Xu Hướng 6/2023 # Người Lao Động Được Cam Kết Không Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không ? # Top 13 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Người Lao Động Được Cam Kết Không Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không ? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Người Lao Động Được Cam Kết Không Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không ? được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người lao động được cam kết không đóng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động được cam kết không đóng bảo hiểm xã hội không ? Em làm việc ở công ty cũ được 3 năm thì hết hợp đồng nên nghỉ việc. Sau đó em đi làm ở công ty mới; em thấy lương cũng không cao mà hàng tháng còn phải đóng bảo hiểm thì chẳng còn được bao nhiêu nữa nên muốn làm cam kết không đóng bảo hiểm xã hội nữa để nhận tiền một lần thì có được không ạ?

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;“

Theo quy định này, khi tham gia quan hệ lao động thì người lao động có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp bạn bạn làm cam kết không đóng BHXH mà công ty chấp nhận và vẫn giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó là trái với quy định của pháp luật. Đây được coi là việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc không tham gia BHXH. Hành vi khi bị phát hiện sẽ bị xử lý.

Về hình thức xử lý

Căn cứ theo khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

“19. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 26 như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”

Theo đó, trong trường hợp bạn viết giấy cam kết không đóng BHXH mà công ty đồng ý, hành vi này bị Thanh tra phát hiện thì bạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Còn công ty của bạn sẽ bị phạt tiền với mức mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng khi đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 NĐ 95/2013/NĐ-CP).

Làm việc theo hợp đồng mùa vụ 6 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Ký hợp đồng mùa vụ 12 tháng có phải đóng BHYT không?

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Năm 2023 Người Lao Động Tự Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Được Không?

Khi muốn tính các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) buộc phải làm các thủ tục chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, người lao động có tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không? Căn cứ theo quy định tại Điều 47, Bộ Luật lao động 2012 và Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014 người lao động không thể tự chốt sổ BHXH.

Người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 96, Luật Bảo hiểm xã hội, bắt đầu từ 1/1/2020 sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội. Các thông tin về quá trình tham gia BHXH của người lao động sẽ được lưu trữ và ghi lại trên hệ thống BHXH điện tử quốc gia. Trong tương lai thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ từ các thông tin được truy cập từ thẻ BHXH của người lao động.

2. Năm 2023 người lao động tự chốt sổ BHXH được không?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động.

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội trong vòng 7 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật.

Như vậy, người lao động có tự chốt sổ bảo hiểm xã hộ i được không? Qua bài viết bạn đọc đã có câu trả lời rõ ràng. Nếu các bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về nghiệp vụ chốt sổ BHXH hãy gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900558872/1900558873 để được hỗ trợ tốt nhất.

Thủ Tục Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Khi Người Lao Động Nghỉ Việc

Vấn đề bảo hiểm cho người lao động là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nhất là thủ tục chốt sổ bảo hiểm khi người lao động nghỉ việc. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc chốt sổ bảo hiểm khi người lao động nghỉ việc?

Bài viết sau Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới khách hàng thủ tục chốt sổ bảo hiểm khi người lao động nghỉ việc.

Cơ sở pháp lý

– Luật lao động 2012

– Luật bảo hiểm xã hội 2014

– Quyết định 595/QĐ-BHXH

Bảo hiểm xã hội là gì? Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

– Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội

– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này

– Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động 

Vì sao phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc?

– Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về trách nhiệm của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”

– Quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020 quy đinh về việc xử phạt người xử dụng lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động

 + Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động

+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động

+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên

Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động”

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

– Trong quá trình đợi giải quyết chốt sổ hồ sơ, người sử dụng lao động phải thanh toán hết số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu không, quy trình sẽ dừng lại. bảo hiểm xã hội sẽ mặc định người lao động còn tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty và số tiền đóng bảo hiểm xã hội vẫn được cập nhật bình thường. Khi hoàn thành hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng

– Nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người lao động thì người sử dụng lao động chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội

– Khi người lao động thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội (chậm nhất là 30 ngày). Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội

Chủ thể thực hiện chốt bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động trong trường hợp chấm dứt hợp động lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”

Thủ tục thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

Để tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động thực hiện các bước sau

– Bước 1: Thực hiện thủ tục báo giảm lao động

– Bước 2: Thủ tục thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

Bước 1: Thực hiện thủ tục báo giảm lao động (thủ tục Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội)

Hồ sơ thực hiện thủ tục báo giảm lao động

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK3-TS).

– Danh sách lao động tham gia BHXH (Mẫu D02-TS).

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Quy trình thực hiện báo giảm lao động

– Thẩm quyền: cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đặt trụ ở

– Thời gian giải quyết: 10 Ngày làm việc từ thời điểm nộp hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ hoàn tất thủ tục báo giảm lao động

– Cách thức nộp hồ sơ: qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH mà công ty đặt trụ sở chính hoặc gửi qua mạng trên cổng thông tin giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Bước 2: Thủ tục thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

– Phiếu giao nhận hồ sơ 600a có hiệu lực từ ngày 10/10/2017 quy định về hồ sơ trong trường hợp báo giảm lao động đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

– Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu D02-TS ban hành kèm quyết định số 595/ĐQ-BHXH năm 2023.

– Bảng kê thông tin (theo mẫu D01-TS).

– Thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng của Người lao động

– Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp đồng làm việc vừa hết hạn

Quy trình thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc

– Thẩm quyền: cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đặt trụ ở

– Cách thức nộp hồ sơ: qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH mà công ty đặt trụ sở chính hoặc gửi qua mạng trên cổng thông tin giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

– Thời gian: Thời gian giải quyết là trong vòng 7 ngày làm việc

Câu 1: Công ty tôi làm việc đã phá sản được 2 tháng. Trước khi phá sản công ty chưa làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho tôi. Vậy bây giờ tôi muốn chốt sổ bảo hiểm phải làm như thế nào

Luật tư vấn P&P trả lời: Trong trường hợp này bạn có thể tự đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đó đóng bảo hiểm xã hội để đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội

Câu 2: Công ty của tôi đã thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm cho tôi. Nhưng thực hiện chốt thiếu 1 tháng. Bây giờ tôi muốn sửa lại cho đúng thì phải làm như thế nào?

Luật tư vấn P&P trả lời: Trong trường hợp của bạn, công ty đã chốt thiếu một tháng đóng bảo hiểm của bạn, bạn có quyền yêu cầu công ty cũ chốt lại bảo hiểm cho bạn. Để thực hiện việc chốt lại, bạn phải có yêu cầu điều chỉnh, ghi rồi mới có thể chốt lại sổ bảo hiểm

Khách hàng cần cung cấp

– Danh sách lao động tham gia BHXH

– Thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng của người lao động

– Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp đồng làm việc vừa hết hạn

Công việc của chúng tôi

– Nhận tài liệu từ quý khách.

– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Bao Lâu Thì Được Rút Một Lần?

Người lao động đóng BHXH bao lâu thì có thể được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của mình? Họ cần có đủ các điều kiện gì để có thể rút tiền bảo hiểm? Hồ sơ và thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như thế nào? Cách tính bảo hiểm xã hội ra sao? Đây đều là các câu hỏi thường gặp của người lao động sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy làm sao để có thể giải quyết vấn đề này?

Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH một lần

Người lao động khi đã kí kết hợp đồng lao động sẽ được tham gia vào BHXH bắt buộc. Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có đủ điều kiện sẽ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được rút bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm hiện hành là từ 1 tháng cho đến dưới 20 năm (trừ những trường hợp khác được pháp luật quy định).

Theo đó, người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ không thực hiện rút bảo hiểm xã hội một lần. Ngoại trừ các trường hợp ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, khi tham gia bảo hiểm xã hội dưới 1 năm và trên 1 năm, mức hưởng khi rút bảo hiểm xã hội một lần là khác nhau.

Như vậy, thời gian để đủ điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần là từ khi bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ dưới 20 năm, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

Sau khi nghỉ việc bao lâu thì có thể làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần?

Quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13: Như vậy, sau một năm đã nghỉ việc trở lên nếu bạn không tiếp tục đóng BHXH và số năm bạn đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì bạn có thể yêu cầu rút BHXH một lần. Mức hưởng BHXH 1 lần được tính dựa trên mức đóng và số năm đóng BHXH của bạn được quy định tại Khoản 2 điều luật nêu trên.

Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Để được giải quyết hưởng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm có những giấy tờ sau:

Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính);

Đơn đề nghị được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu 14-HSB;

Chứng minh nhân dân (photo công chứng);

Sổ hộ khẩu hoặc tạm trú;

Trường hợp là ra nước ngoài định cư thì cần phải có một trong các giấy tờ: hộ chiếu được nước ngoài cấp, thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền về xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lí do định cư tại nước ngoài, giấy tờ xác nhận về vấn đề đang làm thủ tục nhập tịch, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ cư trú, thường trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;

Đối với các trường hợp bị bệnh hiểm nghèo cần có giấy trích sao hồ sơ bệnh án.

Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, người dân mang hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi mình đang sinh sống để được giải quyết rút bảo hiểm xã hội một lần.

Theo quy định tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau khi nhận đủ hồ sơ, trong thời gian 10 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện chi trả tiền bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động.

XEM THÊM: Cách tính tiền lương bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2023 thế nào?

#Đóng #bảo #hiểm #xã #hội #bao #lâu #thì #được #rút #một #lần.

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Lao Động Được Cam Kết Không Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không ? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!