Bạn đang xem bài viết Sinh Con Ngoài Giá Thú Đối Với Viên Chức Nhà Nước Có Vi Phạm Luật Và Được Hưởng Đầy Đủ Quyền Lợi? được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi:
Hiện tôi 31 tuổi và là một giáo viên, Tôi kết hôn và có một con gái 7 tuổi nhưng vì lí do riêng nên chúng tôi đã li hôn năm 2012 và hiện nay tôi đang nuôi con. Và tôi muốn xin đơn thân ( Có con ngoài giá thú) sinh thêm một con nữa. Vậy tôi hỏi : Tôi có được sinh thêm nữa con không? Tôi có bị vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm phápluật không? Con tôi ( ngoài giá thú) được hưởng những quyền lợi gì? Tôi phải làm những thủ tục gì để được hưởng theo chế độ.
Trả lời:
– Pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm việc sinh con mà không đăng ký kết hôn. Đứa trẻ sinh ra mà người cha và người mẹ không có quan hệ hôn nhân, không được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật được coi là con ngoài giá thú.
– Trường hợp của bạn, bạn đã ly hôn và muốn đơn thân sinh thêm con nữa ( con ngoài giá thú ). Là giáo viên thuộc viên chức nhà nước để không vi phạm pháp luật thì bạn không được vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng , nếu bạn vi phạm thì bạn buộc phải chịu xử lý kỉ luật đối với viên chức. Theo Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định Điều 147 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
” 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Và, hiện nay chưa quy định xử lý kỷ luật trong trường hợp viên chức độc thân sống chung hoặc có con ngoài giá thú với người độc thân khác.
Mặt khác, Theo Điều 4 Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về Không phân biệt đối xử với trẻ em quy định :” Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.”.
Như vậy , ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế…
Pháp luật về bảo hiểm xã hội không có quy định nào hạn chế quyền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con mà không có đăng ký kết hôn, vì vậy bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản như những phụ nữ khác nếu bạn đáp ứng đủ 2 điều kiện về đối tượng được hưởng chế độ thai sản và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Trân trọng.
Công Ty Luật Future Lawyers.
Quyết Định Kỷ Luật Sinh Viên Vi Phạm Nội Quy
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
Số: 375/QĐ-ĐHVTT-TC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hậu Giang, ngày 04 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kỷ luật học sinh, sinh viên vi phạm Nội quy Ký túc xá và Trường
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
Căn cứ Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 18/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Võ Trường Toản;
Căn cứ vào Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng quy định tại Điều 36 Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ vào Nội quy học sinh, sinh viên Ban hành kèm theo Quyết định số 108/QĐ-ĐHVTT ngày 24/2/2009 của Hiệu trưởng;
Căn cứ vào Nội quy Ký túc xá Ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-ĐHVTT-CTSX&QLKTX ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng;
Căn cứ vào Thông báo số 35/TB-CTSV ngày 12/12/2011 về việc nhắc nhở hoàn thành tiền điện, nước tháng 10/2011 lần 3;
Căn cứ vào Thông báo số 37/TB-CTSV ngày 16/12/2011 về việc nhắc nhở hoàn thành tiền điện, nước tháng 11/2011 lần 3;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Công tác sinh viên và Quản lý Ký túc xá;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kỷ luật các học sinh, sinh viên Phòng B.303 và B.304 khu Ký túc xá Nam với hình thức: Nhắc nhở và không được tiếp tục đăng ký ở Ký túc xá từ học kỳ II năm học 2011-2012 (danh sách kèm theo).
Lý do: Không hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền điện, nước tháng 10,11/2011.
Điều 2. Buộc các sinh viên có tên tại Điều 01 thực hiện nghĩa vụ đóng tiền điện nước tháng 10, 11/2011 và các nghĩa vụ khác (nếu có) từ ngày Quyết định có hiệu lực đến hết ngày 07/01/2012.
Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Lưu: TC-HC.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
TS. Dương Đăng Khoa
Tập tin đính kèm
ds-vi-pham.doc
Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Huyện Xin Sinh Con Ngoài Giá Thú
Một phụ nữ dân tộc Tày, đang là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện vùng cao Bắc Mê (Hà Giang), viết đơn xin sinh con ngoài giá thú. Đó là câu chuyện có thật, cảm động về niềm khát khao được thực hiện thiên chức làm mẹ của người phụ nữ…
Lá đơn lúc nửa đêm
Lặn lội cả trăm cây số đồi núi quanh co, tôi mới gặp được người phụ nữ có khuôn mặt hiền lành chân chất, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bắc Mê (Hà Giang), chị Nguyễn Thị Thanh Bình.
Chị chủ động mở đầu câu chuyện về quyết định sinh đứa con ngoài giá thú: “Không biết phải mất bao nhiêu đêm trắng, tôi mới có thể quyết định việc trọng đại nhất trong đời mình. Mình đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công tác Đoàn, Hội. Tưởng rồi cứ sống một mình với công việc cũng qua ngày đoạn tháng nhưng nào ngờ, càng có tuổi mình càng cảm thấy cô đơn”.
Tháng 8/2006, chị được bầu giữ chức Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bắc Mê. Trước đó, chị là Phó chủ tịch HĐND huyện. Trước đó nữa, chị là Phó chủ tịch Hội. Nhậm chức Chủ tịch Hội được ít ngày thì sự trống trải trong chị càng tăng. Dù đã 45 tuổi, chị quyết định sinh một đứa con.
Sau bao giằng xé, chị quyết định viết đơn: Bản thân tôi năm nay đã 45 tuổi, công tác được 25 năm liên tục. Trong quá trình công tác, tôi luôn phấn đấu, vừa công tác vừa học tập, luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Đến nay, do điều kiện công tác và nhiều yếu tố khác nên tôi vẫn chưa xây dựng gia đình được.
Nguyện vọng của tôi trong lúc này là chỉ mong muốn được thực hiện quyền lợi của người phụ nữ, với thiên chức làm mẹ. Tôi muốn sinh một đứa con để động viên, an ủi tinh thần và để có nơi nương tựa sau này, nhất là lúc tuổi già sức yếu…
Đơn được gửi đến Huyện ủy Bắc Mê, Ban thường vụ Hội LHPN Hà Giang, Ban nữ công Liên đoàn lao động huyện Bắc Mê, Ban nữ công Liên đoàn lao động tỉnh Hà Giang…
Trong đơn, ngoài việc đề nghị các cơ quan trên bảo vệ quyền lợi cho mình, chị còn rất cẩn trọng hứa rằng sẽ không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình người khác…
Lá đơn của chị tạo ra một cú sốc. Thị trấn Bắc Mê nhỏ bé nhiều lúc như vỡ tung…
Dòng sông của giờ Ngọ hôm Rằm
Ngày 3/3/2007, đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) hôm Rằm (Rằm tháng 2), các bác sĩ đã can thiệp thành công ca đẻ mổ, mẹ tròn con vuông. Bé gái nặng ba cân rưỡi chào đời.
Với chị lúc đó mọi lời dèm pha đều không còn quan trọng. Cuộc đời chị đã mang một ý nghĩa khác.
Đã mường tượng ra niềm hạnh phúc khi làm mẹ nhưng đúng là đến lúc mẹ tròn con vuông mới cảm thấy hết thiên chức làm mẹ của một người phụ nữ. Chị đặt tên con là Nguyễn Thị Thiên Hà. Chị lý giải Thiên Hà là dòng sông của trời đất. Người Tày quan niệm, hạnh phúc bắt đầu từ dòng sông, dòng sông do trời đất sinh ra. Vì thế, dù ở đâu, người Tày vẫn bám trụ quanh các dòng sông, khe suối để sinh sống và lan tỏa…
Bà Lò Thị Mỷ – Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Giang: “Chị Bình thể hiện là một người phụ nữ viết hoa”
Quyết định của chị Bình khiến những người Phụ nữ như chúng tôi rất cảm động. Từng có thời gian học cùng chị Bình nên tôi hiểu chị. Đó là người rất có trách nhiệm trong công việc; trung thực, thẳng thắn và đàng hoàng trong cuộc sống. Việc chị quyết định sinh con (dù không có chồng) càng thể hiện chị là người Phụ nữ viết hoa.
Việc làm của chị rất chính đáng. Và đó cũng là quyền của chị, của một người phụ nữ.
Tiền Phong
Thủ Tục Đăng Ký Khai Sinh Cho Con Ngoài Giá Thú Như Thế Nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào?
Hỏi: Tháng 8/2013 tôi đăng ký kết hôn với một người Việt Nam sống ở nước ngoài. Đến năm 2014 chúng tôi chia tay nhưng chưa làm được thủ tục ly hôn. Sau khi về nước, tôi tổ chức đám cưới với một người khác và hiện đã có thai với người đó. Vậy nếu sau này sinh con, tôi muốn con được mang họ của người chồng bây giờ tôi đang chung sống có được không và nếu được thì tôi cần làm gì?
Trả lời: Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, khi Tòa án chưa xử cho ly hôn và bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì chị và chồng chị vẫn là vợ chồng và vẫn được coi là đang trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, việc chị chung sống với người đàn ông khác và có con với người đó là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật hình sự nghiêm cấm người đang có vợ hoặc có chồng lại chung sống với người khác như vợ chồng. Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” và “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”. Như vậy, đối với trường hợp của chị, do chị chưa ly hôn với chồng nên con của chị được coi là con chung của 2 vợ chồng. Trường hợp người chồng hợp pháp không yêu cầu Tòa án xác định đứa bé không phải là con mình thì sau khi sinh ra, về mặt pháp lý, đứa bé được coi là con ruột của người chồng hợp pháp và khi đăng ký khai sinh, cháu phải mang họ của người này. Vì vậy, để chứng minh đứa bé không phải con chung của 2 vợ chồng, trên cơ sở đó, đăng ký khai sinh cho cháu mang họ của người chồng bây giờ thì chị cần cung cấp chứng cứ chứng minh và yêu cầu Tòa án xác định đứa bé trong bụng chị là con riêng của chị (không phải con chung trong thời kỳ hôn nhân). Cụ thể, theo quy định tại Mục 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về việc xác định cha, mẹ (vẫn còn hiệu lực) thì: “b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien”. Trên cơ sở bản án/quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con, chị có thể làm thủ tục khai sinh cho con và tiến hành thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 43, Điều 44 Luật hộ tịch và Điều 11, Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sinh Con Ngoài Giá Thú Đối Với Viên Chức Nhà Nước Có Vi Phạm Luật Và Được Hưởng Đầy Đủ Quyền Lợi? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!