Bạn đang xem bài viết Phòng Tổ Chức Cán Bộ được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 1655/SGDĐT-TCCB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 18 tháng 10 năm 2011
V/v hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ phép hàng năm
Kính gửi:
– Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã;
– Các trường trung học phổ thông;
– Các trường trung cấp chuyên nghiệp;
– Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương;
– Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh;
– Các trung tâm GDTX-KT-HN huyện, thị xã.
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
Căn cứ Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp,
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về chế độ nghỉ phép của công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng ngành giáo dục và đào tạo như sau:
1. Các hình thức nghỉ phép:
1.1. Nghỉ phép năm:
– Giải quyết cho công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng thuộc khối hành chính, phục vụ.
– Số ngày nghỉ: Thực hiện theo quy định tạiĐiều 74 Bộ luật Lao động năm 1994, Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994, cụ thể:
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương làm việc trong điều kiện bình thường nên được giải quyết nghỉ phép 12 ngày/năm, nếu có thời gian công tác từ 05 năm trở lên thì được tính ngày nghỉ cộng thêm như sau:
+ Thời gian làm việc có đủ 05 năm đến dưới 10 năm thì được nghỉ thêm 01 ngày;
+ Thời gian làm việc có đủ 10 năm đến dưới 15 năm thì được nghỉ thêm 02 ngày;
+ Thời gian làm việc có đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì được nghỉ thêm 03 ngày;
+ Thời gian làm việc có đủ 20 năm đến dưới 25 năm thì được nghỉ thêm 04 ngày;
+ Thời gian làm việc có đủ 25 năm đến dưới 30 năm thì được nghỉ thêm 05 ngày;
+ Thời gian làm việc có đủ 30 năm đến dưới 35 năm thì được nghỉ thêm 06 ngày.
1.2. Nghỉ phép hè:
1.2.1.
Đối với viên chức phụ trách các phòng chức năng (phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh, phòng Nghe nhìn/Lab, phòng Vi tính), giáo viên trực tiếp dạy lớp ở các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDTX-KT-HN các huyện, thị: Chỉ giải quyết nghỉ phép trong hè và thời gian giải quyết nghỉ phép không quá 60 ngày.
Lưu ý
:
Thủ trưởng các đơn vị không giải quyết cho viên chức nghỉ phép hè trong thời gian được đề nghị đi làm công tác coi thi, chấm thi.
1.2.2.
Đối với viên chức phụ trách các phòng chức năng (phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh, phòng Nghe nhìn/Lab, phòng Vi tính), giáo viên trực tiếp dạy lớp ở các trường trung cấp chuyên nghiệp: Thời gian nghỉ hàng năm là 08 tuần, bao gồm: nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ và nghỉ hè.
Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý, đúng quy định.
1.3. Nghỉ ốm đau:
Áp dụng từ Điều 8 đến Điều 12 củaNghị định số 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.4. Nghỉ thai sản:
Áp dụng từ Điều 13 đến Điều 17 của Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.5. Nghỉ đám cưới:
– Công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng kết hôn: Được nghỉ phép 03 ngày.
– Công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng tổ chức kết hôn cho con: Được nghỉ phép 01 ngày.
1.6. Nghỉ đám tang:
Công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng có cha mẹ ruột, cha mẹ vợ (hoặc chồng), vợ (hoặc chồng), con chết: Được nghỉ phép 03 ngày.
1.7. Nghỉ việc riêng:
Chỉ được giải quyết khi Thủ trưởng đơn vị xác nhận nhằm đảm bảo cho đơn vị hoạt động bình thường.
2. Thẩm quyền giải quyết nghỉ phép:
2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Cấp giấy phép cho
– Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDTX-KT-HN các huyện, thị xã, Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương;
– Công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng của đơn vị trực thuộc nghỉ phép ngoài tỉnh, nghỉ ốm đau, nghỉ việc riêng quá 03 ngày/lần;
– Công chức, nhân viên hợp đồng làm việc tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp; Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDTX-KT-HN các huyện, thị xã, Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương:
Cấp giấy nghỉ phép cho viên chức, nhân viên hợp đồng đơn vị mình trong các trường hợp: nghỉ phép hè trong tỉnh, nghỉ thai sản, nghỉ đám cưới, nghỉ đám tang, nghỉ ốm đau, nghỉ việc riêng tối đa 03 ngày/lần.
2.3 Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã:
Cấp giấy phép cho công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng thuộc phạm vi phòng giáo dục và đào tạo quản lý hoặc có thể phân cấp giải quyết nghỉ phép cho các trường trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo. Văn bản phân cấp giải quyết nghỉ phép phải gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo (phòng TCCB) trước ngày 30/11/2011.
3. Hồ sơ xin nghỉ phép:
gồm có
– Đơn xin nghỉ phép (theo mẫu), có ý kiến phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị;
– Bản photo y chứng của bệnh viện hoặc giấy cho phép nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của bệnh viện, có bản chính để đối chiếu (trường hợp nghỉ ốm đau);
– Bản photo giấy đăng ký kết hôn (trường hợp nghỉ đám cưới);
– Các giấy tờ minh chứng lý do xin nghỉ phép.
4. Mẫu giấy nghỉ phép:
Thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ (Mẫu 1.16 – đính kèm).
Công văn này thay thế Công văn số 56/GDĐT/TCCB ngày 26/02/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về chế độ nghỉ phép của CB-GV-CNV./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Ban Giám đốc;
– Phòng ban Sở GDĐT;
– Lưu: VT, TCCB, L.62
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Dương Thế Phương
Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Của Cán Bộ Công Chức
Tổng hợp những đơn xin nghỉ học hài hước sau đây sẽ mang lại cho các bạn những tiếng cười sảng khoái sau giờ học và giờ làm căng thẳng. Qua những giờ học, các bạn sẽ thấy được sự sáng tạo không ngừng nghỉ của học sinh trong việc viết lý do xin nghỉ học để được Ban giám hiệu và thầy, cô chủ nhiệm cho phép nghỉ học.
Để có thể tạo được ấn tượng tốt cho doanh nghiệp ngay cả khi bạn muốn nghỉ việc, các bạn cũng nên tham khảo cách viết Đơn xin thôi việc hay để thuyết phục đơn vị của mình. Cách viết Đơn xin thôi việc, đó là, các bạn cần sử dụng những mẫu đơn xin nghỉ việc hay và đưa ra được lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất.
Viết đơn là một trong số các thủ tục hành chính cần thiết và quan trọng khi chúng ta muốn bày tỏ hay đề xuất một vấn đề nào đó đơn giản như khi các em muốn xin phép nghỉ học, bởi vậy việc soạn bài Viết đơn trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 2 trong chương trình soạn văn lớp 6 sẽ hữu ích với các em để em nắm vững cách viết một lá đơn hoàn chỉnh và đúng. Các em tham khảo phần soạn mẫu của chúng tôi để hiểu hơn về loại thủ tục này.
Nếu như các bạn đang có nhu cầu chuyển đến một nơi ở mới để tiện cho việc học tập hoặc làm việc, các bạn có thể tham khảo cách viết đơn xin xác nhận tạm trú để hoàn tất những nội dung có trong Đơn xin xác nhận tạm trú, giúp hoàn tất thủ tục theo đúng yêu cầu, quy định chung hiện nay.
Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục “Điều khoản”.
Đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ Công Chức Viên Chức Mới Nhất 2023
Bạn là cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp muốn xin nghỉ phép thì cần phải làm đơn xin nghỉ phép nộp cho lãnh đạo đơn vị. Vậy đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chức là gì? Theo quy định hiện nay, số ngày nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chức trong năm là bao nhiêu? Cách viết đơn xin nghỉ phép như thế nào cho đúng? Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đơn xin nghỉ phép cũng như chế độ nghỉ phép dành cho cán bộ, công chức, viên chức.
Thế nào là đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức?Trước khi tìm hiểu về đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chức, chúng ta cần hiểu cán bộ, công chức, viên chức là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, đó là những công dân Việt Nam làm việc trong cac cơ quan của Đảng Cộng sản, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội từ cấp xã trở lên; các công dân làm việc trong các đơn vị Quân đội mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong các đơn vị Công an mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; lãnh đạo, quản lý, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đối tượng này được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chứclà biểu mẫu được sử dụng rất phổ biến trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập. Mẫu đơn này do chính các cán bộ, công chức, viên chức đó lập ra để gửi đến lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nơi mình công tác để xin được nghỉ phép trong một khoảng thời gian nhất định.
Đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức, viên chức là loại giấy tờ, thủ tục hành chính thường xuyên được người lao động sử dụng trong mọi cơ quan, đơn vị.
Đơn này cần cần ghi rõ các thông tin của người làm đơn, số ngày xin nghỉ phép và lý do xin nghỉ để được lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt.
Trong một năm làm việc, công tác, các cán bộ, công chức, viên chức đều có nhu cầu xin nghỉ phép vì lý do khác nhau như ốm đau, bệnh tật, công việc gia đình, công việc cá nhân, du lịch… Trước khi nghỉ phép, theo quy định, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều phải viết đơn xin nghỉ phép nhằm thông báo và xin phép lãnh đạo đơn vị cho được nghỉ.
Đơn xin nghỉ phép dành cho mọi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại tất cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập như cán bộ xã, giáo viên, bác sĩ…
Theo quy định hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép bao nhiêu ngày?Theo quy định tại Điều 13 của Luật Cán bộ, công chức ban hành năm 2008 thì mọi cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ hay nghỉ để giải quyết việc riêng.
Thời gian nghỉ phép được quy định cụ thể tại Điều 111 của Bộ Luật lao động ban hành năm 2012 như sau:
Trường hợp 1: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc đủ 12 tháng trở lên sẽ được nghỉ hằng năm và khi xin nghỉ phép thì được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, những ngày nghỉ hàng tuần (thứ 7, Chủ nhật) không bị tính vào những ngày nghỉ phép:
– Thời gian nghỉ là 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
– Thời gian nghỉ là 14 ngày nếu làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc làm công việc độc hại, nguy hiểm;
– Thời gian nghỉ là 16 ngày nếu làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt, các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Cứ mỗi 5 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm của cán bộ, công chức, viên chức được tăng thêm là 1 ngày.
Cán bộ, công chức, viên chức có thể đề xuất với lãnh đạo đơn vị xin nghỉ phép 1 lần hoặc chia thành nhiều lần nhưng đều cần thông báo trước để lãnh đạo đơn vị xem xét, sắp xếp công việc.
Trường hợp 2: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc chưa đủ 12 tháng thì thời gian nghỉ phép hàng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc, nếu không nghỉ, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thanh toán bằng tiền.
Tính số ngày nghỉ cụ thể như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm /12 * số tháng làm việc trong năm.
Các trường hợp xin nghỉ phép được hưởng nguyên lươngNgoài nghỉ phép năm, trong các trường hợp sau cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ sẽ được hưởng nguyên lương:
– Thời gian được nghỉ là 3 ngày trong trường hợp người lao động kết hôn; bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ/ chồng, mẹ vợ/ chồng,vợ/ chồng/ con chết.
– Thời gian được nghỉ là 1 ngày trong trường hợp con ruột người lao động kết hôn;
Các trường hợp xin nghỉ phép không hưởng lươngTrong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã hết ngày phép theo quy định cần thông báo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị được xin nghỉ không lương trong trường hợp sau:
– Thời gian nghỉ là 1 ngày khi ông/ bà, anh/ chị/ em ruột chết, bố/ mẹ đẻ/ anh/ chị/ em ruột kết hôn.
– Thỏa thuận thời gian với lãnh đạo đơn vị trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch, thăm thân ở nước ngoài.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức nghỉ do tai nạn bất ngờ nhưng không phải là tai nạn lao động, nghỉ ốm thì đơn vị không trả lương mà làm thủ tục cho người lao động để được Bảo hiểm xã hội chi trả 75% lương cho người lao động đó.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức nghỉ do tai nạn lao động thì đơn vị phải trả đủ 100% tiền lương những ngày nghỉ để điều trị và không được phép trừ vào ngày nghỉ phép của người lao động.
Cách viết đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức– Ghi đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
– Kính gửi: Ghi rõ chức danh người lãnh đạo cơ quan, đơn vị: Hiệu trưởng trường, Giám đốc bệnh viện…
– Ghi rõ các thông tin cần thiết về người xin nghỉ phép nghỉ: họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ thường trú; số điện thoại; đơn vị công tác; chức vụ hiện tại.
– Thời gian xin nghỉ: ghi rõ từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào.
– Lý do xin nghỉ: ghi rõ ràng, ngắn gọn nhưng thuyết phục tránh kể lể lan man, dài dòng: xin nghỉ phép kết hôn, đi nước ngoài thăm con, đi du lịch…
– Người viết đơn xin nghỉ phép hứa bàn giao lại mọi công việc cụ thể trong thời gian nghỉ cho ai thì ghi rõ tên người đó, bộ phận làm việc và chức vụ người thay thế. Nếu nội dung công việc phức tạp hay bàn giao cho nhiều người thì nên lập bảng thống kê công việc bàn giao cho từng người cho rõ ràng.
– Người viết đơn hứa hẹn và kính mong lãnh đạo đơn vị xem xét, giải quyết cho nghỉ phép.
– Người viết đơn ghi rõ địa điểm, ngày tháng viết đơn, ký và ghi rõ họ tên lên đơn sau đó chuyển lên cho lãnh đạo đơn vị.
– Sau khi xem xét, cân nhắc, lãnh đạo đơn vị ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung trong đơn, sau đó ký xác nhận và đóng dấu.
Tải mẫu đơn xin nghỉ phép dành cho cán bộ công chức mới nhất 2023Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Của Cán Bộ, Công Chức Chuẩn Nhất, Mới Nhất
Theo Điều 13 Luật Cán bộ công chức 2008, cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2023 có hiệu lực, số ngày nghỉ được hưởng nguyên lương của công chức được xác định như sau:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động tăng thêm tương ứng 01 ngày.
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày
Đặc biệt, trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ (trong khi từ năm 2023, chỉ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mà bị mất việc làm hoặc thôi việc mới được thanh toán cho những ngày chưa nghỉ).
Nghỉ phép phải làm Đơn trước bao nhiêu ngày?Hiện nay, pháp luật chỉ quy định số ngày nghỉ phép năm của cán bộ, công chức mà không có bất cứ nội dung nào hướng dẫn cụ thể thời gian báo trước khi nghỉ phép.
Vì thế, việc nghỉ phép phải làm đơn trước bao nhiêu ngày phụ thuộc hoàn toàn là nội quy của từng đơn vị. Đơn vị nào chưa hoàn thiện nội quy này thì cán bộ, công chức cũng nên báo trước ít nhất 02 đến 03 ngày để cơ quan bố trí công việc.
Cập nhật mẫu Đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chứcTôi tên là: …………………………………………………………… Nam/ Nữ: …………
Ngày/Tháng/Năm sinh: …………………………………………… Tại: ……………….
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………(2)
Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………(3)
Nay tôi làm đơn này xin phép ……………(4) cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..
Lý do xin nghỉ:………………………………………………………………………………….(5)
Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho…………………………………….(6)
Tại phòng……………………………………………..(7)
Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.
Kính mong …………………… (8) giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.
Xin trân trọng cảm ơn!
….., ngày….tháng….năm
Người làm đơn
(Ký, họ tên)
Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức(1), (4), (8): Thường là người lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc người cần xin phép. Chẳng hạn: Kính gửi Chủ tịch UBND xã A; Kính gửi Trưởng phòng Thống kê huyện B.;
(2): Viết đầy đủ. Chẳng hạn: Đơn vị công tác: Phòng thống kê thuộc UBND huyện X;
(3): Số điện thoại thường dùng hoặc số điện thoại để liên lạc trong thời gian nghỉ phép;
(5): Lý do xin nghỉ cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải đầy đủ và thuyết phục. Không lan man dài dòng. Ví dụ: Tôi xin nghỉ kết hôn, tôi xin nghỉ phép để đi du lịch, tôi xin nghỉ ốm…
(6): Người trực tiếp nhận bàn giao công việc;
Nếu có thể, hãy trình bày các nội dung công việc bàn giao. Hoặc nếu công việc phải bàn giao cho nhiều người thì thống kê công việc bàn giao cho từng người thật rõ ràng.
Quy trình xin nghỉ phép đúng luật?Với mỗi đơn vị, việc cán bộ, công chức chủ động tuân thủ nội quy, quy trình giúp đơn vị chủ động trong việc sử dụng nhân sự. Việc nghỉ phép cũng như vậy, để xin nghỉ phép, cán bộ, công chức cần làm đúng quy trình sau:
– Viết Đơn xin nghỉ phép
– Chuyển đơn cho Trưởng phòng (hoặc tương đương)
– Chuyển Đơn cho lãnh đạo cao nhất đơn vị duyệt.
Sau khi được duyệt thì cán bộ, công chức mới được nghỉ phép đúng luật.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Tổ Chức Cán Bộ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!