Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Xin Cấp Lại Sổ Hộ Khẩu Khi Bị Mất, Rách, Hỏng được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân được coi là 2 loại giấy tờ tuỳ thân bất ly thân. Dù bạn có làm gì, thực hiện thủ tục hành chính nào đi chăng nữa: Mua bán nhà đất, BHXH, đăng ký thuế, đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, … vẫn phải sử dụng đến 2 loại giấy tờ này. Tuy nhiên, trong quá trình cất giữ, các giấy tờ có thể bị hỏng, bị rách hoặc không may bị mất thì buộc các bạn phải xin cấp lại giấy tờ, cấp lại sổ hộ khẩu. Và việc xin cấp lại sổ hộ khẩu gia đình bị mất, rách, hỏng là việc làm tiên quyết trước khi các bạn làm lại các giấy tờ khác. Vậy, Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu khi bị mất, rách, hỏng như thế nào? Trong bài viết này Luật Thiên Minh sẽ làm rõ vấn đề trên.
Cơ sở pháp lý
Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013;
Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ công an ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2014;
Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu gia đình
1. Trường hợp sổ hộ khẩu bị mất
– Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm có:
01 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân) của các nhân khẩu trong sổ hộ khẩu cũ.
Xác nhận của Công an khu vực nơi mất giấy tờ/ hoặc xác nhận của công an (trong trường hợp bị rơi hoặc mất)
Giấy uỷ quyền/ hoặc hợp đồng uỷ quyền (nếu có).
– Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp tại bộ phận làm Hộ khẩu thuộc Đội CS Quản lý hành chính về TTXH, Công an huyện/quận/thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh…
Hồ sơ hợp lệ thì người nộp được trao giấy biên nhận
Hồ sơ còn thiếu hoặc sai mẫu, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ.
Hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và phải trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
– Trả kết quả theo theo thời gian hạn ghi trên giấy biên nhận
Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
Nếu không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu thì nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
– Thời gian giải quyết hồ sơ là không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
– Lệ phí cấp lại sổ hộ khẩu bị mất theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – không quá 20.000 đồng.
2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị rách, hỏng
– Chuẩn bị hồ sơ, gồm có:
Sổ hộ khẩu cũ (bị hư hỏng)
01 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Chứng minh thư nhân dân của chủ hộ.
Giấy uỷ quyền/ hợp đồng uỷ quyền nếu uỷ quyền cho người khác làm thay.
– Nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện
Hồ sơ hợp lệ, người nộp được nhận lại giấy biên nhận;
Hồ sơ chưa đủ đúng thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
Hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
– Trả kết quả theo thời gian hẹn ghi trên giấy biên nhận
Được cấp đổi sổ hộ khẩu thì người xin cấp lại nộp lệ phí, nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
Nếu không được giải quyết cấp đổi sổ hộ khẩu thì nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết cấp đổi sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
– Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – không quá 20.000 đồng.
Lưu ý: Với trường hợp xin cấp lại sổ hộ khẩu phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp đổi sổ hộ khẩu thì phải nộp lại sổ hộ khẩu cũ để công an lưu giữ vào hồ sơ dữ liệu công dân.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.vn
Trân trọng !
Thủ Tục Cấp Lại Sổ Đỏ Khi Bị Mất
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và văn bản hướng dẫn thì bạn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp bị mất.
Tại điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ- CP hướng dẫn thi hành luật đất đai quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
“- Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
– Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Đối chiếu với những quy định trên, để được cấp lại sổ đỏ thì bạn cần thực hiện những thủ tục sau:
Bước 1: Người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đến UBND cấp xã, phường nơi có đất nộp đơn khai báo về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cam kết trước pháp luật về việc khai báo của mình.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khai báo cán bộ địa chính cấp xã phường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
-Xác định số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của giấy chứng nhận bị mất;
-Chuyển đơn khai báo lên phòng tài nguyên và môi trường thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
-Niêm yết thông báo việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất.
Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bao gồm:
-Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu);
-Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;
-Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hoả hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp xã, phường nơi bạn cư trú.
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn theo luật định.
Làm Lại Hộ Chiếu Bị Mất Tại Tphcm. Thủ Tục Xin Cấp Lại Passport Mới Bị Mất
Dịch Vụ Làm Lại Hộ Chiếu Bị Mất Tại TPHCM
♦ Làm Lại Hộ Chiếu Bị Mất Không Lo Bị Phạt. Bị Mất Passport Xin Cấp Lại Lấy Ngay Trong Ngày. Dịch Vụ Làm Lại Hộ Chiếu Bị Mất Tại TPHCM HOÀN CẦU – ĐỘC CÔ CẦU BẠI.
♦ Theo quy định mới nhất 2019, Bạn có Hộ Khẩu tỉnh nào thì nộp hồ sơ xin cấp lại Hộ Chiếu bị mất (trong vòng 48 tiếng từ lúc phát hiện bị mất Hộ Chiếu) ở Phòng QLXNC tỉnh đó. Hồ sơ gồm CMND (Căn Cước) và Hộ Khẩu bản chính, hình chụp tại chỗ, . Lệ phí nhà nước từ 400,000 đ cho tới 2,500,000 đ. Bị mất Hộ Chiếu ở nước ngoài thì xin Giấy thông hành về Việt Nam rồi xin cấp lại.
♦ Nếu Bạn không muốn về địa phương, không muốn bị phạt nặng, đặc biệt nếu Bạn bị mất Hộ Chiếu ở nước ngoài, về VN để lâu không đi xin cấp lại, Giấy thông hành hết hạn, hay mất Giấy thông hành, thậm chí làm về chui nên không có Giấy thông hành luôn, thì dịch vụ làm lại Hộ Chiếu bị mất ở đâu tại TPHCM có thể giúp Bạn được cấp lại Hộ Chiếu bị mất lấy ngay sau 1, 2 ngày, mà không lo thủ tục rườm rà và đặc biệt không lo bị phạt nặng đây?
⇒ Bạn chỉ cần alo cho HOÀN CẦU, việc xử lý hết hồ sơ để bạn nhẹ nhàng được cấp lại Hộ Chiếu bị mất, bị mất Hộ Chiếu làm lại nhanh mà không lo bị phạt nặng để Dịch Vụ Làm Lại Hộ Chiếu Bị Mất HOÀN CẦU xử lý cho Bạn!
DỊCH VỤ LÀM LẠI HỘ CHIẾU BỊ MẤT
BỊ MẤT HỘ CHIẾU LÀM LẠI LẤY NHANH
Bạn bị mất Hộ Chiếu còn thời hạn, Bạn muốn làm lại Hộ Chiếu mới lấy gấp để kịp xuất cảnh. Không quan trọng Hộ Khẩu Tỉnh hay TPHCM, không cần có Sổ Tạm Trú KT3. Chỉ cần CMND (Căn Cước) bản chính & Hộ Khẩu photo (không cần công chứng). HOÀN CẦU sẽ bảo lãnh cho Bạn được làm lại Hộ Chiếu bị mất lấy ngay tại Cục QLXNC – Bộ C.A (TPHCM).
∗ Giá trên chưa bao gồm Lệ Phí Làm Lại Hộ Chiếu Bị Mất Của Nhà Nước 400,000 đ ∗
XEM THÊM: DỊCH VỤ LÀM HỘ CHIẾU NHANH
♦ Mất Hộ Chiếu trước ngày bay thì làm thế nào, mất Hộ Chiếu làm lại trong bao lâu, mất Hộ Chiếu làm lại được không, mất Hộ Chiếu làm lại có bị phạt không, bị phạt bao nhiêu, mất Hộ Chiếu làm lại mất bao lâu, bao nhiêu tiền, mất Hộ Chiếu làm lại ở đâu, cần những thủ tục gì, phải làm sao, mất Hộ Chiếu có xin cấp lại được không, xin cấp lại như thế nào? Thời gian cấp lại Hộ Chiếu bị mất, lệ phí làm lại Hộ Chiếu bị mất bao nhiêu tiền? Hồ sơ xin cấp lại Hộ Chiếu bị mất cần những gì?
♦ Mất Passport có làm lại được không, mất Passport làm lại trong bao lâu, mất Passport làm lại bao nhiêu tiền, mất Passport làm lại như thế nào, ở đâu, mất Passport có bị phạt không, mất Passport bị phạt bao nhiêu, làm gì khi bị mất Passport ở nước ngoài, thủ tục cấp lại Passport bị mất , thủ tục làm lại Passport bị mất? Cách xin cấp lại Hộ Chiếu bị mất, cách làm lại Hộ Chiếu bị mất ở nước ngoài?
Làm Lại Sổ Hộ Khẩu Đã Mất
Việt Tín Law là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ xin sổ hộ khẩu, nếu quý bạn và các vị bị thất lạc số hộ khẩu và đang vướng mắc thủ tục hồ sơ đừng ngần ngại liên hệ tới đường dây nóng của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí.
Quy định về việc cấp lại sổ hộ khẩu
Theo khoản 2 điều 24 Luật cư trú quy định: Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
Ngoài ra, mục 5 Phần II của Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 1-7-2007 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú cũng quy định như sau:
* Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quân, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới; các trường hợp đã cấp sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo quy định trước đây vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng, từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 nếu có nhu cầu đổi sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới thì được đổi lại.
* Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp.
Thủ tục đổi, cấp lại sổ hộ khẩu
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới).
* Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
* Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.
* Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.
* Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
* Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xoá, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
Mẫu đơn xin cấp lại sổ hộ khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN KHAI NHÂN KHẨU
(Dùng cho người từ đủ 14 tuổi trở lên)
1. Họ và tên khai sinh:(1) ……………………………………………………2. Giới tính(Nam/nữ):…………….
3. Họ và tên gọi khác(Nếu có): ………………………………………………………………………………………..
4. Ngày, tháng, năm sinh:………………………..5. Nơi sinh:…………………………………………………….
6. Quê quán:(2) ……………………………………………………………………………………………………………….
7. Dân tộc:………………………8. Tôn giáo:………………………..9.CMND số:……………………………….
10. Hộ chiếu sô:………………………………….11. Sổ hộ khẩu số:……………………………………………….
12. Nơi thường trú:………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………
13. Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
14. Trình độ học vấn:(3)……………………………15. Trình độ chuyên môn:(4) ……………………………..
16. Biết tiếng dân tộc ít người:…………………………………..17. Biết ngoại ngữ:………………………..
18. Nghề nghiệp, chức vụ, nơi làm việc hiện nay:……………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………
19. Từ dủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì:
TỪ THÁNG, NĂM
ĐẾN THÁNG, NĂM
CHỖ Ở
(Ghi rõ số nhà, đường phố; tổ, xóm, ấp, bản, xã/phường/thị trân; quận/huyện; tỉnh/thành phố, Nếu nước ngoài thì ghi rõ tên nước)
NGHỀ NGHIỆP, NƠI LÀM VIỆC
(1) Viết chữ in hoa đủ dấu. (2) ghi theo giấy khai sinh hoặc quê gốc. (3) ghi trình độ học vấn cao nhất: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, trình độ phổ thông(12/12,7/10…). (4) ghi trình độ chuyên môn cao nhất: Tiến sĩ Y học, Thạc sĩ quản lý giáo dục, cư nhân luật…
20. Tiền an: (Tội danh, hình phạt, theo bản án số, ngày của tòa án)……………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………
21. Quan hệ gia đình:(Bố, mẹ; vợ/ chồng; con; anh, chị, em ruột)(5)
…………….., ngày………tháng……..năm……..
NGƯỜI KHAI HOẶC NGƯỜI VIẾT HỘ
(Cam đoan; ký ghi rõ họ tên)
(5) Ghi cả cha mẹ; con nuôi; người nuôi dưỡng; người dám hộ theo quy định của pháp luật (nếu có)
(6) Số nhà đường, phố, tổ, xóm, ấp, bản, xã/phường/thị trân; quận/huyện; tỉnh/thành phố, Nếu nước ngoài thì ghi rõ tên nước.
Hướng dẫn cách ghi các mẫu khai
Yêu cầu ghi biểu mẫu:
– Ghi chính xác những nội dung trong biểu mẫu, chữ viết phải rõ ràng, viết cùng một loại mực, không viết tắt. – Người đến làm thủ tục đăng ký cư trú không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ. – Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong biểu mẫu.
1. Cách ghi thông tin về cá nhân:
– Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp. a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu; b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh; c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này); d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ; đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh; e) Mục “Quê quán”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh. Nếu giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trường hợp con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận cha cho con thì quê quán của con được xác định theo quê quán của mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có); h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp; i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
2. Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú
– Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ tên nước phiên âm bằng tiếng Việt).
3. Cách ghi thông tin về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi cơ quan Công an cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú.
Quy định cách ghi trong các biểu mẫu cụ thể:
1. Bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01)
– Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”); – Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ; – Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ cao nhất được cấp (Anh A, Anh B hoặc Pháp A, Pháp B hoặc Nga A, Nga B …); – Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm nào đến tháng, năm nào) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc). – Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. Thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
2. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02)
– Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau: a) Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ.
b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó.
c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ, tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
– Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: Đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu … – Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm. – Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:
a) Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú trước đây xác nhận nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú (sau đây viết gọn là Thông tư số 52).
b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú xác nhận việc bị mất đó.
3. Phiếu khai báo tạm vắng (Mẫu HK05)
Mục “Nơi thường trú/ nơi tạm trú”: Nếu ghi nơi thường trú thì gạch nơi tạm trú và ngược lại.
Mục “Lý do tạm vắng”: Ghi rõ lý do đi khỏi nơi cư trú.
Phần phiếu cấp cho công dân thì Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi cấp phiếu khai báo tạm vắng phải ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu; phần lưu thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn và người khai báo chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên.
4. Giấy chuyển hộ khẩu (Mẫu HK07)
Số giấy chuyển hộ khẩu: Ghi theo số thứ tự cấp giấy chuyển hộ khẩu từng năm tại cơ quan Công an có thẩm quyền.
Mục “Lý do chuyển hộ khẩu”: Ghi rõ lý do chuyển hộ khẩu.
Mục “Họ và tên chủ hộ nơi đi” và “quan hệ với chủ hộ”: Ghi họ, tên, mối quan hệ trực tiếp với chủ hộ nơi người đăng ký thường trú chuyển đi (nơi đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu).
Mục “Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu”: Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
Trường hợp chuyển cả hộ thì cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu phải ghi rõ chuyển đi cả hộ để thông báo cho cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến. Trước khi cấp sổ hộ khẩu mới, cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến thu lại sổ hộ khẩu cũ để lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
Trường hợp bạn vướng mắc hồ sơ có thể liên hệ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được tư vấn miễn phí !
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Xin Cấp Lại Sổ Hộ Khẩu Khi Bị Mất, Rách, Hỏng trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!