Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Quay Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi: Thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt nam được quy định như thế nào?
Người xin trở lại quốc tịch phải nộp hồ sơ trực tiếp gồm 03 bộ tại Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam nơi cư trú.
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Mẫu tờ khai);
+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
+ Bản khai lý lịch;(Mẫu tờ khai);
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó);
+ Giấy tờ tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam).
+ Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.
* Trình tự, thủ tục thực hiện:
+ Bước 1. Nộp hồ sơ:
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Bước 2. Giải quyết hồ sơ:
– Trường hợp nộp hồ sơ ở Sở tư pháp:
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
– Trường hợp nộp hồ sơ ở cơ quan đại diện:
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
+ Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
+ Bước 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ:
– Trường hợp người nước ngoài:
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ,
+ Nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
+ Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định
+ Bước 4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Đơn Xin Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam Theo Mẫu Mới Nhất
Trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi và bổ sung 2014 thì người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam khi thuộc 6 trường hợp sau:
Xin hồi hương về Việt Nam;
Có vợ, chồng, mẹ đẻ, cha đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Thực hiện đầu tư dự án tại Việt Nam;
Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên không được nhập quốc tịch nước ngoài..
Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam
(Mẫu TP/QT-2010- ĐXTLQT.1)
ĐƠN XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên:………………………………………………………………………………………
Giới tính: Nam: Nữ:
Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………..
Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………
Nơi đăng ký khai sinh: ………………………………………………………………………….
Quốc tịch hiện nay:……………………………………………………………………………….
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế:…………………………………. Số:………………………
Cấp ngày, tháng, năm:…………………, Cơ quan cấp: ……………………………………..
Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam ( nếu có):……………………………………..
Địa chỉ cư trú trước khi xuất cảnh ( nếu có):………………………………………………….
Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………………………………….
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………….
Nơi làm việc:………………………………………………………………………………………
Trước đây tôi đã có quốc tịch Việt Nam, nhưng đã mất quốc tịch Việt Nam từ ngày …… tháng ……… năm ………………………………………………………………………….
Lý do mất quốc tịch Việt Nam:
………………………………………………………………………………………………………
Sau khi tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi làm đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được phép trở lại quốc tịch Việt Nam.
Mục đích xin trở lại quốc tịch Việt Nam:……………………………………………………
Việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện được miễn một số điều kiện: ………………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây là : ……………………………………………..
Nếu được trở lại quốc tịch Việt Nam, tôi xin trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đủ các quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Về quốc tịch hiện nay:
Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên được nêu trên (nếu có):
Tôi tự xét thấy mình và con chưa thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt:
Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét và cho phép được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện nay sẽ không làm cản trở đến việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
Giấy tờ kèm theo: ………….., ngày .. … tháng ……. năm…………
-.. … …………………….. Người làm đơn
-.. … …………………….. (Ký và ghi rõ họ tên)
-.. … ………………….
Trình tự thực hiện
Bước 1: Nếu cư trú trong nước, người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam cần nộp hồ sơ kèm với đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (theo địa chỉ số 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ ), buổi sáng thứ bảy (từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận và kiểm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo đúng quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc do chưa hợp lệ, công chức được phân công sẽ tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, thì Công an Thành phố xác minh, gửi kết quả về Sở Tư pháp.
Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an Thành phố, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét và kết luận, đề nghị ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
Đối với người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam và không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ của người có nguyện vọng làm đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện để được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản đến người đó để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận về thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét và quyết định.
Đối với người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét và quyết định.
Trong trường hợp cần thiết về việc xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh nhân thân được ghi trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tư pháp, Bộ Công an xác minh, đồng thời trả lời kết quả cho Bộ Tư pháp.
Bước 4: Văn phòng Chủ tịch nước
Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét và đưa ra quyết định.
Bước 5: Thông báo kết quả giải quyết
Bộ Tư pháp có trách nhiệm sẽ thông báo cho người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết việc trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Bước 6: Người làm đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam căn cứ theo ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp như sau:
Lần 1: Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét và kết luận, đề nghị gửi Bộ Tư pháp.
Lần 2: Nhận thông báo làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam mà không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).
Lần 3: Nhận thông tin cho trở lại quốc tịch Việt Nam hoặc là văn bản từ chối.
Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Sở Tư pháp.
Nhận thông tin về hồ sơ thông qua đường bưu điện hoặc thư điện tử.
Nhận kết quả qua đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ
Hồ sơ đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm các giấy tờ sau đây:
Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc có thể giấy tờ khác có giá trị thay thế;
Bản khai lý lịch;
Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không vượt quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà trước đây đã có quốc tịch Việt Nam;
Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
XEM THÊM: Sơ yếu lý lịch theo mẫu được sử dụng phổ biến nhất
#Đơn #xin #trở #lại #quốc #tịch #Việt #Nam #theo #mẫu #mới #nhất.
Thủ Tục Trở Về Định Cư Tại Việt Nam
Câu hỏi 1: Tôi đang sinh sống ở Mỹ từ năm 1975, lúc này tôi mới 3 tuổi nên mọi giấy tờ của tôi lúc đó đã bị thất lạc. Nay tôi muốn trở về sinh sống tại Việt Nam thì tôi phải làm những thủ tục gì? Trả lời:
Để được sinh sống lâu dài tại Việt Nam, trước tiên bạn cần đăng ký tạm trú trước sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét điều kiện để bạn được đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Đầu tiên sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, bạn cần thực hiện thủ tục xin chứng nhận tạm trú tại Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, theo đó Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh sẽ đóng dấu chứng nhận cho phép tạm trú vào hộ chiếu hoặc vào thị thực rời với thời hạn tạm trú bằng với thời hạn thị thực. Riêng trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú. Để nắm thêm thông tin về thủ tục này, bạn tham khảo quy định tại Điều 31 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (“Luật Xuất nhập cảnh 2014”).
Sau khi được cấp chứng nhận tạm trú, tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn mà bạn có thể thực hiện thêm thủ tục cấp thẻ tạm trú. Tuy nhiên, lưu ý rằng để được cấp thẻ tạm trú, bạn phải thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014. Bạn tham khảo cụ thể về các loại thị thực, thẻ tạm trú tương ứng và các trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Điều 8, Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014.
Thủ tục cấp thẻ tạm trú:
Theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BNG hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014:
Cơ quan thực hiện:
– Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014).
Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú: gồm các loại giấy tờ sau: (Khoản 1 Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Văn bản đề nghị của cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
– Hộ chiếu của người xin cấp thẻ tạm trú;
– Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú như thị thực lao động, thị thực đầu tư… (Điều 36, Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014).
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;
+ Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;
+ Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế;
+ Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Câu hỏi 2: Tôi là người Việt Nam đã có quốc tịch Canada, tôi kết hôn với một người Canada nhưng do cuộc sống không hạnh phúc nên muốn ly hôn và trở về sinh sống ở Việt Nam. Tôi phải làm những thủ tục như thế nào thưa luật sư? Trả lời:
Bạn muốn trở lại sinh sống tại Việt Nam thì có thể làm thủ tục xin trở lại thường trú ở Việt Nam. Tuy nhiên bạn không nói rõ bạn còn quốc tịch Việt Nam không nên tôi giả định rằng bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Theo đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú
Hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú gồm:
– Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú;
– Bản sao một trong các giấy tờ sau đây cho giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:
+ Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
+ Giấy chứng minh nhân dân;
+ Hộ chiếu Việt Nam;
+ Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
+ Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
– 03 ảnh mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu;
– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như sau:
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở…)
+ Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân; văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; và Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ.
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nên trên trong hồ sơ phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):
– Đối với Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có chỗ ở hợp pháp phải có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên:
+ Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;
+ Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú.
– Đối với Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
+ Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;
+ Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại.
Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.
– Giấy tờ chứng minh Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
Đối với Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì hồ sơ phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đó đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan sau:
– Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú;
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.
Bước 3: Thời hạn giải quyết
Trường hợp bạn nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện ngoại giao: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đại diện ngoại giao gửi một bộ hồ sơ về Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo bằng văn bản của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Cơ quan đại diện ngoại giao sẽ thông báo kết quả cho bạn.
Trường hợp bạn nộp hồ sơ tại Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh: 60 ngày làm việc.
Câu hỏi 3: Vợ chồng con trai tôi hiện đang ở Mỹ. Tôi sang đây sống cùng các con đã được 5 năm. Nhưng tôi muốn hỏi thủ tục để làm thế nào tôi có thể sống 6 tháng ở Mỹ và 6 tháng trở về sinh sống ở Việt Nam? Trả lời:
Trường hợp của bạn sang sinh sống với gia đình con trai bên Mỹ đã được 5 năm nên visa của bạn thuộc visa định cư diện bảo lãnh và được gia hạn 10 năm/lần. Tuy nhiên bạn vẫn chưa nói rõ bạn đã được cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ cấp thẻ xanh chưa.
Nếu trong trường hợp bạn đã được cấp thẻ xanh tại Mỹ thì bạn không thể vắng mặt tại Mỹ với thời gian kéo dài từ 1 năm trở lên, nếu không tình trạng thường trú nhân sẽ bị hủy và bạn không thể sử dụng thẻ xanh để vào Mỹ được nữa. Nếu muốn rời Mỹ trong thời gian 6 tháng bạn vẫn có thể sử dụng thẻ xanh để làm giấy tờ trở về Mỹ. Tuy nhiên bạn không thể về Việt Nam quá nhiều lần cũng như không thể ở 6 tháng tại Việt Nam vì điều này sẽ khiến Hải quan Mỹ cho rằng bạn không có ý định định cư ở Mỹ lâu dài có thể thu hồi thẻ xanh của bạn.
Nếu trong trường hợp bạn chưa được Cơ quan có thẩm quyền ở Mỹ cấp thẻ xanh, vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì bạn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Như vậy bạn vẫn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và phải thực hiện nghĩa vụ của một công dân Việt Nam. Tuy nhiên việc bạn có thể sống 6 tháng ở Mỹ và 6 tháng trở về sinh sống ở Việt Nam là rất khó thực hiện.
Xin Thôi Quốc Tịch Việt Nam Như Thế Nào?
Xin thôi quốc tịch Việt nam như thế nào?
Tôi định cư ở Nauy đã 7 năm, tôi đã được chấp thuận cho nhập quốc tịch Nauy nhưng bên này yêu cầu tôi phải nộp giấy xác nhận đã thôi quốc tịch Việt Nam thì mới chính thức công nhận là công dân Nauy.
Xin hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để được xin thôi quốc tịch, biết rằng tôi vẫn còn hộ khẩu thường trú tại 459/2 Trần Hưng Đạo quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Rất mong nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của Quý cơ quan. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 27, Luật Quốc tịch năm 2008; Điều 12, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, người thôi quốc tịch Việt Nam phải là người không thuộc trong các trường hợp:
“a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam; d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án; đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. e) Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
f) Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam “.
Nếu bạn không thuộc các đối tượng được nêu ở trên, bạn làm hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Điều 28, Luật Quốc tịch năm 2008 và Điều 13, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, quy định:
” 1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam; b) Bản khai lý lịch; c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam,Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này; d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này; e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp; g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan,tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.”
Theo khoản 1, Điều 29, Luật Quốc tịch: “Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại”.
(Theo cổng thông tin điện tử bộ Tư Pháp)
Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Quay Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!