Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Thông Báo Hoạt Động Trở Lại Của Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Năm 2023, do dịch bệnh tràn lan khắp thế giới khiến công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải làm thủ tục tạm ngừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp băn khoăn về việc khi có nhu cầu hoạt động trở lại cần làm thủ tục gì. Tại bài viết này, Luật Việt An xin tư vấn chi tiết về thủ tục thông báo hoạt động trở lại của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoạt động gửi tới Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận tạm ngừng, Giấy xác nhận có ghi rõ thời hạn tạm ngừng từ ngày nào tới ngày nào. Doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại trước thời hạn quy định tại Giấy xác nhận tạm ngừng này.
Hồ sơ cần có:
Thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 15 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng đã thông báo. Nội dung thông báo bao gồm:
Thời điểm tiếp tục kinh doanh từ ngày….tháng….năm……
Lý do ra tiếp tục kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng.
Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Không thu lệ phí cho thủ tục này.
Lưu ý:
Trường hợp doanh nghiệp hết thời hạn tạm ngừng quy định trong giấy xác nhận tam ngừng được phép hoạt động trở lại mà không cần làm thông báo tới cơ quan Đăng ký doanh nghiệp hay cơ quan thuế.
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục ra kinh doanh trước thời hạn, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tiếp tục hoạt động trước thời hạn tạm ngừng đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
Về nghĩa vụ thuế sau khi hoạt động trở lại:
Đối với thuế môn bài: trường hợp chưa ra hoạt động kinh doanh trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Đối với các loại thuế khác: Doanh nghiệp kê khai theo quy định pháp luật hiện hành.
Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC Tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình về doanh thu và chi phí và kết quả hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong một thời kỳ.
Báo cáo KQHĐKD là báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhầm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, doanh thu, thu nhập, và kết quả của từng hoạt động.
Bản chất của báo cáo tài chính:
– Bảng chất của báo cáo KQHĐKD phản ánh tình hình và kế quả hoạt động kinh doanh sản xuất theo từng thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ của đất nước.
– Báo cáo này còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét các doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai.
Cách làm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo:
+ Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. + Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 01: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu – Mẫu số 02: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 10: Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán – Mã số 11: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 20: Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính – Mã số 21: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 “Doanh hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính – Mã số 22: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Trong đó, Chi phí lãi vay – Mã số 23: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 “Chi phí tài chính”. 8. Chi phí bán hàng – Mã số 24: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp – Mã số 25: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng với Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Mã số 30: Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 24 – Mã số 25 11. Thu nhập khác – Mã số 31: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 12. Chi phí khác – Mã số 32: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 13. Lợi nhuận khác – Mã số 40: Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32
14. Tổng lợi nhuận trước thuế – Mã số 50: Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – Mã số 52: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp – Mã số 60: Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) 18. Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70: Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”.
* Vui lòng liên hệ và đăng ký ghi danh:– Hotline: 0918 867 446
– Email: giasuketoantruong@yahoo.com
Tư Vấn Về Hoạt Động Chuyển Khẩu Hàng Hóa Của Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài.
Tư vấn về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thư tư vấn: 01032018/Letter-Ipic V/v: Tư vấn về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thương nhân là doanh nghiệp Việt Nam. __________________________________________________________________________ Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2023 CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC Đại chỉ: Phòng 401, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (04)7301 8886 /(04)7302 8886 – Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh Tel: (028) 35127666 – Fax: (028) 35127666 Email: duc.lawyer@ipic.vn– Hotline: 0936 342 668 Kính gửi: Điện thoại: Email: Gửi bằng thư điện tử ___________________________________________________________________________ Công ty Luật TNHH IPIC (“IPIC”) cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty chúng tôi. Qua trao đổi chúng tôi hiểu rằng quý khách hàng yêu cầu chúng tôi tư vấn các vấn đề pháp lý về quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa cụ thể. I. YÊU CẦU TƯ VẤN - Chuyển khẩu hàng hóa là gì? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được hoạt động chuyển khẩu hàng hóa không? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được ủy thác cho doanh nghiệp Việt Nam chuyển khẩu hàng hóa không?
- THAM KHẢO THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN NHỮNG KHÁC BIỆT
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC TRA CỨU - Luật thương mại số 36/2005/QH11 Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2005; - Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; - Thông tư 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. III. Ý KIẾN TƯ VẤN 3.1 Chuyển khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam: - Theo quy định Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá ( Luật Thương mại 2005) 1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây: a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 3.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được phép hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không? Điều 14 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005: Chuyển khẩu hàng hóa. Thương nhân được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau: 1. Trừ hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều này, các loại hàng hóa khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 3. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng. - Theo điều 2 thông tư 11/2017/TT-BCT. “Đối tượng áp dụng 2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.” Như vậy: Theo tinh thần nghị định Nghị định 187/2013/NĐ-CP và thông tư 11/2017/TT-BCT thì hoạt động chuyển khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc quy định của hai văn bản này. Giải thích từ ngữ: a) Thực hiện quyền xuất khẩu; b) Thực hiện quyền nhập khẩu; c) Thực hiện quyền phân phối; d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại; đ) Cung cấp dịch vụ logistics; e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Kết luận: Theo quy định pháp luật Việt Nam thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. 3.3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được phép ủy thác cho công ty Việt Nam hoạt động chuyển khẩu hàng hóa không? - Theo quy định pháp luật Việt Nam thì thương nhân Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được phép hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Cụ thể: Điều 14 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005: Chuyển khẩu hàng hóa. Thương nhân được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau: “1.Trừ hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều này, các loại hàng hóa khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 3. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 4. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.” - Về hoạt động ủy thác theo Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 187/2013/NĐ-CP không có quy định về Ủy thác kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa mà chỉ có ủy thác Mua, bán, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. - Hiện nay về văn bản Pháp Luật chưa có quy định nào cấm đối với việc ủy thác và nhận ủy thác chuyển khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong nghị định 09/2018/NĐ-CP cũng không có quy định nào cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép ủy thác cho thương nhân Việt Nam hoạt động chuyển khẩu hàng hóa. - Hiện chúng tôi có tìm kiếm được công văn số 6321 ngày 29 tháng 6 năm 2010 và công văn 361/XNK- TMQT ngày 19 tháng 4 năm 2023 của Cục Xuất Khẩu bộ công thương có nội dung “không được tham gia kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất hàng hóa và chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam” và “Công ty không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hoá, kể cả hình thức chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và hình thức không qua cửa khẩu Việt Nam”. Với tinh thần trên thì theo quan điểm chúng tôi về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ủy Thác thực hiện hoạt động chuyển khẩu hàng hóa (Bao gồm hoạt động mua hàng, hoạt động bán hàng và thực hiện thủ tục chuyển khẩu) cho thương nhân Việt Nam cũng không được. - Để đảm bảo hoạt động đúng giấy phép kinh doanh quý khách hàng nên thực hiện nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam sau đó tiến hành xuất hàng hóa đúng thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu để tạo tính minh bạch trong hoạt động. Trân trọng Luật sư: Nguyễn Trinh Đức
- Thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư từ Nhật Bản
- Tư vấn thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài tại Hà Nội;
Tạm Ngừng Hoạt Động Kinh Doanh Hộ Kinh Doanh Cá Thể.
Bạn muốn tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh cá thể để củng cố lại công việc kinh doanh của mình, hoặc bạn có ý định muốn sang, nhượng cửa hàng, xa hơn nữa bạn muốn ngừng hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bạn chưa nắm rõ trình tự thủ tục như thế nào để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Để giúp bạn thực hiện nhanh chóng hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí Việt Luật sẽ cung cấp cho bạn các thông tin để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh một cách tối ưu nhất.
Tạm ngừng, chấm dứt hộ kinh doanh là ngừng việc hoạt động hộ kinh doanh trong một khoàng thời gian và chấm dứt hoạt động kinh doanh hay đóng cửa hàng không kinh doanh nữa và cũng có thể là bán, sang nhượng cửa hàng.
Nguyên nhân có thể do 02 trường hợp dẫn đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh tất cả các hoạt động kinh doanh.
Trường hợp thứ nhất, tạm ngừng không do ý muốn của hộ kinh doanh là trường hợp mà cơ quan Nhà nước yêu cầu phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh, theo quy định tại Khoản 3, Điều 74 Nghị định 87 về Kinh doanh của Chính phủ “3. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trường hợp thứ hai, chủ hộ kinh doanh chủ động ngừng hoạt động kinh doanh thì thủ tục được thực hiện theo Khoản 2, Điều 76 của Nghị định 78 NĐ/CP về đăng ký kinh doanh quy định về việc tạm ngừng hộ kinh doanh cá thể ” Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh…..cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh”.
2. Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanhThủ tục tạm ngừng hay đóng cửa hộ kinh doanh là hành động tạm thời hoặc vĩnh viễn không thực hiện hoat động kinh doanh, với việc tạm ngừng kinh doanh, có thể có hai trường hợp tạm ngừng do cơ quan Nhà nước yêu cầu hoặc do chính chủ hộ kinh doanh muốn vậy và thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh như đã nói ở trên. Trong cả hai trường hợp trên thì thời điểm này hộ kinh doanh cũng không thực hiện hoạt động kinh doanh, không phát sinh hoạt động kinh doanh.
Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh là văn bản do hộ kinh doanh gửi đến cơ quan có thẩm quyền về việc yêu cầu được tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh (theo mẫu)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh (bản gốc)
Quy trình thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ trên (01 bộ)
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh
Bước 3: Cán bộ một cửa sẽ tiếp nhận hồ sơ và hồ sơ sẽ được chuyển đến Phòng đăng ký kinh doanh để kiểm tra xác nhận, thẩm định
Bước 4: Hồ sơ được chuyển lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ. Hộ kinh doanh thông báo tạm ngừng kinh doanh bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động kinh doanh của mình không quá 01 năm. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lện, thực hiện thông báo ít nhất 15 (mười năm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Yêu cầu thông tin trên tờ khai thông báo tạm ngừng kinh doanh với hộ kinh doanh cá thể
Thông tin về tên hộ kinh doanh
Số giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Các thông tin khác có thể kèm theo như: Email, SDT, Website..
Căn cứ pháp lý đăng ký thực hiện
3. Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể do Việt Luật cung cấp
Tư vấn miễn phí khách hàng vướng mắc đang gặp phải
Tiếp nhận thông tin sau khi tư vấn, tiến hành soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng thực hiện cơ quan chức năng
Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị: Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Thời gian: 7 ngày làm việc
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Thông Báo Hoạt Động Trở Lại Của Doanh Nghiệp trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!