Bạn đang xem bài viết Quy Định Và Thủ Tục Bảo Lưu Thời Gian Đóng Bảo Hiểm Xã Hội được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quy định và thủ tục bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội
Bởi chúng tôi
– 02/11/2023
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) giúp bảo vệ lợi ích cho người lao động. Khi không có điều kiện tham gia liên tục, người lao động không bị mất đi thời gian tham gia BHXH trước đó. Thời gian tham gia BHXH được bảo lưu và cộng dồn với thời gian tham gia tiếp theo, để người lao động đủ điều kiện hưởng lợi ích từ BHXH.
Tìm hiểu về những quy định và thủ tục bảo lưu BHXH.
1. Quy định bảo lưu thời gian đóng BHXH theo luật
Quy định bảo lưu thời gian đóng BHXH được nêu rõ tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 62, Luật này quy định về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH như sau:
“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, nếu người tham gia BHXH chưa nhận được lợi ích từ việc tham gia BHXH được bảo lưu thời gian đóng BHXH để tiếp tục tham gia BHXH hoặc đủ điều kiện hưởng BHXH khi về hưu.
2. Lợi ích của việc bảo lưu thời gian đóng BHXH
Khi được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội người lao động sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Lợi ích từ các chế độ như: lương hưu, chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp hay hưởng BHXH 1 lần.
Những lợi ích của việc bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Tạo điều kiện để được hưởng lương hưu: Khi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu gồm chưa đủ thời gian tham gia BHXH theo quy định hoặc chưa đủ độ tuổi hưởng lương hưu. Người lao động được bảo lưu thời đóng BHXH để tiếp tục tham gia đủ thời gian còn thiếu hoặc đợi đến khi đủ tuổi nhận lương hưu.
Tiếp tục cộng dồn thời gian tham gia BHXH để hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Thời gian hưởng BHTN được xác định căn cứ vào thời gian đóng BHXH. Cứ 1 năm đóng BHXH tương ứng được hưởng 1 tháng trợ cấp BHTN. Những người có thời gian tham gia BHXH lẻ sẽ được bảo lưu thời gian này và cộng dồn với thời gian tham gia BHXH sau đó để xét hưởng BHTN vào các lần tiếp theo.
Cộng dồn thời gian tham gia BHXH để tính các chế độ BHXH khác: Đối với những lao động không có điều kiện để tham gia BHXH liên tục, thời gian tham gia BHXH trước đó sẽ không mất đi. Thời gian này sẽ được cộng dồn để tính các chế độ ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí, BHXH một lần…
Góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi không còn khả năng lao động.
Người dân có thể yên tâm khi tham gia BHXH. Đặc biệt, quy định được bảo lưu thời gian đóng BHXH đã giúp giảm được tối đa rủi ro cho người tham gia khi nghỉ việc hoặc không đủ điều kiện tài chính để tham gia liên tục.
3. Hướng dẫn thủ tục bảo lưu thời gian đóng BHXH
Hướng dẫn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội căn cứ theo Công văn số 4424/BHXH-ST của BHXH Việt Nam ban hành ngày 6/11/2023. Áp dụng đối với trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) bị chấm dứt hưởng TCTN và trường hợp người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng TCTN như sau:
Người lao động đến cơ quan bảo hiểm để làm thủ tục bảo lưu BHXH.
Cơ quan BHXH cấp huyện nơi chi trả TCTN căn cứ quyết định hưởng TCTN hoặc quyết định chấm dứt hưởng TCTN của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện cấp Giấy xác nhận thời gian đóng BHTN (Mẫu số C15-TS) khi người lao động kết thúc đợt hưởng TCTN để ghi, xác nhận thời gian đóng BHTN bảo lưu.
Trường hợp người lao động tiếp tục tham gia BHXH, BHTN thì nộp giấy xác nhận thời gian đóng BHTN cho cơ quan BHXH để bảo lưu thời gian đóng BHTN chưa hưởng TCTN trên sổ BHXH để làm căn cứ tính hưởng TCTN lần sau. Thời gian đóng BHTN được bảo lưu là khoảng thời gian đóng BHTN tính từ tháng đóng BHTN cuối cùng trước khi hưởng TCTN.
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là một trong những quyền lợi đặc biệt của người lao động khi tham gia BHXH. Người lao động hoàn toàn có thể yên tâm khi không thể tham gia BHXH liên tục. Việc tính hưởng các chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp hay BHXH một lần sẽ dựa trên căn cứ bảo lưu thời gian đóng BHXH của người lao động.
Nghỉ Việc Có Phải Làm Thủ Tục Bảo Lưu Thời Gian Đóng Bảo Hiểm Xã Hội
Nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tôi là nam, năm nay 32 tuổi, đã tham gia đóng bảo hiểm được 10 năm. Hiện nay, tôi đã nghỉ việc và đang giữ sổ bảo hiểm. Tôi muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để sau này hưởng lương hưu nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế. Vài năm nữa tôi mới tham gia bảo hiểm lại có được không? Tôi có phải làm thủ tục gì với cơ quan bảo hiểm để bảo lưu thời gian 10 năm đã đóng bảo hiểm của tôi không?
Tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì cần làm thủ tục như thế nào? Tôi muốn đóng tiền luôn cho 10 năm còn lại thì có được không? Trong thời gian đóng tự nguyện tôi có được hưởng các chế độ tương tự như khi đóng bắt buộc tại công ty hay không? Tôi cám ơn nhiều!
Thứ nhất, về vấn đề nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, khi người lao động chưa đáp ứng các điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó sẽ được bảo lưu.
Trong trường hợp này, bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 10 năm thì thời gian tham gia này của bạn sẽ được tự động bảo lưu mà không cần phải làm thủ tục bảo lưu.
Thứ hai, về thủ tục tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ quy định tại Điều 26 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.“
Như vậy, bạn cần chuẩn bị Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH) nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi bạn cư trú để tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, khi đi nộp hồ sơ bạn cần chuẩn bị thêm sổ BHXH ở công ty cũ cùng với chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Tư vấn về đối tượng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay
Thứ ba, về vấn đề đóng BHXH tự nguyện cho 10 năm còn thiếu
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2023/NĐ-CP quy định:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu”.
Như vậy, chỉ có nam đã đủ 60 tuổi; nữ đã đủ 55 tuổi mới có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho 10 năm còn thiếu. Trong khi đó bạn hiện nay mới 32 tuổi nên chưa thể đóng luôn cho 10 năm còn thiếu như vậy. Bạn chỉ có thể lực chọn đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; hoặc nhiều nhất bạn cũng chỉ có thể đóng cho 5 năm về sau.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất 2023
Thứ tư, về các chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất”.
Như vậy, khi bạn tham gia BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp thì sẽ được hưởng các chế độ bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất. Còn khi tham gia BHXH tự nguyện bạn sẽ chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Quy Định Bảo Lưu Bảo Hiểm Thất Nghiệp Và Bảo Hiểm Xã Hội
Quy định bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội
Anh/chị cho tôi hỏi: Tôi đã nghỉ việc từ năm 2023 đến năm 2023 và đến tháng 04/2023 tôi mới đi làm. Vậy thì có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội không? Tôi xin cảm ơn ạ?
Thứ nhất, đối với bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định trên thì bảo hiểm xã hội của bạn sẽ được bảo lưu và được cộng dồn vào quá trình đóng sau này.
Thứ hai, đối với bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định trên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu và được cộng dồn các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục khi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Bảo Lưu Thời Gian Đóng Bhxh
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Bảo lưu thời gian đóng BHXH:
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 78 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Bảo lưu thời gian đóng BHXH, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu:
1. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.
Theo quy định, trước đây anh/chị tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện sau đó dừng đóng và chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, chưa rút BHXH một lần thì sẽ được bảo lưu thời gian tham gia BHXH đã đóng đó. Hiện nay, nếu anh/chị không kí HĐLĐ để đóng BHXH bắt buộc mà có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí thì có quyền tới Cơ quan BHXH quận/huyện nơi cư trú để thực hiện thủ tục đóng. Như vậy, thông tin anh/chị đề cấp: ” sau khi giảm chỉ trong vòng 3 năm mới được nối sổ hoặc thanh toán sổ BH” là không có cơ sở pháp lí.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
1 |==========================
Đóng bảo hiểm xã hội khi bị suy giảm khả năng lao động.Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chị dâu tôi sính ngày 31/12/1971, đóng BHXH đến 30/11/2023 là 20 năm 11 tháng ( Làm việc thu dọn quét rác đường phố – thuộc công ty môi trường đô thị – khu vực nhà nước), và nghỉ chờ đủ tuổi để nghỉ hưu. Như vậy đến đầu năm 2023 chị tôi muốn đi giám định sức khỏe thì có được không? Trường hợp tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm thêm 05 năm đến đủ 50 tuổi mới nghỉ hưu thì có phải đi giám định sức khỏe nữa không?
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Tính đến 31/12/2023 chị dâu a/c đủ 45 tuổi, có trên 20 năm đóng BHXH xã hội, theo đó nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi thì phải có mức suy giảm khả năng lao động là 81% trở lên. Trường hợp mức suy giảm là 61% thì sẽ không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi. Trong trường hợp chị dâu a/c bị suy giảm khả năng lao động ở mức 61% thì yêu cầu về độ tuổi là đến năm 2023 là đủ 46 tuổi, 2023 là đủ 48 tuổi…. đến 2023 là đủ 50 tuổi đối với nữ. Thời điểm chị dâu a/c 50 tuổi, nếu muốn hưởng lương hưu thì vẫn phải làm thủ tục nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động. Vì tuổi nghỉ hưu đối với nữ được xác định là 55 tuổi.
Trong thời gian chờ đủ tuổi để đủ điều kiện hưởng lương hưu chị dâu a/c có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tăng số năm đóng BHXH để sau tính mức lương hưu hàng tháng.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Luật bảo hiểm xã hội 2014;
2 |==========================
Không làm việc có phải đóng bảo hiểm không?Câu hỏi đề nghị tư vấn: Anh trai tôi đang đi làm cho 1 công ty, hiện công ty ít việc cho anh tôi nghỉ 3 tháng không lương. (không có văn Sau đó họ lại bắt anh tôi đóng 100% BHXH? Như vậy có đúng hay sai luật? Xin tư vấn giúp, xin cảm ơn!
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
3 |==========================
Khai thêm tuổi để đóng bảo hiểmCâu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư. Em có vấn đề muốn luật sư tư vấn giúp, hiện tại em đang làm công ty được 5 năm và vẫn đóng bảo hiểm bình thường. Nhưng lúc vào công ty e chưa đủ tuổi nên đã thôi số CMND 1994 thành 1991 để được vào công ty. Như vậy bây giờ em có được lãnh bảo hiểm hay không và lãnh bằng cách nào. Cảm ơn luật sư!
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
4 |==========================
Hỏi về thủ tục tham gia đóng BHXH tự nguyệnCâu hỏi đề nghị tư vấn: E làm việc cho 1 công ty may của Nhật được 20 tháng đến tháng 2/2023 e nộp đơn xin nghỉ vì lý do lập gia đình ở xa. E có đi làm bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng 3 tháng trợ cấp, đến nay e vẫn chưa tìm được việc làm nhưng e vẫn muốn được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có ý định chuyển sang đóng tự nguyện . Vậy thủ tục đóng bảo hiểm tự nguyện như thế nào? ở đâu và trong thời gian bao nhiêu lâu để có thể hưởng chế độ bảo hiểm, y tế như việc sinh nở sau này ? E xin cảm ơn !
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Như vậy, người tham gia đóng BHXH tự nguyện nộp hồ sơ tham gia đóng BHXH tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú của mình.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia
5 |==========================
Thời Gian Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Là Bao Lâu?
Chào anh, chị tư vấn. Cho tôi hỏi trường hợp sau, tôi nghỉ ở công ty cũ từ tháng 3 đến nay đã được 8 tháng rồi mà tôi gọi lên công ty thì nhân viên bảo vẫn chưa lấy được sổ, đang làm. Tại trước khi tôi vào công ty bị đóng trùng tháng nên bây giờ phải thoái thu lại tháng trùng. Cho tôi hỏi là trường hợp của tôi thì bao lâu lấy được sổ, lần nào gọi lên cũng chỉ nghe được câu chờ đợi thôi mà đã 8 tháng rồi.
Thứ nhất, căn cứ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 :
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Thứ hai, căn cứ Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về khiếu nại về bảo hiểm xã hội:
“Điều 118: Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo đó, trường hợp này bạn có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình vì đã 08 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc mà bạn vẫn chưa nhận lại được sổ bảo hiểm của mình. Cụ thể: bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc của công ty hoặc khiếu nại lên Phòng lao động – thương binh xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp quận/huyện nơi công ty đó đóng trụ sở.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thủ Tục Gộp Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Đúng Quy Định Hiện Hành
5
/
5
(
30
bình chọn
)
1. Gộp sổ bảo hiểm xã hội nên được hiểu như thế nào?
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là quá trình thực hiện gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội hay nhiều sổ thành 1. Điều này được thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu của pháp luật về số lượng sổ, cũng như đảm bảo cho quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
2. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh có được thực hiện hay không?
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm khác tỉnh sẽ được thực hiện nếu thời gian đóng của người lao động không trùng nhau. Khoản 4 Điều 46 595/QĐ-BHXH quy định:
“Một người có từ hai sổ bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi tất cả các sổ bảo hiểm xã hội, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ bảo hiểm xã hội vào sổ mới”.
Hiện nay do mức độ công việc nhiều, ít có thời gian nên người lao động vẫn hay có những thắc mắc về thủ gộp sổ bảo hiểm xã hội, gộp sổ bảo hiểm xã hội như thế nào. Nội dung được nêu ở phần sau đây sẽ hướng dẫn thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội một cách đầy đủ nhất đến người lao động.
3. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội 2023
3.1 Thủ tục gộp sổ bảo hiểm gồm hồ sơ gì?
Để thực hiện quá trình gộp sổ, người lao động cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
+ Mẫu D01-TS (bảng kê thông tin đối với doanh nghiệp);
+ Mẫu TK1-TS (tờ khai tham gia, điều chỉnh tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội);
+ Tất cả các sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động có.
Nếu không may làm mất sổ, người lao động có thể liên hệ các trung tâm dịch vụ tại nới cư trú để được hỗ trợ như:
Dịch vụ bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp
Dịch vụ bảo hiểm xã hội quận 7
Dịch vụ bảo hiểm xã hội quận 10
Dịch vụ bảo hiểm xã hội quận Bình Thạnh
3.2 Quy trình gộp sổ bảo hiểm xã hội
Quy trình gộp sổ sẽ được thực hiện thông quá các bước sau:
a. Bước 1: Kiểm tra thông tin trên sổ bảo hiểm
– Kiểm tra các thông tin về họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, giới tính trên các sổ bảo hiểm. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1 là thông tin trùng khớp (thực hiện kiểm tra quá trình đóng bảo hiểm);
+ Trường hợp 2 là không trùng khớp (làm hồ sơ điều chỉnh để các thông tin trùng khớp).
Hồ sơ bao gồm:
+ Mẫu TK1-TS (tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ vào mục số 14;
+ Sổ bảo hiểm xã hội sai thông tin;
+ Các giấy tờ (CMND, giấy khai sinh, trích lục khai sinh,…);
+ Mẫu D01-TS (bảng kê thông tin nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ.
Lưu ý: Nếu 2 số CMND, căn cước trên 2 sổ khác nhau thì không cần làm hồ sơ điều chỉnh.
b. Bước 2: Kiểm tra nội dung ghi nhận sổ
Quá trình đóng bảo hiểm sẽ có những sai sót như ghi nhận thiếu quá trình, sai chức danh.
– Trường hợp 1: Nội dung trên sổ bảo hiểm chính xác, đầy đủ;
Hồ sơ bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Công văn xác nhận điều chỉnh thông tin sai (nếu có);
+ Mẫu D02-TS (nếu có).
c. Bước 3: Thủ tục gộp sổ
Sau khi kiểm tra các thông tin ghi trên sổ chính xác thì thực hiện thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhiều sổ bao gồm:
– Mẫu TK1-TS;
– 2 hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội cần gộp;
– Mẫu D01-TS (nếu có).
3.3 Thời gian thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội đúng quy định
Thời gian gộp sổ được quy định cụ thể như sau:
+ Không quá 10 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ;
+ Không quá 45 ngày đối với các trường hợp cần xác minh khác tỉnh hoặc nhiều đơn vị.
Hai mốc thời gian này đã trả lời cho câu hỏi thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu mà công ty dịch vụ bảo hiểm nhận về rất nhiều. Đối với trường hợp người lao động có nhiều sổ thì có thể thực hiện lâu hơn nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian theo quy định.
4 Gộp sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Có tự gộp sổ bảo hiểm xã hội được không?
4.1 Gộp sổ ở đâu?
Bản thân người lao động có thể thực hiện gộp sổ thông qua:
+ Trực tiếp lên các cơ quan bảo hiểm và chờ giải quyết theo đúng thời gian quy định;
+ Nhờ các công ty dịch vụ bảo hiểm để tối ưu quá trình giải quyết hồ sơ.
4.2 Cá nhân tự gộp sổ
Người lao động có thể tự gộp sổ theo đúng thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp giải thể không giải quyết được thủ tục theo đúng quy định pháp luật;
+ Doanh nghiệp, nơi người lao động đang làm việc, từng làm việc, phá sản và không còn pháp lí để giải quyết gộp sổ cho lao động;
+ Doanh nghiệp không thanh toán nợ ảnh hưởng đến quá trình đóng bảo hiểm của người lao động
Dịch vụ bảo hiểm cá nhân đã cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động nên thường xuyên cập nhật thông tin về bảo hiểm như bảo hiểm tử tuất, thất nghiệp cũng như các bài đăng từ dịch vụ bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho cá nhân. Liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Và Thủ Tục Bảo Lưu Thời Gian Đóng Bảo Hiểm Xã Hội trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!