Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Đăng Ký Định Mức Nước Sinh Hoạt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Cơ sở xác định định mức nước sinh hoạt:Định mức nước sinh hoạt được xác định trên số nhân khẩu thường trú và tạm trú dài hạn căn cứ theo Sổ hộ khẩu thường trú và Sổ tạm trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký định mức tại một thuê bao đồng hồ nước.
Trường hợp nhiều hộ sử dụng chung một đồng hồ nước (địa chỉ trong hộ khẩu thường trú khác với địa chỉ đặt đồng hồ nước) tính định mức các nhân khẩu sử dụng chung cho khách hàng đứng tên thuê bao đồng hồ nước.
Trường hợp người nhập cư, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên, căn cứ vào sổ tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của địa phương) được tính định mức theo số nhân khẩu như trên.
2. Thủ tục đăng ký mới, bổ sung, cắt, chuyển định mức: Thủ tục đăng ký mới định mức:
Khi làm thủ tục gắn mới đồng hồ nước, khách hàng nộp cho đơn vị cấp nước các giấy tờ sau:
Bản sao Sổ hộ khẩu hay Sổ tạm trú của tất cả các nhân khẩu muốn đăng ký tại địa chỉ gắn đồng hồ nước (có thị thực hoặc kèm bản chính đối chiếu).
Căn cứ số nhân khẩu trong Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú, đơn vị cấp nước sẽ cấp định mức từ kỳ hóa đơn tiền nước đầu tiên.
Thủ tục đăng ký bổ sung định mức:
Trong quá trình sử dụng nước, nếu hộ gia đình có biến động tăng nhân khẩu, có thể đăng ký bổ sung định mức. Thủ tục bao gồm:
Bản sao Sổ hộ khẩu hay Sổ tạm trú của tất cả các nhân khẩu đã đăng ký định mức trước đây và nhân khẩu muốn đăng ký bổ sung (có thị thực hoặc kèm bản chính đối chiếu).
Bản sao hoá đơn tiền nước của nơi muốn đăng ký bổ sung định mức nước.
Thủ tục chuyển định mức:
Khách hàng có địa chỉ hộ khẩu thường trú khác địa chỉ nơi đang sử dụng nước, có thể thực hiện chuyển định mức đến nơi sử dụng nước. Thủ tục bao gồm:
Bản sao Sổ hộ khẩu của tất cả các nhân khẩu đã đăng ký định mức trước đó tại nơi muốn cắt đi và nơi muốn nhập vào (có thị thực hoặc kèm bản chính đối chiếu).
Sổ đăng ký lưu trú (hoặc Giấy xác nhận lưu trú của Công an phường/ xã) của các nhân khẩu muốn nhập định mức tại địa chỉ muốn nhập định mức.
Bản sao hoá đơn tiền nước của nơi muốn cắt và nơi muốn nhập định mức.
Thủ tục cắt giảm định mức:
Hộ gia đình có một hay nhiều nhân khẩu không còn sử dụng nước tại nơi đã đăng ký định mức nước trước đây (chết, chuyển đi nơi khác…) cần thực hiện cắt giảm định mức. Thủ tục bao gồm:
Bản sao Sổ hộ khẩu của tất cả các nhân khẩu đã đăng ký định mức trước đó, không kể các nhân khẩu yêu cầu cắt giảm định mức (có thị thực hoặc kèm bản chính đối chiếu).
Bản sao hoá đơn tiền nước của nơi muốn cắt định mức.
Trường hợp người nhập cư, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên), để đăng ký định mức cần các giấy tờ sau:
Bản sao Hợp đồng thuê nhà thời hạn 12 tháng trở lên có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương.
Bản sao Sổ đăng ký lưu trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú của Công an phường- xã.
Bản sao hoá đơn tiền nước của nơi muốn đăng ký định mức nước.
Trên cơ sở xác định định mức nước sinh hoạt được quy định tại điều 2-Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND, các đơn vị có thể điều chỉnh thủ tục đăng ký, bổ sung, cắt, chuyển định mức cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Sổ Tạm trú (trước đây gọi là KT3) được Công an phường – xã cấp cho những người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh khác đang tạm trú dài hạn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Sổ đăng ký lưu trú (Sổ tạm trú trước đây): người dân thực hiện đăng ký lưu trú với Công an phường, xã trong trường hợp đã có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến ở nơi khác với địa chỉ có hộ khẩu thường trú /hoặc ở tỉnh khác đến lưu trú ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không đủ điều kiện để được cấp Sổ Tạm trú.
Hướng dẫn Thủ tục đăng ký định mức nước cho người nhập cư, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (Đính kèm Mẫu Giấy xác nhận lưu trú)
Thủ Tục, Mẫu Đơn Xin Cấp Nước Sinh Hoạt Và Đăng Ký Định Mức Nước
Nước máy, nước sạch sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu của bất cứ ai giúp đảm bảo cuộc sống có được chất lượng tốt, tránh được các nguồn nước ô nhiễm. Hiện nay, ở mỗi địa phương việc sử dụng nước sạch sẽ theo từng đơn vị cấp khác nhau nhưng sẽ có những quy định, quy chuẩn cho việc cấp nước sạch sinh hoạt cho hộ gia đình, các công ty doanh nghiệp từ định mức đến giá nước và các thủ tục xin cấp nước sinh hoạt.
Ancu.me sẽ chia sẻ các quy định về định mức sử dụng nước sinh hoạt, thủ tục xin cấp nước sinh hoạt và lắp công tơ đồng hồ nước sạch giúp bạn nhanh chóng có được nước sạch để sử dụng và đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.
Các quy định hồ sơ, thủ tục xin cấp định mức sử dụng nước sạch
1. Định mức sử dụng nước sinh hoạt là gì?Định mức nước sinh hoạt hay còn gọi định mức cấp/dùng nước sinh hoạt là giới hạn nước sinh hoạt cho một người bao nhiêu m3/ngày. Từ đó để làm căn cứ tính mức giá định mức nước sinh hoạt trên đầu người.
Cách tính định mức nước sinh hoạtHiện nay cách tính định mức nước sinh hoạt được xác định dựa trên số nhân khẩu (người) theo đăng ký sổ hộ khẩu thường trú và tạm trú trên và mỗi người chỉ được đăng ký định mức nước sinh hoạt tại một thuê bao lắp đặt đồng hồ nước.
– Đối với trường hợp nhiều hộ chung một công tơ nước tức có địa chỉ hộ khẩu thường trú khác địa chỉ lắp đặt công tơ nước thì cách tính định mức nước sinh hoạt của các nhân khẩu sử dụng chung cho người đứng tên thuê bao đồng hồ nước.
– Đối với trường hợp tính định mức sử dụng nước cho người nhập cư, sinh viên, người lao động thuê nhà để ở có thời hạn từ 12 tháng trở lên (dựa vào sổ tạm trú và hợp đồng thuê nhà) sẽ được tính theo số nhân khẩu như người thường trú.
Tham khảo bảng giá định mức nước sinh hoạt 2023, 2023, 2023, 2023, 2023 TPHCM trên đầu người
Thủ tục đăng ký định mức nước sinh hoạtĐối với định mức sử dụng nước sinh hoạt người sử dụng nước sẽ phải làm thủ tục đăng ký định mức nước sinh hoạt mới hoặc có thể bổ sung hay làm phiếu đề nghị cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo nhu cầu sử dụng nước.
Hồ sơ thủ tục xin định mức nước sinh hoạt mới
Khi có nhu cầu sử dụng nước máy, nước sạch sinh hoạt thì người sử dụng nước sẽ cần làm thủ tục xin cấp nước sinh hoạt hay thủ tục lắp công tơ nước mới. Trong đó, thủ tục xin định nước nước sinh hoạt bao gồm các giấy tờ sau:
Viết mẫu đơn đăng ký, xin cấp định mức nước sinh hoạt (Phiếu yêu cầu đăng ký định mức nước sinh hoạt). Tải ngay Mẫu đơn đăng ký định mức nước sinh hoạt.
Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu hay Sổ tạm trú của tất cả các nhân khẩu muốn đăng ký định mức sử dụng nước sinh hoạt tại địa chỉ xin lắp gắn đồng hồ nước
Những giấy tờ này sẽ nộp kèm với hồ sơ xin cấp nước sinh hoạt và nộp cho đơn vị quản lý cấp nước sạch thuộc địa bàn có địa chỉ cần cấp nước. Đơn vị cấp nước sẽ dựa theo số nhân khẩu trong sổ hộ khẩu và sổ tạm trú để cấp định mức nước sinh hoạt từ kỳ hóa đơn tiền nước sạch đầu tiên.
Hồ sơ và thủ tục cấp, thay đổi định mức nước sinh hoạt cho gia đình Hồ sơ thủ tục đăng ký định mức sử dụng nước bổ sung
Trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt nếu hộ gia đình có tăng nhân khẩu thì có thể đăng ký bổ sung định mức. Hồ sơ xin định mức nước sinh hoạt bổ sung bao gồm:
Mẫu phiếu/biểu mẫu đăng ký định mức nước sinh hoạt
Sổ hộ khẩu hay Sổ tạm trú Bản sao công chứng của các nhân khẩu đã đăng ký định mức trước và nhân khẩu muốn đăng ký bổ sung.
Hóa đơn tiền nước của địa chỉ muốn bổ sung (Bản sao công chứng)
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì mang đến trụ sở đơn vị cấp nước quản lý địa bàn nơi sử dụng nước để bổ sung yêu cầu. Định mức sử dụng nước sinh hoạt mới sẽ có hiệu lực vào kỳ tiếp theo gần nhất.
Hồ sơ thủ tục chuyển định mức sử dụng nước sinh hoạt
Người sử dụng nước có địa chỉ thường trú khác với nơi đang sử dụng nước có thể làm thủ tục chuyển định mức tới nơi đăng ký cấp nước sạch khác với hồ sơ thủ tục như sau:
Phiếu đề nghị cắt chuyển định mức nước sinh hoạt
Sổ hộ khẩu thường trú hay Sổ tạm trú (Bản sao công chứng) của các nhân khẩu đã đăng ký định mức trước và nhân khẩu muốn đăng ký bổ sung.
Hóa đơn tiền nước của địa chỉ muốn nhập định mức (Bản sao công chứng)
Sổ hoặc giấy xác nhận lưu trú của Công an phường/xã) của nhân khẩu muốn nhập định mức.
Hồ sơ thủ tục cắt giảm định mức sử dụng nước sinh hoạt
Đối với hộ gia đình sử dụng nước có thay đổi giảm nhân khẩu sử dụng nước tại địa chỉ đăng ký (mất, chuyển nơi khác) thì cần thực hiện thủ tục cắt giảm định mức. Thủ tục hồ sơ đăng ký cắt giảm định mức nước sạch sinh hoạt gồm có:
01 phiếu đề nghị cắt định mức nước sinh hoạt
Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu của tất cả các nhân khẩu đã đăng ký định mức trước đó, không kể các nhân khẩu yêu cầu cắt giảm định mức (có thị thực hoặc kèm bản chính đối chiếu).
Bản sao công chứng hoá đơn tiền nước của nơi muốn cắt định mức.
Hồ sơ thủ tục đăng ký, bổ sung, cắt, chuyển định mức nước cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở
Đối với trường hợp người xin cấp định mức nước là sinh viên, người lao động thuê nhà ở có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên ngoài đơn xin cấp nước sạch sẽ cần các giấy tờ sau:
Hợp đồng thuê nhà có thời hạn trên 12 tháng có công chứng hoặc xác nhận của địa phương (Bản sao công chứng)
Giấy xác nhận lưu trú (số tạm trú) của Công an phường- xã (Bản sao công chứng)
Hoá đơn tiền nước của nơi muốn đăng ký định mức nước (Bản sao công chứng)
Người có nhu cầu xin đăng ký cấp định mức sử dụng nước sinh hoạt hay bổ sung, chuyển, cắt sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì mang đến trụ sở đơn vị cấp nước quản lý địa bàn nơi sử dụng nước để nộp và đơn vị cấp nước sẽ nhận yêu cầu, xem xét nếu đủ điều kiện sẽ thay đổi định mức sử dụng nước sinh hoạt mới theo yêu cầu và sẽ có hiệu lực vào kỳ tiếp theo gần nhất.
2. Thủ tục, đơn xin cấp nước sạch sinh hoạt gia đình, công ty, nước công cộngTheo quy định, đối với thủ tục xin cấp nước thì hồ sơ xin cấp nước sinh hoạt sẽ có sự khác nhau đối với từng nhóm đối tượng có mẫu tờ trình, đơn xin đấu nối cấp nước. Cụ thể thành phần hồ sơ xin cấp nước sinh hoạt như sau:
Hồ sơ thủ tục xin cấp nước sinh hoạt cho hộ gia đình, công ty
Hồ sơ thủ tục xin cấp nước sinh hoạt cho hộ gia đìnhHồ sơ xin cấp nước sạch cho hộ gia đình bao gồm 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
– 01 văn bản đề nghị cấp nước sạch (viết đơn xin cấp nước sạch cho hộ gia đình)
Tải ngay: Mẫu đơn xin cấp nước sinh hoạt (nước máy) cho hộ gia đình
– Hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn có xác nhận của công an phường sở tại;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà có công chứng hoặc được UBND cấp xã/phường xác nhận.
– Hợp đồng thuê nhà có công chứng, xác nhận của công an phường nếu là sinh viên, người lao động có đăng ký tạm trú dài hạn trên 12 tháng.
Hồ sơ thủ tục xin cấp nước sạch cho công ty, cơ quan, tổ chứcĐối với cơ quan tổ chức, doanh nghiệp (công ty) thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ làm thủ tục xin cấp nước máy, nước sạch, bao gồm:
– 01 văn bản đề nghị cấp nước sạch: Mẫu đơn xin đấu nối cấp nước (Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị, khu tái định cư, khu nhà ở công nhân, khu – cụm công nghiệp, thương mại và dịch vụ đơn vị xin cấp nước phải có mẫu tờ trình xin đấu nối cấp nước hay mẫu công văn xin thỏa thuận cấp nước sạch)
+ Quyết định thành lập đối với tổ chức, cơ quan;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Giấy phép xây dựng.
– Văn bản chứng thực: Giấy tờ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà
– Văn bản chứng thực hợp đồng thuê nhà/đất (bất động sản) nếu thuê trụ sở, hoặc thuê đất và giấy ủy quyền về việc xin đấu nối cấp nước của chủ sở hữu nhà đất).
Trình tự thủ tục xin cấp nước sinh hoạtThủ tục cấp nước sạch sinh hoạt cho hộ gia đình, cho công ty và các cơ quan, tổ chức khác sẽ thực hiện theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp nước sạch sinh hoạt cho hộ gia đình, công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ tại đơn vị cấp nước sạch khu vực nơi có địa chỉ cần đăng ký và nhận phiếu hẹn trả kết quả.
Sau khi nhận hồ sơ, đơn vụ cấp nước sạch sẽ xem xét điều kiện cấp nước có đủ hay không.
+ Nếu không đủ điều kiện cấp nước sạch: Văn bản từ chối cấp nước
+ Nếu đủ điều kiện cấp nước: đơn vị cấp nước xác nhận vào hồ sơ kỹ thuật và người yêu cầu sẽ đóng chi phí lắp đặt đồng hồ nếu có và kỹ hợp đồng dịch vụ cấp nước tại nơi nộp hồ sơ và nhận giấy hẹn thi công lắp đặt đồng hồ nước.
Bước 3: Đơn vị cấp nước thi công lắp đặt cấp nước sạch và khách hàng giám sát, nghiệm thu, nhận bàn giao.
Lưu ý: Tùy thuộc vào đơn vị cấp nước và có thể thêm yêu cầu một số hồ sơ hay có quy trình khác một chút. Vì vậy, người có nhu cầu xin cấp nước sạch có thể đến tại đơn vị cấp nước và hỏi thủ tục trực tiếp hoặc tham khảo trên các trang web của công ty nước sạch khu vực như:
Tìm hiểu thủ tục lắp công tơ nước mới tại Hà Nội hay hồ sơ xin cấp nước thủ đức và tải đơn đề nghị, mẫu đơn xin cấp nước sạch Hà Nội… theo từng yêu cầu của khu vực.
Hồ sơ tách công tơ nước, ký hợp đồng riêngTrong quá trình sử dụng nước, khách hàng (hộ gia đình, công ty, tổ chức) có quyền được yêu cầu thay đổi các thông tin trong hợp đồng, cấp lại đồng hồ mới khi tách hộ để được tách đồng hồ nước và ký hợp đồng cấp nước sạch riêng.
Hồ sơ xin tách đồng hồ nước:
Viết đơn đề nghị cấp nước sạch (theo mẫu đơn đề nghị cấp nước sạch).
Bản sao công chứng công chứng Sổ hộ khẩu trước và sau khi tách hộ;
Bản sao công chứng hóa đơn tiền nước tháng gần nhất của đầu máy sử dụng chung đồng hồ;
Bản sao công chứng chính hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch và mẫu đơn đề nghị, đơn xin xác nhận cấp nước của chủ hợp đồng cho tách công tơ nước do đã có nhà ở riêng biệt.
Hồ sơ xin lắp đặt lại đồng hồ nướcTrong quá trình sử dụng đồng hồ công tơ nước bị mất, hư bỏng, chì niêm phong bị đứt, không đọc được chỉ số. Hay do nhu cầu sử dụng nước thay đổi vượt mức đo của đồng hồ nước hiện tài thì có quyền yêu cầu thay đổi công tơ nước
Hồ sơ, mẫu đơn xin ngừng cấp nước sạchViệc ngừng cấp nước có thể do vi phạm của người sử dụng nước trong hợp đồng dịch vụ khiến cho đơn vị cấp nước ngừng cấp nước. Hoặc trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng nước ở địa chỉ đăng ký sử dụng nước thì chủ hợp đồng có thể làm đơn xin ngừng cấp nước sạch và gửi đến đơn vị cấp nước để được xem xét giải quyết.
Tải: Mẫu đơn xin ngừng cấp nước sạch
Hồ sơ, đơn xin tạm dừng và cấp lại nước sạch– Điều kiện và hồ sơ tạm dừng cấp nước: Trong quá trình sử dụng dịch vụ cấp nước nếu có nhu cầu không sử dụng nước từ 3 tháng trở lên thì chủ hợp đồng sử dụng nước có thể làm đơn xin tạm dừng cấp nước.
– Điều kiện và hồ sơ xin cấp lại nước sạch: Việc cấp lại có thể do người dùng có nhu cầu dùng nước trở lại sau khi có đơn xin tạm dừng cấp nước hoặc có trường hợp bị ngừng cấp nước do vi phạm quy định sử dụng nước và có hồ sơ xử phạt, thanh toán tiền nước còn nợ (nếu có) và bồi hoàn thiệt hại.
Người sử dụng nước muốn tạm dừng hoặc cấp lại nước cần làm đơn xin cấp lại nước sinh hoạt theo mẫu.
Tải: Mẫu đơn xin tạm dừng hoặc cấp lại nước sạch
Đối với trường hợp người sử dụng nước bị xử phải do vi phạm quy định sử dụng nước đã có quyết định xử phạt muốn xin cấp lại nước sinh hoạt thì cần phải thanh toán tiền nước còn nợ nếu có và bồi thường thiệt hại, nộp phạt theo quy định.
Trong thời hạn xử lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Văn bản đề nghị tạm ngừng, mở lại nguồn cấp nước
Thủ tục tách công tơ, tạm dừng, ngừng cấp nước hay lắp đặt cấp lại đồng hồ nướcVề thủ tục cấp nước đều được đơn vị cấp nước khu vực (địa chỉ xin cấp nước) giải quyết vì vậy quy trình thủ tục xin thay đổi nội dung hợp đồng, cấp nước sạch như sau:
Bước 1: Sau khi chuẩn bị hồ sơ hồ sơ xin tách công tơ, lắp lại đồng hồ nước, xin ngừng, tạm dừng, cắt nước và cấp lại theo yêu cầu, bạn nộp hồ sơ tại đơn vị cấp nước khu vực, nhận phiếu hẹn.
Bước 2: Khách hàng đóng chi phí tách công tơ, lắp lại công tơ nước, các khoản chi phí tạm ngừng, dừng, mở lại nguồn nước và ký biên bản hoàn thành công việc.
Chi phí lắp công tơ nước sạch sinh hoạt, sản xuất cho gia đình, công ty, nước công cộng
4. Chi phí lắp công tơ nước bao nhiêu tiền?Chi phí lắp đặt đồng hồ nước/công tơ nước sẽ phụ thuộc vào điều kiện đấu nối cấp nước để phân bổ chi phí cho đơn vị cấp nước đầu tư và cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình hay công ty, cơ quan… Theo quy định chi phí lắp công tơ nước được tính như sau:
Chi phí lắp công tơ cấp nước mớiChi phí lắp công tơ nước mới bao gồm: Cụm đồng hồ đo nước đối với trường hợp khách hàng lắp đặt mới; khách hàng tách hộ (đối với các khách hàng nằm trong phạm vi cấp nước của công ty và khu vực dự án đã đầu tư toàn bộ tuyến ống phân phối và dịch vụ) sẽ do đơn vị cấp nước chịu chi phí.
Chi phí cấp lại đồng hồ nướcTrường hợp cấp nước, khách hàng có đơn xin cấp lại đồng hồ nước: khách hàng có yêu cầu phải chịu chi phí toàn bộ theo dự toán phê duyệt của Đơn vị cấp nước lập.
Chi phí lắp công tơ nước cho công ty, cơ quanTrường hợp cấp nước cho công ty, cơ quan: chi phí lắp đồng hồ nước sẽ do công ty cơ quan đóng góp theo thỏa thuận với đơn vị cấp nước.
Chi phí hạ cấp đồng hồ nướcTrường hợp người sử dụng nước cần giảm định mức dùng nước so với định mức cấp nước đang sử dụng thì chi phí sẽ do người sử dụng nước thanh toán theo dự toán đối với công việc hạ cấp đồng hồ theo nhu cầu sử dụng nước hiện tại.
Đăng Ký Định Mức Nước Thế Nào? Mẫu Đơn, Thủ Tục Xin Cấp Nước Sinh Hoạt
Đăng ký định mức nước sinh hoạt thế nào? Chia sẻ điều kiện, quy định đăng ký định mức nước và mẫu đơn, thủ tục xin cấp nước sinh hoạt đúng quy định năm 2023.
Nước máy, nước sạch sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống, tránh dùng phải các nguồn nước ô nhiễm. Hiện nay, ở mỗi địa phương việc, việc sử dụng nước sạch cần tuân theo từng đơn vị cấp với những quy định, quy chuẩn khác nhau. Vậy thủ tục xin cấp nước sinh hoạt và đăng ký định mức nước như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp dưới bài viết sau đây của Nhà Đất Mới.
I. Định mức sử dụng nước được hiểu như thế nào?Định mức nước sinh hoạt còn được gọi là định mức dùng/cấp nước sinh hoạt. Đây là giới hạn nước m3/người/ngày để làm cơ sở tính giá định mức nước sinh hoạt trên một nhân khẩu.
Định mức nước sinh hoạt còn được gọi là định mức dùng/cấp nước sinh hoạtHiện nay, phương pháp tính định mức nước sinh hoạt dựa trên số người theo đăng ký sổ hộ khẩu thường trú và tạm trú. Theo đó, với một thuê bao lắp đặt đồng hồ nước chỉ chấp nhận một cá nhân đăng ký định mức nước sinh hoạt.
Nếu nhiều hộ chung một công tơ nước, định mức nước sinh hoạt được tính dựa trên người đứng tên cho thuê bao đồng hồ nước. Nếu tính định mức sử dụng nước cho sinh viên, người nhập cư, người lao động thuê nhà trên 12 tháng, sẽ tính theo số nhân khẩu như người thường trú.
a) Đối với hộ gia đìnhHộ gia đình xin cấp nước sinh hoạt cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu cấp nước sinh hoạt (01 bản theo mẫu sẵn).
– Sổ đỏ (công chứng).
– Hợp đồng sang nhượng quyền sở hữu, sử dụng nhà ở, công trình xây dựng trên đất (bản sao công chứng).
– Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng).
– Hợp đồng thuê nhà nếu là người lao động, sinh viên đăng ký tạm trú dài hạn từ 12 tháng trở lên (bản sao công chứng).
b) Đối với, cơ quan, công ty, tổ chức, doanh nghiệpDoanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, công ty xin cấp nước sinh hoạt cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bao gồm:
– Đơn yêu cầu cấp nước sạch (01 bản theo mẫu sẵn).
– Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng).
– Giấy phép xây dựng trụ sở doanh nghiệp, công ty, đơn vị (bản sao công chứng).
– Sổ đỏ (công chứng).
– Hợp đồng thuê nhà/đất nếu thuê đất, trụ sở (bản sao công chứng).
– Giấy ủy quyền về việc xin đấu nối cấp nước sinh hoạt của chủ sở hữu nhà đất (công chứng).
Thủ tục xin cấp nước sinh hoạt đối với hộ gia đình và doanh nghiệp không quá phức tạpQuy trình xin cấp nước sinh hoạt cho công ty, hộ gia đình và các tổ chức, cơ quan khác sẽ thực hiện như sau:
Quy trình 1: Các chủ thể xin cấp nước chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo giấy tờ nêu trên.
Quy trình 2: Các chủ thể xin cấp nước nộp hồ sơ tại đơn vị cấp nước sinh hoạt nơi có nhà ở, trụ sở làm việc và nhận lại phiếu hẹn trả kết quả.
Đơn vị cấp nước nhận hồ sơ và có trách nhiệm thẩm định lại các điều kiện cấp nước. Bao gồm 02 trường hợp xảy ra như:
+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp nước sạch, đơn vị cấp nước trả lời bằng văn bản về việc từ chối cấp nước.
+ Nếu đủ điều kiện cấp nước, đơn vị cấp nước xác nhận vào hồ sơ kỹ thuật và yêu cầu người sử dụng nước sinh hoạt đóng chi phí lắp đặt đồng hồ (nếu có).
Quy trình 3: Đơn vị cấp nước tiến hành lắp đặt hệ thống cấp nước sạch cho người có nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt.
III. Chi phí xin cấp nước sinh hoạt được xác định như thế nào?Trường hợp người sử dụng nước sinh hoạt lắp đặt công tơ nước mới, chi phí bao gồm lắp cụm đồng hồ đo nước và phí tách hộ sử dụng. Chi phí này do đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm thực hiện.
Chi phí lắp công tơ nước mới do đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm thực hiệnTrường hợp người sử dụng có đơn xin cấp lại đồng hồ nước sẽ phải chịu hoàn toàn chi phí theo dự toán phê duyệt của đơn vị cấp nước.
Trường hợp cấp nước cho công ty, cơ quan, doanh nghiệp, chi phí lắp đồng hồ nước sẽ do thỏa thuận của cơ quan, doanh nghiệp với đơn vị cấp nước.
Trường hợp người sử dụng cần hạ cấp đồng hồ nước đang sử dụng so với định mức nước đang dùng. Chi phí sẽ do người sử dụng nước chỉ trả theo quy định của cơ quan cấp nước sinh hoạt.
IV. Mẫu đơn xin đăng ký định mức nước sinh hoạtThủ Tục Đăng Ký Định Mức Điện, Nước Giá Rẻ
Hôm nay Nhà Của Mình xin chia sẻ thủ tục đăng ký định mức điện nước giá rẻ cho người đang hoặc sắp kinh doanh trong lĩnh vực nhà cho thuê.
1. THỦ ĐĂNG KÝ ĐỊNH MỨC GIÁ ĐIỆN NHÀ TRỌCăn cứ theo Thông tư số 38/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện.
1. Quy định về việc ký hợp đồng mua điện cho mục đích sinh hoạt đối với trường hợp cho thuê nhà:Tại điểm e, khoản 4 mục III phần B hướng dẫn thực hiện của Thông tư 38/2012/TT-BCT quy định: ” Việc ký hợp đồng mua điện cho mục đích sinh hoạt đối với trường hợp cho thuê nhà để ở thực hiện như sau:
Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, Bên bán điện chỉ ký một hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) duy nhất. Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm xuất trình giấy đăng ký tạm trú của người thuê nhà.
Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký HĐMBĐ hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký HĐMBĐ (có bảo lãnh thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức.
Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình), Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú. Cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 01 định mức.
Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký HĐMBĐ hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết HĐMBĐ (có bảo lãnh thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện.
Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với Bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.
Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho Bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình giấy đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện”.
1.2 Thủ tục đăng ký định mức điện nhà trọ sinh viên và người lao động:
Đơn xin áp giá nhà trọ.
Giấy đăng ký kinh doanh nhà trọ (photo công chứng);
Sổ tạm trú do Công an phường cấp (photo công chứng); thời hạn tạm trú từ 12 tháng trở lên.
Danh sách đăng ký trọ (do chủ nhà lập);
Bản sao hóa đơn tiền điện tháng gần nhất.
Tìm đơn vị quản lý nhà trọ, nhà cho thuê ở đâu?
2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐỊNH MỨC NƯỚC SINH HOẠT NHÀ TRỌ Hồ sơ làm thủ tục đăng ký nước sinh hoạtLưu ý:
Tất cả giấy tờ photo phải có sao y thị thực hoặc kèm bản chính để đối chiếu.
Trường hợp địa chỉ trên hộ khẩu và địa chỉ trên hoá đơn không giống nhau thì phải có quyết định đổi số nhà HOẶC đơn xác nhận 02 số nhà là một căn nhà. (Nếu quyết định cấp số nhà không thể hiện số nhà cũ thì phải photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đính kèm).
2.1 Đối với khách hàng có hộ khẩu hoặc KT3 (TP. HCM) tại nơi đặt đồng hồ nước:
Bản sao hộ khẩu/KT3 của tất cả các nhân khẩu muốn đăng ký định mức.
Photo Hoá đơn tiền nước của nơi muốn nhập định mức.
2.2 Đối với khách hàng có hộ khẩu (TP. HCM) ở khác địa chỉ gắn đồng hồ nước:
Bản sao hộ khẩu/KT3 của tất cả các nhân khẩu muốn đăng ký.
Photo Hoá đơn tiền nước của nơi muốn cắt và nơi muốn nhập định mức.
Bản sao Sổ đăng ký tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú tại địa phương, không quá 06 tháng, (đối với trường hợp Hộ khẩu/KT3 khác Phường/Quận với nơi đặt đồng hồ nước).
Giấy đề nghị chuyển định mức (theo biểu mẫu của Công ty) (mẫu số 4).
2.3 Trường hợp người nhập cư, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (có thời hạn thuê nhà từ 12 tháng trở lên), thời hạn cấp định mức là 06 tháng: a. Đối với người thuê trọ, tạm trú tại nhà đơn lẻ
Phiếu đề nghị xác nhận lưu trú và cấp định mức nước sạch đối với người thuê trọ, tạm trú (mẫu số 1).
Bản sao Hộ khẩu, KT3 (Trường hợp hộ khẩu, KT3 ở TP.Hồ Chí Minh).
Giấy đề nghị chuyển định mức (đối với trường hợp người thuê trọ có Hộ khẩu/KT3 tại TP. Hồ Chí Minh) (mẫu số 4).
Photo Hoá đơn tiền nước của nơi muốn nhập định mức.
* Nếu trường hợp có chủ nhà sử dụng chung đồng hồ nước thì photo hộ khẩu/KT3 của tất cả nhân khẩu đã đăng ký.
b. Đối với người thuê trọ, tạm trú tại căn hộ chung cư:
Phiếu đề nghị xác nhận lưu trú và cấp định mức nước sạch đối với người thuê trọ, tạm trú tại căn hộ chung cư (mẫu số 2).
Phiếu tổng hợp đề nghị cấp định mức tại chung cư (mẫu số 3).
Giấy đề nghị chuyển định mức (đối với trường hợp người thuê trọ có Hộ khẩu/KT3 tại TP. Hồ Chí Minh) (mẫu số 4).
Photo Hoá đơn tiền nước của nơi muốn nhập định mức.
Chủ nhà trọ mang tất cả giấy tờ nêu trên đến trụ sở đơn vị cấp nước quản lý địa bàn nơi sử dụng nước và điền vào mẫu phiếu đăng ký định mức. Định mức mới sẽ có hiệu lực vào kỳ tiếp theo gần nhất.Hướng Dẫn Hồ Sơ Về Định Mức Nước Sinh Hoạt Khách Hàng.
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ
VỀ ĐỊNH MỨC NƯỚC SINH HOẠT KHÁCH HÀNG
o O o
Căn cứ Quyết định số 103/2009/QĐ-UB ngày 24/12/2009 của UBND Thành Phố về việc điều chỉnh giá nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:
I. Hộ dân:
1) Diện thường trú : Có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ đăng ký.
* Hồ sơ đăng ký gồm:
– Hộ khẩu thường trú (bản sao y không quá 06 tháng hoặc bản photo mang bản chính đối chiếu)
– Hoá đơn tiền nước kỳ mới nhất (bản photo)
2) Diện tạm trú KT3 : Có chứng nhận tạm trú KT3 tại địa chỉ đăng ký.
* Hồ sơ đăng ký gồm:
– Sổ tạm trú KT3 (bản sao y không quá 06 tháng hoặc bản photo mang bản chính đối chiếu)
– Hoá đơn tiền nước kỳ mới nhất (photo)
3) Đối với diện tạm trú KT2 :
– Trường hợp 1 : Đối với các nhân khẩu đã được cấp định mức tại nơi thường trú thì chuyển định mức về nơi tạm trú (KT2).
– Trường hợp 2 : Đối với các nhân khẩu chưa được cấp định mức tại nơi thường trú thì cấp định mức tại nơi tạm trú (KT2).
* Thủ tục cắt chuyển và nhập định mức về nơi tạm trú diện KT2:
Khách hàng liên hệ đơn vị cấp nước quản lý địa bàn để nhập định mức theo diện KT2
* Hồ sơ đăng ký gồm:
– Giấy chứng nhận tạm trú KT2 tại địa chỉ nhập định mức
– Photo toàn bộ hộ khẩu nơi nhập định mức và nơi chuyển đi (bản sao y không quá 06 tháng hoặc bản photo mang bản chính đối chiếu)
– Bản photo hoá đơn tiền nước của nơi cắt và nơi nhập định mức.
II. Các đối tượng khác bao gồm:
– Diện tạm trú tập trung như: khu tạm cư, nhà tập thể lưu trú cho công nhân.
– Các cơ sở xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh Xã hội.
– Ký túc xá, nhà cho sinh viên thuê ở trọ
* Thủ tục:
1. Đối với diện tạm trú tập trung như ở khu tạm cư, nhà tập thể lưu trú cho công nhân áp dụng định mức nước sinh hoạt (như hộ khẩu thường trú) được tính theo danh sách các hộ dân cư do Ban quản lý khu tạm cư, khu lưu trú công nhân lập và có xác nhận công an địa phương (bản chính).
2. Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh Xã hội : Các cơ sở xã hội, cơ sở khám chữa bệnh, cai nghiện, áp dụng định mức nước sinh hoạt (4m3/người/tháng) được tính cho cán bộ, nhân viên và học viên, trại viên theo danh sách có xác nhận của Sở Lao động – Thương binh Xã hội (bản chính).
3. Đối với ký túc xá thì phải có xác nhận của nhà trường, Giấy tạm trú của sinh viên ( không có hộ khẩu thường trú tại chúng tôi và thẻ sinh viên.
4. Đối với trường hợp học sinh, sinh viên thuê nhà trọ để ở chỉ cần cung cấp bản photo chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân), và giấy xác nhận tạm trú có xác nhận của Công an Phường quản lý địa chỉ đăng ký định mức nước.
Qui Định Về Thủ Tục Làm/Đăng Ký (Giấy) Khai Sinh ?
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm những công việc/thủ tục sau:
a) Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
b) Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.
Riêng việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Về nguyên tắc, mọi sự kiện hộ tịch (nói trên) đều phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền của pháp luật. Ví dụ minh họa: một người không thể đăng ký làm Giấy khai sinh ở hai nơi.
Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch
Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.
Ví dụ: Giấy chứng tử là căn cứ pháp lý (bằng chứng) để xác định một người đã chết.
Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đại điện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước.
– Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó có hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú. Cụ thể là UBND xã/phường thực hiện.
– Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú.
Việc đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó.
Như vậy, chẳng hạn khi giữa Chứng minh nhân dân và giấy khai sinh của bạn có sự khác biệt, thì cần phải điều chỉnh nội dung trong Giấy chứng minh nhân dân cho phù hợp với Giấy khai sinh. Về nguyên tắc, giấy khai sinh hầu như không thể thay đổi nội dung.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại UBND cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
Sau đó, UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
Ngày phát hiện trẻ bỏ rơi là ngày sinh của bé
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.
Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp; 3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội; 4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp; 5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại; 6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
Luật sư Minh Tiến
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Đăng Ký Định Mức Nước Sinh Hoạt trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!