từ doanh nghiệp để mang bản báo cáo này về trường hoàn tất thủ tục tốt nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ giúp sinh viên hoàn tất khóa luận tốt nghiệp, làm thủ tục, hồ sơ ra trường.
Thật sự khi ra trường rồi rất khó có thể xin được công việc đúng nghề mình học. Thật sự rất khó nhất là với người chưa có kinh nghiệm. Đó là lý do bạn cần tham gia khóa thực tập do trường sắp xếp để tích lũy những kinh nghiệm đầu đời vô cùng quan trọng này. Thực tập thực sự cần thiết khi bạn là người chưa có bất cứ kinh nghiệm nào. Chính thời gian bạn đi thực tập sẽ là kinh nghiệm cho bạn ghi vào CV để sau này ứng tuyển tại những cơ quan bạn mong muốn.
Khi đi thực tập, bạn sẽ thấy những gì được học chỉ là lý thuyết chỉ là sách vở, bởi vì bạn sẽ được va vấp trải nghiệm với những công việc thật sự, những khó khăn thách thức thực sự. Do đó việc quan sát học hỏi thêm là rất quan trọng. Bởi chỉ có quan sát xem đồng nghiệp của bạn làm những gì, học cách họ làm việc, cách họ giao tiếp, cách họ ứng xử để trau dồi thêm kỹ năng thực tế thiết thực cho mình. Bạn phải biết mình là nhân viên mới, không biết gì về công việc còn đồng nghiệp của bạn thì không rảnh để giải thích mọi thứ từng tí một cho bạn được, do đó bạn bắt buộc phải quan sát để học hỏi, bạn phải là người chủ động hơn cả.
Dù thực tế thế nào, thuận lợi hay khó khăn bạn hãy học cách chấp nhận nó vì bạn đang đi làm sắm vai người lao động chứ không còn là sinh viên trên giảng đường. Cuộc đời đôi lúc khó khăn chứ không còn màu hồng như trên sách báo. Các mối quan hệ giữa nhân viên và sếp, giữa đồng nghiệp với nhau luôn nảy sinh không ít vấn đề và khúc mắc chứ không còn bình đẳng hay dễ dàng như quan hệ bạn bè trên giảng đường. Bạn phải sẵn sàng chịu đựng các mối quan hệ ấy và tìm cách hóa giải.
Bạn cũng có thể gặp những chuyện không vui trong thời gian thực tập của mình, đó sẽ là điều ngăn cản cho quá trình thực tập của bạn, hoặc chỉ đơn giản là bạn bị mọi người xa lánh. Khi ấy hãy nhớ mình chỉ là một thực tập sinh và mình vẫn phải duy trì thái độ tốt để cảm hóa họ. Vì nhiều khi người ta quan trọng thái độ hơn cả trình độ.
Bí quyết để trở nên nổi bật là hãy hoàn thành công việc của mình thật xuất sắc. Sau đó hãy yêu cầu nhiều hơn để họ giao việc cho mình. Hãy làm tất cả những việc có thể một cách nhanh chóng và chính xác. Thậm chí nếu được giao cho những công việc lặt vặt như sắp xếp giấy tờ, các thứ linh tinh vụt vặt như pha trà rót nước thì cũng đừng nản, hãy làm hết những gì có thể và bạn sẽ có được thiện cảm của người đi trước tại công ty bạn thực tập.
Hãy làm việc thật chuyên nghiệp từ những công việc nhỏ nhặt nhất. Từ cách ăn mặc thật đậm chất công sở đến tác phong làm việc, chấp hành các nội quy của cơ quan thực tập… Hãy luôn là người đúng giờ. Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần ôn lại kiến thức chuyên ngành rồi tìm cách áp dụng chúng trong thời gian thực tập. Bên cạnh đó hãy rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Quan trọng hơn cả, hãy tận dụng thời gian thực tập này để chịu khó học hỏi, công việc, giao tiếp nhiều có duyên và đặc biệt là phải ứng xử thật đẹp nơi công sở.
Việc đầu tiên bạn cần làm khi đi thực tập đó là tìm cách áp dụng những kiến thức học được trong trường để giải quyết các chuyên môn trong công việc, học hỏi các kỹ năng cần thiết, tác phong làm việc làm quen với văn hóa công sở làm quen cách mọi người giao tiếp ứng xử. Đừng ngại để lộ ra điểm yếu của mình, hãy phô ra tất cả con người bạn, những kiến thức còn thiếu, hãy chủ động học hỏi các anh chị đồng nghiêp hay người quản lý trực tiếp.
Tập làm quen với cách giải quyết, xử lý công việc khó của cấp trên, làm việc nhóm phải thành thục, kỹ năng báo cáo và thực hiện công việc theo kế hoạch, chủ động ghi chép lại điều mới mẻ nếu tính bạn hay quên, và nhớ hãy tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp của mình.
Nếu bạn nhờ vả ai đó chỉ dạy thì đừng quên nói lời cám ơn họ. Lời nói không mất tiền bạn hãy nói sao cho vừa lòng anh chị đồng nghiệp. Khi bạn được hỗ trợ về lĩnh vực nào đó, hãy chân thành nói lời cảm ơn tới anh em đồng nghiệp, nhưng cảm ơn cần đúng mực tránh bị hiểu nhầm là giả tạo.
Sau quá trình thực tập, sinh viên phần nào làm quen với môi trường công sở có vốn kinh nghiệm đầu đời để vững tin hơn khi ứng tuyển công việc trong tương lai.
Các Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn, Thường Dùng
Đã trở thành thông lệ, với các bạn sinh viên năm cuối, ngoài nỗi lo làm bài bảo vệ tốt nghiệp còn phải đối mặt với việc bắt đầu xin đi thực tập để làm báo cáo cũng như khóa luận. Thực tế, sinh viên của nhiều trường đại học phải tự mình tìm nơi để thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường sẽ giới thiệu một đơn vị thực tập cho sinh viên. Nhưng các bạn biết đấy, để vào được một công ty, bạn phải vượt qua “vòng gửi xe” tức là phải có một đơn xin việc chuẩn và ấn tượng gây sự chú ý và khả năng cao bạn sẽ được đơn vị cũng như công ty tạo điều kiện cho bạn thực tập. Đồng thời đây cũng là một trong những yếu tố giúp người xem đánh giá được một cách chung nhất về sinh viên. Có lẽ không ít bạn trong suốt những năm tháng sinh viên phải tất bật với chuyện học hành, kiểm tra hay trải nghiệm với công việc làm thêm, cho nên nhiều bạn sẽ bỡ ngỡ với lá đơn xin này bởi chỉ hình dung ra bố cục của chúng nhưng chưa biết cách viết một đơn xin thực tập chuẩn như thế nào để ứng tuyển cho một công ty.
Hướng dẫn cách viết một mẫu đơn xin thực tập.
Thông thường một đơn xin việc chuẩn gồm các mục sau:
+ Kính gửi: Trong phần này bạn ghi rõ tên cơ quan, tổ chức bạn muốn thực tập.
+ Tôi tên, Giới tính, Ngày sinh, CMTND, Ngày cấp, Địa chỉ liên lạc, Số điện thoại liên lạc, Sinh viên trường, Khoa, Lớp, Hệ đào tạo: đây là những thông tin các nhâ cần phải diễn rõ ràng, chính xác và đầy đủ.
+ Nay tôi làm đơn này với mong muốn được [tên công ty, tổ chức xin thực tập] tiếp nhận bố trí thực tập để hoàn tất chương trình học.
+ Lời cam kết nếu được nhận thực tập
+ Kí tên, dán ảnh và chờ ý kiến phản hồi của công ty đó.
cac-mau-don-xin-thuc-tap-chuan-thuong-dung.rar
Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn Cho Sinh Viên
Đơn xin thực tập là thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin thực tập mà sinh viên năm cuối nào cũng phải chuẩn bị để được vào thực tập tại một doanh nghiệp. Nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết một mẫu đơn xin thực tập chuẩn và hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
1. Mẫu đơn xin thực tập thứ nhấtMẫu đơn xin thực tập gửi cho Nhà trường
Hướng dẫn viết– Kính gửi: điền tên đơn vị bạn thực tập hoặc một phòng ban của trường. – Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân sau: Họ tên, Sinh viên trường, Khoa, Chuyên ngành, Hệ đào tạo, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại liên lạc. – Mục Đề tài thực tập, ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập.Lưu ý: Bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ các công việc có liên quan đến chuyên ngành học từ trước. Có thể tham gia các hội chợ thực tập, các diễn đàn của ngành, cổng thông tin nghề nghiệp giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp… Từ đó có thể chọn đề tài phù hợp và có liên quan mật thiết tới doanh nghiệp cũng như ngành học. – Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập. Ví dụ: Thời gian thực tập trong 12 tuần, từ 01/07/2023 đến 30/09/2023. – Đơn vị xin thực tập: Điền tên cơ quan bạn thực tập, ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban.Ví dụ:Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội, phòng Marketing. – Phần lời cam kết, ở trong mẫu đơn chỉ là những lời gợi ý cơ bản nhất. Bạn hoàn toàn có thể tự viết theo hoàn cảnh của bản thân, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân. – Ký tên: Mặc dù trong đơn không ghi nhưng bạn phải ký và ghi rõ cả họ tên. – Bước cuối, dán ảnh và xin xác nhận của Khoa hoặc phòng quản lý sinh viên.
Tải về mẫu đơn xin thực tập gửi cho nhà trường tham khảo theo link bên dưới: Tải về máy
2. Mẫu đơn xin thực tập thứ haiMẫu đơn xin thực tập gửi cho doanh nghiệp đến thực tập
Khác với mẫu thứ nhất gửi cho nhà trường, mẫu đơn xin thực tập thứ hai là để gửi cho bên công ty bạn đến thực tập xác nhận. Tuy nhiên về cơ bản thì các thông tin vẫn tương tự mẫu đơn thứ nhất.
Hướng dẫn viết– Kính gửi: điền tên cơ quan, đơn vị bạn muốn thực tập.Chú ý: Đừng ghi nhầm tên phòng ban của trường vào chỗ này như mẫu thứ nhất vì đây là đơn gửi đến nơi bạn thực tập. – Các mục thông tin cá nhân sau vẫn cần ghi đầy đủ và chính xác: Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Số CMND, Địa chỉ, Điện thoại, Sinh viên trường, Khoa, Lớp, Hệ đào tạo. – Sau câu Nay tôi làm đơn này với mong muốn được Công ty điền tên đầy đủ của công ty nơi bạn thực tập. Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). – Phần lời cam kết, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho phù hợp với điều kiện và quy định cụ thể bên phía công ty. – Sau lời cam kết là một đoạn thông tin bổ sung về công ty bao gồm: + Tên cơ quan: điền tên đầy đủ công ty và chi nhánh (nếu có).Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội. + Địa chỉ: ghi rõ địa chỉ cụ thể của công ty (số nhà, đường, quận…) + Điện thoại liên lạc: điền số điện thoại của công ty hoặc phòng ban cụ thể mà bạn thực tập + Họ tên: ghi họ tên đầy đủ giám đốc bộ phận hoặc người quản lý trực tiếp của bạn. – Bước cuối, ký tên (và ghi rõ họ tên), dán ảnh và chờ ý kiến tiếp nhận từ bên công ty.
Tải về mẫu đơn xin thực tập gửi cho doanh nghiệp tham khảo theo link bên dưới: Tải về máy
Hai mẫu đơn đưa ra ở trên là các mẫu đơn xin thực tập chuẩn dành cho sinh viên sắp ra trường đúng hạn. Còn trong trường hợp bạn muốn xin thực tập sớm, hoặc xin thực tập cùng đợt với khóa sau thì lại có các mẫu đơn khác theo yêu cầu của mỗi trường. Bạn có thể thay đổi một số mục của đơn, nhưng vẫn phải đảm bảo các nội dung cơ bản.
Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm công ty thực tập, đừng chần chừ kết nối với TopCV để được hỗ trợ nhé: https://www.topcv.vn/viec-lam
Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA. Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn Bạn Nên Biết trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!