Bạn đang xem bài viết Visa Du Lịch Nhật Bản được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tất cả những điều bạn cần biết về nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú ở Nhật BảnTôi có cần xin visa Nhật Bản không ?
Công dân của 68 quốc gia đến Nhật Bản với mục đích du lịch bao gồm Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Úc, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và hầu hết các quốc gia châu Âu không cần phải có visa (có áp dụng các quy định và điều kiện ) và sẽ được cấp phép lưu trú ngắn hạn khi đến Nhật Bản.
Du khách ngoài 68 quốc gia này phải xin visa trước. Bấm vào đây để chuyển đến trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản để biết thêm thông tin.
Ngay cả khi bạn là công dân của quốc gia không yêu cầu visa, hãy đảm bảo kiểm tra các quy định chính thức về thủ tục visa Nhật Bản vì các quy định này có thể thay đổi định kỳ.
Luật pháp Nhật Bản yêu cầu tất cả du khách nước ngoài lưu trú ngắn hạn phải có bằng chứng về chuyến du lịch (khởi hành) ở Nhật Bản.
Tất cả du khách nước ngoài lưu trú ngắn hạn đến Nhật Bản đều được chụp ảnh và lấy dấu vân tay khi đến nơi và luôn phải mang theo hộ chiếu khi còn ở Nhật Bản.
Tuyệt đối nghiêm cấm làm việc và tham gia vào các hoạt động được trả lương bằng visa lưu trú ngắn hạn.
Tôi có thể ở Nhật Bản bao lâu mà không cần visa?
Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản quy định rằng du khách từ 68 quốc gia có thể đi du lịch ở Nhật Bản tối đa 90 ngày mà không cần visa:
Lưu trú tối đa 15 ngày: Brunei, Indonesia, Thái Lan
Lưu trú tối đa 30 ngày: Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất
Lưu trú tối đa 90 ngày: Các quốc gia và khu vực khác
Luật này quy định cho du khách có hộ chiếu còn hiệu lực trong suốt thời gian lưu trú và không tham gia vào bất kỳ công việc hoặc hoạt động được trả công nào.
Công dân của 68 quốc gia phải có khoản tiền tiết kiệm trên 30 triệu yên mới đủ điều kiện lưu trú tại Nhật Bản tối đa một năm với mục đích tham quan hoặc giải trí theo Chương trình lưu trú lâu hơn. Nếu vợ/chồng của người nộp đơn không đăng ký làm khách du lịch đi cùng và muốn ở riêng theo chương trình này, người nộp đơn và vợ/chồng của người đó phải sở hữu tổng khoản tiết kiệm tương đương với hơn 60 triệu yên Nhật. Trẻ em không được phép đi cùng và các quy định khác cũng được áp dụng. Bạn phải nhận được visa trước khi đi du lịch Nhật Bản; bấm vào đây để biết thêm thông tin.
Công dân thuộc các quốc gia Áo, Đức, Ireland, Lichtenstein, Mexico, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh có thể gia hạn thời gian lưu trú thêm 90 ngày nữa. Hãy nộp đơn tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản gần nhất trước khi 90 ngày ban đầu hết hạn và trả một khoản phí xử lý nhỏ. Bấm vào đây để chuyển đến trang web chính thức của Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản để biết thêm thông tin.
Tôi muốn làm việc tại Nhật Bản. Tôi phải làm thế nào để xin visa làm việc?
Công dân có quốc tịch nước ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản cần có visa làm việc phù hợp. Thủ tục visa Nhật Bản quy định rằng làm việc hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động được trả lương nào trong thời gian lưu trú ngắn hạn hoặc visa du lịch đều bị nghiêm cấm tuyệt đối.
Visa làm việc được chia thành các loại khác nhau theo từng lĩnh vực chuyên môn xác định, với mỗi yêu cầu kinh nghiệm và trình độ cụ thể.
Bạn cần có thư mời làm việc tại Nhật Bản để nộp đơn xin đối với hầu hết các loại visa làm việc.
Trước khi được cấp visa làm việc, bạn sẽ cần Giấy Chứng nhận Tư cách Lưu trú (COE) từ chủ lao động sắp tới của bạn và được Cục Xuất nhập cảnh phê duyệt. Tài liệu này là phương pháp sàng lọc sơ bộ cho biết những người nào đáp ứng được điều kiện có thể đến sống tại Nhật Bản và được xem xét cấp visa.
Để biết thêm thông tin về cách nộp đơn xin visa làm việc, hãy bấm vào đây
Tôi có thể xin visa làm việc kết hợp du lịch ở Nhật Bản không?
Công dân thuộc các quốc gia Argentina, Úc, Áo, Canada, Chile, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hồng Kông, Hungary, Iceland, Ireland, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Slovakia, Tây Ban Nha, Đài Loan và Vương quốc Anh đều đủ điều kiện để xin visa làm việc kết hợp du lịch tại Nhật Bản.
Visa làm việc kết hợp du lịch cho phép lưu trú tại Nhật Bản sáu tháng ban đầu và có thể gia hạn tối đa hai lần sáu tháng. Mục đích của visa là để đi du lịch, nhưng người có visa làm việc kết hợp du lịch có thể thực hiện công việc giới hạn để bổ sung cho quỹ du lịch nếu cần thiết.
Có các thủ tục đủ điều kiện khác nhau tùy theo độ tuổi của người nộp đơn và số lượng visa tối đa có thể cấp cho mỗi quốc gia mỗi năm.
Bấm vào đây để biết thêm thông tin về chương trình visa làm việc kết hợp du lịch
Tôi phải làm thế nào để có visa du học tại Nhật Bản?
Nếu bạn là công dân của một trong 68 quốc gia mà Nhật Bản có thỏa thuận miễn thị thực chung và nếu bạn có kế hoạch học tập tại một trường ngôn ngữ tiếng Nhật dưới 90 ngày, bạn chỉ cần có hộ chiếu còn hiệu lực.
Những người không phải là công dân của 68 quốc gia này hoặc những người có mong muốn học tập và/hoặc được đào tạo tại Nhật Bản trong thời gian dài hơn, sẽ cần phải xin visa. Để biết thêm thông tin về học tập tại Nhật Bản và xin visa phù hợp, vui lòng bấm vào đây
Tôi muốn ở lại Nhật Bản lâu hơn. Có chương trình nào giúp tôi có thể ở lại lâu hơn không?
Có đấy. Với sự ra đời của Chương trình lưu trú lâu hơn, giờ đây bạn có thể ở lại Nhật Bản tối đa một năm. Để đáp ứng đủ điều kiện, công dân có quốc tịch nước ngoài và vợ/chồng đi cùng phải đến từ các quốc gia/khu vực mà Nhật Bản áp dụng biện pháp miễn visa – trẻ em không được phép đi cùng. Công dân có quốc tịch nước ngoài phải trên 18 tuổi và có khoản tiết kiệm tương đương với 30 triệu yên Nhật. Nếu vợ/chồng của người nộp đơn không đăng ký làm khách du lịch đi cùng và muốn ở riêng theo chương trình này, người nộp đơn và vợ/chồng của người đó phải sở hữu tổng khoản tiết kiệm tương đương với hơn 60 triệu yên Nhật.
Người đó phải đăng ký hợp đồng bảo hiểm du lịch y tế tư nhân bao trả các trường hợp tử vong, thương tích và bệnh tật trong thời gian lưu trú. Thời gian lưu trú là sáu tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể được gia hạn đến một năm với Giấy phép Gia hạn Thời gian Lưu trú (chỉ được sử dụng một lần). Người đăng ký cần phải có visa về các hoạt động được chỉ định đã xác định trước tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản nơi thực thi quyền tài phán đối với nơi cư trú của người nộp đơn đến Nhật Bản theo chương trình này.
Thủ Tục Xin Visa Du Lịch Nhật Bản
VISA DU LỊCH NHẬT BẢN Nhật Bản – Đất nước được gọi với cái tên mỹ miều “xứ sở hoa anh đào” luôn là một điểm đến hấp dẫn bất kỳ ai đam mê du lịch và khám phá. Nơi đây không chỉ thu hút các du khách bởi hơi thở hiện đại, nhộn nhịp của những thành phố lớn mà còn bởi nét đẹp cổ kính, trầm lặng của những kiến trúc truyền thống từ thời xa xưa và vẻ đẹp yên bình của thiên nhiên đặc trưng qua các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bởi thế mà nơi đây là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong danh sách những điểm đến nhất định phải thử của người yêu thích du lịch. Nếu bạn cũng đang có ý định đến thăm xứ sở hoa anh đào này, thì đừng quên lên kế hoạch chuẩn bị xin visa đi thôi nào. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin tóm tắt một cách tương đối đầy đủ, hữu ích nhất giúp bạn tự chuẩn bị được hồ sơ cá nhân và học nhanh những kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản hiệu quả, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc để dễ dàng có được tấm Visa đến Nhật Bản diệu kỳ.
CHUẨN BỊ HỒ SƠ XIN VISA NHẬT BẢN:
Hồ sơ nhân thân:
Hộ chiếu (còn hạn ít nhất 06 tháng tính đến ngày bạn khởi hành).
Hình ảnh: 2 ảnh 4,5 x 4,5 cm (ảnh chụp thẳng và trên nền trắng).
Giấy tờ cá nhân khác: Sao y công chứng sổ hộ khẩu; Sao y giấy đăng kí kết hôn, giấy khai sinh (nếu đi với vợ chồng hoặc con).
Tờ khai xin visa du lịch Nhật Bản (trường hợp bạn xin visa hiệu lực nhiều lần thì cần phải có giấy lý do xin loại visa này, giấy lý do này bạn có thể lên website của lãnh sự quán Nhật Bản để tải về sử dụng).
Hồ sơ tài chính và công việc:
Giấy xác nhận số dư tài khoản của sổ tiết kiệm.
Giấy tờ nhà đất, xe ô tô (nếu có).
Sao y công chứng Hợp đồng lao động.
Sao kê lương của công ty.
Đơn xin nghỉ phép để đi du lịch (trong đơn này bạn cần ghi rõ mục đích, thời gian cụ thể của chuyến đi khớp với lịch trình).
Giấy tờ chuyến đi:
Booking khách sạn bằng tiếng Anh hoặc Nhật (trong giấy xác nhận in ra phải hiển thị họ tên của người xin visa).
CÁCH NỘP HỒ SƠ XIN VISA NHẬT BẢN NHƯ THẾ NÀO?Đã sẵn sàng bộ hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản đầy đủ, bạn có thể trực tiếp đến Đại sứ quán Nhật để nộp hồ sơ. Khi đến đây bạn sẽ cần xuất trình Chứng minh thư cho anh công an ở cổng Đại sứ quán để được cho vào trong. Vào trong rồi bạn bấm nút rồi lấy số chờ nộp hồ sơ. Nhân viên Đại sứ quán sẽ ra tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của bạn, nếu đầy đủ rồi thì họ sẽ cấp cho bạn tờ Biên nhận hồ sơ. Những ai hồ sơ trục trặc thì được phát cho Bản danh sách những giấy tờ còn thiếu cần bổ sung để mang về làm lại hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán). Buổi sáng: từ 8:30 đến 11:30. Tốt nhất là bạn cứ đến sớm khoảng 30’ để còn xếp hàng Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán). Buổi chiều: từ 13:30 đến 16:45. Tại Đại sứ quán Nhật Bản, bạn có thể nhận kết quả visa du lịch Nhật Bản sau 8 ngày kể từ ngày nộp đơn (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn). Lúc đấy mới biết có đậu hay không. Ví dụ: Nộp đơn xin cấp visa sáng thứ hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ năm tuần tiếp theo. Nộp đơn Bạn nên lưu ý rằng đại sứ quán Nhật (tại Hà Nội) sẽ chỉ nhận hồ sơ của người có hộ khẩu từ Gia Lai, Bình Định trở ra, còn Tổng lãnh sự quán Nhật (tại TP. Hồ Chí Minh) chỉ nhận hồ sơ của người có hộ khẩu từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào. Nếu bạn không đúng khu vực, bạn cần nộp thêm giấy chứng nhận tạm trú do công an phường cấp hoặc KT3. Có 2 địa điểm sau để nộp hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản bao gồm:
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: +84–24–3846–3000, Fax: +84–24–3846–3043
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: +84–28–3933–3510, Fax: +84–28–3933–352
LỆ PHÍ XIN VISA NHẬT LÀ BAO NHIÊU?
Hà Nội: Tại Đại sứ quán Nhật Bản
Visa hiệu lực 1 lần: 640.000 VND
Visa hiệu lực nhiều lần: 1.280.000 VND
Visa quá cảnh (transit): 150.000 VND
Hồ Chí Minh: Tại Tổng lãnh sự quán Nhật Bản
Visa hiệu lực 1 lần: 640.000 VND
Visa hiệu lực nhiều lần: 1.280.000 VND
Visa quá cảnh (transit): 150.000 VND
MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI XIN VISA NHẬT BẢN: Người Nhật rất không thích các hành động không tuân thủ quy định, pháp luật. Chính vì thế, đừng thực hiện bất kì hành vi nào không đúng quy trình hoặc “đi đường vòng”, một khi bị phát hiện, bạn sẽ không được cấp visa dưới mọi hình thức hoặc bị xử lý nghiêm ngặt. Có một quy định mà ít bạn biết và quan tâm khi gặp rồi mới nhận ra nếu trượt visa, thì Đại sứ quán Nhật sẽ từ chối cấp visa cho mục đích tương tự trong ít nhất 06 tháng tiếp theo. Nên bạn đừng chủ quan để không Từ những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn có thể dễ dàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và có được cho mình kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản thành công.
Xin Visa Đi Du Lịch Hàn Quốc Từ Nhật Bản
( 6 votes, average: 4.33 out of 5)
CÁC GiẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊVisa đi 1 lần (single visa) + Trong vòng 90 ngày: 2,200 yên + Trên 90 ngày: 5,500 yênVisa đi nhiều lần (Multiple) + 2 lần nhập cảnh vào Hàn Quốc: 6,600 yên + Nhiều lần nhập cảnh vào Hàn Quốc: 8,800 yên + Visa multiple có thời hạn trong vòng 3 năm. (Lệ phí trên chưa tính thuế) ※Thông thường thì nếu bạn chỉ đi du lịch Hàn Quốc ngắn ngày thì chọn loại visa đi 1 lần dưới 90 ngày với lệ phí 2,200 yên (chưa tính thuế)
(1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: (Ngày thường) từ 9:00 đến 11:30(2) Thời gian tới nhận visa: (Ngày thường) từ 14:00 đến 16:00 Trong thời gian xét duyệt visa, hộ chiếu của bạn sẽ được giữ lại tại văn phòng lãnh sự. Thời gian làm visa: nhanh nhất thì khoảng 3 ngày bạn có thể được hẹn tới lấy visa. Lâu thì có thể 1 tuần.
CÁC ĐỊA CHỈ LÃNH SỨ QUÁN HÀN QUỐC TẠI NHẬT BẢN XIN VISA ĐI HÀN QUỐC CÓ KHÓ KHÔNGTheo kinh nghiệm của mình thì xin visa đi Hàn Quốc không khó chút nào. Thủ tục làm đơn giản, lệ phí thấp và chỉ trong có 3 ngày là bạn có thể nhận được visa. + Với sinh viên chú ý phải nộp giấy chứng minh bạn đang đi học và sổ ngân hàng có tiền trong đấy để chứng minh bạn có đủ kinh tế để đi chơi. + Với người đang đi làm thì có giấy chứng minh bạn đang đi làm hoặc bạn chỉ cần photo thẻ nhân viên hay namecard là được. + Với các bạn không đi làm, ở nhà làm nội trợ, các bạn yên tâm là vẫn hoàn toàn xin visa được. Nộp thêm giấy chứng mình chồng bạn đi làm, phiếu cư trú (住民票) có ghi rõ các thành viên trong gia đình và bản photo sổ ngân hàng là bạn có thể có 1 kỳ nghỉ vui vẻ bên Hàn Quốc. + Với các bạn thực tập sinh hay tu nghiệp sinh, thông thường nếu bạn muốn ra khỏi Nhật Bản thì cần phải có giấy cho phép của công ty-nghiệp đoàn. Nếu có được giấy đấy thì có thể làm visa đi du lịch Hàn Quốc.
ĐẶC BIỆT NẾU BẠN ĐI DU LỊCH ĐẢO JEJU CỦA HÀN QUỐC TỪ NHẬT BẢN THÌ KHÔNG PHẢI XIN VISA.
Hy vọng rằng các thông tin KVBro cung cấp hữu ích tới các bạn khi đang có ý định đi du lịch Hàn Quốc từ Nhật Bản.
KVBro-Nhịp sống Nhật Bản
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Nhật Bản
Visa du lịch Nhật Bản là gì?
Visa (thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần. Visa được chia thành nhiều diện khác nhau, tùy thuộc vào mục đích chuyến đi. Với công dân Việt Nam, nếu muốn du lịch Nhật Bản, bạn cần phải có visa diện này để được nhập cảnh vào xứ sở hoa anh đào này.
Kết quả visa đi Nhật Bản du lịch tại Công ty Á Châu
Quy trình xin visa du lịch Nhật Bản
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thủ tục
Quy định hồ sơ bạn chuẩn bị phải:
– Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng.
– Mẫu đơn xin visa điền đầy đủ thông tin và ký tên. Mẫu đơn chỉ có thể điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Trong phần mẫu đơn, có phần thông tin của người bạn sẽ thăm khi du lịch Nhật Bản. Nếu có người quen, bạn nên xin phép đề tên họ vào đó. Người đó nên là một người có công ăn việc làm ổn định, chưa từng gặp phải rắc rối nào về pháp luật hay thuế tại Nhật. (Bỏ qua phần người mời nếu bạn không có giấy mời).
– Ảnh chân dung 45mm x 45mm chụp trong trong 6 tháng trở lại. Cần có 2 tấm: 1 tấm dán vào Đơn xin visa, 1 tấm kẹp chung vào hồ sơ để làm visa.
– Chứng minh tài chính: Cung cấp giấy chứng nhận sổ tiết kiệm (ít nhất 5.000 USD) bằng tiếng Anh do ngân hàng cấp, giấy chứng nhận lương bằng tiếng Anh do công ty cấp, sao kê lương ba tháng gần nhất.
– Chứng minh công việc: Cung cấp hợp đồng lao hoặc giấy đăng kí kinh doanh có tên bạn hoặc giấy bổ nhiệm. Lưu ý là bạn cần photo công chứng sang tiếng Anh tất cả các giấy tờ này nếu không có song ngữ.
Trong trường hợp bạn là nhân viên, cần có một giấy xin nghỉ phép bằng tiếng Anh đã có chữ kí đóng dấu.
– Bản in xác nhận đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn. Trong trường hợp bạn ở nhờ người quen hay ở homestay, bạn nên cung cấp chính xác địa chỉ nơi ở và số điện thoại liên lạc trong phần lịch trình.
– Lịch trình chi tiết: theo từng ngày cho chuyến đi của mình. Các thông tin bao gồm:
+ Ngày tháng (thậm chí giờ nếu được)
+ Nơi nghỉ qua đêm (địa chỉ thông tin liên lạc rõ ràng)
+ Phương tiện di chuyển (các chuyến bay cần có số hiệu rõ ràng).
Nộp hồ sơ và đóng lệ phí
Sau khi chắc chắn đã hoàn thiện hồ sơ thì mới đi nộp vì Lãnh Sứ Quán sẽ không tiếp nhận hồ sơ bị thiếu.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán).
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
– Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Địa chỉ nộp hồ sơTổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM
+ Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
+ Tel: +84-8-3933-3510
+ Fax: +84-8-3933-3520
Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội
+ Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
+ Tel: 84-4-3846-3000
+ Fax: 84-4-3846-3043
Lưu ý: Bạn nên lưu ý là đại sứ quán Nhật Bản (tại Hà Nội) sẽ chỉ nhận hồ sơ của người có hộ khẩu từ Gia Lai, Bình Định trở ra, và lãnh sự quán Nhật (tại TP. Hồ Chí Minh) chỉ nhận hồ sơ của người có hộ khẩu từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào. Nếu bạn không đúng khu vực, bạn cần nộp thêm giấy chứng nhận tạm trú do công an phường cấp hoặc hộ khẩu KT3.
Thời gian xử lý: 5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày.
Chi phí xin visa– Visa hiệu lực 1 lần: 550.000 VNĐ
– Visa hiệu lực nhiều lần: 1.090.000 VNĐ
Lưu ý: Đây là thông tin mới 2023. Tuy nhiên nó vẫn có thể thay đổi tùy thời điểm nhưng không nhiều. Khi bạn tới nộp hồ sơ thì sẽ biết chính xác.
Chờ kết quả xin visa
Các buổi chiều trong tuần từ thứ 2 tới thứ 6 chỉ để trả kết quả visa. Nhân viên LSQ sẽ nhận hồ sơ và trả về giấy hẹn một tuần sau lên lấy visa. Trên giấy hẹn có ghi rõ trong trường hợp không cấp, hoặc cần bổ sung giấy tờ Lãnh sứ quán sẽ liên lạc để thông báo trước ngày hẹn trả kết quả. Do đó nếu sau 5h chiều trước ngày hẹn kết quả bạn không “được” gọi điện thì 100% là visa bạn xin đã thành công.
Thời gian xin visa Nhật bảnThực ra tất cả các giấy tờ được hướng dẫn rất chi tiết trên website của Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán Nhật tại Việt Nam. Bạn có thể thấy là hướng dẫn ở trang này là dành cho cả các bạn đi du lịch và các bạn đi thăm thân nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp đi du lịch, sẽ có vài loại giấy tờ bạn sẽ không cần phải nộp hoặc vài loại giấy tờ cần nộp lại không có ghi rõ ở đây.
+ Thời hạn visa: 90 ngày.
+ Thời gian lưu trú: 30 ngày.
+ Lệ phí xin visa: 1 lần 550.000 VNĐ, nhiều lần 1.300.000 VNĐ.
+ Phí dịch vụ: 120 USD.
+ Thời gian có visa: 5 – 7 ngày.
Thời gian lưu trú của visa Nhật Bản du lịchLoại visa Nhật Bản ngắn hạn hiệu lực nhiều lần thì sẽ được cấp với thời gian tối đa là 5 năm và có thể xin theo 1 năm, 3 năm… Loại visa này thì trong thời gian hiệu lực người sở hữu có thể nhập cảnh vào Nhật Bản bất kỳ lúc nào với thời gian lưu trú tối đa là 15 ngày hay 30 ngày hay 90 ngày.
Loại visa đi Nhật Bản lưu trú ngắn hạn nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn 5 năm đã được chính phủ Nhật Bản thực hiện cấp với một số điều kiện nhất định cho đốu tượng đến Nhật Bản với mục đích thương mại hay nhà hoạt động văn hóa, trí thức… của một bộ phận người nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Thông tin cần biết khi xin visa Nhật Bản
Mẫu đơn xin visa du lịch Nhật Bản
Dịch vụ xin visa Nhật Bản trọn gói
Nếu bạn không có thời gian hoặc vẫn lo lắng thì đừng ngần ngại gọi cho Á Châu. Á Châu sẽ giúp bạn xin visa thành công với các trường khó nhất bằng những cách thức chuyên nghiệp nhất, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. Liên hệ ngay khi bạn đang gặp nhiều vướng mắc, thông tin giải đáp liên hệ 028.77777.888.
Trường hợp nào được miễn visa Nhật Bản?
Hiện tại, Nhật Bản miễn visa cho công dân các nước phát triển như: Mỹ, Úc, Canada,..Ở khu vực Asean thì có Thái Lan, Malaysia sẽ được miễn xin visa du lịch Nhật bản. Còn với Việt Nam chỉ có một số đối tượng được miễn visa (thị thực) khi vào Nhật Bản đó là:
+ Công dân Việt Nam và Nhật Bản mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị, nhập cảnh nước kia để thực hiện chức năng ngoại giao, lãnh sự hoặc nhiệm vụ chính thức của Chính phủ và thành viên gia đình sống cùng một hộ với họ nếu mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh không phụ thuộc vào thời gian lưu trú tại nước đó.
+ Công dân Việt Nam và Nhật Bản mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị, nhập cảnh nước kia, với những mục đích khác với mục đích nêu tại điểm 1 trên sẽ được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh nước kia và được tạm trú với thời hạn không quá 90 ngày.
+ Việc miễn thị thực nêu tại điểm 2 trên không áp dụng đối với những công dân nước này dự định nhập cảnh nước kia với mục đích tìm việc làm, xin thường trú, hành nghề chuyên môn, làm các công việc khác hoặc tham gia các ngành giải trí công cộng (bao gồm cả thể thao) có thu nhập.
Nếu bạn không nằm trong những đối đượng được miễn visa du lịch Nhật Bản kể trên thì bắt buộc bạn phải làm hồ sơ và xin visa như mọi người mà thôi.
Những trường hợp được miễn visa Nhật Bản
Trường hợp khó khi xin visa Nhật Bản diện du lịch
– Không biết làm lịch trình du lịch như thế nào để logic và thuyết phục
– Hộ chiếu trắng, chưa từng đi du lịch nước nào, kể cả trong khu vực Đông Nam Á
– Thu nhập thấp, không có sổ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm không quá 100 triệu
– Không nắm rõ thông tin hoặc không tự tin với hồ sơ của mình
– Không nắm rõ hoặc làm sai quy trình xin visa
– Áp lực vì xin visa du lịch Nhật Bản từng thất bại
Phỏng vấn xin visa Nhật Bản diện du lịch
Không phải ai cũng cần phỏng vấn khi xin visa Nhật Bản diện du lịch. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng đi du lịch tại đâu trước khi đi Nhật thì có thể đại sứ quán sẽ yêu cầu bạn có mặt cho một cuộc phỏng vấn ngắn. Phần phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
– Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, nghiêm túc vì người Nhật rất coi trọng tác phong.
– Bạn sẽ được hỏi nhiều câu về mục đích, lý do khi chọn du lịch Nhật Bản cũng như học vấn và kinh nghiệm du lịch. Hãy trả lời ngắn gọn, nói rõ và từ tốn vì đấy là cách ứng xử lịch sự được coi trọng.
Nguyên nhân bị từ chối visa Nhật Bản
Nếu từng bị từ chối cấp visa, bạn hoàn toàn có thể làm lại các thủ tục tương tự như lần xin visa đầu tiên, bao gồm đóng lại lệ phí và đến Lãnh sự quán nộp hồ sơ.
Tuy nhiên, theo nhiều lời khuyên từ những người có kinh nghiệm, trừ khi hồ sơ có sự thay đổi đáng kể, bạn không nên nộp hồ sơ lại trong vòng 6 tháng kể từ khi bị từ chối. Tốt nhất, trước khi nộp lại hồ sơ bạn nên rà soát xem lý do bạn bị đánh rớt visa là gì và tìm ra cách khắc phục. Thông thường, đối với diện visa du lịch tự túc Nhật Bản, nguyên nhân rớt visa sẽ tập trung vào các trường hợp sau:
– Passport trắng tức là chưa từng nhập cảnh nước nào: Được đánh giá rằng không có một lịch sử du lịch tốt thì chuyện bạn có thể trốn để làm việc bất hợp pháp bên Nhật Bản là khá cao.
– Nghề nghiệp không ổn định, thu nhập dưới 500 USD/ tháng.
– Không chứng minh mình sang Nhật đúng mục đích.
– Không có một lịch trình rõ ràng, không có vé máy bay khứ hồi hay chặn tiếp theo.
– Còn quá trẻ, đi du lịch một mình
– Không có ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam
– Có người nhà hay đã từng bị trục xuất khỏi Nhật hoặc các nước Mỹ, Canada, Úc
– Cung cấp giấy tờ giả mạo
Lần nộp visa kế tiếp mà bạn vẫn dính vào 1 hay nhiều lý do kể trên thì rớt visa là điều chắc chắn. Bạn nên dành thời gian nghiên cứu lại bộ hồ sơ của mình.
Lời khuyên khi xin visa du lịch Nhật Bản
Xin visa Nhật Bản du lịch có phần khác biệt hơn so với những nước khác, không thu phí lãnh sự nếu không đậu visa, hồ sơ xin visa Nhật Bản cũng không yêu cầu dịch thuật. Do đó, khi xin visa bạn sẽ dễ thở hơn. Ngoài chính sách hoàn phí, không cần dịch thuật, Nhật còn có chính sách nhận hồ sơ xin visa thông qua các đại lý ủy thác. Do đó, người xin visa có rất nhiều lựa chọn để nộp hồ sơ. Một là thông qua Đại sứ quán tại Hà Nội, Tổng lãnh sự quán tại TPHCM. Hai là thông qua các đại lý được ủy thác với rất nhiều điểm tiếp nhận trên nhiều tỉnh thành.
Những lời khuyên bạn cần biết khi xin visa Nhật Bản diện du lịch
Ưu điểm khi xin visa du lịch Nhật Bản
– Có thể nhờ bạn bè, người thân đi nộp dùm
– Đại lý được ủy thác có nhiều điểm tiếp nhận ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
– Chất lượng dịch vụ của đại lý tốt hơn cơ quan lãnh sự. Mình chỉ làm việc với VFS Global và một số công ty du lịch top 10. Các công ty khác không làm việc nên không đánh giá được
– Hồ sơ sau khi được đại lý tiếp nhận sẽ gửi về cơ quan lãnh sự xét duyệt. Đại lý được ủy quyền chỉ là đơn vị trung gian tiếp nhận mà không có quyền quyết định. Đại lý được ủy thác sẽ thu phí dịch vụ.
Khi đến lượt, bạn sẽ phải để lại chứng minh thư và qua một bước kiểm tra an ninh để vào bên trong. Bấm máy lấy số thứ tự và chờ đến lượt gặp nhân viên lãnh sự để nộp hồ sơ. Đợi tới lượt, nộp hồ sơ. Nhân viên cơ quan lãnh sự sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ. Các câu hỏi phỏng vấn thông thường để xác minh hồ sơ như sau:
– Có biết tiếng Anh/tiếng Nhật không
– Đi một mình hay đi với ai. Đi với bạn bè thì người đó là ai, tên gì, đã có visa chưa
– Đang làm gì, chức vụ gì, chỗ làm việc
– Dự định đi khi nào, đi bao lâu, lịch trình thế nào, ở đâu
– Chi phí dự kiến hết bao nhiêu.
Đây chỉ là các câu hỏi xác minh thông thường. Nếu bạn trực tiếp chuẩn bị hồ sơ thì không có gì là không trả lời được cả. Nộp xong hồ sơ bạn sẽ nhận được tờ biên nhận có ghi ngày trả kết quả visa. Nhân viên xét duyệt có thể gọi điện xác minh, bổ sung hồ sơ hoặc thông báo kết quả. Các câu hỏi xác minh qua điện thoại cũng giống các câu hỏi khi nộp hồ sơ. Nội dung xoay quanh hồ sơ bạn đã nộp.
Nếu bạn đang gặp bất kì khó khăn gì khi xin visa du lịch Nhật Bản, mọi giải đáp cho bạn sẽ nhanh chóng hơn khi bạn liên hệ ngay với Visa Á Châu qua hotline 028.77777.888. Nếu bạn không tự tin về trường hợp của mình, Á Châu có thể giúp bạn có cơ hội đậu visa với tỷ lệ cao nhất.
Cách Điền Đơn Xin Visa Nhật Bản Du Lịch Đơn Giản Nhất
Tải mẫu đơn xin visa Nhật Bản diện du lịch
Thông thường khi nhờ dịch vụ xin visa hỗ trợ chọn gói, bạn không cần phải mất công điền đơn hay đi tìm ở đâu. Tuy nhiên, với những trường hợp xin visa du lịch tự túc, bạn cần tìm hiểu thật kĩ thông tin để hoàn thiện bộ hồ sơ của mình một cách tốt nhất.
Để thuận tiện cho người dân Việt Nam thì hiện nay đại sứ quán Nhật Bản đã cung cấp những mẫu đơn viết sẵn. Tuy nhiên, trong quá trình điền đơn xin visa du lịch Nhật Bản, có khá nhiều bạn vẫn điền sai.
Có 2 mẫu đơn xin visa Nhật Bản, một là tiếng Anh và hai là tiếng Nhật. Tất cả đều là file PDF. Ở đây, Bankervn chỉ hướng dẫn điền form xin visa Nhật Bản bản tiếng Anh. Link tải form trực tiếp từ website của cơ quan lãnh sự: TẢI MẪU ĐƠN
Phân tích từng thông tin trên mẫu đơn xin visa Nhật Bản diện du lịchKhi điền đơn xin visa, bạn cần khai form bằng tiếng Anh, các thông tin đều được viết bằng chữ in hoa, bạn có thể viết bằng tay hoặc đánh máy đều được chấp nhận.
Những thông tin bạn cần cung cấp trên mẫu đơn visa
1. Surname: Họ
2. Given and middle names: Tên, chữ lót
3. Other names: Tên khác. Nếu không có bỏ qua
4. Date of Birth: Ngày sinh
5. Place of Birth: Nơi sinh, ghi thành phố, tỉnh, quốc gia
6. Sex: Giới tính. Trong đó: Nam chọn ‘Male’; Nữ chọn ‘Female’
7. Marital Status: Tình trạng hôn nhân
Single: Độc thân
Married: Đã kết hôn
Widowed: Vợ/chồng đã mất
Divorced: Ly hôn
8. Nationality or Citizenship: Quốc tịch
9. Former and/or other nationalities or citizenships: Quốc tịch cũ / khác. Nếu không có thì bỏ qua
10. ID No. issued by your government: Số chứng minh thư
11. Passport type: Loại hộ chiếu
Diplomatic: Hộ chiếu ngoại giao
Official: Hộ chiếu công vụ
Ordinary: Hộ chiếu phổ thông
Other: Khác
Thông thường hộ chiếu mà công dân Việt Nam được cấp là loại phổ thông, nên chọn “Ordinary”
12. Passport No.: Sổ hộ chiếu
13. Place of Issue: Nơi cấp. Điền tỉnh thành nơi mà bạn đăng ký làm hộ chiếu
14. Issuing authority: Cơ quan cấp. Cục quản lý Xuất nhập cảnh tiếng Anh là ‘IMMIGRATION DEPARTMENT’
15. Date of issue: Ngày cấp hộ chiếu
16. Date of expiry: Ngày hết hạn hộ chiếu
17. Purpose of visit to Japan: Mục đích đến Nhật. Đi du lịch đơn thuần thì ghi ‘SIGHTSEEN’
18. Intended length of stay in Japan: khoảng thời gian dự định ở Nhật. Ví dụ: đi 7 ngày là ‘7 DAYS’
19. Date of arrival in Japan: Ngày sẽ đến Nhật
21. Name of ship or airline: Tên chuyến tàu hoặc chuyến bay (thường được in trên vé/tờ booking)
22. Name and address of hotels or persons with whom applicant intend to stay: Cung cấp thông tin khách sạn hoặc nơi mà bạn ở khi đến Nhật
Name: tên khách sạn / tên người quen ở Nhật mà bạn ở định ở cùng
Tel: số điện thoại khách sạn / người ở Nhật
Address: Địa chỉ khách sạn / nhà
23. Date and duration of previous stays in Japan: chi tiết ngày đến & rời Nhật lần trước, thời gian lưu trú (nếu có)
24. Your current residental address: thông tin nơi ở hiện tại của bạn
Address: Địa chỉ
Tel.: điện thoại cố định
Mobile No.: điện thoại di động
25. Current profession or occupation and position: Công việc/ ngành nghề, chức danh hiện tại
26. Name and address of employer: thông tin nơi đang công tác (tên công ty, điện thoại, địa chỉ)
Những thông tin trên bạn cần cung cấp ở trang 1, trang thứ 2 bao gồm các thông tin:
27. Partner’s profession/occupation (or that of parents, if applicant is a minor): Mục này có thể không cần điền. Hoặc nếu người xin visa là trẻ em, ghi công việc/ngành nghề của ba mẹ
28. Guarantor or reference in Japan: Thông tin về người bảo lãnh
Name: tên đầy đủ
Tel.: số điện thoại
Address: địa chỉ
Date of birth: ngày sinh (theo thứ tự ngày/tháng/năm)
Sex: giới tính. Nam là ‘Male’; Nữ là ‘Female’
Relationship to applicant: mối quan hệ với bạn. Ví dụ: là bạn bè thì điền ‘FRIEND’
Profession or occupation and position: Công việc, chức danh
Nationality and immigration status: Quốc tịch và tình trạng lưu trú.
Nếu người bảo lãnh là công dân Nhật thì chỉ cần ghi “JAPANESE”
Nếu không phải thì ghi rõ quốc tịch người đó và tình trạng lưu trú, ví dụ “VIETNAM, PERMANENT RESIDENCE”
29. Inviter in Japan: thông tin người mời
Nếu người mời là người bảo lãnh như trên thì chỉ cần ghi “SAME AS ABOVE” ở mục ‘Name’
Nếu người mời là một người khác thì cung cấp các thông tin (tên, địa chỉ…) tương tự như người bảo lãnh ở trên
* Remarks/Special circumstances, if any: trường hợp đặc biệt nếu có (trường hợp xem xét nhân đạo)
30. Have you ever…: các câu hỏi pháp lý cá nhân, đánh dấu ‘Yes’ hoặc ‘No’. Nếu có câu nào trả lời ‘Yes’ thì phải cung cấp chi tiết về thông tin ấy ở ô trống bên dưới
Been convicted of a crime or offence in any country? Có tiền án/tiền sự ở quốc gia nào chưa?
Been sentenced to imprisonment for 1 year or more in any country? Có từng đi tù hơn 1 năm ở bất kỳ quốc gia nào không?
Been deported or removed from Japan or any country for overstaying your visa or violating any law or regulation? Đã từng bị trục xuất khỏi Nhật hay bất cứ quốc gia nào vì ở quá hạn visa hoặc vi phạm pháp luật
Committed trafficking in persons or incited or aided another to commit such an offence? Có hành vi buôn người hay tiếp tay người khác phạm tội không?
Tổng Hợp Những Thông Tin Visa New Zealand Diện Du Lịch
TỔNG HỢP NHỮNG THÔNG TIN VISA NEW ZEALAND DIỆN DU LỊCH
Không chỉ là quốc gia tiên tiến phát triển, New Zealand còn được biết đến là một trong những thiên đường của thế giới về khí hậu, môi trường sống sạch sẽ, an toàn với mức sống cao và đa dạng trong văn hóa. Do đó, xứ sở kiwi có sức hút rất lớn đối với khách du lịch Việt Nam.
New Zealand là một trong những thiên đường của thế giới
Tuy nhiên, Vì không có chính sách ưu đãi nên công dân Việt Nam muốn đến New Zealand bắt buộc phải xin visa theo quy định. Để các bạn nắm được các vấn đề quan trọng về quy trình xin visa du lịch New Zealand, Á Châu xin chia sẻ một vài thôn tin như sau.
Xin visa du lịch New Zealand có khó không?
Nhìn chung visa các nước không quá khó để xin được. Xin visa New Zealand khó hay dễ còn tùy thuôc người xin visa có cung cấp trung thực và đầy đủ hồ sơ xin hay không. Nên trước khi nộp hồ sơ bạn nên tham khảo nhiều nguồn thông tin..
Lệ phí xin visa là bao nhiêu?
Tại thời điểm hiện nay thì chi phí làm visa New Zealand khá cao, nhưng bù lại thì đây là nước duy nhất còn sót lại áp dụng phí visa dành cho gia đình. Nghĩa là một gia đình của bạn gồm vợ, chồng và con bạn dưới 18 tuổi muốn xin visa thì chỉ cần nộp chung 1 bộ hồ sơ và đóng lệ phí 1 lần duy nhất. Còn nếu như con bạn trên 18 tuổi thì sẽ đóng phí như bình thường.
Lệ phí: 165 NZD/người.
Hình thức đóng tiền:
– Nộp trực tiếp tại Trung Tâm Thị Thực New Zealand:
+ Tiền mặt Thẻ tín dụng/Master (thẻ chỉ được áp dụng khi nộp trực tiếp tại Trung Tâm Thị Thực New Zealand)
+ Thẻ ghi nợ
+ Chuyển khoản ngân hàng (chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền Việt Nam Đồng).
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Chuyển khoản ngân hàng (chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền Việt Nam Đồng)
Thời hạn cấp visa là bao lâu?
Thời hạn xét cấp visa du lịch New Zealand là 5 ngày nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì. Tuy nhiên có thể sẽ kéo dài hơn nếu bạn bị yêu cầu bổ sung giấy tờ hoặc phỏng vấn visa. Còn nếu hồ sơ của bạn bị trả lại thì sẽ được trả trong vòng 1 tuần và không nêu lý do vì sao bị trả lại.
Thời hạn xét cấp visa du lịch New Zealand là 5 ngày nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì
Có mấy hình thức xin visa New Zealand?
Vào thời điểm hiện tại, bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức nộp hồ sơ thị thực đó là nộp trực tiếp (có thể nộp qua đường bưu điện) và nộp online.
Nếu như bạn nộp hồ sơ online thì mọi thông tin sẽ “đến tay” Lãnh sự quán nhanh hơn thông thường, thì nộp trực tiếp lại giúp những nhân viên lãnh sự sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra độ xác thực thông tin của bạn. Nhìn chung cả 2 hình thức đều sẽ có những ưu/khuyến điểm, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn hình thức thích hợp.
Thời hạn visa New Zealand là bao lâu?
Tùy từng trường hợp mà visa New Zealand sẽ được cấp với thời hạn khác nhau. Hiện nay, thời hạn phổ biến của visa New Zealand thường là 6 tháng, 1 lần hay nhiều lần thì tùy hồ sơ của từng người.
Có cần lấy mẫu sinh trắc học và đặt lịch hẹn trước khi nộp hồ sơ không?
Bạn có thể gọi trực tiếp vào số số điện thoại của Lãnh sứ quán để xin lịch hẹn. Sau khi có lịch hẹn, bạn cần đến đúng ngày giờ như trong lịch hẹn, mang theo đầy đủ bộ hồ sơ của bạn ở trên, kèm theo những giấy tờ tùy thân khác để nộp hồ sơ. Nên đến sớm khoảng 15 phút để có sự chuẩn bị chu đáo. Trước khi đi, cần kiểm tra lại một lần nữa những giấy tờ đã chuẩn bị.
Sau khi nộp đơn bạn bắt buộc phải cung cấp thông tin sinh trắc học. Bạn sẽ được lấy dấu vân tay cả 10 đầu ngón tay, và sẽ được chụp hình lại để sau này dán vào Visa. Quá trình này khá nhanh và không ảnh hưởng gì đến thân thể cũng như sức khỏe của bạn cả. Và tất nhiên việc này đã kèm bao gồm trong lệ phí xin thị thực, nên bạn sẽ không mất tiền cho quá trình lấy sinh trắc học này. Khi đi nộp hồ sơ bạn nên ăn mặc lịch sử, chỉnh tề, tóc tai gọn gàng.
Nộp hồ sơ ở đâu?
Hiện tại ở Việt Nam, địa chỉ duy nhất để nộp hồ sơ xin visa đi New Zealand tại Việt Nam là:
TRUNG TÂM TIẾP NHẬN THỊ THỰC NEW ZEALAND – VIỆT NAM (VFS)
Địa chỉ: Tòa nhà Resco, Lầu 5, 94 – 96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Thời gian nộp hồ sơ: 8:30 – 15:00 Thứ 2 đến Thứ 6 trừ ngày lễ
Thời gian trả hồ sơ: 13:00 – 17:00 Thứ 2 đến Thứ 6 trừ ngày lễ
Cũng vì vậy nên nếu bạn nào ở tại Hà Nội muốn nộp hồ sơ xin visa New Zealand thì sẽ phải chuyển phát nhanh vào TP. Hồ Chí Minh.
Quy trình xin visa du lịch New Zealand (hình thức nộp trực tiếp)
Hồ sơ xin thị thực có thể được nộp trực tiếp bởi đương đơn hoặc người đại diện. Nếu đương đơn ủy quyền cho người đại diện đến nộp hồ sơ xin thị thực tại Trung tâm tiếp nhận thị thực New Zealand, thì người đại diện phải cung cấp Giấy ủy quyền từ đương đơn, bản sao giấy Chứng minh nhân dân của đương đơn và người đại diện đi nộp hồ sơ.
Để tránh việc trì hoãn việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực New Zealand, quý vị vui lòng đọc kỹ những hướng dẫn sau:
Bước 1
Điền đầy đủ mẫu đơn và chuẩn bị các giấy tờ theo danh sách hướng dẫn (checklist).
Tất cả các mẫu đơn và đơn phụ đính kèm phải được ký tên đầy đủ và nộp bản gốc.
Tất cả đương đơn và người đi cùng (nếu có) phải nộp bản gốc hộ chiếu và bản sao hộ chiếu phải bao gồm tất cả các trang có dấu nhập cảnh và thị thực.
Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt và các thứ tiếng khác phải nộp kèm bản dịch tiếng Anh và bản dịch này phải được thực hiện bởi một công ty/tổ chức độc lập có thẩm quyền dịch thuật.
Các giấy tờ bổ sung cần thiết cho hồ sơ có thể nộp bản sao.
Xin visa New Zealand có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực New Zealand
Bước 3
Phí thị thực, phí dịch vụ VFS được áp dụng cho từng hồ sơ. Phí thị thực có thể được thanh toán cùng nhau hoặc tách riêng ra theo yêu cầu của từng hồ sơ.
Nếu quý vị đang sống tại Việt Nam, quý vị có thể thanh toán phí thị thực bằng tiền Việt Nam Đồng tại Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực New Zealand. Trong trường hợp quý vị đang sống ở nước ngoài, quý vị có thể thanh toán bằng tiền Đô La Mỹ.
Bước 4
Khi hồ sơ đã được nộp tại Trung Tâm Thị Thực New Zealand, quý vị có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ xin visa New Zealand của mình trên trang mạng của VFS Global.
Về việc nhận hộ chiếu, nếu đương đơn ủy quyền cho người đại diện để nhận lại hộ chiếu, người được ủy quyền vui lòng mang theo giấy ủy quyền cùng với bản sao giấy Chứng minh thư, hóa đơn của đương đơn và nộp lại cho Trung Tâm Thị Thực New Zealand.
Xin visa New Zealand có phải phỏng vấn không?
Thông thường thì xin visa Úc diện du lịch thì không cần phải phỏng vấn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Đại sứ quán có thể gọi điện phỏng vấn đương đơn để kiểm tra tính xác thực của hồ sơ. Do đó, ngoài việc cung cấp thông tin chính xác trong hồ sơ thì bạn cần nắm vững bản giải trình để trả lời khi được phỏng vấn.
Những lưu ý khi xin visa
Nếu hồ sơ của bạn thiếu hoặc có thông tin sai, không xác định được thì hồ sơ của bạn sẽ không được chấp nhận và bạn phải đợi ít nhất 3-6 tháng mới được làm visa tiếp.
Sau khi bạn nộp hồ sơ sẽ được cấp biên nhận hồ sơ. Nếu không có hãy hỏi người nhận hồ sơ của bạn.
– Hộ chiếu không được trắng tinh, bạn nên có vài con dấu ra khỏi Việt Nam, ít nhất là qua thăm các nước Đông Nam Á không cần visa như SINGAPO, THÁI LAN, MALAYSIA…
Sau đó nên đi Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong, Đài Loan… Ưu tiên Nhật Bản, đặc biệt là Úc.
– Tất cả các giấy tờ đều phải được dịch qua tiếng Anh có công chứng (trừ những giấy tờ song ngữ và có dấu đỏ của cơ quan, công ty,…
– Phải khám sức khỏe theo yêu cầu của đại sứ quán New Zealand, sức khở phải đạt tiêu chuẩn
– Lý lịch tư pháp phải trong sạch và tốt tại Việt Nam
– Kế hoạch du lịch rõ ràng và phải có cơ quan du lịch tại Việt Nam hoặc New Zealnd xác nhận.
– Chứng minh tài chính đủ dể chi trả các khparn khi đi du lịch New Zealand
Một vài thông tin hữu ích dành cho chuyến đi du lịch Canada của bạn
Địa lý
New Zealand là một đất nước phát triển nằm phía tây nam Thái Bình Dương, vị trí trên bản đồ nằm kề sát Autralia. Diện tích xấp xỉ bằng Việt Nam với số dân vỏn vẹn khoảng 4 triệu người.
New Zealand từng là nước có đời sống và thu nhập cao nhất thế giới trong những giai đoạn thế chiến thứ hai. Vào thời kỳ đó, nơi đây là nơi cung cấp sản lượng nông nghiệp chính cho cả thế giới (bơ, sữa, thịt…) cho đến những năm 80 nền kinh tế suy thoái nhưng vẫn nằm trong top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đặc điểm về khí hậu – tự nhiên
New Zealand là một đảo quốc tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, gồm hai đại lục chính là đảo Bắc và đảo Nam, cách nước Úc chỉ khoảng gần 2h bay. Chính bởi vậy mà tự nhiên, đời sống và xã hội của New Zealand phần lớn tương đồng với Úc.
Địa hình tại New Zealand rất đa dạng, có núi non kì vĩ, có thảo nguyên xanh và đồng bằng tốt tươi. Hơn nữa, quốc đảo này có một bờ biển dài thơ mộng là điểm đến lý tưởng để du lịch. Khí hậu tại xứ sở Kiwi là khí hậu ôn đới, không quá nóng hay có lạnh. Và mùa ở quốc gia này ngược với Việt Nam, nếu Việt Nam là mùa xuân thì ở đất nước này sẽ là mùa hè. Đất nước xinh đẹp hùng vĩ này chính là nơi quay bộ phim “The Hobbit” nối tiếng, series ngoại truyện của “Lord of the ring”.
Quốc đảo New Zealand có một bờ biển dài thơ mộng là điểm đến lý tưởng để du lịch
Trung bình mỗi năm, ba thành phố Auckland, Wellington và Christchurch đều nhận được 2000 giờ nắng. Auckland có lượng mưa nhiều nhất, nhưng không bao giờ xảy ra các cảnh ngập lụt. Không khí trong lành, ôn hòa và cuộc sống yên bình chính là điểm hấp dẫn nhất của New Zealand đối với các bạn du học sinh Việt Nam và quốc tế.
Thời tiết
New Zealand nằm ở Nam Bán cầu, làm cho các mùa ngược lại với những người sống ở Bắc Bán cầu.
Các mùa thời tiết ở New Zealand sẽ thường đi cùng các tháng sau:
Mùa hè từ tháng 12 đến tháng 2
Mùa thu từ tháng 3 đến tháng 5
Mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8
Mùa xuân từ tháng 9 đến tháng 11
Trong khi khí hậu của đất nước nói chung là mát dịu, có lượng mưa tương đối cao và nhiều giờ nắng, đất nước bị ảnh hưởng bởi 2 đặc điểm địa lý chính: núi và biển. Trong những tháng ấm, bạn sẽ thấy nhiệt độ trung bình ban ngày là khoảng 16 – 25ºC, còn trong các giai đoạn lạnh hơn nhiệt độ trung bình ban ngày là từ 12 – 21ºC.
Điều quan trọng cần lưu ý, nhiệt độ trung bình giảm khi bạn đi du lịch phía nam, với các khu vực núi của Đảo Nam trải qua nhiệt độ lạnh bằng -10ºC trong những tháng mùa đông.. Hãy nhớ, tốt nhất là bạn nên mặc một chiếc áo khoác hoặc áo len ấm áp vì thời tiết có thể thay đổi đột ngột và nhanh chóng ở New Zealand..
Ngôn ngữ và âm sắc
Là một cựu thuộc địa của Anh, tiếng Anh là ngôn ngữ chính của New Zealand và được nói bởi 98% dân số. Māori cũng là một ngôn ngữ chính thức và được nói bởi những người bản xứ Māori. Người New Zealand, hay còn được gọi là “kiwi”, có hình thức độc đáo riêng của họ về ngôn ngữ tiếng lóng, do đó bạn sẽ sớm trở nên quen thuộc với những từ như ‘brekkie’ (bữa ăn sáng), ‘cheers’ (cám ơn) and ‘g’day’ (chào).
Thiên nhiên ở New Zealand
Ở New Zealand không cần phải đi xa hàng ngàn cây số để có thể bắt gặp những loài động vật hoang dã trong tự nhiên như hải cẩu, cá heo, cá voi… mà có thể nhìn thấy chúng ở ngay sát khuôn viên của mỗi ngôi nhà. Khi đặt chân đến với New Zealand bạn có thể sống chan hòa với thiên nhiên một cách tốt nhất.
Phong cách sống
Nổi tiếng với sự thân thiện, con người phóng khoáng, nồng nhiệt của người dân bản xứ đối với du khách nước ngoài và thái độ tự giải quyết mọi công việc trong cuộc sống hằng ngày, những con người ở đây đã tạo nên nét đẹp trong văn hóa New Zealand không thể nhầm lẫn vào đâu được.
Tôn giáo
Công giáo là tôn giáo chính ở New Zealand, phần lớn người dân ở đây đều theo đạo này. Bên cạnh đó, các tôn giáo khác cùng có mặt ở đây như Thiên chúa giáo được các nhà truyền giáo đạo cơ đốc truyền bá cho người Maori từ thế kỷ 19, và các tôn giáo này đều được người dân tôn trọng.
Tính cách con người
Người dân ở là những người có tính cách mạnh mẽ và tuân thủ nguyên tắc. Thông thường, cuộc sống về đêm ở New Zealand rất thanh bình, cứ đến 18h, 19h đường phố vắng lặng, họ chỉ sinh hoạt buổi tối tại nhà và đi ngủ lúc 22h. Tuy nhiên, đến cuối tuần, không phân biệt già trẻ, trai gái, họ cùng nhau đi bar cho đến sáng và những ngày này ở đây không khác gì lễ hội.
Văn hóa ẩm thực New Zealand
Ở New Zealand, nguyên liệu chủ yếu để chế biến thức ăn được làm từ các loại thịt: thịt cừu, thịt bò, thịt heo hay thịt nai… Họ thường có thói quen ăn tại các nhà hàng, quán ăn hay cửa hàng thức ăn nhanh, đây được xem là thú vui nhàn rỗi, tuy nhiên bữa ăn tối tại gia đình vẫn được xem là bữa ăn chính của hầu hết người New Zealand.
Thói quen ăn tại các nhà hàng, quán ăn hay cửa hàng thức ăn nhanh được xem là thú vui nhàn rỗi của người New Zealand
Đặc biệt, tại các thành phố và thị trấn của New Zealand có những nguồn nước công cộng rất tốt và có thể uống trực tiếp.
Vì sao nên sử dụng dịch vụ xin visa New Zealand của công ty Visa Á Châu?
Á Châu làm visa luôn đặt quyền lợi khách hàng lên trên hết: Chúng tôi luôn cân nhắc khi nhận lời làm bất kỳ hồ sơ nào. Bởi chúng tôi không muốn hồ sơ của bạn bị từ chối hay được lưu vào hệ thống đã từng bị từ chối. Do đó chúng tôi luôn cẩn trọng trong việc đánh giá hồ sơ của bạn nhằm tránh được việc xin visa New Zealand bị từ chối. Bạn sẽ tin tưởng và cảm thấy hài lòng ngay lần đầu tiên sử dụng dịch vụ tại Á Châu, bởi vì:
– Chất lượng cung cấp dịch vụ:
+ Kiểm tra đánh giá tình trạng hồ sơ của quý khách.
+ Hướng dẫn cách trả lời, cách xử lý tình huống khi phỏng vấn visa New Zealand (nếu có)
+ Được tư vấn chọn giải pháp tối ưu, tiết kiệm thời gian, tiền bạc nhất.
+ Giúp bạn chứng minh khả năng tài chính khi bạn bị thiếu một số mục.
+ Giúp quý khách đặt booking khách sạn (chưa phải trả tiền).
+ Giúp quý khách đặt booking vé máy bay (chưa phải xuất vé và chưa phải trả tiền).
+ Giải quyết các hồ sơ bạn đã lỡ bị thất bại.
+ Đại diện cho quý khách nhận visa và trả visa cho quý khách.
– Lợi ích của dịch vụ visa Á Châu mang lại:
+ Tiết kiệm được thời gian tìm hiểu về thủ tục.
+ Tiết kiệm được chi phí di chuyển để làm visa.
+ Khả năng được cấp visa cao hơn nhờ sự hỗ trợ của luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
+ Nhận visa nhanh chóng hơn.
– Chi phí dịch vụ:
+ Các bạn không phải đặt tiền cọc, không lo bị chặt chém, không sợ bị lừa đảo.
+ Chúng tôi đều công khai rõ ràng khi kí kết hợp đồng dịch vụ. Tất cả các khoản chi phí được liệt kê và thông tin đầy đủ ngay từ đầu cho các bạn, nội dung và chi phí được thể hiện rõ ràng và minh bạch.
+ Đôi khi các bạn sẽ thấy mức phí của chúng tôi có phần chênh lệch giữa các công ty khác, thế nhưng bạn đừng vội đánh giá và so sánh về điều đó. Hãy lấy kết quả mà chúng tôi mang đến cho các bạn làm thước đo chính xác nhất. Chi phí phù hợp cho 1 dịch vụ hoàn hảo, bạn có sẵn sàng không?
Để được như vậy, bạn có thể gọi điện trực tiếp tới Á Châu qua Hotline 028.77777.888 oặc để lại thông tin liên hệ qua hệ thống tư vấn trực tuyến https://achau.net/, chúng tôi sẽ giải đáp thỏa đáng tất cả những vấn đề trong hồ sơ làm visa thăm thân New Zealand cho bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Visa Du Lịch Nhật Bản trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!