Bạn đang xem bài viết Ngành Công Nghệ Sinh Học Làm Gì? được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay lĩnh vực công nghệ sinh học chính là một trong những ngành nghề được Nhà nước ưu tiên phát triển đến năm 2020. Theo Viện chiến lược cho biết tới năm 2020 cả nước sẽ cần ít nhất là 25000 lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Do đó đây chắc chắn sẽ là cơ hội mở rộng đối với những sinh viên đang theo học ngành nghề này.
Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học hiện nay
Ngành công nghệ sinh học làm gì bạn có biết?
Kỹ sư công nghệ sinh học
Mô tả công việc
– Tham gia nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm mới của doanh nghiệp.
– Tiến hành thử nghiệm và báo cáo kết quả của các sản phẩm mới.
– Training các bộ phận kinh doanh, marketing về sản phẩm mới.
– Tham gia các hội thảo cho đại lý và khách hàng.
Mức lương: 12.000.000 – 20.000.000
Chuyên viên công nghệ sinh học
Mô tả công việc
– Lên kế hoạch thí nghiệp, sản xuất cho các sản phẩm.
– Tham gia hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Mức lương: 10.000.000 – 15.000.000
Ngành công nghệ sinh học làm gì bạn có biết?
Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm
Mô tả công việc
– Xét nghiệm vi sinh vật lâm sàng
– Xét nghiệp giải phẫu các bệnh (phân tích tế bào, khối u, tuyến giáp…)
– Xét nghiệm sàng lọc
– Xét nghiệm, giám định, phân tích di truyền.
Mức lương: 10.000.000 – 18.000.000
Giáo viên giảng dạy công nghệ sinh học
Nếu bạn đang thắc mắc ngành công nghệ sinh học làm gì thì không nên bỏ qua vị trí giáo viên giảng dạy.
Mô tả
– Giảng dạy các chuyên ngành công nghệ sinh học tại các trường đại học, học viên.
– Tham gia hướng dẫn sinh viên, học viên trong lĩnh vực sinh học.
– Thực hiện các nghiên cứu chuyên môn công nghệ sinh học.
Mức lương: 7.000.000 – 10.000.000
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểm thêm ngành công nghệ sinh học làm gì cũng như tìm kiếm cơ hội xin việc ngành công nghệ sinh học tại TopCV.
Các yêu cầu khi ứng tuyển ngành công nghệ sinh học
Để xin việc ngành công nghệ sinh học bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
– Có trình độ chuyên môn về chuyên ngành công nghệ sinh học.
– Có tinh thần làm việc độc lập khả năng chịu đựng áp lực cao.
– Tự giác đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các quy trình kiểm nghiệm, đối chứng.
– Am hiểu sâu sắc về công nghệ, các thiết bị hiện đại phục vụ quá trình nghiên cứu.
– Sự cẩn trọng và tỉ mỉ cũng là một trong những tố chất quan trọng của người làm công nghệ sinh học.
Ứng tuyển ngành công nghệ sinh học ở đâu?
Ứng tuyển việc làm ngành công nghệ sinh học tại TopCV
Sau khi tìm hiểu ngành công nghệ sinh học làm gì chắc chắn bạn sẽ thắc mắc ứng tuyển ngành công nghệ sinh học ở đâu? Hiện nay bạn có thể tìm kiếm việc làm tại một số công ty lớn trong ngành như: Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Unilever, Dutch Lady, Bionet…hoặc tại các cơ quan nghiên cứu của nhà nước, các trường đại học như: Khoa học tự nhiên, Học viện Nông nghiệp, Đại học Công nghệ chúng tôi Đại học Y dược…
Các trang tuyển dụng việc làm công nghệ sinh học uy tín, chất lượng hiện nay: TopCV, vieclam24h, mywork, vietnamwork…
Đặc biệt hơn nữa để có thể ứng tuyển thành công ngành công nghệ sinh học thì hãy đến ngay với TopCV – công cụ tạo CV độc đáo nhanh chóng.
Mẫu Đơn Xin Việc Ngành Công Nghệ Thông Tin
Đơn xin việc ngành công nghệ thông tin
ĐƠN XIN VIỆC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tôi được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở vị trí: Nhân viên ……………………………. Đây là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình học tập và một năm kinh nghiệm làm việc của tôi. Vậy tôi viết đơn này kính trình lên công ty để xin được tuyển dụng.
Sau quá trình học tập và một năm làm việc trong ngành Công nghệ thông tin, tôi đã có những kỹ năng, kinh nghiệm trong thiết kế, lập trình website, phần mềm ứng dụng bằng các ngôn ngữ như PHP, .Net,… với các cơ sở dữ liệu MySql, Postgres, MS SQL,… và các kiến thức về mạng như: CCNA, MCSA, domain, hosting; Am hiểu sâu về Internet cũng như về kinh doanh thương mại điện tử, giao tiếp với khách hàng qua Internet hoặc trực tiếp; Quản trị và biên tập bài viết cho website.
Ngoài các kiến thức chuyên môn, tôi còn là người có tinh thần đoàn kết, hòa đồng với tập thể, có khả năng làm việc độc lập cũng như theo nhóm trong môi trường có áp lực cao.
Vì những kĩ năng, kinh nghiệm nêu trên, tôi tin rằng mình có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tôi cũng xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của công ty và hoàn thành tốt công việc được phân công.
Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ xin việc này, xin vui lòng liên lạc:
Điện thoại:…………………………………………………………..
Email:…………………………………………………………………
Tôi xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!
Ngày….. tháng…… năm…… Người viết đơn
Đăng Ký Dự Thi Thăng Hạng Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Chuyên Ngành Khoa Học Và Công Nghệ Năm 2022
Ngày 23/6/2017, Sở Nội vụ Hà Nội ban hành văn bản số 1573/SNV-CCVC về việc đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ năm 2017.
Thực hiện Quyết định số 1487/QĐ-BKHCN ngày 09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) từ hạng II lên hạng I và từ hạng III lên hạng II năm 2017 và chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố;
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 1858/BKHCN-TCCB ngày 09/6/2017 tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN,
Sở Nội vụ đề nghị các cơ quan, đơn vị, trên cơ sở nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, rà soát, tổng hợp danh sách viên chức đủ điều kiện dự thi thăng hạng, có văn bản và hồ sơ gửi về Sở Nội vụ để thẩm định, tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố cử đi dự thi. Nội dung cụ thể như sau:
I. THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP TỪ HẠNG II LÊN HẠNG I
1. Đối tượng dự thi
a) Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ nghiên cứu viên chính (hạng II) lên nghiên cứu viên cao cấp (hạng I):
Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ nghiên cứu viên chính (hạng II) mã số V.05.01.02 lên nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) mã số V.05.01.01 (sau đây viết tắt là thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)) phải là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II) mã số V.05.01.02, hiện đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
b) Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ kỹ sư chính (hạng II) lên kỹ sư cao cấp (hạng I):
Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ kỹ sư chính (hạng II) mã số V.05.02.06 lên kỹ sư cao cấp (hạng I) mã số V.05.02.05 (sau đây viết tắt là thăng hạng chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I)) phải là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp kỹ sư chính (hạng II) mã số V.05.02.06, hiện đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp kỹ sư cao cấp (hạng I) quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
2. Điều kiện dự thi
a) Đối với thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I):
Viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) mã số V.05.01.01 phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
– Đang giữ chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II) mã số V.05.01.02, có khả năng đảm nhiệm vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV;
– Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục gần nhất (2014, 2015, 2016); có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tính đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký thi;
– Có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính hoặc tương đương tối thiểu 06 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) mã số V.05.01.02 (tính cả thời gian chuyển tiếp từ ngạch nghiên cứu viên chính, mã ngạch 13.091) tối thiểu là 02 (hai) năm (24 tháng) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
b) Đối với thi thăng hạng chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I):
Viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I) mã số V.05.02.05 phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
– Đang giữ chức danh nghề nghiệp kỹ sư chính (hạng II) mã số V.05.02.06, có khả năng đảm nhiệm vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp kỹ sư cao cấp (hạng I) quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV;
– Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục gần nhất (2014, 2015, 2016); có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tính đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
– Có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính hoặc tương đương tối thiểu 06 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) mã số V.05.02.06 (tính cả thời gian chuyển tiếp từ ngạch kỹ sư chính, mã ngạch 13.094) tối thiểu là 02 (hai) năm (24 tháng) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
3. Tiêu chuẩn dự thi
a) Đối với thi thăng hạng nghiên cứu viên cao cấp (hạng I):
Viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 mục I Công văn này và phải đạt các tiêu chuẩn sau:
– Có bằng tiến sĩ trở lên phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực công tác;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế – kỹ thuật chương trình dành cho nghiên cứu viên cao cấp;
– Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là (đồng) tác giả hoặc (đồng) chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế có mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) (hoặc ít nhất 06 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước).
b) Đối với thi thăng hạng chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I):
Viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I) phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 mục I công văn này và phải đạt các tiêu chuẩn sau:
– Có bằng thạc sỹ trở lên thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư cao cấp (hạng I) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế – kỹ thuật chương trình đối với ngạch kỹ sư cao cấp;
– Đã tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.
4. Hình thức, nội dung và thời gian thi
Viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) hoặc kỹ sư cao cấp (hạng I) phải dự thi đủ các bài thi sau:
a) Môn thi kiến thức chung
– Hình thức thi: Thi viết.
– Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế – xã hội nói chung và KH&CN nói riêng; thành tựu và xu hướng phát triển KH&CN trên thế giới và trong nước; vấn đề đổi mới quản lý nhà nước về KH&CN; việc áp dụng các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển KH&CN vào thực tiễn và giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của Bộ, ngành, địa phương; pháp luật về viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN hạng I.
– Thời gian thi: 180 phút.
b) Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ
– Hình thức thi: Bảo vệ thuyết minh nhiệm vụ KH&CN (đề tài, đề án, dự án) cấp quốc gia;
– Nội dung thi: Thí sinh chuẩn bị 01 (một) thuyết minh nhiệm vụ KH&CN (đề tài, đề án hoặc dự án) cấp quốc gia và bảo vệ thuyết minh nhiệm vụ KH&CN.
Yêu cầu đối với nhiệm vụ KH&CN đề xuất: Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, là đề xuất mới, không trùng lặp với các nhiệm vụ đã và đang thực hiện.
– Thời gian bảo vệ thuyết minh: 30 phút.
c) Môn thi ngoại ngữ:
– Hình thức thi: Thi viết và phỏng vấn.
– Nội dung thi: Kiểm tra các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
– Thời gian thi: Thi viết 120 phút và phỏng vấn 15 phút.
d) Môn thi tin học:
– Hình thức thi: Thi trắc nghiệm.
– Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet ở trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
– Thời gian thi: 45 phút.
II. THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP TỪ HẠNG III LÊN HẠNG II
1. Đối tượng dự thi
a) Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ nghiên cứu viên (hạng III) lên nghiên cứu viên chính (hạng II):
Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ nghiên cứu viên (hạng III) mã số V.05.01.03 lên nghiên cứu viên chính (hạng II) mã số V.05.01.02 (sau đây viết tắt là thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên chính hạng II) phải là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) mã số V.05.01.03, hiện đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II) quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
b) Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ kỹ sư (hạng III) lên kỹ sư chính (hạng II):
Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ kỹ sư (hạng III) mã số V.05.02.07 lên kỹ sư chính (hạng II) mã số V.05.02.06 (sau đây viết tắt là thi thăng hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II)) phải là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp kỹ sư (hạng III) mã số V.05.02.07, đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp kỹ sư chính (hạng II) quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV.
2. Điều kiện dự thi
a) Đối với thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II):
Viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
– Đang giữ chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) mã số V.05.01.03, có khả năng đảm nhiệm vị trí công tác hoặc đang làm vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV;
– Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục gần nhất (2014, 2015, 2016); có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tính đến 15/7/2017;
– Có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên hoặc tương đương tối thiểu 09 (chín) năm (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) mã số V.05.01.03 (tính cả thời gian chuyển tiếp từ ngạch nghiên cứu viên, mã ngạch 13.092) tối thiểu là 02 (hai) năm (24 tháng) tính đến 15/7/2017.
b) Đối với thi thăng hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II):
Viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II) phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
– Đang giữ chức danh nghề nghiệp kỹ sư (hạng III) mã số V.05.02.07, có khả năng đảm nhiệm vị trí công tác hoặc đang làm vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp kỹ sư chính (hạng II) quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV;
– Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục gần nhất (2014, 2015, 2016); có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tính đến 15/7/2017;
– Có thời gian giữ chức danh kỹ sư hoặc tương đương tối thiểu 09 (chín) năm (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kỹ sư (hạng III) mã số V.05.02.07 (tính cả thời gian chuyển tiếp từ ngạch kỹ sư, mã ngạch 13.095) tối thiểu là 02 (hai) năm (24 tháng) tính đến 15/7/2017.
3. Tiêu chuẩn dự thi
a) Đối với thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II):
Viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Mục II công văn này và phải đạt các tiêu chuẩn sau:
– Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế – kỹ thuật chương trình đối với ngạch nghiên cứu viên chính.
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
– Đã chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc tham gia nhóm tác giả của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả của ít nhất 03 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước.
b) Đối với thi thăng hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II):
Viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II) phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Mục II công văn này và phải đạt các tiêu chuẩn sau:
– Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư chính (hạng II) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế – kỹ thuật chương trình đối với ngạch kỹ sư chính;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
– Đã chủ trì 01 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.
4. Nội dung, hình thức thi
Viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc kỹ sư chính (hạng II) phải dự thi đủ các bài thi sau:
a) Môn thi kiến thức chung
– Hình thức thi: Thi viết.
– Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế – xã hội nói chung và KH&CN nói riêng; thành tựu và xu hướng phát triển KH&CN trên thế giới và trong nước; vấn đề đổi mới quản lý nhà nước về KH&CN; việc áp dụng các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển KH&CN vào thực tiễn và giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của Bộ, ngành, địa phương; pháp luật về viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN hạng II.
– Thời gian thi: 180 phút.
b) Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ
– Hình thức thi: Trắc nghiệm.
– Nội dung thi: Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng triển khai, xử lý các vấn đề KH&CN đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN hạng II.
– Thời gian thi: 45 phút.
c) Môn thi ngoại ngữ
– Hình thức thi: Thi viết.
– Nội dung thi: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
– Thời gian thi: 90 phút.
d) Môn thi tin học
– Hình thức thi: Trắc nghiệm.
– Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet ở trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
– Thời gian thi: 45 phút.
III. ĐIỀU KIỆN MIỄN THI MÔN NGOẠI NGỮ, TIN HỌC VÀ HỒ SƠ DỰ THI
1. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học:
a) Miễn thi môn ngoại ngữ đối với trường hợp có một trong các điều kiện sau:
– Viên chức có bằng đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ (trường hợp viên chức chỉ có một bằng đại học là đại học ngoại ngữ thì phải đăng ký thi ngoại ngữ khác);
– Viên chức có bằng tốt nghiệp theo trình độ đào tạo hoặc ở trình độ cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng đăng ký dự thi thăng hạng mà học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
b) Miễn thi môn tin học đối với viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi:
a) Đơn đăng ký dự thi thăng hạng lần lượt theo Mẫu số 1;
b) Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức theo Mẫu số 2;
c) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đối với viên chức lãnh đạo, quản lý trong thời gian ba năm liên tục gần nhất (2014, 2015, 2016) lần lượt theo Mẫu số 3;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Trường hợp không có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì thay bằng bản cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ, kỹ năng tin học ở trình độ theo quy định, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức xác nhận.
Trường hợp có đủ điều kiện được miễn thi môn ngoại ngữ và môn tin học thì phải nộp bản sao các văn bằng, chứng chỉ làm căn cứ xét miễn thi môn ngoại ngữ, tin học để thẩm định.
đ) Bản sao các quyết định cử chủ trì/tham gia, biên bản nghiệm thu hoặc quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở mức đạt trở lên; hoặc chứng nhận là tác giả/chủ biên sách chuyên khảo, bài báo khoa học đã được công bố theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng.
e) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời gian 30 ngày tính đến ngày 15/7/2017.
g) Bản sao: Quyết định tuyển dụng, Quyết định bổ nhiệm chính thức vào viên chức, Quyết định bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BKHCN-BNV, Quyết định nâng lương gần nhất.
h) Bản đăng ký tên nhiệm vụ KH&CN (đề án, đề tài, dự án) cấp quốc gia dự kiến xây dựng thuyết minh để dự thi theo Mẫu số 5 (đối với viên chức đăng ký dự thi thăng hạng từ hạng II lên hạng I).
Hồ sơ đăng ký dự thi của mỗi viên chức được bỏ vào một bì đựng riêng có kích thước 250 x 340 x 5mm (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ của cán bộ, công chức), kèm 02 ảnh kích thước 4 cm x 6 cm có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và tên cơ quan sau ảnh .
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian, địa điểm tổ chức các kỳ thi thăng hạng:
Dự kiến tổ chức vào quý III và quý IV năm 2017, tại Hà Nội.
2. Về việc đăng ký dự thi:
Viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều có quyền đăng ký dự thi và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký dự thi.
Các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố có trách nhiệm rà soát, báo cáo cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo Mẫu số 4a, tổng hợp và cử viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi; chịu trách nhiệm về lý lịch, phẩm chất đạo đức, văn bằng, chứng chỉ, thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp, việc đã chủ trì, tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của chức danh nghề nghiệp viên chức đăng ký dự thi.
Văn bản cử viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp kèm theo danh sách viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi theo Mẫu số 4b và hồ sơ dự thi, gửi về Sở Nội vụ, số 18B, phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (kèm bản mềm qua phòng Công chức, viên chức, địa chỉ email: tranthithuha_sonv@hanoi.gov.vn, ghi rõ tiêu đề: DS dự thi thăng hạng VC KHCN của….) trước ngày 03/7/2017. Các biểu mẫu đăng trên trang mạng của Sở Nội vụ: sonoivu.hanoi.gov.vn
Quá thời hạn nêu trên, Sở Nội vụ không tiếp nhận văn bản và hồ sơ dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN năm 2017.
Tải nội dung Công văn
Tải biểu mẫu số 1
Tải biểu mẫu số 2
Tải biểu mẫu số 3
Tải biểu mẫu số 4
Tải biểu mẫu số 5
Sở nội vụ
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Thông báo và mẫu đơn tình nguyện, mẫu danh sách xét tuyển nam sinh viên đao tạo SQDB năm 2019
743 lượt xem
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày 17 tháng 4 năm 2019
V/v tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị năm 2019
Căn cứ công văn số 46/BGDĐT-GDQPAN, ngày 14/3/2019 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Hướng dẫn quy trình tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học
đi đào tạo sĩ quan dự bị năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-BGDĐT, ngày 14/3/2019 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc giao chỉ tiêu gọi nam sinh viên tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học
cho các trường Quân đội để đào tạo sĩ quan dự bị năm 2019;
Căn cứ kết luận cuộc họp ngày 16/4/2019, Nhà trường thông báo và yêu cầu các
đơn vị tuyên truyền tới sinh viên và thực hiện những nội dung sau đây:
1. Tiêu chuẩn và đối tượng
Nam sinh viên có đủ điều kiện về chính trị, sức khỏe, tuổi đời không quá 30
tuổi, tốt nghiệp đại học và không thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn gọi
nhập ngũ trong thời bình, cụ thể:
a) Về chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn
Có lý lịch rõ ràng, đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành Đảng
viên Đảng cộng sản Việt Nam, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng,
với tổ quốc, với nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, tốt nghiệp đại học năm 2019 (ưu
tiên những sinh viên có kết quả tốt nghiệp loại Khá trở lên), có chuyên môn phù hợp với yêu
cầu của Quân độ, là Đảng viên hoặc đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Có sức khỏe đạt từ loại 1 đến loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số
16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của liên bộ: Bộ Y tế – Bộ Quốc Phòng quy
định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều kiện hình thể: Nam sinh có chiều
cao từ 1m60 và cân nặng từ 50kg trở lên).
Theo Thông tư liên tịch số 170/2002/TTLT-BQP-BTC ngày 28/11/2002, sinh
viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm sĩ quan dự bị và được đăng
ký vào ngạch dự bị động viên; được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình
khi chưa có lệnh động viên; được nhận một tháng lương với cấp bậc thiếu úy; khi thi
tuyển công chức được cộng thêm 01 điểm vào kết quả thi. Sau khóa học, các trường
quân sự giới thiệu sinh viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị trở về để các trường đại
học tiếp tục giải quyết quyền lợi cho sinh viên.
Sinh viên có nguyện vọng tình nguyện vào phục vụ quân đội thì viết đơn tình
nguyện gửi Bộ quốc phòng, nếu đủ điều kiện và Bộ quốc phòng có nhu cầu sẽ được
điều động vào phục vụ trong quân đội 2 năm. Hết thời hạn 2 năm, nếu sinh viên tiếp
tục tình nguyện ở lại phục vụ trong quân đội, nếu quân đội có nhu cầu, thì được quyết
định chuyển sang sĩ quan thường trực hoặc quân nhân chuyên nghiệp theo diện bố trí
cán bộ để phục vụ quân đội lâu dài.
3. Chỉ tiêu đào tạo và số lượng xét tuyển theo các ngành đào tạo
STT Ngành đào tạo Chỉ tiêu Số lượng xét tuyển Ghi chú
1 Công nghệ thông tin 3 10
2 CNKT Điện, điện tử 5 15
4. Quy trình tuyển chọn tại các đơn vị
– Lãnh đạo đơn vị thông báo kế hoạch, tiêu chuẩn tuyển chọn đến toàn thể nam
sinh viên Đại học K13 (khóa học 2015-2019) thuộc đơn vị quản lý. Cung cấp mẫu đơn
tình nguyện tham gia đào tạo SQDB cho sinh viên có nhu cầu.
– Căn cứ vào tiêu chuẩn, chỉ tiêu và số lượng tuyển chọn, lãnh đạo đơn vị lập danh
sách nam sinh viên đủ điều kiện về sức khỏe, dự kiến tốt nghiệp tháng 6/2019; tiếp nhận
đơn tình nguyện tham gia đào tạo SQDB của sinh viên (theo mẫu đơn và danh sách sinh
viên gửi kèm thông báo này). Gửi danh sách và đơn tình nguyện của sinh viên về Phòng
Thanh tra và Công tác sinh viên trước ngày 08/5/2019 (cả bản in và File mềm danh sách).
– Thông báo cho sinh viên trong danh sách tuyển chọn của đơn vị tập trung để
tham gia vòng sơ tuyển của Nhà trường dự kiến tổ chức vào Thứ 5 – Ngày 09/5/2019;
thời gian và địa điểm cụ thể xem trên Lịch công tác tuần 41của Nhà trường.
Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản
ánh về phòng Thanh tra và Công tác sinh viên để báo cáo Lãnh đạo trường./.
– Các khoa CNTT, Đ-ĐT, CK, CKĐL;
Phòng HCQT, KHTV, ĐTĐH&SĐH;
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tham gia đào tạo sĩ quan dự bị
Tên tôi là:……………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………… …
Địa chỉ gia đình:…………………………………………………………………………………….
Điện thoại DD…………………………………………….. CĐ………………………………….
Sinh viên lớp:……………………………. ngành đào tạo……………………………………..
Khoa………………………………………..
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Là một sinh viên đại học K13, khóa (2015-2019), sau khi nghiên cứu các tiêu
chuẩn và đối tượng tuyển chọn đi đào tạo Sĩ quan dự bị năm 2019, tôi nhận thấy
mình có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và xin tình nguyện đăng ký để được đi đào tạo Sĩ
quan dự bị đợt này.
Tôi nhận thức được rằng là một thanh niên, sinh viên trí thức muốn đem sức
lực, trí tuệ cống hiến cho xã hội nhiều nhất. Tôi biết rằng chính trong môi trường
quân đội là nơi thử thách, rèn luyện bản thân tốt nhất, vì thế tôi viết đơn này mong
được nhà trường tuyển chọn để tôi được thực hiện nghĩa vụ của mình.
Nếu được tuyển chọn tôi xin hứa sẽ thực hiện tốt việc học tập, đào tạo theo
quy định của khóa học Sĩ quan dự bị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
……………ngày………….tháng……năm 2019
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Công Nghệ Sinh Học Làm Gì? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!