Xu Hướng 6/2023 # Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm # Top 14 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thủ tục yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

 

Để yêu cầu giám đốc thẩm xem lại bản án dân sự thì tôi phải làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn!

 

Gửi bởi: Nguyễn Văn Ngà 

Trả lời có tính chất tham khảo luat su gioi luat su uy tin

 

Bạn thân mến, trường hợp bạn hỏi, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Trường hợp bạn muốn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án dân sự phúc thẩm (bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án – theo quy định của khoản 6 Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự), phải tuân theo các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011. Cụ thể:

 

Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm luật sư giỏi luật sư uy tín

 

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

 

1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

 

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; luật sư luat su

 

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. tìm luật sư tim luat su

 

Căn cứ vào quy định của  “Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”

 

Điều 284a quy định về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây: luật sư ly hôn luat su ly hon

 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị; luật sư bào chữa luat su bao chua

 

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị; 

 

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

 

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

 

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

 

2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.

 

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

 

Điều 284b quy định thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

 

2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

 

3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

 

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”

 

Điều 285 quy định về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

 

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

 

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 288 như sau:

 

1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

 

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

 

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

 

Căn cứ theo Điều 284 thì thời hạn bạn được gửi đơn yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm; Điều 288 thì thời hạn kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm (khoản 1) hoặc 5 năm (theo quy định của khoản 2);

 

Tóm lại: Nếu muốn được xem xét giải quyết lại bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm thì trong thời hạn một năm kể từ ngày tuyên án, bạn cần làm đơn khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị cho xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

Nội dung đơn khiếu nại cần căn cứ theo quy định tại Điều 284a, đặc biệt lưu ý phải có kèm theo bản án và những chứng cứ chứng minh cho lý do mà bạn yêu cầu xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Lý do đề nghị (theo điểm d khoản 1 Điều 284a) của đơn cần căn cứ vào Điều 283 để nêu ngắn gọn những căn cứ mà bạn cho rằng cần phải xem lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

 

Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về “dân sự ” trong vụ án hình sự

 

 

Trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự được ban hành, việc kháng  nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự căn cứ vào các điều 71,72 và 73 pháp lệnh thủ tuịc giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn giám đốc thẩm các vụ án hình sự khi cần phải kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự chủ yếu căn cứ vào điều 73 về thời hạn kháng nghị là 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; còn các vấn đè khác ít được nhắc đến.

 

Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã có hiệu lực pháp luật thì việc kháng nghị về dân sự trong  vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại các điều 283,284,285,287,288,289, và 290 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm tương đối cụ thể và không khó áp dụng. Tuy nhiên thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy, vấn đề vướng mắc và có nhiều  ý nghĩa khác nhau là xác định thế nào là “dân sự trong vụ án hình sự” và phạm vi áp dụng đối với ai? Có áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự đối với người bị kết án và người bị hại không, vì sao?

 

Trước hết việc xác định thế nào là “dân sự” trong vụ án hình sự có nhiều ý kiến khác nhau:

 

 

Theo quan điểm này thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tương đối rộng, bao gồm các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 41 và Điều 42 Bộ luật Hình sự, trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ là một phần dân sự trong vụ án hình sự. Thời hạn kháng nghị theo điều 288 Bộ luật Tố tụng Dân sự là 3 năm không kể có lợi hay bất lợi cho người bị kết án.

 

 

Theo quan điểm này, thì chỉ áp dụng thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 3 năm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, còn các khoản khác, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án là một năm kể  từ khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án là không có thời hạn.

 

 

 

Mặc dù Bộ luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng Hình sự không có điều khoản nào quy định một cách  rõ ràng  rằng vấn đề “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những khoản nào, nhưng căn cứ vào các quy định về người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, chúng ta có thể xác định được “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những điều khoản nào.

 

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự thì, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra; nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

 

 

Như vậy, “dân sự” trong  vụ án hình sự chỉ là quan hệ về đòi lại tài sản; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần; yêu cầu sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bị huỷ hoại do tội phạm gây ra.

 

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử chỉ ra rằng, có một số Toà án giải quyết cả quan hệ dân sự không do tội phạm gây ra trong vụ án hình sự. sau khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện việc giải quyết đó của Toà án là không đúng về nội dung, gây thiệt hại cho người tham gia tố tụng.

 

Ví dụ: A lừa đảo chiếm đoạt của B 400 triệu đồng. Trong quá trình điều tra về hành vi lừa đảo của A, Cơ quan điều tra còn nhận được đơn của C tố cáo A còn nợ C 500 triệu đồng; cơ quan điều tra xác định A chỉ nợ C 300 triệu đồng chứ không phải 500 triệu đồng như đơn tố cáo của C và kết luận, khoản tiền A nợ C không phải là tội phạm mà chỉ là quan hệ dân sự; Viện Kiểm sát cũng không truy tố A. về việc nợ tiền của C. Nhưng khi xét sử, Toà án lại xác định C là nguyên đơn dân sự và buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng. Sau  khi bản án có hiệu lực pháp luật, C khiếu nại  và xuất trình tài liệu chứng minh rằng A nợ C 500 triệu triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như quyết định của Toà án. Sau khi kiểm tra, thấy tài liệu mà C xuất trình có căn cứ chứng minh là A nợ C 500 triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như Toà án quyết định. Việc Toà án quyết định A phải trả cho C 300 triệu đồng là không đúng pháp luật. Lẽ ra, khi xét sử, Toà án phải tách việc C yêu cầu A trả 500 triệu đồng bằng vụ kiện dân sự khác vì quan hệ giữa A và C không phải là quan hệ dân sự trong vụ án hình sự. Giả thiết, việc Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là đúng thì sai lầm về tố tụng có thể chỉ cần rút kinh nghiệm, nhưng, Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là gây thiệt hại cho C nên phải kháng nghị giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, việc kháng nghị khoản tiền mà Toà án buộc A phải trả cho C cũng được coi như là “dân sự ” trong vụ án hình sự; thời hạn kháng nghị là 3 năm kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật.

 

 

 

 

 

Đây không phải là vấn đề mới, nhưng về lý luận và thực tiễn còn có ý kiến khác nhau, hi vọng sắp tới Toà án nhân dân tối cao cùng với Viện kiểm sat nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn chính thức về việc này

 

Đinh Văn Quế – Chánh Tòa hình sự TAND  tối cao

Theo: Vietnamese law consultancy

 

Mẫu Đơn Đề Nghị Giám Đốc Thẩm Bản Án Hành Chính Mới Nhất

Mẫu số 48-HC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ……, ngày….. tháng …… năm…… ngày 13 tháng 01 năm 2023 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

đối với Bản án (Quyết định) (1) ………… số ……….. ngày…. tháng….. năm của Tòa án nhân dân…………………

Bản sao Bản án (Quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………..

Kính gửi:(2) ………………………………………………………

Người đề nghị:(3)……………………………………………………………….. Địa chỉ:(4)……………………………………………………………………………………….. Số điện thoại (nếu có):……………………., số fax (nếu có)……………………. Thư điện tử (nếu có): …………………………………………………………………. Là: (5)……………………… trong vụ án……………. về…………………………………… Đề nghị xem xét Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân…………………. đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Lý do và căn cứ đề nghị:(7)……………………………………………………………….. Yêu cầu của người đề nghị:(8)……………………………………………………………. Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

Người làm đơn(10)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 48-HC: (1) (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”. (2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 260 của Luật tố tụng hành chính (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao). (3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện). (4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. (5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là người khởi kiện). (7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. (8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ Bản án hành chính phúc thẩm số 10/2017/HCPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật). (9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số…; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân…; 3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày…). (10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào đơn.

Mẫu Đơn Yêu Cầu Xem Xét Thẩm Định Tại Chỗ

Xem xét thẩm định tại chỗ

Xem xét, thẩm định tại chỗ là biện pháp thu thập chứng cứ có kết quả là nguồn chứng cứ để căn cứ vào đó giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

Việc xem xét thẩm định tại chỗ được thực hiện khi:

Có yêu cầu của đương sự

Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

Khi đương sự xét thấy cần thiết phải thực hiện thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ, cần làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định xem xét thẩm định tại chỗ.

Biểu mẫu đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ

Biểu mẫu đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ cần phải có những nội dung sau:

Ngày, tháng, năm làm đơn

Tên đơn yêu cầu (Đơn yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ)

Tên cơ quan có thẩm quyền (Tòa án nơi đang thụ lý và giải quyết vụ án)

Thông tin người yêu cầu

Nội dung yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ

Trình bày lý do yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ

Chữ ký (ghi đầy đủ họ và tên) của người yêu cầu.

Nghĩa vụ chịu phí xem xét thẩm định tại chỗ

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Tố tụng dân sự 2023, nghĩa vụ chịu phí tạm ứng xem xét thẩm định tại chỗ cụ thể được quy định như sau:

Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.

Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Sau khi giải quyết vụ án, nghĩa vụ chịu phí xem xét thẩm định tại chỗ được quy định như sau:

Do các bên tự thỏa thuận.

Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Trường hợp cả haithuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Tố Tụng Dân sự 2023 thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2023 thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Thủ tục trình tự thẩm định tại chỗ

Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được lập thành biên bản, ghi rõ kết quả, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, những người khác được mời tham gia.

Mẫu Đơn Yêu Cầu Thẩm Định Giá Tài Sản Tranh Chấp

Những trường hợp phải thẩm định giá tài sản tranh chấp

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2023 quy định, Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Các bên đương sự tự thỏa thuận với nhau lựa chọn tổ chức định giá tài sản khi không thống nhất được việc xác định giá trị tài sản tranh chấp.

Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.

Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản.

Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

Biểu mẫu đơn yêu cầu thẩm định giá tài sản tranh chấp

Nội dung đơn yêu cầu thẩm định giá tài sản tranh chấp bao gồm những nội dung sau:

Ngày tháng năm làm đơn

Tòa án nhân dân nơi nộp đơn yêu cầu

Họ tên, thông tin người yêu cầu

Tài sản tranh chấp cần thẩm định giá

Nội dung đơn yêu cầu thẩm định giá lại tài sản tranh chấp bao gồm những nội dung sau:

Ngày tháng năm làm đơn

Tòa án nhân dân nơi nộp đơn yêu cầu

Họ tên, thông tin người yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Lý do yêu cầu

Trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản tranh chấp

Khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng, Hội đồng định giá tiến hành định giá. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá.

Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, nhưng chỉ có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá, Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.

Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự.

Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự có thể thực hiện thủ tục định giá lại tài sản.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!