Xu Hướng 12/2023 # Thủ Tục Trước Khi Cải Tạo Nhà Tập Thể Cũ # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Trước Khi Cải Tạo Nhà Tập Thể Cũ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cải tạo nhà tập thể cũ để thay đổi không gian sống là điều cần thiết, tuy nhiên để mang đến những điểm nhấn mới từ những thứ đã cũ thì đòi hỏi gia chủ phải có sự sáng tạo.

Các thủ tục căn bản trước khi sửa chữa

Với nhiều người hiện nay, ở nhà tập thể luôn có nhiều lợi ích nhưng ở mỗi giai đoạn xuống cấp thì các gia đình cũng phải đối mặt với không ít rắc rối, phiền toái đặc biệt là tình trạng xuống cấp của hạ tầng, cơ sở vật chất. Mà đã xuống cấp thì nhu cầu cải tạo nhà tập thể cũ là điều không tránh khỏi. Nhưng trước khi bắt tay vào quy trình thì thủ tục xin phép là điều bắt buộc. Bất kỳ ai khi muốn cải tạo nhà tập thể cũ, việc đầu tiên cần làm là phải xin phép chủ đầu tư cũng như cán bộ tại phường, quận để thi công, thiết kế nhà cho bạn. Vì mỗi nhà tập thể, chung cư sẽ có những ban quản lý, chủ đầu tư riêng nên bạn không thể tự ý sửa chữa theo ý mình được. Theo kinh nghiệm từ các gia đình đã kinh qua quá trình cải tạo nhà tập thể cũ, trước tiên, gia chủ cần phải nộp hồ sơ có tên “Thỏa thuận phương án sửa chữa cải tạo căn hộ” cho chủ đầu tư, lưu ý chỉ được tiến hành thi công sửa chữa sau khi đã được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản. Các bạn cũng nên chú ý nội dung các điều khoản nếu không được chấp thuận thì chủ đầu tư, ban quản lý khu tập thể, chung cư sẽ trả lời trong văn bản này. Do đó các gia đình không được thực hiện cải tạo hoặc thi công những phần không được chủ đầu tư chấp thuận, dù cho đó chỉ là một chi tiết nhỏ trong quá trình cải tạo nhà tập thể cũ 50m2 hay cải tạo nhà tập thể cũ 40m2 trở xuống.

Bên cạnh đó, khi cải tạo nhà tập thể cũ các gia đình cũng không được thay đổi thiết kế những phần không gian mặc định của nhà tập thể cũ, chung cư như màu sơn bên ngoài căn hộ, thiết kế cửa ra vào ngôi nhà, các cửa sổ, vật liệu ở ban công… Nhất là không được cơi nới, sửa chữa gây ảnh hưởng đến kết cấu cũ của ngôi nhà, tác động đến các căn hộ khác trong cùng tòa nhà. Cụ thể hơn, một bộ hồ sơ thỏa thuận phương án cải tạo nhà tập thể cũ để gửi chủ đầu tư thông thường sẽ bao gồm đơn đề nghị được cải tạo sửa chữa nhà (có mẫu sẵn) và bản vẽ thiết kế cải tạo nhà tập thể cũ chi tiết theo nhu cầu của gia đình, và đảm bảo tuân theo quy định về hình thức thể hiện của chủ đầu tư.

Cũ nhưng không “rẻ”

Mặc dù chỉ gọi là cải tạo nhà tập thể cũ 40m2 hay cải tạo nhà tập thể cũ 50m2 nhưng trong nhiều trường hợp những không gian này lại có giá trị cao gấp nhiều lần so với những căn hộ tách rời hiện nay, đơn giản chỉ vì được nằm ở những khu trung tâm, gần các con phố lớn. Chính vì lý do đó mà không ít gia đình đã nâng tầm cho giá trị của không gian sống bằng cách đầu tư hơn vào quá trình cải tạo nhà tập thể cũ của mình.

Và để làm được điều đó thì yêu cầu quan trọng đầu tiên chính là dành thời gian tìm và lựa chọn các chủ đầu tư, xây dựng đủ năng lực mang lại hiệu quả đáng mong đợi sau khi kết thúc quá trình thi công. Gia chủ nên phối hợp với nhà thầu thi công để theo dõi và quản lý đội ngũ công nhân với mục đích tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc cũng như gây ra những thiệt hại về tài sản của chủ đầu tư trong quá trình cải tạo nhà tập thể cũ. Để làm được điều đó bắt buộc phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, dừng đậu xe, vệ sinh môi trường và cảnh quan trong khu tập thể.

Các kiến trúc sư sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất để sửa các lỗi cơ bản như quá thiếu sáng tự nhiên và thiếu sự thoáng đãng trong không gian sống và sinh hoạt. Đặc biệt, các thiết kế cải tạo nhà ở tập thể cũ nên tập trung vào việc tận dụng không gian càng nhiều càng tốt. Từ việc sắp xếp bố cục, không gian nhà ở cho đến việc lựa chọn chất liệu xây dựng, dụng cụ nội thất cũng phải đảm bảo được tiêu chí đơn giản nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi và có phần hiện đại.

Trong đó để đảm bảo sự thoáng đãng cho không gian thì gia chủ có thể áp dụng nhiều phương án, điển hình như việc thiết kế cầu thang tối giản, gọn nhẹ, tận dụng hành lang hay ban công được mở rộng làm sân vườn, điều này giúp căn nhà có thêm chỗ để nghỉ ngơi, đọc sách, uống trà. Đây cũng có thể là nơi phơi đồ thuận tiện dành riêng cho những căn hộ tập thể sau cải tạo, khi mà những ngôi nhà hộp mặt phố thường không đáp ứng được.

Cuối cùng, việc mở rộng diện tích mang đến cảm giác dễ chịu còn nằm ở sự xuyên suốt giữa các không gian, thay vì những bức tường được dựng lên ngăn cách giữa các phòng, các gia đình có thể thiết kế những bậc thang giật cấp hay trang trí bình hoa, cây cảnh để tạo ranh giới mờ. Các gian phòng vẫn được phân biệt rõ ràng nhưng không quá tách biệt và bí bách, chật hẹp, đồng thời cũng sẽ tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên để bảo vệ sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Trường Thắng lựa chọn 2 loại gỗ: gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ óc chó (Walnut) vì các đặc tính vượt trội: kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam và tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, Trường Thắng sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận FSC – Chứng nhận sử dụng nguồn nguyên vật liệu bền vững.

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Kết nối với chúng tôi

Cải Tạo Nhà Tập Thể Cũ Có Cần Xin Giấy Phép Không?

Hiện nay, nhu cầu cải tạo nhà tập thể cũ đang ngày một tăng mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cải tạo nhà tập thể có hay không việc phải xin giấy phép?

Nhà tập thể cũ được hiểu như một căn nhà nằm trong hệ thống khu nhà ở có từ 2 tầng trở lên. Tại đây sẽ có hành lang chung, có nhiều gia đình cùng sinh sống tại các căn hộ với diện tích khác nhau. Vì lẽ đó, chủ sở hữu chỉ có quyền sử dụng tại diện tích nhà thay vì cả diện tích đất như tại nhà mặt đất.

Chính vì vậy, việc sửa chữa cải tạo nhà tập thể cũ trở lên khó khăn vì có ảnh hưởng tới các hộ xung quanh. Do đó, theo luật xây dựng và nhà ở 2014 của chính phủ Việt Nam, khi cải tạo sửa chữa nhà tập thể hay chung cư đều phải có đơn xin phép và phê duyệt từ cơ quan chủ quản thuộc Uỷ ban nhân dân Quận/ huyện trở lên. Vì vậy, trước khi tiến hành sửa chữa, gia chủ cần phải hoàn thiện hồ sơ xin phép và chỉ thực hiện việc cải tạo khi đã được phê duyệt.

Hiện nay, khâu xin phép cho việc sửa chữa cải tạo nhà đặc biệt nhà tập thể khiến không ít người đau đầu. Thủ tục như nào, thời gian giải quyết ra sao? Đây hẳn là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Theo quy định của Luật Xây Dựng 2014, thủ tục và thời gian được quy định như sau:

Đơn xin sửa nhà

Đơn xin phép cải tạo, sửa chữa nhà tập thể cũ theo mẫu do chính gia chủ viết và đứng tên. Trong đơn cần ghi rõ hạng mục sửa chữa cùng những cam kết không ảnh hưởng tới kết cấu chung của khu nhà, ảnh hưởng môi trường.

Bản sao giấy tờ

Thủ tục xin cấp phép cải tạo nhà tập thể cũ cần có đầy đủ bản sao giấy chứng nhận hoặc quyền sở hữu căn nhà, trích lục bản đồ và hay trích đồ của ngôi nhà. Bản sao được công chứng trong vòng 3 tháng.

Hồ sơ thiết kế

Hồ sơ thiết kế chính là thủ tục quan trọng để xét duyệt việc đồng ý cho can thiệp cải tạo nhà tập thể. Hồ sơ phải thể hiện rõ hiện trạng công trình, bản vẽ thiết kế sau can thiệp cải tạo.

Thông thường, bạn phải chuẩn bị 3 bộ hồ sơ, mỗi bộ bao gồm các giấy tờ sau:

Mặt bằng của công trình, mặt bằng móng với tỷ lệ bản vẽ 1/100 – 1/200 cùng mặt cắt móng tỷ lệ 1/50.

Sơ đồ của hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện của công trình tỷ lệ bản vẽ 1/100 – 1/200.

Ảnh chụp căn hộ có tiếp giáp khu liền kề trước khi cải tạo theo khổ ảnh 9 x 12 (cm).

Thời gian và cơ quan nhận giải quyết hồ sơ xin phép sửa chữa nhà

Hiện nay, nơi nhận hồ sơ xin cấp phép cải tạo nhà tập thể cũ theo quy định là bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận. Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, sau đó tiến hành nộp tại quận/ huyện nơi quản lý căn hộ cần sửa chữa.

Thủ tục gồm đơn xin phép, bản vẽ, ảnh chụp và giấy chứng nhận quyền sở hữu bản sao

Bên cạnh đó, gia chủ cần xin phép đồng ý cho can thiệp của đơn vị chủ quản khu nhà, ban quản lý khu tập thể trước khi gửi hồ sơ lên Ủy ban. Nếu trong trường hợp việc cải tạo diễn ra nhiều ngày, cần có chữ ký đồng ý của các căn hộ bên cạnh.

Thời gian giải quyết hồ sơ theo luật định là 20 ngày kể từ ngày ký nhận thủ tục. Sau 20 ngày, bộ phận một cửa sẽ trả kết quả, nếu hồ sơ chưa đủ chủ nhà sẽ được yêu cầu cung cấp thêm thủ tục hoặc làm lại cho tới khi đúng chuẩn. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra, bạn sẽ nhận được một văn bản đồng ý cho tu sửa theo đúng hạng mục đã phê duyệt.

Lưu ý khi làm hồ sơ xin cấp phép

Ngày nay, việc xin cấp phép cải tạo nhà tập thể cũ không quá khó. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, tuy nhiên nhằm đảm bảo việc xin phép diễn ra nhanh chóng hiệu quả bạn cần lưu ý vài điều sau đây:

Chuẩn bị đủ giấy tờ theo quy định.

Thuê đơn vị thi công trình bày bản vẽ cải tạo theo đúng thực tế ngôi nhà

Kiểm tra toàn bộ giấy tờ đặc biệt các bản sao cần đảm bảo công chứng chưa quá 3 tháng.

Nộp đúng bộ phận một cửa tại cấp quận, huyện không phải phường, xã.

Quy Trình Và Thủ Tục Mua Nhà Tập Thể Cũ Cập Nhật 2023

Hiện nay, khi thị trường bất động sản trong nước ngày càng đa dạng, việc giao dịch mua nhà với nhiều nhu cầu khác nhau là điều tất yếu. Bên cạnh những giao dịch mua bán căn hộ chung cư mới, nhà phố, nhà xây lô, biệt thự, nhà dân sinh… thì những căn nhà tập thể cũ vẫn được rao bán khi người dân có nhu cầu nâng cấp hay thay đổi chỗ ở. Công ty ACC sẽ cung cấp cho khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình và thủ tục mua nhà tập thể cũ cập nhật năm 2023.

Ngày nay, hàng loạt các chung cư xây dựng cho những người thu nhập thấp, chung cư giá rẻ với nhiều chính sách hỗ trợ trả góp. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với cách trả tiền hàng tháng và không biết bao giờ mới trả hết nợ. Bởi thế, mua căn hộ tập thể cũ có thể là lựa chọn tốt hơn dành cho những người thích sự ổn định và chắc chắn.

Căn hộ tập thể thường được nằm trong những khu nhà tập thể có số lượng căn ít, không quá chật chội và thường tọa lạc ở vị trí có cuộc sống đô thị sầm uất, tiện lợi. Vì vậy, bên cạnh giá tiền cạnh tranh so với căn hộ mới xây thì vị trí cũng là ưu thế tuyệt vời không phải khu chung cư mới nào cũng có thể có được.

1. Thủ tục sang tên căn nhà tập thể Căn cứ pháp lý

Nghị định 99/2023/NĐ- CP Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014

Trường hợp bạn muốn làm thủ tục sang tên căn nhà tập thể từ người bán như sau:

Thứ nhất, để có thể được mua bán nhà tập thể thì trước hết bạn cần phải thuộc đối tượng được mua bán nhà ở tập thể được quy định tại điều 63, nghị định 99/2023/NĐ- CP: “Điều 63. Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước :

Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng được bố trí nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Nghị định này.

Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở.

b) Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở.

c) Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ đang thuê.

Điều kiện bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 được quy định như sau:

a) Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Điều 62 của Nghị định này;

b) Nhà ở phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu kiện;

c) Trường hợp nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân và thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở theo quy định trước khi thực hiện bán nhà ở này.

d) Trường hợp bán nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý.

Trường hợp bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này.

Trường hợp nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà không đủ điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.”

Như vậy, theo quy định trên, để có thể xin sang tên quyền sở hữu căn nhà tập thể theo quy trình pháp luật bạn cần ký hợp đồng thuê nhà trực tiếp với bên công ty quản lý phát triển nhà tại địa phương. Bạn mang theo toàn bộ giấy tờ mà bạn có tới công ty quản lý để hoàn thành thủ tục này.

Để hiểu rõ hơn về thủ tục cungc như quy trình mua nhà tập thể cũ khách hàng hãy liên hệ với công ty ACC để được tư vấn và giải đáp rõ hơn.

Sửa Nhà Chung Cư Và Thủ Tục Cần Xin Phép Cải Tạo

Hiện nay, với tình trạng bùng nổ dân số tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… thì xu hướng các gia đình hiện đại chọn mua các dự án bất động sản là những căn hộ chung cưu để ở ngày một gia tăng. Tuy nhiên, khác với các căn nhà phố với không gian riêng biệt thì gia chủ khi có nhu cầu cần cải tạo sửa chữa nhà chung cư sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối do việc này sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của dự án cũng như ảnh hưởng đến các căn hộ lân cận.

Thủ tục xin phép chủ đầu tư

Trước khi tiến hành sửa nhà chung cư, bạn phải nộp hồ sơ: “Thỏa thuận phương án sửa chữa cải tạo căn hộ” cho chủ đầu tư và chỉ được tiến hành thi công sau khi đã được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản, các nội dung không được chấp thuận sẽ được chủ đầu tư trả lời trong văn bản này.

Bạn không được tự ý thực tiến hành sửa chữa nhà chung cư khi chưa được chủ đầu tư đồng ý về phương án sửa chữa cải tạo. Bạn không được tiến hành cải tạo hoặc thi công những phần diện tích không được chủ đầu tư chấp thuận, không được thay đổi thiết kế những phần không gian mặc định của chung cư (màu sơn bên ngoài căn hộ, thiết kế cửa ra vào căn hộ, cửa sổ, vật liệu ban công…). Không được cơi nới, sửa chữa gây ảnh hưởng đến kết cấu căn hộ, ảnh hưởng đến các căn hộ khác.

Khi sửa nhà chung cư, bạn phải tuân thủ thời gian làm việc, tránh làm ảnh hưởng đến các căn hộ khác. Trong khi thi công, nếu xảy ra thiệt hại, hư hỏng tài sản của chủ đầu tư, phải có trách nhiệm bồi thường, khôi phục lại nguyên trạng.

Hồ sơ thỏa thuận phương án cải tạo sửa chữa căn hộ gửi chủ đầu tư bao gồm:

– Đơn đề nghị được cải tạo sửa chữa nhà (theo mẫu của chủ đầu tư)

– Bản vẽ thiết kế sửa đổi chi tiết theo nhu cầu của chủ nhà và tuân theo quy định về hình thức thể hiện của chủ đầu tư.

Thủ tục xin cấp phép xây dựng

Bạn cần đến các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện việc nộp và hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật như: Phòng quản lý đô thị thành phố, Phòng kinh tế và Hạ tầng các huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, … Về số lượng hồ sơ:

– 01 bộ gồm: Đơn xin phép cải tạo, sửa nhà chung cư hiện có; Bản cam kết Tập kết thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng; Bản sao giấy tờ về Quyền sử dụng đất; Ảnh chụp mặt đứng hiện trạng;…

– 04 bộ bản vẽ thiết kế

– Thời gian để cơ quan thẩm quyền giải quyết hồ sơ là 15 ngày (tính từ ngày nhận đu hồ sơ hợp lệ theo quy định).

Các vấn đề khác

Bạn cần phải lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực cho các công tác tư vấn thiết kế, xây dựng, bảo hiểm công trình… Chịu trách nhiệm phổ biến quy chế, nội quy tại khu chung cư cho nhà thầu mà mình thuê.

Phối hợp với nhà thầu theo dõi và quản lý đội ngũ công nhân thi công, tránh xảy ra tai nạn và gây ra những thiệt hại về tài sản của chủ đầu tư.

Sau khi việc cải tạo sửa chữa nhà hoàn thành, bạn cần liên hệ đơn vị có chức năng về xây dựng để tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng và đăng ký quyền sở hữu.

Trong suốt quá trình sửa nhà chung cư, bạn phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; an ninh trật tự, dừng đỗ xe; vệ sinh môi trường và cảnh quan trong khu nhà ở chung cư. Đóng tiền ký quỹ cho đơn vị quản lý, vận hành khu nhà ở chung cư, số tiền ký quỹ tùy theo mức độ và khối lượng công việc thi công. Số tiền này sẽ được hoàn trả cho bạn sau khi kết thúc thi công và đã trừ đi những khoản phạt do vi phạm trong quá trình thi công (nếu có).

Sửa nhà luôn mất nhiều thời gian và tài chính hơn xây mới, nên bạn cần có một kế hoạch rõ ràng, dự toán chi tiết trước các hạng mục công việc khi thực hiện. Những điều đó sẽ góp phần đem lại sự nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho bạn.

Nếu những thủ tục này làm khó bạn về cả thời gian và công sức, hãy để chúng tôi giúp bạn lo mọi thủ tục cấp phép sửa chữa cũng như việc sửa nhà. Hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline:

0988 958 859

để biết thêm thông tin chi tiết.

KIẾN TRÚC NGUYỄN SƠN

Chi nhánh 1: Hà Huy Giáp, Quận 12, TP. HCM

Chi nhánh 2: 57/5 Đường số 18, P. Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP. HCM

Chi nhánh 3: 36/9 Thạnh Xuân, Quận 12, TP. HCM

Chuyển Nhà Ở Nhật Kì 1 : Thủ Tục Trước Khi Chuyển Nhà

Từ khi sang Nhật đến giờ mình đã chuyển nhà 3 lần và mỗi lần đều chuyển đến một thành phố khác do chỗ học, chỗ làm thay đổi.Mỗi lần chuyển nhà có rất nhiều thủ tục phải làm và nếu biết trước những thủ tục này bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức.

Bài viết chuyển nhà ở Nhật kì 1 này sẽ hướng dẫn bạn những thủ tục cần thiết trước khi chuyển nhà.Bản thân mình khi tổng kết lại những việc cần làm để viết bài này cũng bất ngờ vì trước đây mình đã làm nhiều việc như vậy sao.

Chuyển nhà ở Nhật kì 1 Hợp đồng nhà

Lần đầu tiên mình chuyển nhà là khi mình nhập học vào trường Kosen của Nhật Bản.Lần thứ hai là khi mình tốt nghiệp trường Kosen chuyển nhà lên Osaka làm việc cho một công ty.Cả hai lần này mình đều biết trước thời gian sẽ chuyển nhà là sau khi tốt nghiệp nên mình chỉ đăng kí hợp đồng nhà đến thời điểm đó.

Trong trường hợp bạn chuyển nhà vừa đúng thời điểm hợp đồng nhà kết thúc thì thủ tục rất đơn giản, bạn chỉ cần báo rõ cho người quản lý nhà về thời điểm chuyển nhà là xong.

Còn lần thứ ba chuyển nhà là ngoài ý muốn vì mình chuyển việc nên không thể ở lại địa điểm cũ được nữa.Trong trường hợp này hợp đồng nhà vẫn còn nên mình cần phải báo cho bên quản lý nhà về việc chuyển nhà trước một tháng.

Bên quản lý nhà sẽ liên hệ để tiến hành thủ tục cắt hợp đồng nhà, kiểm tra lại tình trạng nhà so với lúc bạn mới nhận nhà.Nếu có hư hỏng chỗ nào bạn sẽ phải đền bù phần đó kèm với tiền phá hợp đồng nhà vì lúc này hợp đồng nhà vẫn còn.

Riêng hợp đồng mạng thì bạn có thể liên hệ với bên công ty mạng bạn sử dụng để thông báo với họ về việc bạn chuyển nhà.Lúc này họ sẽ tiến hành tư vấn phương án có lợi nhất cho bạn như nên cắt hợp đồng cũ rồi làm hợp đồng mới.

Nhưng dù bạn cắt hay không cắt hợp đồng cũ bạn cũng sẽ mất một khoản tiền gọi là tiền dịch vụ.Hồi mình chỉ chuyển phòng trong cùng một toà nhà mà bên công ty mạng cũng bắt sử dụng thiết bị mới hoàn toàn thế là tự nhiên mất phí thiết bị và công lắp đặt.May là không phải làm hợp đồng mới nên không mất thêm phí phá hợp đồng.

Thủ tục chuyển cư – đổi địa chỉ Nhận giấy thông báo chuyển cư

Trước khi chuyển nhà bạn cần lên Shiyakusho (市役所) hoặc Kuyakusho (区役所) để làm thủ tục chuyển khỏi nơi ở hiện tại đang sống.Thủ tục này tiếng Nhật gọi là Tenshutsu Todoke (転出届).

Khi lên Shiyakusho / Kuyakusho làm thủ tục này bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn điền vào mẫu giấy có sẵn.Bạn nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tuỳ thân để có thể tiến hành làm thủ tục một cách suôn sẻ.

Sau khi làm xong thủ tục bạn sẽ nhận được một giấy chứng nhận chuyển cư tiếng Nhật gọi là Tenshutsu Shoumesho(転出証明書).Khi đến nơi ở mới bạn cần nộp giấy này cho Kuyakusho / Shiyakusho tại nơi bạn sống để làm thủ tục nhập cư.

Một việc nữa cũng rất quan trọng đó là thông báo địa chỉ mới của bạn cho những dịch vụ mà bạn đang sử dụng như điện thoại, bưu điện, ngân hàng…vv.

Tất nhiên bạn có thể làm việc này khi đến nơi ở mới nhưng theo kinh nghiệm cá nhân mình thì nên làm ngay.Đến nơi ở mới rồi rất nhiều việc phải làm nên chắc chắn sẽ quên.

Thủ tục dọn dẹp nhà cửa

Khi chuyển nhà có lẽ đau đầu nhất là xử lý những đồ dùng hiện tại có trong nhà.Những đồ kích cỡ không quá lớn bạn có thể phân loại ra mà vứt theo lịch.Những đồ dùng điện tử cỡ lớn như tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng…vv bạn có thể để lại cho người quen hoặc bán chúng cho tiệm đồ cũ.

Ở mỗi toà nhà đều có dán thông báo số điện thoại của trung tâm này.Bạn hãy gọi điện đến đó thông báo địa chỉ nhà bạn, đồ dùng bạn muốn vứt.Bên trung tâm xử lý rác thải thành phố sẽ thông báo cho bạn về vị trí vứt rác, thời điểm vứt và số tiền bạn sẽ mất.

Bạn ra cửa hàng tiện lợi mua thẻ vứt rác gọi là Sodaigomi Shoriken (粗大ゴミ処理券 ) ứng với số tiền mà nhân viên bên trung tâm xử lý rác thải thành phố đã báo cho bạn.Sau đó bạn dán những phiếu này lên trên những đồ bạn đã đăng kí vứt trước đó.

Đến ngày vứt rác như được thông báo bạn mang rác đến vị trí được chỉ định sẽ có người đến thu nhận rác giúp bạn.

Kết luận

Ai sống ở Nhật cũng phải chuyển nhà một vài lần và đều phải làm những thủ tục trên trước khi chuyển nhà.Thủ tục phải làm tuy nhiều nhưng nếu bạn biết trước và sắp xếp sao cho hợp lý thì sẽ rất nhanh chóng hoàn thành mà không tốn nhiều thời gian công sức.

私は、日本に来てからいままで3回、引っ越しをしたことがあります。引っ越したきっかけは学校や伇事の変化で、それまでとは別の街に引っ越しました。 ここでは、引っ越しについての記事を書こうと思います。まずは、「引っ越しする前に必要な手続き」についてです。

Bản quyền bài viết thuộc về công ty Tsukasa-Shouji tại Nhật Bản.Vui lòng không sao chép và sử dụng nội dung ( kể cả đã dẫn nguồn ) khi chưa có sự đồng ý của phía công chúng tôi cảm ơn.

Mẫu Đơn Xin Cấp Phép Xây Dựng Hoặc Cải Tạo Sửa Chữa Nhà Cũ Chuẩn Nhất

Bất cứ không gian sống nào, khi sử dụng một thời gian sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề cần xử lý. Việc cải tạo sửa chữa nhà cũ, làm tăng thêm công năng sử dụng, tối ưu diện tích chắc chắn là một trong những nhu cầu rất cần thiết. Để sửa nhà mà không muốn bị phạt tiền, gây ra những rắc rối phiền toái với cơ quan chức năng, chủ đầu tư… thì việc làm một mẫu đơn xin cấp phép xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa nhà cũ rất quan trọng.

Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa nhà cũ chuẩn nhất

– Người đại diện: ………………………………………Chức vụ: ……………………………

– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………….

Số nhà: …………….. Đường ………………..Phường (xã) ………………………………..

Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………….

2. Hiện trạng công trình: …………………………………………………………….

– Lô đất số:……………………………………Diện tích …………m2.

– Tại: ……………………………………. . …………………………………………

– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………m2.

– Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3. Nội dung đề nghị cấp phép: ………………………………………………………………..

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………m2.

– Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………….

– Chứng chỉ hành nghề số: chúng tôi ………….. Cấp ngày: …………………

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ………………………………………..

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………..cấp ngày …………………

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………. tháng.

6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

……… ngày ……… tháng ……… năm ………

Một vài lưu ý khi cải tạo sửa chữa nhà

Tiến hành sửa chữa nhà khi nhận được chấp thuận đơn xin sửa nhà bằng văn bản từ ban quản lý

Không được thiết kế lại kết cấu mặc định căn hộ chung cư (nếu bạn chọn cải tạo sửa chữa nhà chung cư) như: hệ thống cửa, màu sơn ngoài căn hộ, hơn nữa tuyệt đối không được phép cơi nới căn hộ gây ảnh hưởng đến kết cấu của các căn hộ khác.

Không được sửa chữa, cải tạo lại nhà với các hạng mục không có trong thoả thuận nếu không bạn sẽ bị phạt hành chính, hoặc tháo dỡ công trình khi vi phạm

Tuân thủ thời gian sửa chữa nhà ở theo đúng cam kết trước đó

Trong quá trình cải tạo sửa chữa nhà nếu làm thiệt hại tài sản của chủ đầu tư, bạn phải có trách nhiệm trong việc bồi thường và khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các gia đình khác khi sửa nhà như gây tiếng ồn lớn, khoan đục tường làm nứt rỏ rỉ sang bên nhà khác

Xây Dựng Nhà Xinh – chuyên thiết kế, thi công, cải tạo nội thất, thế giới nội thất hiên đại: ghế sofa, bàn trà, kê tivi, tủ phòng khách, giấy dán tường, bàn ghế ăn, thảm trang trí, rèm, vách ngăn… các mẫu hiện đại, phong phú với thương hiệu uy tín trên thị trường Hà Nội

Thông tin liên hệ

Email: [email protected]

Số điện thoại: 0986.21.7777

Facebook: https://www.facebook.com/noithatxinh321/

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Trước Khi Cải Tạo Nhà Tập Thể Cũ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!