Bạn đang xem bài viết Thực Tập Tại Đơn Vị Nghiên Cứu, Chăn Nuôi Tạo Lợi Thế Cho Sinh Viên Mới Ra Trường được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với sinh viên ngành chăn nuôi thú y, thực tập rèn nghề sẽ cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong trường với môi trường hoạt động nghiên cứu, sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên ngành chăn nuôi thú y khi chuẩn bị đi thực tập đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực tập và những điều cần biết để có thể giao tiếp ứng xử trong môi trường đó. Do vậy, chương trình hợp tác định hướng cho sinh viên đến thực tập, rèn nghề của Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì với trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Hùng Vương Phú Thọ, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Đại học Hồng Đức Thanh Hóa…. đã tạo cho các bạn sinh viên có cái nhìn rõ nét hơn công việc của mình sau khi ra trường.
Qua quá trình thực tập các bạn sinh viên ngành chăn nuôi thú y nắm bắt được quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Quy trình phòng và chữa các bệnh xảy ra trên đàn bò. Tiếp cận các kinh nghiệm và thông tin mới trong nghiên cứu, sản xuất chăn nuôi.
Sinh viên học tập tại trang trại chăn nuôi
Các bạn sinh viên được trải nghiệm thực tế
Tại đơn vị thực tập các bạn sinh viên được trải nghiệm thực tế giúp các bạn sinh viên áp dụng các kiến thức trên giảng đường vào cơ sở thực tế và cũng đúc kết được các kinh nghiệp thực tế của đơn vị nghiên cứu, chăn nuôi cho bản thân, tạo được sự chủ động trong công việc và trong nhiều tình huống khác nhau, trau dồi kỹ năng giao tiếp, đáp ứng các nhu cầu học tập cá nhân, chuẩn bị hành trang sau khi ra trường để tìm một công việc như ý muốn.
Nguyễn Yên Thịnh
Hướng Dẫn Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên làm KLTN nên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Nhận đề tài (Theo đề nghị và theo sự phân công của Khoa)
Bước 2. Tìm tài liệu tham khảo tại các thư viện, tại các cơ quan, trường học hoặc qua bạn bè… viết đề cương nghiên cứu. (Xem hướng dẫn cụ thể ở mục III)
Bước 3. Liên hệ với Giáo viên hướng dẫn, thống nhất tên đề tài, kết cấu dự kiến đề tài với giáo viên hướng dẫn.
Bước 4. Tiến hành nghiên cứu lí thuyết, tài liệu, trao đổi chuyên môn, phỏng vấn, thực hành…để viết báo cáo theo nội dung đề tài đã được vạch ra trong đề cương.
Bước 5. Báo cáo sơ bộ với thầy giáo hướng dẫn tình hình thực hiện đề cương và kết quả nghiên cứu.
Bước 6. Hoàn chỉnh khoá luận tốt nghiệp. Nộp KLTN cho thầy hướng dẫn duyệt lần cuối.
Bước 7. Nộp KLTN cho Bộ môn hoặc Khoa.
Bước 8. Chuẩn bị và bảo vệ tốt nghiệp.
Việc trích dẫn tài liệu tham khảo ra sao là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính nghiêm túc, trung thực của một công trình khoa học.
Mỗi một ý được tác giả nêu trong công trình khoa học nếu đã xuất hiện ở một công trình của tác giả khác phải được trích dẫn tương ứng bằng một Footnote.
Trích dẫn khoa học thường là trích dẫn gián tiếp (indirect). Tức là ý tưởng, quan điểm của một tác giả khác phải được trình bày bằng văn phong và cách hiểu riêng của chính tác giả công trình cùng với trích dẫn nguồn đầy đủ. Trích dẫn trực tiếp (direct) chỉ được sử dụng khi cần phải trích dẫn cả đoạn, hoặc cả câu đòi hỏi tính chính xác cao. Đoạn được trích dẫn phải để trong ngoặc kép và in nghiêng, đồng thời trích dẫn Footnote đầy đủ. Cả trích dẫn trực tiếp và gián tiếp đều phải nêu chính xác nguồn.
Một trích dẫn không đầy đủ hoặc mắc lỗi sẽ làm hỏng cả công trình. Để tránh tình trạng này, khi trích dẫn, cần trích dẫn được nguồn gốc. Sở dĩ phải làm như vậy vì người ta có thể dịch sai hoặc hiểu sai bản gốc ban đầu. Hơn nữa, nếu một công trình có nhiều lần tái bản thì cần trích lần tái bản mới nhất của công trình đó.
Những thuật ngữ quan trọng (hoặc dòng quan trọng) có thể được viết chữ in nghiêng hoặc in đậm nhưng phải thống nhất.
Tên sách phải được trích dẫn đầy đủ. Nếu là sách xuất bản lần đầu thì bỏ thông tin về lần xuất bản. Lưu ý c) Cách trích dẫn Footnote đối với sách tham khảo, chuyên khảo: Họ và tên tác giả, tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang trích dẫn. Một trích dẫn sách thường bắt đầu với họ và tên đầy đủ của tác giả. Học hàm, học vị của tác giả được lược bỏ.luôn trích dẫn lần xuất bản (tái bản) được cập nhật mới nhất.
d) Giải thích thuật ngữ: Một thuật ngữ hoặc một vấn đề cần giải thích thêm có thể được trình bày ở Footnote. Trong khoa học pháp lý, khi sử dụng thuật ngữ pháp lý phải chính xác, liên tục kèm theo trích dẫn cụ thể điều, khoản luật và tên đạo luật đó (Ví dụ: Điều 84 Khoản 1 Hiến pháp năm 1992). Đối với đạo luật hoặc văn bản pháp lý lần đầu tiên xuất hiện trong KLTN, để đảm bảo tính chính xác, tác giả nên trích dẫn ở Footnote nêu rõ loại văn bản, số hiệu, tên văn bản, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành, nguồn truy cập từ công báo (nếu có) và ngày tháng năm có hiệu lực. Sinh viên có thể tìm kiếm trên các nguồn chính thức là các cuốn sách tập hợp văn bản pháp luật hoặc các website chính thức nhà nước như: Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam của Văn phòng Quốc hội; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Công báo của Chính phủ; Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư Pháp.
e) Trích dẫn từ các website: Nhìn chung, một công trình khoa học nên hạn chế tối đa trích dẫn nguồn từ các website. Tốt nhất tác giả nên dẫn nguồn từ sách, tạp chí chuyên ngành. Trong trường hợp không thể tìm thấy nguồn trong thư viện, mà nguồn từ website lại là dữ liệu cần thiết bổ sung để chứng minh một lập luận nào đó, tác giả có thể trích dẫn nguồn từ website đầy đủ theo cách: Họ và tên tác giả/ Nhóm tác giả, tên bài viết, địa chỉ truy cập từ Internet kèm theo tên cơ quan quản lý website, ngày tháng năm đăng bài viết, ngày tháng năm truy cập website.
Vận dụng phương pháp Tam đoạn luận (Syllogism) của Arixtot – một phương pháp logic hình thức truyền thống trong luật học: Tam đoạn luận là suy luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận. Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải chết (tiền đề lớn/ tiền kiện), Socrat là người (tiền đề nhỏ), vậy Socrat cũng phải chết (kết luận). Khi nói hoặc viết, mỗi một đoạn, sinh viên nên bắt đầu bằng một ý (tiền đề lớn) hay câu mở đầu thật ngắn gọn, rõ ràng. Bước tiếp theo, sinh viên cần làm sáng tỏ vấn đề/ ý đã nêu bằng những lý lẽ và dẫn chứng cụ thể và bước cuối cùng là đưa ra câu kết luận có ý nghĩa, khẳng định lại tính đúng đắn của ý hoặc vấn đề đã nêu ở câu mở đầu.
Thường xuyên trích dẫn điều luật: Học luật thì không thể thoát ly văn bản luật và các điều luật. Điều này đòi hỏi sinh viên phải đọc rất nhiều và cập nhật liên tục các văn bản luật. Khi muốn chứng minh một vấn đề, kể cả các vấn đề lý luận hay một vấn đề thực tế, sinh viên cần trích dẫn đầy đủ cơ sở pháp lý là những văn bản luật, những điều khoản cụ thể và cơ sở thực tế phát sinh.
Nắm chắc những phương pháp kể trên, cùng với việc luyện tập thường xuyên, sinh viên sẽ xây dựng được cho mình một phong cách riêng – phong cách luật học.
VII. BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phần trả lời câu hỏi là phần quan trọng trong Bảo vệ KLTN, kiến thức và kỹ năng lập luận của sinh viên được thể hiện rõ nhất ở phần này. Sinh viên cần tập trung trả lời trúng và thuyết phục câu hỏi Hội đồng đưa ra. Để làm được tốt điều này, trước tiên sinh viên phải hiểu câu hỏi mà Hội đồng đưa ra. Nếu chưa hiểu câu hỏi, sinh viên có thể hỏi kĩ lại câu hỏi của Hội đồng, say đó suy nghĩ và trả lời theo cách hiểu của mình.
Mẫu Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Ra Trường
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường đầy đủ các yêu cầu của một đơn xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng dành cho các bạn sinh viên còn đang bối rối chưa biết cách chuẩn bị cho mình một đơn xin việc hay nhất.
Như ở các bài viết trước, tôi đã có nhắc đến tầm quan trọng hàng đầu của CV trong việc quyết định xem nhà tuyển dụng có đọc tiếp hồ sơ và chọn bạn vào vòng tuyển dụng tiếp theo hay không. Chính vì vậy mà việc chăm chút cho một bản CV chỉn chu là thực sự cần thiết đối với bất kỳ ai khi đi xin việc. Và nó càng cần thiết hơn nữa đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa hề có kinh nghiệm gì.
Và tôi sẽ tư vấn cho bạn cách thiết kế một CV hoàn chỉnh cho một sinh viên mới ra trường với hai lưu ý sau:
Thứ nhất: Biết người – Biết nhà tuyển dụng cần gì từ sinh viên mới ra trường?
Trước khi viết được CV thì bạn phải trả lời được câu hỏi, nhà tuyển dụng cần gì ở mình, một sinh viên mới ra trường? Và khi bạn đã trả lời được câu hỏi đó, hãy bắt tay vào viết theo hướng nhà tuyển dụng cần.
Đương nhiên họ cần kiến thức của bạn để có thể ứng dụng những điều mới mẻ vào Công ty, những kiến thức mới cập nhật, hiện đại, phát hiện mới về công ty, hay cập nhật những tinh hoa kiến thức mới của thế giới trong ngành, lĩnh vực mà công ty đang theo đuổi.
Khi đó bạn phải biết cách phô diễn những gì mình đã học được để ánh xạ vào hoạt động của công ty. Bạn nên liệt kê ra các kiến thức đã học, phục vụ cho công việc bạn xin, thậm chí có những đánh giá, nhận xét về việc áp dụng vào thực tế hiện nay.
Song song với việc đó bạn cũng phải bộc lộ khả năng học hỏi, cập nhật, tiếp thu các kiến thức mà doanh nghiệp đào tạo để có thể trưởng thành. Đây là điều mà nhà tuyển dụng chú ý ở một đơn xin việc của sinh viên mới ra trường
Khi bạn trẻ, nhà tuyển dụng sẽ nhìn bạn ở dạng tiềm năng, nên nhà tuyển dụng luôn xem tố chất và đạo đức là điều mà họ quan tâm nhất khi quyết định tuyển bạn.
Đương nhiên bạn phải bộc lộ điều này bằng kiến thức, tính cách, con người, khát khao, tham vọng của mình, giúp nhà tuyển dụng nhìn ra tố chất của bạn, hay đơn giản là kể những việc mình từng phụ trách như lớp trưởng, hay bí thư lớp…. Hãy nêu những điều ấy trong đơn xin việc của mìnhcũng có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy tố chất từ bạn.
Chắc chắn bạn cần phải có các kỹ năng nhất định, tương đồng, gần sát với những gì mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì mới có thể trúng tuyển, thậm chí vì kinh nghiệm hạn chế bạn phải có sự bộc lộ cao, nhiều hơn, tốt hơn những ứng viên khác về kỹ năng mềm.
Kinh nghiệm là phải có sự trải nghiệm mới có thể có được, nhưng kỹ năng mềm, một phần có từ tố chất của bạn, một phần bạn rèn luyện được nên nhiều khi người mới ra trường đã có thể tốt hơn người đi làm vài năm. Nên cần bộc lộ và mô tả các kỹ năng mình có để có thể phục vụ tốt công việc.
Sau cùng là đam mê và nhiệt huyết của bạn
Bạn là người trẻ, bạn phải đam mê, nhiệt huyết và đó là điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm thấy trong CV của bạn, điều này được coi là lợi thế của những người trẻ với những người có kinh nghiệm.
Bạn cần mô tả những việc đã trải qua bằng nghị lực và đam mê của mình. Bạn nên khẳng định việc bạn có thể làm mọi việc, đi xa, đi gần, đêm hôm, mưa bão, rồi ngay cả những việc sốc, nặng…
Ngoài ra các bạn cũng cần quan tâm và mô tả việc có khả năng ứng dụng các công nghệ mới, sự tìm tòi, khám phá đã giúp bạn tăng được năng suất trong học tập và trong công việc.
Thứ hai: Biết ta – nên tránh cái gì trong đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường
Chăm chút từ những chi tiết nhỏ nhất như tên, địa chỉ, số điện thoại,… đặc biệt là mail, đừng bao giờ lấy những cái tên mang tính trẻ con như xuka_ditimnobita@gmail.com,.. Viết đúng chính tả, suy xét cẩn trọng từng câu từng chữ. Bạn nên tránh sử dụng quá nhiều từ “tôi”, thay vào đó hãy dùng các động từ mạnh như “phát triển”, “động lực”, “thúc đẩy”,…
Chọn một phong cách CV thống nhất trước khi viết. Đó có thể là CV theo trình tự thời gian, CV theo chức năng hay là CV tổng hợp.
Trình bày mọi thông tin cá nhân, đặc biệt là về học vấn, kỹ năng… của bạn một cách rõ ràng, đầy đủ nhưng đừng quá miên man, dài dòng không cần thiết.
Tiếp sau: Bạn đừng quá quan tâm đến tiền
Bạn là người trẻ, đam mê, nhiệt huyết, mong muốn học hỏi, thì bạn đừng quá bận tâm đến thu nhập, hãy xác định cho mình một con số để sống tốt hơn thời sinh viên.
Cuối cùng: Biết chính xác bạn khai gì trong đơn xin việc
Quả thực, khi đi xin việc, CV là một yếu tố vô cùng quan trọng đòi hỏi bạn cần phải chăm chút từng tí một. Đặc biệt là với sinh viên mới ra trường, khi bắt đầu làm bản CV đầu tiên thì đừng bao giờ nóng vội, cũng đừng lo lắng về việc mình chẳng có kinh nghiệm nào. Bởi lẽ nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hiểu điều đó và chính những điểm nổi trội khác như kiến thức, tố chất, kỹ năng mềm… sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Và tôi luôn khuyên các bạn rằng: Không gì là không thể, cẩn trọng một chút, thông minh một chút, bạn sẽ thành công.
Vũ Khánh Hiếu – Luật sư Việt
Cách Viết Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Ra Trường
Là một sinh viên vừa kết thúc quãng thời gian học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường, bạn bắt đầu ra ngoài và phải đối mặt dần với những khó khăn trong cuộc sống. Một trong những sự “lúng túng” đầu tiên có lẽ chính là việc viết đơn xin việc. Vậy một lá đơn xin việc sẽ cần có những gì? Làm thế nào để có một lá đơn hoàn chỉnh và được nhà tuyển dụng đồng ý nhanh chóng nhất? Hãy tham khảo ngay những điều sau đây
NHỮNG NỘI DUNG CẦN CÓ TRONG MẪU ĐƠN XIN VIỆC CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
Đây là những mục tối thiểu mà bạn bắt buộc phải có trong lá đơn khi muốn ứng tuyển vào một tổ chức hay cơ quan nào đó. Chú ý một mẫu đơn xin việc cho dù đơn giản nhưng vẫn phải đầy đủ các phần sau nhé :
Họ và tên, giới tính, năm sinh , địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.
Một tip nhỏ cho bạn đó là email bạn sử dụng trong công việc, để đi xin việc làm cần phải nghiêm túc, dễ nhớ, dễ sử dụng , có thể dùng cho lâu dài, hoặc một địa chỉ email có thể gắn với học vị/chức vụ của bạn.
Ví dụ : [email protected] ( nếu bạn dùng gmail ) , hay [email protected],..
Bạn tốt nghiệp Đại học ( Cao học ) nào? Chuyên ngành gì? Tốt nghiệp năm bao nhiêu?
Một số thành tích, giải thưởng từ các cuộc thi ( nếu có ). Các chứng chỉ Ngoại ngữ , tin học văn phòng.. là một lợi thế cho lá đơn xin việc của bạn thêm thuận lợi.
Kinh nghiệm của bản thân và thành tích đạt được
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa từng đi làm chính thức đúng chuyên môn tại một cơ quan tổ chức nào đó, bạn có thể kể ra một số hoạt động làm thêm bán thời gian (part-time) mà bạn từng tham gia khi còn đi học. Các hoạt động xã hội như tình nguyện, công tác , phong trào sinh viên , đoàn viên.. mà bạn từng góp sức. Đây sẽ là những “điểm cộng” không nhỏ giúp bạn gây được sự chú ý và ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Các kỹ năng có liên quan đến công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển
Bạn tự thấy bản thân mình có những tố chất gì trong cách giải quyết công việc? Bạn có phải là một người xử lý tình huống nhanh nhạy, một nhà thuyết trình lưu loát trong các cuộc họp? Hay bạn tự tin sẽ là một nhân viên luôn hoàn thành đúng “deadline” trước thời hạn? Sẽ thuyết phục hơn khi bạn nêu ra lí do nhờ đâu mà bạn có được các kỹ năng ấy cho bản thân, có thể là từ quá trình hoạt động xã hội, quá trình học tập khi còn là sinh viên,..
Phần này có thể không bắt buộc có trong đơn xin việc của bạn. Nhưng với một lá đơn dành cho sinh viên mới bước vào nghề, một vài sở thích cá nhân có thể phần nào giúp cho nhà tuyển dụng hình dung được về tính cách, chân dung con người bạn – ứng cử viên tương lai sáng giá cho công ty họ. Nên hãy cân nhắc khi viết đơn bạn nhé.
Trên đây là những nội dung thiết yếu mà bạn cần ghi nhớ cũng như trang bị như một kinh nghiệm cho bản thân khi muốn viết đơn xin việc vào một cơ quan mà bạn mong muốn. Có nhiều người sẽ tạo cho mình một lá đơn thật chi tiết và “nhiều màu sắc”, cũng có những bạn sẽ thích các mẫu đơn giản dị hơn, nhưng dù là dài dòng hay ngắn gọn , dù có cầu kì hay đơn giản thì cũng hãy thể hiện đúng con người và khả năng thực sự của bản thân bạn trong lá đơn ấy. Tránh sự hoa mỹ hay “nói quá” lên về trình độ hoặc những kỹ năng của mình. Hãy nhớ, CV của bạn phải là chính bạn, kèm theo những điều gợi ý trên, chắc chắn bạn sẽ đạt được ước mơ của mình. Chúc bạn may mắn và thành công !
Dưới đây là một số mẫu đơn xin việc thông dụng để bạn tham khảo
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Tập Tại Đơn Vị Nghiên Cứu, Chăn Nuôi Tạo Lợi Thế Cho Sinh Viên Mới Ra Trường trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!