Xu Hướng 6/2023 # Thủ Tục Chia Tài Sản Không Có Di Chúc # Top 8 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thủ Tục Chia Tài Sản Không Có Di Chúc # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Chia Tài Sản Không Có Di Chúc được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cha mẹ tôi qua đời không có di chúc để phân chia tài sản. Vậy nhà tôi có 4 anh em có chia được không? Cần làm những thủ tục nào?

Độc giả: Đặng Minh Ngọc

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Theo quy định pháp luật, trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Về người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu cha mẹ đều đã mất và chỉ còn 4 anh em ruột thì phần di sản thừa kế thuộc sở hữu của bố mẹ bạn sẽ được chia đều cho 4 anh em trong gia đình nếu không có thỏa thuận gì khác.

Về thủ tục phân chia di sản thừa kế, trước hết việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật tiến hành bằng việc họp mặt gia đình để công bố về cách thức phân chia trên cơ sở quy định của pháp luật (Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005). Sau khi đã thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản thừa kế thì bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo Điều 58 Luật công chứng 2014.

Về hồ sơ thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm có:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch.

– Dự thảo văn bản khai nhận di sản (trường hợp tự soạn thảo).

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân.

– Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

– Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

Sau khi đã khai nhận di sản thừa kế thì bạn cần làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (nếu có) để hợp thức hóa quyền sở hữu của mình đối với phần di sản được thừa kế này.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: chúng tôi

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Phân Chia Tài Sản Không Có Di Chúc

Pháp luật cho phép phân chia di sản của người chết theo hai cách thức là di chúc hoặc theo quy định của luật. Trong đó cách thức thừa kế theo pháp luật là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Vốn dĩ có nhiều nguyên nhân để dẫn đến trường hợp di sản thừa kế phải chia theo cách thức này. Trong đó chủ yếu xuất phát từ việc người chết ra đi đột ngột và không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không thoả mãn các điều kiện để phát sinh hiệu lực. Khi đó việc phân chia tài sản không có di chúc sẽ được áp dụng theo phương thức này.

Cách thức phân chia tài sản không có di chúc

Việc di sản để lại nhưng có có thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015. Đây là một trong những trường hợp được áp dụng phương thức thừa kế theo pháp luật. Đó là việc thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Vì vậy khi một người chết mà không để lại di chúc thì phần di sản của họ sẽ mặc nhiên được phân chia cho các hàng thừa kế.

Việc phân chia di sản, tài sản đó được thực hiện theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng. Để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra thì được hưởng phần di sản tương ứng. Nếu chủ thể đó chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng theo quy định.

Về nguyên tắc, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Trường hợp phần di sản không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật. Sau đó tiến hành thỏa thuận về người nhận hiện vật. Nếu không thể đi đến thỏa thuận thống nhất thì hiện vật được bán để phân chia.

Đối tượng được phân chia tài sản không có di chúc

Nếu di chúc có thể để lại di sản cho bất cứ ai theo mong muốn của người lập thì việc thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng đối với một số chủ thể nhất định. Những chủ thể này cũng chính là các đã được quy định. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về nhóm đối tượng này bao gồm:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nguyên tắc khi phân chia là những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Đối với những người ở hàng thừa kế sau thì chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tư Vấn Chia Di Sản Thừa Kế Không Có Di Chúc

Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau:

Khi bố bạn chết, không để lại di chúc, di sản là 1/2 mảnh đất thuộc sở hữu của bố bạn sẽ được chia cho người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ông, bà bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, ông, bà bạn đã chết sau bố bạn nên phần thừa kế đó sẽ giải quyết như sau:

Tại thời điểm mở thừa kế của bố bạn (thời điểm bố bạn chết), ông, bà bạn vẫn còn sống nên ông, bà bạn có quyền hưởng di sản do bố bạn để lại. Đến nay, khi các đồng thừa kế tiến hành chia di sản do bố bạn để lại thì ông, bà bạn đã chết nên không thể nhận phần di sản đó nữa. Do vậy, phần di sản mà ông, bà bạn được hưởng sẽ được chia cho các đồng thừa kế theo pháp luật của ông, bà bạn. Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự nêu trên các con của ông, bà bạn sẽ được nhận phần di sản mà ông bà bạn được hưởng từ bố bạn.

Các đồng thừa kế sẽ lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng 2014), trong đó mẹ bạn có thể tặng cho phần di sản mà mẹ bạn được hưởng từ bố bạn cho bạn. Sau khi công chứng văn bản thừa kế, bạn thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất mình được hưởng thừa kế tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Trân trọng!

Mẫu Di Chúc Thừa Kế Tài Sản

I. Mẫu di chúc thừa kế tài sản

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Mẫu di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản gồm:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

Di chúc bằng văn bản có công chứng;

Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Theo quy định trên, người lập di chúc có thể tự lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng bằng cách tự viết tay và ký vào bản di chúc, với điều kiện là người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. Mẫu di chúc thừa kế tài sản hợp pháp là mẫu di chúc có nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Văn phòng Luật sư Quang Thái xin cung cấp đến quý khách hàng mẫu di chúc thừa kế tài sản để khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn. Để có thêm thông tin đầy đủ và chính xác, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp.

Hôm nay, Ngày tháng năm , tại …………………………………………………………….

Tôi là (ghi rõ họ và tên):………………………………………………….. Sinh ngày: ……/……./……..

Chứng minh nhân dân số:…………..ngày…./…../….tại…………………………………….

Đăng ký thường trú tại: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …………………………………………………………………….

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:

1………………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………..

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ………………………

Sau khi tôi qua đời, toàn bộ di sản thừa kế trên tôi để lại cho con …………………………… sinh năm………….., CMND số:………………..do Công an …………………..cấp ngày ……………………….., hiện có hộ khẩu thường trú tại: ………………… được sở hữu toàn bộ.

Khi đó con ……………………………………là chủ sở hữu duy nhất của toàn bộ di sản thừa kế nêu trên, không ai khác được tranh chấp, gây mất đoàn kết gia đình.

Con………………………. có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên, lo trang trải công nợ và việc hậu sự sau này của chúng tôi.

III. Liên hệ Luật sư tư vấn:

Liên hệ luật sư tp hcm: Văn phòng số 12, đường Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1, TP HCM

Ngoài ra, Văn phòng luật của Luật sư chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn luật lĩnh vực khác như tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn luật lao động, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình, tư vấn luật đất đai, tư vấn luật sở hữu trí tuệ,tư vấn luật hình sự, tư vấn thủ tục ly hôn…

Hãy liên hệ chúng tôi để được Luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời vấn đề pháp lý của Quý khách.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Chia Tài Sản Không Có Di Chúc trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!