Bạn đang xem bài viết Mẫu Giấy Ủy Quyền Tham Gia Tố Tụng Dân Sự được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-O0O———–
GIẤY UỶ QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG
Kính gửi: UBND XÃ (PHƯỜNG)………………………………….
TOÀ ÁN NHÂN DÂN …………………………………….
Tôi là: ……………………………….. Sinh ngày: ……………………..
CMND số:………………………….. Ngày cấp:………………………. Nơi cấp:…………………………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………………………………….
Chỗở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………….
trú tại …………………………………………………………………………………………………………………………………….
(Theo Giấy triệu tập số: …………………của Tòa án nhân dân …………..ngày…… tháng…….. năm……..).
Vì lý do……………………………………………………………………………………………………………………….
vì vậy tôi làm đơn này với mục đích là ủy quyền toàn bộ việc giải quyết tranh chấp cho:
Ông (Bà):………………………………. Sinh ngày: ………………………….
CMND số:………………………….. Ngày cấp:………………………. Nơi cấp:…………………………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………………………………….
Chỗở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………….
Kể từ khi ký giấy ủy quyền này, ông (bà)…………………………………………….được toàn quyền thay mặt tôi để tham gia giải quyết vụ kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tôi cam kết sẽ không có bất cứ thắc mắc hay khiếu kiện gì nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người được ủy quyền
(Kývà ghi rõ họ tên)
………..,ngày …….tháng ………năm ………….
Người ủy quyền
(Kývà ghi rõ họ tên)
Người được ủy quyền tham gia tố tụng có bắt buộc phải ký tên vào giấy ủy quyền ?
Nội dung vụ việc như sau: Ông A là bị đơn trong vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản do Tòa án nhân dân huyện X thụ lý giải quyết. Ngày 07/8/2019, ông A nộp cho Tòa án huyện X giấy ủy quyền có nội dung ông A ủy quyền cho ông B thay mặt ông A tham gia tố tụng trong vụ án và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong vụ án. Sau khi xem xét giấy ủy quyền, Thẩm phán được phân công giải quyết cho rằng giấy ủy quyền không hợp lệ, do ông B là người được ủy quyền không có ký tên vào giấy ủy quyền. Xung quanh vấn đề này hiện có hai quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng:
Về hình thức, giấy ủy quyền khác với hợp đồng ủy quyền. Theo quy định tại Điều 562 BLDS năm 2023 thì “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng. Còn giấy ủy quyền hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể. Cho nên giấy ủy quyền có thể hiểu chỉ là văn bản thể hiện hành vi pháp lý đơn phương của một người cho một người khác đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nào đó. Do đó, khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền. Cho nên không bắt buộc ông B phải ký tên vào giấy ủy quyền nên giấy ủy quyền của ông A là hoàn toàn hợp lệ.
Quan điểm thứ hai cho rằng:
Thủ Tục Rút Gọn Trong Tố Tụng Dân Sự
– Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này, không áp dụng để giải quyết việc dân sự;
– Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết các vụ án dân sự khi có đủ các điều kiện: Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới theo quy định tại khoản 3 Điều 317 của BLTTDS, làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Bản án, quyết định được giải quyết theo thủ tục rút gọn được quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thủ tục phúc thẩm đối với những vụ án được xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn cũng được xây dựng theo hướng rút gọn, do một Thẩm phán tiến hành.
(Trích bài viết: “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2023” của TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi, Tạp chí Kiểm sát số 5/2016).
Bài 7: Điểm mới về thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm
Kỳ sau (bài 9): Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng dân sự.
Về Đơn Kháng Cáo Phúc Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự (Ttds)
Bài viết: Về đơn kháng cáo phúc thẩm trong tố tụng dân sự TTDS
TÓM TẮTABSTRACT:
A party has right to appeal, and in order to be accepted that appeal must strictly follow the regulations on appellate. The Civil Procedure Code does not require the appeal application to include a title as “appellate application”. However, under a form of application that attached to the Resolution issued by the Council of Judges of the Supreme People’s Court, the title “appellate application” must be included. This article clarifies the importance of the title “appellate application” as well as the legal value of the form of application attached to the Resolution.
TỪ KHÓA: Kháng cáo, Đơn kháng cáo, Xét xử phúc thẩm, Tố tụng dân sự, Tạp chí Khoa học pháp lý
Quyết định số 20/2013/KDTM-GĐT ngày 09/7/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
XÉT THẤY:
Ngày 14/12/2010, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đưa vụ án ra xét xử và ra Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 104/KDTM-ST buộc Caseamex phải trả lại cho bà Ling Xue Zeng 3.839.024.120 đồng. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn có quyết định về án phí; về trách nhiệm thi hành án; về quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Văn bản nêu trên của Caseamex (được làm trong thời hạn luật định) tuy không có tiêu đề là Đơn kháng cáo nhưng nội dung văn bản là đề nghị xem xét hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ.
Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành các thủ tục tố tụng về việc kháng cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm đúng quy định của pháp luật.
Tòa án cấp phúc thẩm xác nhận văn bản nêu trên của Caseamex không phải là đơn kháng cáo và ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án đối với Bản kiến nghị ngày 27/12/2010 của Caseamex là không đúng pháp luật. Vì vậy cần hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh, thương mại nói trên và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 3 điều 291; khoản 3 điều 297; khoản 3 điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011),
QUYẾT ĐỊNH:
Hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh, thương mại số 35/2011/QĐ-PT ngày 24/3/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
BÌNH LUẬN 1. Dẫn nhậpBản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị (khoản 1 Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi chung là BLTTDS) . Đối với đương sự, kháng cáo phúc thẩm là một quyền và quyền này được ghi nhận một cách minh thị tại Điều 243 BLTTDS theo đó “đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”.
I. Tầm quan trọng của tiêu đề “Đơn kháng cáo” 2. Tòa sơ thẩm và phúc thẩmNgười kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình bằng hình thức văn bản gọi là đơn kháng cáo. Đây là phương tiện để truyền tải những nội dung, ý kiến của đương sự đối với bản án/quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm mà họ chưa thống nhất hoặc không đồng ý[4]. Trong đơn kháng cáo, đương sự có nhất thiết phải nêu tiêu đề là “Đơn kháng cáo” không?
Cụ thể, Tòa án cấp sơ thẩm (TAND TP Cần Thơ) đã tiến hành các thủ tục tố tụng về kháng cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm. Điều đó có nghĩa là Tòa án cấp sơ thẩm coi văn bản của Caseamex là một Đơn kháng cáo và xử lý như một Đơn kháng cáo. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm TANDTC lại ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh, thương mại số 35/2011/QĐ-PT với lý do: Bản kiến nghị đề ngày 27/12/2010 của Caseamex không phải là đơn kháng cáo, việc Tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là không đúng và cần hoàn trả lại cho Caseamex. Như vậy Tòa Sơ thẩm và Tòa Phúc thẩm đã có cách hiểu khác nhau về vấn đề kháng cáo của Caseamex xuất phát từ việc Văn bản của Caseamex không có tiêu đề là “Đơn kháng cáo”.
3. Hướng của Tòa Giám đốc thẩmSau khi có quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, Caseamex có đơn yêu cầu xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định đình chỉ.
Theo Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, “Văn bản nêu trên của Caseamex (được làm trong thời hạn luật định) tuy không có tiêu đề là Đơn kháng cáo nhưng nội dung văn bản là đề nghị xem xét hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ. Tòa án sơ thẩm đã tiến hành các thủ tục tố tụng về việc kháng cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm là đúng quy định pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm xác định văn bản nêu trên của Caseamex không phải là đơn kháng cáo và ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án đối với Bản kiến nghị ngày 27/12/2010 của Caseamex là không đúng pháp luật”. Như vậy, Tòa Giám đốc thẩm khẳng định Văn bản của Caseamex là một Đơn kháng cáo hợp lệ và cần phải xử lý như một Đơn kháng cáo cho dù văn bản này “không có tiêu đề là Đơn kháng cáo” khi “nội dung văn bản là đề nghị xem xét hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ”. Việc khẳng định văn bản không có tiêu đề “Đơn kháng cáo” vẫn là Đơn kháng cáo của Tòa giám đốc thẩm còn được thể hiện ở xử lý hệ quả của việc hủy quyết định đình chỉ của Tòa phúc thẩm.
Cụ thể, Tòa Phúc thẩm cho rằng văn bản nêu trên không là Đơn kháng cáo nên đã đình chỉ xét xử phúc thẩm và kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng “hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm” và “giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật”. Với hướng này, có thể Tòa sơ thẩm sẽ buộc Caseamex làm lại đơn theo mẫu với tiêu đề là “Đơn kháng cáo”. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán đã theo hướng khác: Hội đồng thẩm phán “hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh, thương mại nói trên” và “giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật”. Ở đây, Caseamex không phải làm lại đơn và Tòa Phúc thẩm phải xét xử phúc thẩm. Điều đó có nghĩa là Văn bản của Caseamex đã đủ là một Đơn kháng cáo cho dù không có tiêu đề là “Đơn kháng cáo” nên Tòa Phúc thẩm phải xử lý như đã có Đơn kháng cáo hợp lệ.
4. Nhận xétNếu dựa vào mẫu Đơn kháng cáo kèm theo Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS (được nhắc lại trong Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS[5]), chúng ta thấy hướng của Tòa phúc thẩm như trên phần nào có cơ sở. Bởi lẽ, trong mẫu Đơn kháng cáo kèm theo Nghị quyết, chúng ta thấy có nội dung “Đơn kháng cáo” như tiêu đề của Đơn. Do đó, khi đối chiếu văn bản của Caseamex so với mẫu Đơn kháng cáo kèm theo Nghị quyết, Tòa phúc thẩm đã theo hướng đây không là Đơn kháng cáo vì Văn bản của Caseamex không có cụm từ “Đơn kháng cáo”.
Tuy nhiên, xét từ góc độ BLTTDS, chúng ta thấy hướng của Tòa Phúc thẩm là không thuyết phục và hướng của Tòa Giám đốc thẩm là có căn cứ. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 244 BLTTDS quy định “Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; b) Tên, địa chỉ của người kháng cáo; c) Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo”. Điều luật này hoàn toàn không yêu cầu trong văn bản kháng cáo phải có nội dung, tiêu đề “Đơn kháng cáo”. Do đó, việc Tòa phúc thẩm chỉ dựa vào việc Văn bản của Caseamex không có nội dung, tiêu đề “Đơn kháng cáo” để cho rằng “Bản kiến nghị đề ngày 27/12/2010 của Caseamex không phải là đơn kháng cáo” là vượt quá yêu cầu của BLTTDS: BLTTDS không yêu cầu văn bản kháng cáo phải có tiêu đề “Đơn kháng cáo” nhưng Tòa phúc thẩm lại dựa vào việc văn bản của Caseamex không có tiêu đề “Đơn kháng cáo” đề cho rằng văn bản của Caseamex không là đơn kháng cáo.
II. Giá trị pháp lý của mẫu Đơn kháng cáo 5. Đặt vấn đềTrong thực tế ở Việt Nam hiện nay thường gặp trường hợp không có sự đồng nhất giữa nội dung văn bản hướng dẫn và các mẫu kèm theo văn bản hướng dẫn: mẫu kèm theo có nhiều nội dung hơn nội dung văn bản hướng dẫn (nội dung trước phần người có thẩm quyền ký).
Văn bản hướng dẫn như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và văn bản được hướng dẫn như Luật, Bộ luật là văn bản quy phạm pháp luật theo Điều 2 Luật ban hành văn bản năm 2008 nên “có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội” (khoản 1 Điều 1 Luật ban hành văn bản năm 2008). Câu hỏi đặt ra là các nội dung có thêm trong Mẫu kèm theo văn bản hướng dẫn như trên có nằm trong nội hàm khái niệm văn bản quy phạm pháp luật hay không?
6. Quan điểm trái chiềuTrước vấn đề pháp lý nêu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhưng không tìm được tài liệu nào đề cập giá trị của các nội dung nêu trong mẫu kèm theo văn bản hướng dẫn. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành hỏi ý kiến của những chuyên gia về xây dựng văn bản và tố tụng nhưng câu trả lời lại không thống nhất.
7. Hướng của Tòa Giám đốc thẩmChúng ta thấy Văn bản kiến nghị của Caseamex không có tiêu đề với cụm từ là “Đơn kháng cáo” nhưng Mẫu 01 trong Nghị quyết nêu trên lại có tiêu đề với cụm từ “Đơn kháng cáo”.
Nếu chúng ta theo quan điểm thứ nhất nêu trên thì Mẫu 01 trong đó có tiêu đề với cụm từ “Đơn kháng cáo” có hiệu lực bắt buộc với đương sự vì nó có giá trị như văn bản quy phạm pháp luật. Dường như Tòa Phúc thẩm đã theo hướng này vì đã không coi Văn bản của Caseamex là đơn kháng cáo do thiếu tiêu đề với cụm từ “Đơn kháng cáo”. Tuy nhiên, Tòa giám đốc thẩm đã theo hướng khác là vẫn coi đây là đơn kháng cáo hợp lệ như đã thấy ở trên.
Như vậy, Tòa Giám đốc thẩm đã theo hướng những nội dung trong mẫu kèm theo Nghị quyết không ràng buộc các đương sự và Tòa án không thể dựa vào mẫu này để từ chối quyền kháng cáo của đương sự. Việc không coi Mẫu kèm theo Nghị quyết có giá trị ràng buộc như văn bản quy phạm pháp luật còn được củng cố thêm bằng việc, trong Quyết định của mình, Hội đồng thẩm phán không đề cập tới Mẫu 01 kèm theo Nghị quyết.
8. Nhận xétHướng xác định mẫu đơn kháng cáo kèm theo Nghị quyết (mà rộng hơn là các mẫu trong Văn bản hướng dẫn) không phải là văn bản quy phạm pháp luật (tức không chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội) như trình bày ở trên là thuyết phục vì các lý do sau:
Thứ hai, nếu cơ quan chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn kèm theo mẫu muốn coi một nội dung nào đó như văn bản quy phạm pháp luật thì phải đưa vào thân văn bản. Việc cơ quan chủ trì chỉ đưa những nội dung chưa có trong thân văn bản vào mẫu kèm theo có thể cho phép chúng ta suy luận rằng cơ quan chủ quản không muốn nội dung này có giá trị như văn bản quy phạm pháp luật. Nói cách khác, thân văn bản quy phạm pháp luật và mẫu kèm theo không nên có cùng giá trị pháp lý.
9. Kết luậnTrước sự không thống nhất giữa mẫu kèm theo Nghị quyết và Nghị quyết theo hướng mẫu đưa ra nội dung chưa có trong thân của Nghị quyết, chúng ta đã thấy phát sinh khó khăn trong việc vận dụng.
Vụ việc trên đã phải trải qua nhiều cấp xem xét chỉ vì lý do đương sự không làm theo mẫu kèm theo Nghị quyết hướng dẫn trong tố tụng dân sự. Thực trạng này gây tốn kém cho Nhà nước (vì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét nhiều lần) cũng như cho đương sự (mất thời gian khiếu nại và đợi kết quả, tốn kém chi phí phát sinh…). Do đó, khi làm đơn kháng cáo, các đương sự nên làm theo mẫu kèm theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán để tránh những phiền toái như vừa trình bày. Về phía cơ quan tố tụng, nếu đương sự có văn bản chống lại bản án hay quyết định sơ thẩm nhưng thiếu tiêu đề với cụm từ “Đơn kháng cáo” thì cũng không vội vàng từ chối yêu cầu của đương sự như Tòa Phúc thẩm đã làm vì luật không yêu cầu đơn kháng cáo phải kèm theo tiêu đề như trên.
CHÚ THÍCH* PGS-TS, Trưởng Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh, Thành viên Tổ biên tập BLDS sửa đổi.
** Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh.
[1] Khoản 5 Điều 238 BLTTDS yêu cầu bản án sơ thẩm “trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án”.
[2] Học viện tư pháp, Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb. Công an nhân dân, 2007, tr. 395.
[3] Tống Công Cường, Luật Tố tụng dân sự Việt Nam – Nghiên cứu so sánh, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 360.
[4] Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2013, tr. 328.
[7] Từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 901 BLTTDS Pháp.
[8] Khoản 4 Điều 901 BLTTDS Pháp.
[9] Khoản 5 Điều 901 BLTTDS Pháp.
[10] Về đơn kháng cáo ở Pháp, xem Serge Guinchard, Cécile Chainais, Frédérique Ferrand, Procédure civil Droit interne et droit de l’Union européenne, Nxb. Précis-Dalloz, 2012, tr. 1256.
[11] Khoản 10 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chỉ quy định “Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành”.
[12] Về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xem Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. Hồng Đức, 2012, tr. 173 và tiếp theo.
Giấy Ủy Quyền (Tham Dự Phiên Tòa)
Công ty TNHH XXX đang là nguyên đơn trong vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ” với bị đơn là Công ty TNHH SS (Địa chỉ: xxx, Quận 9, TP. HCM). Vụ án đang do TAND Quận 9 thụ lý giải quyết, và có “Giấy triệu tập” đề ngày xxx/2018.
Hôm nay, ngày 6 tháng 6 năm 2023 Tại: Văn phòng Công ty TNHH XXX.
Tôi là XXX – Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH XXX. Địa chỉ: xxx, Tp. Hồ Chí Minh. Số CMND: xxxxx cấp tại CA. Tp. Hồ Chí Minh.
Nay bằng văn bản này, tôi ủy quyền cho:
Ông: YYY – là Phó giám đốc công ty TNHH XXX. Số CMND: yyy cấp tại Tp. Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên hệ: yyy, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: xxxxxx
1. Ông YYY là người đại diện theo uỷ quyền của công ty TNHH XXX, được quyền tham gia vào quá trình tố tụng, với tư cách là người đại diện của nguyên đơn, trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ” tại TAND quận 9 và TAND Tp. Hồ Chí Minh – trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án.
3. Thời hạn uỷ quyền: kể từ ngày lập Giấy uỷ quyền này cho đến khi giải quyết xong vụ án (có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án) hoặc chấm dứt theo qui định của pháp luật.
Công ty TNHH XXX cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc uỷ quyền trên.
Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 4 bản.
TM. CÔNG TY TNHH XXX GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu)
* Phân tích pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong:
1. Mẫu Giấy ủy quyền ở trên chính là một sự thể hiện một hợp đồng ủy quyền (giao dịch dân sự), cụ thể là giám đốc công ty XXX, thay vì tự mình – với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty, đến làm việc với Tòa án, đã ủy quyền cho nhân viên của mình thay mình (với tư cách là người đại diện theo ủy quyền) làm việc đó.
2. Theo qui định, tất cả các trường hợp ủy quyền đều phải được lập thành văn bản và phải qua công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trong trường hợp này vì Công ty là một pháp nhân, có con dấu, có Giấy đăng ký kinh doanh – tức là có tư cách độc lập, tự quyết trong các giao dịch và người nhận ủy quyền lại chính là một nhân viên trong công ty – nên chỉ cần lập Giấy ủy quyền theo kiểu “nội bộ” như trên là đủ và vẫn có giá trị pháp lý, được Tòa án chấp nhận. Nhưng nếu người nhận ủy quyền không phải là người trong công ty, thì hai bên vẫn phải ra Phòng công chứng ký Hợp đồng ủy quyền như các trường hợp thông thường khác.
3. Việc ủy quyền như trên có thể so sánh với việc Giám đốc ủy quyền cho Phó giám đốc được quyền ký các hợp đồng có giá trị thấp – mà các doanh nghiệp vẫn hay làm.
4. Về nội dung, phần “nội dung ủy quyền” là rất quan trọng và nhất thiết phải ghi thật rõ ràng, đầy đủ, dự liệu các tình huống có thể xảy ra. Chứ nếu chỉ ghi kiểu chung chung là “đại diện tham gia phiên tòa” là không đủ và cũng không được Tòa án chấp thuận.
5. Nói chung, ủy quyền là một vấn đề pháp lý tương đối phức tạp và phải tuân thủ theo những qui định nghiêm ngặt, có phần rườm rà, “khó khăn” – theo cảm nhận chung của nhiều người. Song nếu làm không đúng, không chặt thì không khéo sẽ dẫn đến những hệ lụy, hậu quả khó lường. Và giao dịch do người nhận ủy quyền thực hiện cũng sẽ không có giá trị.
Mẫu văn bản, hợp đồng Ecolaw là tài sản trí tuệ của công ty luật Ecolaw. Có ý nghĩa và chỉ nên sử dụng như tài liệu tham khảo. Công ty luật Ecolaw không chịu trách nhiệm trong trường hợp quí vị sử dụng vào mục đích khác.
CÔNG TY LUẬT ECOLAW – ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NGƯỜI 23 Lê Lư, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Email: ecolaw1@ecolaw.vn – website: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Giấy Ủy Quyền Tham Gia Tố Tụng Dân Sự trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!