Xu Hướng 10/2023 # Thủ Tục Ly Hôn Khi Chồng Đi Tù # Top 10 Xem Nhiều | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Thủ Tục Ly Hôn Khi Chồng Đi Tù # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Ly Hôn Khi Chồng Đi Tù được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam là những đối tượng được định nghĩa, quy định rõ trong pháp luật Việt Nam hiện hành như sau:

– Phạm nhân, người đi tù, người đang thi hành hình phạt tù… là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

– Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

– Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Có thể thấy, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, người bị tạm giam đều là những đối tượng đang bị hạn chế một số quyền công dân, trong đó có quyền tự do đi lại. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành không ngăn cấm quyền ly hôn trong quan hệ vợ chồng của họ. Do vậy, phạm nhân, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giữ, tạm giam hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn với vợ/chồng theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Ngược lại, trong trường hợp người có vợ/chồng đang chấp hành hình phạt tù, đang bị tạm giữ, tạm giam thì người đó vẫn có quyền ly hôn.

Như vậy, hai bên trong quan hệ vợ chồng của người đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù đều có thể thủ tục ly hôn khi tuân thủ đúng điều kiện, trình tự pháp luật quy định về thủ tục ly hôn.

Câu hỏi: Em xin chào Luật sư, em tên là Bùi Thị B, sinh năm 1990, trú tại: phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Em đã kết hôn với anh Nguyễn Đoàn B ngày 24/10/2023, tuy nhiên hiện tại anh B đang chấp hành án phạt tù 10 năm tại trại giam Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. Nay em xác định tình cảm vợ chồng không còn và muốn thực hiện Thủ tục ly hôn khi chồng đi tù thì có thực hiện được không?

Liên hệ Luật sư giải quyết nhanh thủ tục ly hôn với người bị đi tù:

Để thực hiện được Thủ tục ly hôn khi chồng đi tù thì người vợ soạn đơn ly hôn với các thông tin cơ bản giống với ly hôn đơn phương thông thường như: Họ và tên nguyên đơn, bị đơn; nơi cư trú, hộ khẩu thường trú, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ chứng thực cá nhân, về quan hệ tinh cảm, về con cái, về tài sản, về công nợ chung.

Ngoài các thông tin cơ bản nêu trên, nguyên phải cung cấp được thông tin chi tiết về nơi chồng/vợ đang chấp hành án phạt tù (Ví dụ: đội số:…, phân trại số:…., tên trại giam:…., địa chỉ trại giam:…) và nơi bị đơn cư trú trước khi đi chấp hành án phạt tù để Tòa án có căn cứ khi xác định thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn.

Mẫu đơn ly hôn đơn phương với chồng đi tù

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Tòa án nhân dân ………………………………………

Người khởi kiện:…………………………………………………………………………

CMND số/CCCD số:…………………………do………………….cấp ngày:…………

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………SĐT:……………………..

Người bị kiện:……………………………………………………………………………

CMND số/CCCD số:…………………………do………………….cấp ngày:………….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: (ví dụ: phân trại số 03, trại giam Ninh Khánh, Hoa Lư, Ninh Bình)

Tôi làm đơn này đề nghị Tòa án nhân dân………………..giải quyết Thủ tục ly hôn với người đang chấp hành án phạt tù với các yêu cầu cụ thể như sau:

Về quan hệ hôn nhân: ………………………..

Về con chung:…………………………………

Về tài sản chung:………………………………

Về công nợ chung:…………………………….

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

……………..,ngày……tháng…..năm……

Người khởi kiện

(ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn ly hôn thuận tình với chồng đi tù.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, NUÔI CON VÀ CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân……………………………

Chúng tôi là:…………………………………………………………………………….

1. Họ và tên:…………………………………………..Sinh năm:………………………

Số CMND/Số CCCD:…………………………..do………………..cấp ngày:…………

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………..

2. Họ và tên:……………………………………………Sinh năm:……………………..

Số CMND/Số CCCD:……………………………do…………….cấp………………….

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: (ví dụ: Tổ 9, phân trại 07, trại giam Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc)

Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Tòa án thụ lý hồ sơ và công nhận việc thuận tình ly hôn của chúng tôi, cụ thể như sau:

Về quan hệ hôn nhân:…………………………..

Về con chung:………………………………….

Về tài sản chung:……………………………….

Về công nợ chung:……………………………..

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

……………..,ngày……tháng…..năm……

Người yêu cầu

(ký, ghi rõ họ tên)

Video: Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn.

Khi có hồ sơ ly hôn của người có yêu cầu, Tòa án sẽ căn cứ dựa trên hồ sơ ly hôn để ra quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý vụ việc ly hôn. Theo đó, để thực hiện thủ tục ly hôn khi chồng đang đi tù, việc đầu tiên nguyên đơn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ ly hôn với người đang bị án tù hoàn chỉnh gồm có:

+ Đơn khởi kiện (vv ly hôn);

+ CMND/CCCD hai vợ chồng;

+ Đăng ký kết hôn bản gốc;

+ Giấy khai sinh con chung (bản sao);

+ Sổ hộ khẩu hai vợ chồng (bản sao);

+ Sổ thăm phạm, bản án hình sự của Tòa án;

Luật sư giải đáp: Chào em, trong trường hợp của em, Luật sư ly hôn của Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau.

Thứ nhất, việc Tòa án yêu cầu em cung cấp sổ thăm phạm nơi chồng em chấp hành án là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, về hồ sơ ly hôn, nếu em không cung cấp được sổ thăm phạm thì Tòa án sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện ly hôn và yêu cầu cung cấp tài liệu về nơi cư trú hiện tại của bị đơn – tức sổ thăm phạm trại giam nơi chồng em đang cư trú. Do đó, em không thể thực hiện thực hiện thủ tục ly hôn khi chồng đang đi tù nếu không cung cấp được hai loại giấy tờ nêu trên.

Như vậy, để có thể ly hôn với chồng, em cần cung cấp được tài liệu mà Tòa án yêu cầu về nơi chồng em đang chấp hành án. Công việc này đòi hỏi sự am hiểu và chuyên môn pháp lý, do vậy cần có sự tham gia của đơn vị có tư cách hành nghề Luật sư. Khi đó, Luật sư với chức năng, quyền hạn sẽ tham gia và thu thập các hồ sơ tài liệu cần thiết để hoàn thiện 01 bộ hồ sơ ly hôn đầy đủ với chồng đang đi tù, đang chấp hành án phạt tù.

Luật Hùng Bách là đơn vị hành nghề Luật sư với độ ngũ Luật sư ly hôn chuyên nghiệp đã tiếp nhận và xử lý thành công tuyệt đối các trường hợp tương tự. Bạn đọc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn khi chồng đi tù vui lòng liên hệ qua số hotline để được Luật sư tư vấn chi tiết.

Nguyên đơn cần xác định được Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc ly hôn của mình để Nộp đơn xin ly hôn. Bởi lẽ, Tòa án có thẩm quyền sẽ phải thụ lý giải quyết vụ việc; ngược lại nếu Tòa án sau khi xem xét hồ sơ xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sẽ trả hồ sơ cho nguời khởi kiện, người có yêu cầu.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2023, thẩm quyền tòa án giải quyết vụ án ly hôn với người ở tù được xác định như sau:

Vụ án ly hôn với người ở tù mà nguyên đơn là người Việt Nam:

Đối với vụ việc ly hôn với chồng ở tù mà nguyên đơn (vợ) là người Việt Nam, thì có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nguyên đơn (vợ) có thể nộp đơn đến Tòa án cấp quận/huyện nơi chồng có đăng ký hộ khẩu thường trú (trước khi đi chấp hành án phạt tù).

Ví dụ: Trước khi đi tù, chồng có đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Theo đó, nguyên đơn (vợ) có thể nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tới tòa án nhân dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đề nghị giải quyết.

Trường hợp 2: Nguyên đơn (vợ) có thể nộp đơn đến Tòa án cấp quận/huyện nơi có Trại giam tiếp quản chồng.

Ví dụ: Chồng đang chấp hành án tại trại giam Ninh Khánh – huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình thì nguyên đơn (vợ) có thể nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tới Tòa án nhân dân huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Vụ án ly hôn với người ở tù thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà nguyên đơn là người nước ngoài.

Đối với vụ án ly hôn có nguyên đơn là người nước ngoài được xác định là vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó, việc xác định tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết như sau:

– Trường hợp 1: Nguyên đơn nộp hồ sơ Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn đang cư trú, tạm giam.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn X, đang thi hành án phạt tù tại Trại giam Vĩnh Quang, Vĩnh Phúc. Khi đó, chị Melia Elizabeth có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc để thực hiện thủ tục ly hôn khi anh X đi tù.

– Trường hợp 2: Nguyên đơn không xác định được nơi cư trú hiện tại của bị đơn thì nguyên đơn có thể nộp đơn tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị đơn.

Ví dụ: Anh Bùi Văn Y, trước khi đi tù, anh Y có hộ khẩu thường trú tại: phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Nay chị Emily – vợ anh Y không có thông tin về nơi trại giam anh Y đang chấp hành án. Do vậy, chị Emily có quyền nộp đơn ly hôn tới Tòa án nhân dân Quận Đống Đa, TP Hà Nội để giải quyết yêu cầu ly hôn khi chồng đi tù.

Thủ tục ly hôn với chồng đang đi tù là thủ tục pháp lý phức tạp, vì thế không phải ai cũng nắm rõ. Do vậy, khi thực hiện thủ tục này, nguyên đơn có thể tốn kém cả thời gian và chi phí. Để giúp bạn đọc nắm rõ và hình dung công việc cần thực hiện, Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ tới bạn đọc các bước trong thủ tục ly hôn với chồng đang đi tù như sau:

Thủ tục ly hôn đơ​n phương khi chồng đang đi tù.

Bước 1: Nguyên đơn (vợ) chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn khởi kiện (vv ly hôn),

+ CMND hai vợ chồng (bản sao),

+ Sổ hộ khẩu hai vợ chồng (bản sao),

+ Đăng ký kết hôn (bản gốc),

+ Giấy khai sinh các con chung (bản sao),

+ Sổ thăm phạm, bản án hình sự của Tòa án;

Bước 2: Nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại TAND có thẩm quyền.

Lưu ý: khi giao nộp hồ sơ khởi kiện, nguyên đơn có quyền được nhận “Biên bản bàn giao tài liệu, chứng cứ” do cán bộ tòa án cung cấp (có dấu đỏ của Tòa án).

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn.

Trong thời hạn (08) ngày làm việc kể từ khi nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ tới tòa án, nguyên đơn có quyền nhận được “Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn”. Sau đó, nguyên đơn thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn.

Bước 4: Nguyên đơn có mặt tại các phiên làm việc như: phiên họp thu thập tài liệu, chứng cứ; phiên hòa giải lần 1, phiên hòa giải lần 2 (nếu có), phiên tòa xét xử lần 1, phiên tòa xét xử lần 2 (nếu có).

Theo sự thông báo và hướng dẫn của Tòa án, nguyên đơn có nghĩa vụ có mặt tại các phiên làm việc theo quy định khi tòa án giải quyết vụ án ly hôn.

Nếu nguyên đơn không có mặt đúng theo sự triệu tập của Tòa án, vụ án ly hôn có thể bị đình chỉ giải quyết.

Video: Hướng dẫn thủ tục ly hôn.

Thủ tục ly hôn thuận tình với chồng đang chịu án tù.

Thủ tục ly hôn khi chồng đi tù thuận tình so với thủ tục ly hôn đơn phương với chồng đang chịu án tù chỉ có sự khác biệt ở bước thực hiện số 4 như sau:

Người có yêu cầu ly hôn bắt buộc có mặt tại các phiên họp làm việc, tuy nhiên số lần triệu tập có thể ít hơn so với thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.

Án phí, lệ phí ly hôn là khoản tiền mà người có yêu cầu ly phải nộp cho Tòa án khi giải quyết thủ tục ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù. Theo quy định pháp luật, Án phí ly hôn được chia thành các loại như sau:

Án phí ly hôn thuận tình: Theo quy định của Nghị quyết 326/2023/NQ thì mức án phí, lệ phí ly hôn thuận tình vợ chồng phải nộp là 300.000 đồng.

Án phí ly hôn không có giá ngạch: Được áp dụng cho các trường hợp ly hôn đơn phương có tranh chấp về tài sản nhưng tài sản tranh chấp không thể trị giá được bằng tiền. Mức án phí ly hôn đơn phương không có giá ngạch mới nhất hiện nay là 300.000 đồng.

Án phí ly hôn có giá ngạch: Được áp dụng cho các trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản là tiền hoặc tài sản có thể trị giá được bằng tiền. Mức án phí trong trường hợp ly hôn có giá ngạch được xác định dựa trên giá trị tài sản đương sự yêu cầu giải quyết. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp được miễn giảm tiền án phí, lệ phí ly hôn thì có thể làm Đơn xin miễn giảm án phí, lệ phí gửi Tòa án để được xem xét miễn giảm.

Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị tạm giữ, tạm giam thì người có yêu cầu ly hôn cần phải chuẩn bị các chi phí khác như:

Phí mua đơn khởi kiện ly hôn: Các cơ quan Tòa án đều có mẫu đơn ly hôn riêng, do vậy người có yêu cầu phải mua đơn khởi kiện ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, mức phí từ 10.000 – 200.000 đồng/đơn.

Phí thu thập tài liệu, chứng cứ: Vụ án ly hôn đòi hỏi người có yêu cầu cung cấp được các tài liệu chứng cứ chứng minh về việc mâu thuẫn vợ chồng, tài liệu về nơi cư trú của bị đơn để Tòa án xác định thẩm quyền thụ lý vụ án… Nếu bạn đọc chưa biết cách thu thập tài liệu, chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ thì có thể tham khảo dịch vụ ly hôn trọn gói của Luật Hùng Bách qua số hotline 1900 6194.

Và các loại phí, lệ phí nhà nước khác.

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết: “Chi phí ly hôn mất bao nhiêu tiền“ để nắm rõ cách tính án phí, chi phí ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù.

+ Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn với người đang thi hành hình phạt tù;

+ Dịch vụ Luật sư tư vấn, hỗ trợ, thực hiện trọn gói thủ tục ly hôn khi chồng đi tù;

+ Dịch vụ Luật sư tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền lợi khi ly hôn với người đang thi hành hình phạt tù;

+ Dịch vụ Luật sư tư vấn thực hiện thủ tục ly hôn khi chồng đi tù;

+ Dịch vụ ly hôn nhanh với người (vợ/chồng) đang chấp hành hình phạt tù;

+ Dịch vụ ly hôn với người chồng đi tù;

+ Và các dịch vụ Luật sư ly hôn khác…

Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Đơn Phương

Mình mới lập gia đình cách đây không lâu. Hiện tại vợ chồng mình chưa có con cái gì, cả mình và chồng đều không có tài sản chung.

Trong quá trình chung sống, vợ chồng mình nảy sinh nhiều mâu thuẫn cũng như cách sống không phù hợp,mình đã cố gắng điều chỉnh để có thể hoà thuận nhưng không được.

Hiện tại vợ chồng mình đã sống ly thân 2 tháng. Nay mình muốn hỏi và xin được tư vấn các thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương ?

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên khi bên còn lại không đồng ý và được quy định tại Điều 56 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Đó là vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết ly hôn khi có căn cứ về việc chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trong, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên :

+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn.

+ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy,để được giải quyết ly hôn đơn phương, chị phải chứng minh chồng có hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng hoặc có hành vi bạo hành gia đình nghiêm trọng dẫn đến đời sống chung không thể kéo dài,mục đích hôn nhân không đạt được.

Khi đã chứng minh được lý do nêu trên, chị cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau gửi đến tòa án nhân dân cấp huyện quận, huyện, thị xã và thành phồ trực thuộc tỉnh nơi chồng chị sinh sống.

+ Giấy đăng ký kết hôn ;

+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của chị (bản sao);

+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hiện tại của chị, của chồng (bản sao);

+ Đơn khởi kiện ly hôn

Thời hạn xét xử là từ 3 tháng đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trân trọng cảm ơn quý khách hàng :

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn cũng như làm hồ sơ ly hôn,thì hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.

XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN

Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Với Người Ở Nước Ngoài

Có rất nhiều trường hợp người Việt kết hôn với người nước ngoài nhưng sau đó không hạnh phúc, người nước ngoài về nước bỏ mặc người Việt Nam cô quạnh.

Khi người Việt muốn ly hôn thì người ở nước ngoài không chịu ly hôn hoặc không hợp tác hoặc không liên lạc được.

Nhiều vụ án kéo dài vài năm mà cũng không thể giải quyết xong khiến cho chúng ta vô cùng mệt mỏi và căng thẳng, tốn kém chi phi rất nhiều.

Hiểu được điều đó nên Văn Phòng Luật Sư Quang Liêm đã có nhiều cố gắng và sáng tạo để giúp cho khách hàng của mình giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm.

Chúng tôi chỉ tập trung chuyên tâm vào lĩnh vực HÔN NHÂN sẽ tư vấn và giúp cho Quý khách giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài và Việt Kiều trong trường hợp họ không có mặt tại Việt Nam như sau:

Khi bạn ly hôn đơn phương với người nước ngoài mà họ không có mặt tại Việt Nam thì bạn phải có địa chỉ chính xác của người nước ngoài đang ở nước ngoài thì tòa án ở Việt Nam mới có thể giải quyết cho bạn được.

Bạn phải chuẩn bị những giấy tờ ly hôn đơn phương

Giấy đăng ký kết hôn bản chính hoặc bản sao trích lục

Giấy CMND/ CCCD và hộ khẩu photo chứng thực của bạn

Giấy khai sinh bản sao của con bạn (nếu có)

Giấy tờ về tài sản(nếu có)

Chúng tôi sẽ lập hồ sơ để nộp lên tòa án cấp tỉnh để yêu cầu tòa án giải quyết.

Thời gian có thể kéo dài từ 06 tháng tới 02 năm vì tòa án phải làm rất nhiều thủ tục trong đó mất thời gian nhất là thủ tục ủy thác tư pháp cho tòa án nước sở tại nơi người nước ngoài sinh sống để gửi giấy mời cho họ về việc giải quyết ly hôn tại Việt Nam.

Chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết vụ án nhanh hơn rất nhiều so với thời gian theo quy định của tòa án.

Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.

Lưu ý: Chúng tôi luôn giữ bí mật thông tin khách hàng một các tuyệt đối để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng..

Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.

Thủ Tục Sang Tên Đổi Biển Số Xe Máy (Thủ Tục 2023)

Đổi biển số là hoạt động bắt buộc đối với một số trường hợp sang tên xe máy. ACC xin được giới thiệu Thủ tục sang tên đổi biển số xe máy (Thủ tục 2023).

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra về thủ tục sang biển số xe và đổi biển số xe. Sang tên xe có cần đổi biển số hay không? Khi nào sang tên xe vẫn giữ nguyên biển số, khi nào đổi biển số? Chi phí đổi biến số? Thậm chí, có nhiều người còn có thắc mắc biển số xe không đẹp, hoặc “không ưng mắt” thì có đổi biển số xe được không. Tất cả các câu hỏi trên sẽ được ACC trả lời thông qua bài viết Thủ tục sang tên đổi biển số xe máy (Thủ tục 2023).

1. Sang tên xe có cần đổi biển số xe hay không?

Theo Thông tư 36/2010/TT-BCA của Bộ Công An, việc xem xét đổi biển số hay không sẽ tùy thuộc cụ thể vào đối tượng sang tên xe. Cụ thể:

Khi đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố; thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số hoặc 4 số thì cấp đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới. Như vậy, đối với trường hợp sang xe máy cùng tỉnh thì sẽ không đổi biển số. Trong trường hợp biển số là biển loại 3 số hoặc 4 số sẽ cấp mới biển số xe.

Khiđăng ký sang tên xe khác tỉnh, thành phố đang đăng ký xe máy; chủ xe phải làm thủ tục sang tên xe máy, biển số xe máy cũ xe bị thu lại và cấp đổi lại biến số mới theo tỉnh, thành phố mới.

Như vậy, không phải trường hợp nào sang tên xe máy cũng phải đổi biển số xe, mà chỉ trong một số trường hợp đã nêu như trên.

2. Thủ tục sang tên đổi biển số xe máy

Thủ tục sang tên đổi biển số xe máy được áp dụng trong trường hợp sang tên biển đổi biển số khác tỉnh, thành phố. Thủ tục trên được Thông tư 36/2010/TT – BCA quy định như sau:

Bước 1: Rút hồ sơ gốc của xe ở tỉnh cũ (nếu mua xe máy khác tỉnh)

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2014/TT-BCA, để rút hồ sơ gốc thì người làm thủ tục cần đến công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi xe đã đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm:

Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.

Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe máy cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 10 Thông tư 36/2010/TT – BCA ngày 12/10/2010 của Bộ công an, người làm thủ tục còn phải xuất trình một trong những giấy tờ sau đây (nếu thuộc trường hợp quy định):

Chứng minh nhân dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.

Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng). Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.

Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.

Thủ tục giải quyết:

Khi nộp hồ sơ đầy đủ thì cán bộ thực hiện sẽ:

Kiểm tra hồ sơ; Thu hồi biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe.

Sau khi làm các thủ tục cần thiết thì cán bộ thực hiện sẽ trả phiếu sang tên, di chuyển, giấy khai sang tên di chuyển kèm theo hồ sơ gốc cho chủ xe và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ sang tên xe máy

Sau khi rút được hồ sơ gốc, người mua cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).

Chứng từ lệ phí trước bạ: là biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với xe được miễn lệ phí trước bạ, chỉ cần tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (thay cho Biên lai hoặc giấy nộp lệ phí trước bạ).

Giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe máy cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ gốc của xe.

Đối với trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú;

Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định;

Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo).

Bên cạnh đó, còn phải xuất trình một trong những giấy tờ sau đây (nếu thuộc trường hợp quy định):

Chứng minh nhân dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.

Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng). Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.

Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.

Bước 3: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền sang tên xe

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người làm thủ tục mang hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 15/2014/TT-BCA, thẩm quyền sang tên xe máy thuộc về công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thủ tục giải quyết:

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cần thiết thì cán bộ thực hiện sẽ tiến hành các bước sau:

Kiểm tra giấy tờ của chủ xe, kiểm tra thực tế xe (đối chiếu nội dung trong Giấy khai đăng ký xe với thực tế của xe về nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác của xe);

Kiểm tra hồ sơ đăng ký xe và cấp biển số xe

Sau khi nộp lệ phí đăng ký xe thì người mua sẽ được cấp biển số xe theo Giấy hẹn.

Bước 4: Nhận Giấy đăng ký xe mới và cấp biển số mới

Nếu hồ sơ nộp lên đã đầy đủ và hợp lệ thì công an sẽ đưa giấy hẹn lên nhận Giấy đăng ký xe. Theo thời gian được viết trong giấy hẹn, người làm thủ tục lên lại chỗ công an để tiến hành nhận Giấy đăng ký xe mới và biển số mới.

3. Phí sang tên đổi biển số xe máy hiện nay Lệ phí trước bạ

Khi mua bán, sang tên thì người mua vẫn phải đóng Thuế trước bạ lần 2 cho chiếc xe của mình, từ 1-2% giá trị xe sau khi đã khấu hao tùy theo qui định của UBND Tỉnh/Thành phố đó ban hành. Ví dụ xe dưới 6 tháng thì giá trị tính còn khoảng 80% xe mới, dưới 1 năm thì giá trị còn khoảng 70%, từ 1-3 năm còn 50%.

Lệ phí cấp Giấy đăng kí xe và Biển số mới

Mức thu lệ phí được chia làm 3 khu vực; khu vực I gồm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã; khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II.

Cụ thể, mức thu lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm theo biển số đối với xe máy được tính theo giá tính lệ phí trước bạ. Mức thu này dao động từ 500.000Đ đến 4 triệu đồng đối với khu vực I (tùy theo giá trị xe ghi trên hóa đơn VAT khi mua bán); từ 200 – 800.000Đ đối với khu vực II; 50.000Đ đối với khu vực III và xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người khuyết/tàn tật.

Thủ Tục Rút Hồ Sơ Gốc Xe Ô Tô (Thủ Tục 2023)

Hiện nay, mua bán xe ô tô là một trong những giao dịch khá phổ biến trong xã hội. Và tất nhiên, với bất kỳ một cá nhân nào khi mua xe ô tô cũ cũng muốn danh chính ngôn thuận đứng tên sở hữu chiếc xe của mình. Trường hợp mua xe ô tô tại một tỉnh, thành phố khác thì chủ xe (người bán xe) phải thực hiện thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô. Bài viết này cung cấp thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô (Thủ tục 2023)

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô (Thủ tục 2023). Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.

2. Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô Trường hợp phải rút hồ sơ gốc xe ô tô

Khi thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ đối (đăng ký xe) với xe ô tô thì theo quy định của pháp luật thủ tục rút hồ sơ gốc là cách gọi khác của thủ tục mua bán xe và thực hiện việc sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Cụ thể, đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến:

Chủ xe phải xuất trình giấy tờ và nộp hồ sơ gồm:

Giấy khai đăng ký xe.

Chứng từ lệ phí trước bạ.

Giấy khai sang tên, di chuyển xe và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

Như vậy, sang tên đổi chủ khác tỉnh, thành phố thì cần phải có hồ sơ gốc thì mới có thể sang tên đổi chủ được. Để thực hiện được thủ tục rút hồ sơ thì trước hết bên mua và bên chuyển nhượng phương tiện phải thống nhất, thỏa thuận với nhau về giao dịch dân sự theo mong muốn của hai bên như mua bán, tặng cho, thừa kế… Giao dịch này phải đáp ứng điều kiện có hiệu lực của Bộ luật dân sự về mặt nội dung, hình thức và ý chí của hai bên.

Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng xe

Hai bên tham gia giao dịch phải lập hợp đồng thể hiện giao dịch như mua bán, tặng cho có công chứng của tổ chức công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Chủ xe (người đứng tên ban đầu) làm thủ tục rút hồ sơ gốc

Bên mua xe đến Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để làm thủ tục rút hồ sơ gốc. Chủ xe có thể ủy quyền cho người khác đi rút hồ sơ gốc.

Chủ xe liên hệ bộ phận tiếp nhận hồ sơ, lấy 02 mẫu Giấy khai sang tên di chuyển xe điền vào các thông tin trong mẫu, dán bản cà số khung số máy, sau đó xuất trình và nộp các giấy tờ, tài liệu sau:

Xuất trình các giấy tờ, tài liệu sau:

Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, sổ hộ khẩu (nếu nơi đăng ký thường trú của CMND và hộ khẩu không giống nhau) của chủ xe.

Nếu là người mua xe được chủ xe ủy quyền thì phải xuất trình CMND hoặc CCCD, giấy ủy quyền của chủ xe (có Công chứng của phòng Công chứng hoặc chứng thực của UBND xã phường).

Nộp các giấy tờ, tài liệu sau:

02 mẫu Giấy khai sang tên di chuyển xe (đã điền thông tin và ký tên)

Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (Hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật hoặc giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Giấy chứng nhận đăng ký xe gốc (Nếu xe ô tô xuất trình thêm giấy chứng nhận đăng kiểm xe gốc);

Biển số xe (tháo biển số nộp không cần phải mang xe đến để kiểm tra; nếu xe ô tô nộp 2 biển trước và sau);

Giấy tờ của người mua xe (hoặc được cho, tặng);

Về nơi nộp giấy tờ: Nếu rút hồ sơ đăng ký xe ô tô do Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Thành phố thuộc Trung ương cấp.

Thời gian nộp: Từ thứ 2 đến thứ 7

Khi làm hợp đồng bán xe tại phòng Công chứng thì chủ xe (người bán xe) nên làm giấy ủy quyền rút hồ sơ gốc xe cho người mua xe luôn.

Không cần phải mang xe đến cơ quan công an, chỉ cần nộp biển số.

Bản cà số khung, số máy để dán vào tờ khai phải rõ chữ và số. Nếu mờ sẽ không tiếp nhận hồ sơ và phải cà lại.

Sử dụng giấy biên nhận nộp hồ sơ thay cho giấy chứng nhận đăng ký xe khi lưu thông xe trên đường để không bị xử lý (nếu có).

Phí, lệ phí rút hồ sơ gốc xe ô tô

Chưa có quy định pháp luật nào quy định về phí rút hồ sơ gốc.

Cán bộ Cảnh sát giao thông tiếp nhận, kiểm tra và trả hồ sơ gốc

+ Đến ngày hẹn, cán bộ Cảnh sát giao thông sẽ giao lại tài liệu gồm: 1 túi đựng hồ sơ gốc (đã được niêm phong, có đóng dấu giáp lai), giấy đăng ký xe (đã cắt góc), 01 bản in phiếu sang tên di chuyển, 01 giấy khai sang tên di chuyển và chứng từ chuyển nhượng xe.

Mẫu giấy khai sang tên di chuyển xe

Mẫu số 03 Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an

1- Họ và tên người đang sử dụng xe: …………………………………………………………………….

2- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

3- Số CMND: ……………………cấp ngày …./ …./ ….. tại …………………………………..

4- Có chiếc xe với đặc điểm sau:

Xe: …………………………………………………… Biển số: ………………………………

Nhãn hiệu: ………………………………………….. Số loại: …………………………………

Loại xe: ……………………………………………… Màu sơn: ……………………………..

Số máy: …………………………………………….. Số khung: ………………………………

Số chỗ: ngồi: …….. đứng…….. nằm: ………; dung tích ………………………………….. cm 3

5- Tên người đứng tên trong giấy đăng ký xe: ……………………………………………………….

6- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..

7- Trình bày nguồn gốc xe: (1) ………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

8- Kèm theo: ………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

B. PHẦN KIỂM TRA, XÁC MINH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ XE

9- Đề nghị cơ quan đăng ký: (2) ……………………………………………………………………………….

Đăng ký sang tên Đăng ký sang tên, di chuyển

10- Tôi xin cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục sang tên di chuyển. Nếu có tranh chấp, khiếu kiện tôi sẽ có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật.

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN(Về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe)

…….., ngày …. tháng …. năm ….NGƯỜI ĐANG SỬ DỤNG XE(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là cơ quan)

(1) Trình bày nguồn gốc xe (xe do mua, cho, tặng, thừa kế…) (2) Ở Bộ ghi Cục CGSTĐB-ĐS, ở tỉnh, Tp ghi Phòng CSGT….; ở huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh ghi Công an huyện… (3) Ở Bộ ghi Trưởng phòng; ở Tỉnh, Tp ghi Đội trưởng; ở huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh ghi Đội Trưởng. (4) Ở Bộ ghi Cục trưởng; ở Tỉnh, Tp ghi Trưởng phòng; ở huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh ghi Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, TP.

BIỂN SỐ CŨ: …………………………….. BIỂN SỐ MỚI: …………………….

DÁN BẢN CÀ SỐ MÁY SỐ KHUNG (ĐĂNG KÝ TẠM THỜI KHÔNG PHẢI DÁN

Kết quả kiểm tra, xác minh: ……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

3. Quy trình rút hồ sơ gốc xe ô tô của ACC

Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;

Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;

Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;

Khách hàng cung cấp hồ sơ và thực hiện việc ủy quyền cho ACC

Nhận hồ sơ gốc xe ô tô cho khách hàng

Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắt, thủ tục tiếp theo để sang tên xe ô tô.

Thủ Tục Đăng Kí Kết Hôn Với Người Nhật

Thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật

Thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật cần phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của cả 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. Diễn biến quá trình thủ tục có thể được tóm tắt như sau: TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN TẠI NHẬT BẢN Công dân Việt Nam cư trú tại Nhật có nguyện vọng đăng ký kết hôn với người bản xứ tại cơ quan có thẩm quyền thì cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn do Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán Việt Nam cấp theo đúng quy định. Diễn biến quá trình thủ tục kết hôn như sau:

(1) Vợ/chồng là công dân Việt Nam đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn (婚姻用伊具備証明書)Hồ sơ gồm có: 1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn. 2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Xác nhận về tình trạng hôn nhân đối với công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài do Uỷ ban nhân dân xã, phường ở trong nước xác nhận cho thời gian trước khi đương sự xuất cảnh. 3. Tờ khai lí lịch. 4. Giấy khai sinh. 5. Giấy chứng nhận địa chỉ hiện tại (現住所証明書) 6. Giấy chứng nhận khám sức khoẻ. 7. Passport của công dân Việt Nam (bản chính) 8. Giấy chứng minh nhân dân. 9. Passport của vợ/chồng là người Nhật (bản sao) 10. Phiếu công dân của vợ/chồng là người Nhật (住民票)

(2) Cả 2 cùng đến Uỷ ban thành phố/địa phương đang sinh sống tại Nhật nộp hồ sơ đăng kí kết hôn. Hồ sơ gồm có: 1. Tờ khai đăng kí kết hôn. 2. Bản sao hộ tịch 3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn của vợ/chồng là người Việt Nam. 4. Giấy khai sinh của vợ/chồng là người Việt Nam (có kèm bản dịch tiếng Nhật).→ Nhận giấy chứng nhận thụ lý hồ sơ đăng kí kết hôn (婚姻届受理証明書)

(3) Đến lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản xin cấp GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT HÔN (結婚証明書)Trình giấy chứng nhận thụ lý hồ sơ đăng kí kết hôn với Lãnh sự quán.

(4) Vợ/chồng người Việt Nam đến Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương tiến hành THỦ TỤC THAY ĐỔI TƯ CÁCH CƯ TRÚ tại Nhật Bản. (在留資格変更許可申請) TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN TẠI VIỆT NAM(1) Vợ/chồng người Nhật cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 1. Phiếu công dân (住民票) 2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn 3. Passport (bản sao) 4. Giấy chứng nhận sức khoẻ (về thần kinh, bệnh truyền nhiễm…) Sau khi chuẩn bị các giấy tờ này, vợ/chồng người Nhật mang đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản để hợp pháp lãnh sự và phiên dịch sang tiếng Việt Nam.

(2) Mang những giấy tờ này đến Việt Nam và tiến hành thủ tục đăng kí kết hôn với vợ/chồng người Việt tại Sở tư pháp. Ngoài những hồ sơ trên còn có: 1. Tờ khai đăng kí kết hôn 2. Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú, chứng minh nhân dân của vợ/chồng người Việt Nam. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng kí, Sở tư pháp sẽ gửi lịch hẹn đến phỏng vấn và sau đó sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Lệ phí: 1.000.000VND/trường hợp. Thời hạn giải quyết không quá 25 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc

(3) Sau khi nhận được Giấy chứng nhận kết hôn, vợ/chồng người Nhật quay trở về Nhật Bản, đến Uỷ ban thành phố/địa phương đang sinh sống nộp hồ sơ đăng kí kết hôn. Hồ sơ gồm có: 1. Tờ khai đăng kí kết hôn. 2. Bản sao hộ tịch 3. Giấy khai sinh của vợ/chồng là người Việt Nam (có kèm bản dịch tiếng Nhật). 4. Giấy chứng nhận kết hôn (có kèm bản dịch tiếng Nhật).

(4) Vợ/chồng người Nhật đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương tiến hành thủ tục XIN XÁC NHẬN ĐỦ TƯ CÁCH CƯ TRÚ cho vợ/chồng người Việt Nam. ()

(5) Vợ/chồng người Việt Nam nhận giấy tờ cần thiết từ vợ/chồng người Nhật và đến xin visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Ly Hôn Khi Chồng Đi Tù trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!