Xu Hướng 3/2023 # Thủ Tục Hồi Hương (Đăng Ký Thường Trú Ở Việt Nam) Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài # Top 12 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thủ Tục Hồi Hương (Đăng Ký Thường Trú Ở Việt Nam) Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Hồi Hương (Đăng Ký Thường Trú Ở Việt Nam) Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phần hồ sơ ​ ​ ​​​

​Thành phần hồ sơ

​1.

Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu); – Ba ảnh cỡ 4×6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương. ​2.Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ thường trú của nước ngoài cấp (bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu). ​3.Bản sao một trong những giáy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam: + Giấy khai sinh, trường hợp giấy khai sinh không ghi rõ quốc tịch Việt Nam thì kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch của cha mẹ. +Giấy chứng minh thư nhân dân + Hộ chiếu Việt Nam + Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; + Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Việt Nam về quốc tịch; ​4.Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam: + Đối với người đã được sở hữu nhà tại Việt Nam (nộp bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu): giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy tờ về mua, bán, cho, tặng, đổi, nhận thừa kế nhà ở ; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Tòa án hoặc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho sở hữu nhà đã có hiệu lực pháp luật. + Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân : – Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu); – Văn bản chứng minh ngôi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; – Bản sao giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu). ​5.Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương ngoài những giấy tờ trên trong hồ sơ còn phải có một trong các giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật cư trú): – Đối với CDVNĐCONN có chỗ ở hợp pháp có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 12 tháng trở lên : – Giấy tờ tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú ; – Sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú. ​6.​ Đối với CDDCONN được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập với hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người : – Vợ về ở với chồng, chồng về ở với với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con ; – Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị, em ruột ; – Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi về ở với anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; – Người chưa thành niên, không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột người giám hộ; – Người chưa thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại. Trong trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú xác nhận.​7.​Công dân VN ĐCONN về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo. ​Số bộ hồ sơ Hai (02) bộ. Mẫu đơn, mẫu tờ khai ​ ​ ​ ​ ​

​Văn bản quy định

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Thủ tục hồi hương (Đăng ký thường trú ở Việt Nam) tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

​Tải về

Mau chúng tôi class=”ms-rteThemeForeColor-5-0″>Tải về

Xin Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài

Trình tự thực hiện ​ ​ ​ ​​​

​Tên bước

Mô tả bước

​1.​ Nộp hồ sơ ​

Nộp hồ sơ tại trụ sở của cơ quan đại diện (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự chúng tôi để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả)

​2.Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan đại diện ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì Cơ quan đại diện hướng dẫn cho đương sự bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Thẩm tra hồ sơ

Cơ quan đại diện thực hiện việc thẩm tra hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ và tính xác thực của các thông tin về người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Cơ quan đại diện đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh nếu thấy có những điểm chưa rõ ràng, thiếu chính xác về họ tên, địa chỉ, quan hệ gia đình, mục đích xin trở lạiquốc tịch Việt Nam, thông tin chứng minh về sự đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam có lợi cho Nhà nước Việt Nam hoặc các ​4.​Đề xuất xử lý​Cơ quan đại diện (thông qua Bộ Ngoại giao) gửi Bộ Tư pháp văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những người được đề nghị giải quyết và hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Văn bản đề xuất ý kiến về việc giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp đồng thời vào địa chỉ thư điện tử của Bộ Tư pháp: quoctich@moj.gov.vn​5.​Giải quyết ​Sau khi nhận được văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những người được đề nghị giải quyết và hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và đăng tải danh sách những người được đề nghị giải quyết các việc về quốc tịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp cập nhật tiến độ kết quả giải quyết hồ sơ vào danh sách đã được đăng tải. ​6.​Thông báo kết quả ​Cơ quan đại diện thông báo kết quả bằng văn bản cho người nộp hồ sơ về việc giải quyết cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Thủ Tục Ly Hôn Ở Việt Nam Khi Đăng Ký Kết Hôn Tại Nước Ngoài?

1. Thủ tục ly hôn ở Việt Nam khi đăng ký kết hôn tại Nước ngoài?

Kính gửi Pháp luật trực tuyến, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi kết hôn với chồng tại Đức và hiện tại chúng tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn tại Việt Nam. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi giờ tôi cần làm gì để tiến hành việc ly hôn? Tôi xin cảm ơn!

Khoản 25 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Theo căn cứ trên thì quan hệ hôn nhân giữa bạn và chồng bạn là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Vì vậy khi ly hôn cũng sẽ tiến hành theo thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Do bạn và chồng bạn đăng ký kết hôn tại Đức nên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đó chưa được công nhận tại Việt Nam. Vì vậy bạn phải tiến hành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận giấy đăng ký kết hôn thực hiện như sau:

Bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan Bộ ngoại giao.

Hồ sơ bao gồm:

– 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

– Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

– 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

– ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

– 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

– 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu để lưu tại Bộ Ngoại giao.

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nới bạn cư trú

Hồ sơ gồm:

– Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Nếu người ký là người đang ở nước ngoài thì phải có xác nhận của sứ quán Việt Nam tại nước ngoài (đối với người VN) hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (đối với người nước ngoài)

-Bản chính giấy chứng nhận kết hôn đã được hợp pháp hóa lãnh sự

– Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (bản sao chứng thực) của hai bên.

– Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).

– Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

Thời gian giải quyết: 4-6 tháng

2. Ly hôn khi chồng ở nước ngoài?

Em chào luật sư! Em và chồng em cưới nhau năm 2010 đến nay là được 5 năm rồi, thời gian vợ chồng em ở với nhau rất ngắn, chỉ có 20 ngày. Lúc cưới là chồng em đang đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc về phép cưới em, cưới xong là chồng sang bên đó tiếp tục công việc còn em ở nhà với gia đình nhà chồng. Cho đến nay chồng không có liên lạc gì với em, em muốn làm đơn xin ly hôn thì phải như thế nào? Xin luật sư tư vấn cho em?

:

Luật sư tư vấn luật hôn nhân về quyền nuôi con sau ly hôn,: Yêu cầu tư vấn Trả lời:

Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được…”

Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật trên thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho mình nếu như bạn có căn cứ về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Điểm g khoản 2 Điều 410 BLTTDS quy định:

“Điều 410. Quy định chung về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

2. Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.”

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn ly hôn đơn phương và gửi tới Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi chồng bạn cư trú để được giải quyết

Vấn đề về thủ tục chị có thể tham khảo tại bài viết:Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào?

3. Tư vấn nơi giải quyết thuận tình ly hôn khi vợ chồng đang ở nước ngoài?

Kính chào Pháp luật trực tuyến, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp:Chúng tôi thuận tình ly hôn mà đều đang sinh sống ở nước ngoài, trước đó chúng tôi đăng ký kết hôn ở Tp. Hồ Chí Minh. Vậy trong trường hợp này muốn ly hôn thì chúng tôi có phải về Việt Nam để giải quyết không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.T.L

:

Việc ly hôn của bạn là ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định tại điều 127, Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy, trường hợp hai vợ chồng bạn đang thường trú tại cùng một nước thì bạn có thể giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật nước đó. Sau khi có bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án nước ngoài bạn có thể đề nghị tòa án tại Việt Nam (Tòa án cấp tỉnh) công nhận bản án hoặc quyết định nói trên theo khoản 1, điều 125, luật hôn nhân và gia đình.

4. Tư vấn nơi giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: H.T.H.H

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến:– Yêu cầu tư vấn

Thứ nhất, về việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc:

Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:

“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Theo như quy định trên, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam về Hôn nhân và gia đình, Theo như bạn trình bày, bạn là người Việt Nam, hiện đang đăng ký thường trú tại tỉnh Đồng Tháp và chồng bạn là người nước ngoài. Như vậy, việc ly hôn của bạn và chồng bạn được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, về cách thức giải quyết: Trường hợp này bạn cần làm một bộ hồ sơ trong đó gồm:

+ Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;

+ Giấy khai sinh của các con;

+ Giấy tờ của bạn gồm:

– Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân;

– Bản sao chứng thực hộ khẩu;

+ Giấy tờ của chồng bạn:

– Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa tại lãnh sự quán (trong trường hợp chồng bạn hiện không ở Việt Nam và không thể tham gia phiên tòa)

+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu). Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.

Thứ ba, Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

Căn cứ Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.” thì những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết. Như vậy, trong trường hợp của bạn, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án này.

Về xác định Tòa án theo lãnh thổ:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005 thì:

“Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”

Trong trường hợp của bạn, vì bạn không nêu rõ hiện nay chồng bạn đang ở Việt Nam hay đã về Đài Loan. Vì vậy, chúng tôi xác định 2 trường hợp:

– Hiện chồng bạn đang ở Việt Nam mà bạn xác định được nơi anh ấy đăng ký tạm trú hoặc nơi anh ấy làm việc, thì dựa trên quy định của điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự như trên thì bạn gửi hồ sơ trên đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi anh ấy sinh sống hoặc nơi anh ấy làm việc.

– Hiện chồng bạn đang ở Việt Nam và giữa bạn và chồng bạn có thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn Tòa án giải quyết thì bạn có thể gửi hồ sơ trên đến Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp nơi bạn đăng ký thường trú (mặc dù trước đây bạn đăng ký thường trú ở tỉnh Cần Thơ nhưng pháp luật không quy định về việc thời điểm đăng ký kết hôn thường trú ở đâu thì giải quyết ly hôn ở đấy).

– Hiện chồng bạn đang không ở Việt Nam thì bạn gửi trực tiếp hồ sơ lên Tòa án nhân dân Đồng Tháp (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 Luật Tố tụng dân sự 2004)

5. Thủ tục ly hôn khi ở nước ngoài?

Tư vấn ly hôn Xin chào luật sư, Tôi đã đăng ký kết hôn ở Việt Nam và hiện ở nước ngoài (quốc tịch nước ngoài) còn chồng tôi vẫn ở VN, nay tôi muốn ly hôn đơn phương thì cần những thủ tục gì?

Xin luật sư tư vấn giúp. Cám ơn luật sư rất nhiều.

Người gửi: Kim

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân:Trả lời: Yêu cầu tư vấn

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Trường hợp của bạn, bạn là người nước ngoài muốn xin đơn phương với người chồng ở Việt Nam, nếu muốn được Tòa án Việt Nam thụ lý thì chồng bạn phải có quốc tịch Việt Nam, nếu không mang quốc tích Việt Nam thì dù đang cư trú tại Việt Nam cũng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Theo đó Tòa án sẽ thụ lý như sau:

Trường hợp bạn (nguyên đơn) là công dân của nước mà Việt Nam đã ký điệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng hiệp định để giải quyết (nếu hiệp định quy định khác với luật trong nước), hoặc áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 để giải quyết (nếu không có quy định khác). Trường hợp bạn (nguyên đơn) là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 để giải quyết. Trong cả hai trường hợp trên, việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước đó.

Theo đó, hồ sơ xin đơn phương ly hôn theo pháp luật Việt Nam bao gồm:

6. Tư vấn ly hôn với chồng khi vợ đang ở nước ngoài?

Trả lời:

Kính chào Pháp luật trực tuyến, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em đang ở nước ngoài thì liệu có thể ly hôn với chồng được không ạ? Và cần phải làm những gì để được ly hôn ạ? Em xin chân thành cảm ơn! Người gửi: L.T

Trường hợp 1: quan hệ hôn nhân, gia đình của bạn có phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Vì bạn chưa nêu rõ các dữ kiện chứng minh quan hệ hôn nhân, gia đình của bạn có phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hay không vì thế chúng tôi chia thành các trường hợp sau:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, tòa án Việt Nam có thẩm quyền với những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây

“Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;

b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;

d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;

e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.”

Với trường hợp của bạn, bạn đang ở nước ngoài nhưng có thể yêu cầu tòa án Việt Nam giải quyết yêu cầu ly hôn theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004

– Trường hợp 2: Quan hệ hôn nhân và gia đình của bạn không phải là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố ngước ngoài: Trong trường hợp này, tòa án Việt Nam sẽ thụ lý hồ sơ yêu cầu xin ly hôn của bạn khi đủ điều kiện và giải quyết theo thủ tục chung.

– Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu của từng Tòa)

– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai bên.

– Thời gian giải quyết:

+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Trường hợp 2: Bạn đơn phương xin ly hôn thì cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau:

+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.

– Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn xin ly hôn.

– Thời gian giải quyết:

Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn đơn phương, theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án

Nếu bạn và chồng bạn đăng kí kết hoontaij nước ngoài thì bạn phải phải tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy đăng kí kết hôn của mình và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật trực tuyến. Về câu hỏi của bạn, Luật trực tuyến xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân gia đình năm 2014;

– Nghị định số 126/2014/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình;

– Thông tư số 02a/2015/TT- BTP hướng dẫn một số điều của nghị định số 126/2014/NĐ- CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

2/ Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ vào điều 122 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

” 1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. “

Như vậy, nếu điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam và nước người chồng tương lai của bạn mang quốc tịch hoặc cư trú có quy định về quan hệ hôn nhân gia đình thì áp dụng quy định đó. Nếu không có thì áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam. Theo đó, căn cứ theo điều 20 Nghị định số 126/2014/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình thì hồ sơ đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Căn cứ vào điều 21 Nghị định 162/ NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân gia đình thì thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:

Tuyết Chinh tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Hồi Hương (Đăng Ký Thường Trú Ở Việt Nam) Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!