Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Lập Trình Ứng Dụng Di Động – Phần 1 được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong khoảng thời gian gần đây, lập trình di động đang là một ngành hot. Các mẩu tin tuyển dụng gần nhất mình đọc thường tuyển Android developer, iOS developer, … với mức lương khá cao, không thua kém gì lập trình web hay lập trình hệ thống nhúng. Ngoài ra, nếu biết cách lập trình ứng dụng, bạn cũng có thể làm freelance, hoặc tự phát triển ứng dụng và kiếm tiền thông qua ứng dụng của mình.
Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường ứng dụng di động hiện nay, cũng như giới thiệu một số ngôn ngữ/công nghệ các bạn cần biết nếu muốn đi theo con đường này.
Thế chân vạc trong trận chiến Mobile
Android – Kẻ chiếm miếng bánh lớn nhấtTheo biểu đồ, ta dễ nhận ra Android luôn chiếm hơn 70% thị phần của mảng di động. Ứng dụng Android được viết bằng ngôn ngữ Java, do đó các bạn lập trình viên Java có thể dễ dàng chuyển hướng qua mảng này.
Lập trình viên Android cũng đang là mục tiêu được các công ty săn đón. Các mẩu tin tuyển dụng Android developer chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các tin tuyển dụng của mảng mobile. Thuở còn làm đồ án tốt nghiệp, có 1 ông trong nhóm mình chưa biết gì về Android. Mình và ổng tự học và làm 2 tháng thực hiện đồ án, vừa xong đồ án thì ổng đi PV lập trình Android trong 1 công ty và được nhận luôn.
Android có quá nhiều device với đủ kích cỡ màn hình, cùng với vô số phiên bản (Từ 2.0 cho tới 4.4). Điều này gây khá nhiều khó khăn cho lập trình viên khi viết app : Cần phải test đủ thứ, đảm bảo ứng dụng tương thích với nhiều device, không bị lỗi giao diện, v…v.
Nếu bạn muốn đi theo con đường viết ứng dụng kiếm tiền, đưa ứng dụng lên Google Store, bạn sẽ phải mua 1 tài khoản Android Developer. Phí tài khoản này là 25$/năm.
iOS – Vị vua không ngaiTheo biểu đồ, iOS chỉ chiếm 20% thị phần, bằng 1/4 so với Android. Tuy nhiên nghe đồn là doanh thu của Apple Store lại cao hơn Google Play Store. Nguyên nhân là do người dùng iOS chơi sang hơn, chịu khó bỏ tiền mua ứng dụng hơn so với người dùng Android.
Số lượng tuyển dụng iOS ít hơn Android, tuy nhiên lương cho lập trình viên iOS lại nhỉnh hơn bên Android chút đỉnh. Lý do không phải vì iOS tốt hơn Android, mà chỉ đơn thuần là qui luật cung cầu: Lập trình viên iOS hiếm hơn lập trình viên Android nên họ có giá cao hơn.
Để tiếp cận iOS, bạn cần máy ảo hoặc máy Mac để cài hệ điều hành MacOS. Ứng dụng iOS được viết bằng ngôn ngữ Objective-C (Giống C nhưng có thêm OOP) hoặc Swift. Việc code và debug trên iOS phức tạp hơn Android. Bạn phải cài đặt Xcode, mua tài khoản Apple Developer mới có thể test ứng dụng và đưa ứng dụng lên Apple Store. Bộ phận kiểm duyệt của Apple Store cũng khắt khe hơn Google Play Store, nhiều khi bạn phải chờ khá lâu để ứng dụng của mình được duyệt.
Nếu làm ở công ty, bạn sẽ được cũng cấp tài khoản Apple Developer cũng như device để test. Nếu muốn tự viết, bạn sẽ phải tự trả 100$/năm cho tài khoản Apple Developer, và mất thêm 1 khoản kha khá để mua thiết bị (iPhone, iPad) về test.
Windows Phone – Kẻ sinh sau đẻ muộnWindows Phone đã chậm chân khi gia nhập thị trường di động, nơi Android và iOS đã làm mưa làm gió khá lâu. Mặc dù Microsoft đã có một số chính sách hỗ trợ devloper, hệ thống ứng dụng trên Window App Store vẫn còn khá nghèo nàn và nhàm chán (Mình tìm app Google Map mà còn không có).
Thú thật, mình chả thấy công ty nào tuyển lập trình viên Windows Phone cả. Hầu như các công ty đều o bế cho ứng dụng trên Android, iOS trước rồi mới đến Windows Phone. Vì Windows Phone được viết bằng ngôn ngữ C# kết hợp với XAML, các lập trình viên C# có thể thử sức ở mảng này.
Cá nhân mình từng code cả Android lẫn Windows Phone thì thấy Windows Phone dễ code hơn, debug nhanh và tiện hơn. Với Android, nếu không có device, ta phải debug trên máy ảo, chạy rất chậm… máy ảo của Window Phone lại rất mượt và nhanh.
Apple Store và Play Store đã có rất nhiều ứng dụng, tính cạnh tranh rất cao. Ngược lại, bạn ít khi gặp phải sự cạnh tranh trên Window Store.
Microsoft đưa ra khá nhiều chính sách hỗ trợ Windows Phone, có thể trong tương lai sẽ thu hút nhiều người dùng hơn.
Account Window Phone Developer có giá rất rẻ, chỉ có 19$ và dùng mãi mãi.
Ở phần 2, mình sẽ giới thiệu với các bạn những ngôn ngữ/framework dùng để viết 1 ứng dụng di động, cùng một số kĩ năng các bạn cần có nếu muốn theo con đường này, mong các bạn đón đọc.
Rate this:
Like this:
Like
Loading…
Related
Tạo Ứng Dụng Di Động Chỉ Trong “1 Nốt Nhạc” Với
Trong thời đại di động, khi mà khách hàng ở trên di động nhiều hơn máy tính thì các trao đổi tương tác của doanh nghiệp với khách hàng sẽ chủ yếu là trên di động. Lúc này Mobile App đóng vai trò là cầu nối hiệu quả nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Hiện nay việc thuê ngoài một công ty chuyên các mảng kỷ thuật để tạo dựng website, ứng dụng di động,… không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp không chuyên về lập trình. Việc outsource trở nên rất phổ biến nhưng sẽ tốn rất nhiều chi phí, công ty Công nghệ VIHAT đã nhận dạng và nắm bắt được những nhu cầu trên của doanh nghiệp, kéo theo đó là sự ra đời của TeraApp.net.
TeraApp.net là website giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ứng dụng bán hàng và chăm sóc khách hàng trên Android và IOS do Công ty TNHH Công nghệ VIHAT (doanh nghiệp Startup tại vườn ươm của SIHUB) phát triển.
Vậy những tiện ích mà TeraApp mang lại là gì ?Chỉ cần 03 bước đơn giản, doanh nghiệp có thể tạo được 1 ứng dụng cho riêng mình:
Bước 1: Khai báo 1 số thông tin cơ bản như địa chỉ , hotline và 1 số sản phẩm tiêu biểu
Bước 2: Chọn mẫu design, màu sắc trong số hàng trăm mẫu có sẵn
Bước 3: Sau khi hoàn thiện nội dung và giao diện, TeraApp sẽ hỗ trợ đẩy ứng dụng lên 2 kho ứng dụng phổ biến nhất là Appstore và Playstore.
Một số tính năng quan trọng được tích hợp sẵn trong ứng dụng gồm: xem video trong app được đồng bộ với Youtube, cho phép khách hàng đặt lịch hẹn trên app để được phục vụ tốt hơn, triển khai các chương trình chăm sóc thành viên thân thiết trên app thay vì phát hành thẻ từ và giúp tiết kiệm đến 100 lần chi phí, tích điểm và thống kê điểm thưởng của khách hàng.
Điểm nổi bật của sản phẩm là doanh nghiệp hoàn toàn chủ động từ việc chọn giao diện, thêm bớt các tính năng, nội dung sao cho phù hợp nhất, và ứng dụng sẽ thay đổi ngay lập tức mà không cần xét duyệt từ cả hai kho ứng dụng lớn.
Với giá thuê chỉ từ 300.000 đồng/tháng, tiết kiệm hơn rất nhiều lại dễ sử dụng đối với bất cứ doanh nghiệp nào kể cả khi không có kiến thức về lập trình. Kể từ khi ra mắt, TeraApp có 4.000 khách hàng đăng ký sử dụng, doanh thu hàng trăm triệu đồng, đồng thời, xây dựng được 3 đại lý phân phối sản phẩm tại Mỹ. Hiện TeraApp có sẵn 7 giao diện, 17 tính năng và 2.300 tùy biến, cung cấp công cụ quản lý, thống kê lượt tải, truy cập ứng dụng, tăng cường tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Website chúng tôi cũng cho phép doanh nghiệp quản lý khách hàng. Mọi thông tin và lịch sử mua hàng trên ứng dụng được cập nhật và tổng hợp trên giao diện quản lý của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm về TeraApp tại: https://teraapp.net/
Bài 1: Thiết Lập Môi Trường Lập Trình Và Tạo Ứng Dụng Đầu Tiên
Bài học đầu tiên này sẽ hướng dẫn các bước để bạn có thể cài đặt các công cụ cần thiết cho việc lập trình di động trên Android. Sau đó bạn sẽ được hướng dẫn từng bước chi tiết để tạo và chạy thử ứng dụng Android đơn giản đầu tiên, ứng dụng Hello world.
Hai thành phần cơ bản nhất mà chúng ta cần phải có để lập trình Android là bộ JDK (Java Development Kit) và Android SDK (Software Development Kit). JDK dùng để tạo ra môi trường thực thi máy ảo cho hệ điều hành mà chúng ta đang sử dụng. Android SDK chứa các phiên bản Android, các hàm API cần thiết, source code minh họa cũng như các công cụ hỗ trợ lập trình khác. Mỗi khi Google ra phiên bản Android mới thì Android SDK cũng được cập nhật tương ứng.
Để cài đặt JDK, bạn cần truy cập vào trang Oracle JDK. Bạn nên tải và cài đặt phiên bản mới nhất để tăng tính ổn định và tận dụng nhiều tính năng hỗ trợ nhất.
Sau khi download, bạn lần lượt thực hiện từng bước theo hướng dẫn để cài đặt JDK
Bạn có thể lập trình Android trên Eclipse luôn nhưng hiện nay Google khuyến cáo bạn nên sử dụng Android Studio là IDE để lập trình Android. Nếu lập trình Android trên Eclipse, bạn phải cài đặt Android SDK riêng thì với Android Studio, ở bước cuối cài đặt chương trình, Android Studio sẽ tự động cài giúp bạn Android SDK.
Lưu ý do máy ảo của Android Studio yêu cầu ảo hóa nên cấu hình phần cứng tốt nhất là các dòng CPU Core I với RAM là 8GB vì chạy Android Studio và máy ảo tốn rất nhiều bộ nhớ.
Sau đó bạn truy cập vào trang web chính thức của Android Developer để tải bộ cài đặt của Android Studio
Sau khi bạn nhấn vào nút màu xanh Download Android Studio, bạn cần phải check để xác nhận mình đã đồng ý với các điều khoản bản quyền trước khi có thể download.
Sau khi bạn download xong, bạn nhấn vào file .exe vừa download và kích hoạt để cài đặt. Lúc này bạn chỉ cần thực hiện lần lượt các bước theo hướng dẫn như chọn các thành phần cần cài đặt (bạn nên chọn hết nếu là cài đặt lần đầu), xác định đường dẫn cần thiết và các thông số khác.
Vậy là bạn đã xong các bước cài đặt môi trường và sẵn sàng để tạo ứng dụng Android đầu tiên rồi.
2.Tạo ứng dụng đầu tiên – ứng dụng Hello worldAndroid Studio có nhiều version và giao diện có hơi khác ở mỗi version, trong phần này sẽ minh họa các bước tạo ứng dụng Hello world trên Android Studio version 2.2.
Bước 1.1: Bạn chọn Start a new Android Studio projectTrong Android Studio, project giúp bạn định nghĩa không gian làm việc của ứng dụng, bao gồm mã nguồn, các tài nguyên và các thông số cấu hình dùng để kiểm thử và build ứng dụng. Ờ bước cơ bản, bạn chưa cần biết nhiều mà chỉ cần cập nhật những thông tin tối thiểu cần thiết của ứng dụng.
Bước 1.2: Đặt tên cho project
Application name: Tên của ứng dụng, bạn lưu ý phải viết HOA chữ cái đầu tiên của tên ứng dụng. Mặc định tên của ứng dụng cũng sẽ là tên Project.
Company Domain: Tên domain của công ty. Dựa trên Application name và Company name, hệ thống sẽ tạo ra package name và thông tin này được sử dụng để đưa ứng dụng lên Google Play. Bạn có thể giữ nguyên các thông tin này mặc định như gợi ý của hệ thống
Project location: đường dẫn trên máy dùng để lưu trữ ứng dụng.
Bước 1.3: chọn nền tảng để phát triển ứng dụngPhone and Tablet: Bạn chọn mục này để xác định mình đang phát triển ứng dụng trên điện thoại và máy tính bảng. Sau đó bạn chọn Minimum SDK, là phiên bản API thấp nhất mà ứng dụng có thể cài đặt.
– Không nên chọn API quá mới vì sẽ giới hạn số lượng máy có thể chạy được ứng dụng của mình. Ví dụ như nếu bạn chọn Minimum SDK là API 23, thì những máy có API <23 sẽ không thể chạy được.
Bước 1.4: Tạo mới và đưa Activity vào ứng dụngMỗi Activity là một màn hình giao diện người dùng, nơi người dùng tương tác, thực hiện một số thao tác tương ứng với chức năng của ứng dụng. Một ứng dụng có thể có nhiều Activity và sẽ có Activity hiển thị đầu tiên khi ứng dụng khởi động. Tương tự như khi bạn lập trình Winform thì cũng có nhiều màn hình và sẽ có màn hình khởi động đầu tiên. Ở đây do chúng ta viết một ứng dụng đơn giản nên chúng ta chọn Empty Activity.
Bước 1.5: đặt tên cho Activity Name và Layout Name.Do ứng dụng chúng ta chỉ có một Activity, trên đó sẽ hiện dòng chữ “Hello world” nên bạn có thể để mặc định các thông số như gợi ý. Trong Android, tương ứng với mỗi Activity khi tạo ra sẽ có một tập tin lưu source code (.java) và một tập tin là mô tả giao diện của Activity (.xml). Trong trường hợp này, Activity của chúng ta là MainActivity nên hai tập tin đó là chúng tôi và view layout sẽ có tên là activity_main.xml
Bạn nhấn nút Finish để hoàn tất các bước tạo ứng dụng đầu tiên.
Lúc này giao diện của Android Studio sẽ hiện ra như sau
Thanh công cụ giúp bạn thao tác nhanh các chức năng thường dùng khi lập trình trong Android Studio. Trong đó, quan trọng là chức năng Run
, Debug ứng dụng
và quản lý máy ảo
Thư mục manifests: chứa thông tin cấu hình của ứng dụng
AndroidManifest.xml: tập tin XML chứa tất cả các thông tin cấu hình dùng để build ứng dụng và các thành phần của ứng dụng (activity, service,…). Mỗi ứng dụng đều có một tập tin chúng tôi Trong ứng dụng, Activity nào muốn sử dụng đều bắt buộc phải có khai báo AndroidManifest.xml
Tập tin AndroidManifest.xml của ứng dụng mới tạo – Hello world
Thư mục java: chứa tất cả các file mã nguồn .java của ứng dụng
Lúc này do ứng dụng của chúng ta chỉ có một màn hình màn hình MainActivity nên các bạn chỉ thấy MainActivity.java. Tương ứng với mỗi Activity thì file mã nguồn sẽ chứa các xử lý trên Activity đó. Activity nào được khởi chạy đầu tiên khi ứng dụng hoạt động sẽ được khai báo đầu tiên trong tập tin AndroidManifest.xml.
Thư mục res: chứa các tài nguyên của ứng dụng, bao gồm các tập tin hình ảnh, các thiết kế giao diện, thực đơn,… của ứng dụng.
Mặc định bạn sẽ kéo thả các control vào vùng giao diện ( Design), nhưng nếu muốn, bạn có thể chuyển sang Text để thiết kế giao diện bằng cách viết các thẻ XML tương ứng.
Quá trình tạo máy ảo tương đối mất thời gian nên để tiết kiệm thời gian bạn nên làm trước, rồi trong thời gian chờ máy ảo khởi động bạn sẽ viết code cho ứng dụng để đến lúc viết xong có thể build ứng dụng ngay.
Cách 1: chọn biểu tượng AVD Manager trên thanh Toolbarchọn Create Virtual Device
chọn hệ điều hành Android cho máy ảo. Trong bộ Android SDK đã download hệ điều hành có những API nào thì bạn sẽ thấy có tất cả ở đây
để chạy máy ảo
máy ảo Android đã khởi động xong
Lúc này chúng ta sẽ có kết quả như sau:
Vậy bạn đã biết tạo cài đặt Java, Android Studio và tạo Project đầu tiên. Bạn cũng hiểu được cấu trúc thành phần của ứng dụng Android, biết cách cài đặt và sử dụng Máy Ảo, cuối cùng bạn đã kích hoạt và chạy được ứng dụng Android đơn giản.
Trung Tâm Tin Học Đại học Khoa Học Tự Nhiên
Viết Ứng Dụng Di Động Phong Cách Hướng Đến 2023
Hoàn Vũ Solutions của chúng tôi muốn giới thiệu đến tất cả mọi người xu hướng viết ứng dụng di động sáng tạo mới và đặt biệt chào đón cho một năm mới làm ăn được thuận bườm xuôi gió . Đến với dịch vụ viết ứng dụng di động phong cách hướng đến 2023 , quý khách hàng có tạo ra cho mình một cuộc sống vừa nhẹ nhàng , tiết kiệm thời gian và chi phí đi rất nhiều . Liên hệ đến 0903.882.316 ( Mr.Hải ) để được gửi yêu cần thiết nhất . Phong cách làm việc của chúng tôi của chúng tôi luôn hướng đến khách hàng để mang lại những sản phẩm chất lượng cao từ những ứng dụng tốt nhất . Tất cả ứng dụng được Hoàn Vũ cung cấp luôn mang lại sự hài lòng của rất nhiền khách hàng , bới kinh nghiệm và cung cách làm việc thân thiện và với mức giá gốc xưởng không qua trung gian . Hoàn Vũ của chúng tôi sẽ gửi đến bạn 3 phong cách mới giúp hoàn thiện công ty , doanh nghiệp , cá nhân khi có nhu cầu tốt nhất .
Để hoàn thiện ứng dụng của khách hàng , dịch vụ viết ứng dụng di động phong cách hướng đến 2023 nhân vủa chúng tôi không ngừng sáng tạo theo yêu cầu tốt nhất .
Hãy đặt tính bảo mật và độ an toàn lên hàng đầu : Tính bảo mật luôn là điều quan trọng nhất khi viết ứng dụng di động. Nhưng hiện nay, những cách bảo mật dữ liệu truyền thống trên viết ứng dụng di động đang dần thay đổi. Vì vậy, trước khi chọn công ty để viết ứng dụng di động, các bạn hãy tìm hiểu thật kĩ chất lượng dịch vụ của công ty đó. Có tính bảo mật tốt, độ an toàn về các dữ liệu trong ứng dụng của bạn mới cao. Như vậy bạn sẽ an tâm hơn khi làm việc .
Luôn quan tâm đến trải nghiệm của người dùng : Khi có trong tay một ứng dụng di động, người dùng luôn mong muốn ứng dụng đó phù hợp với nhu cầu của mình. Một ứng dụng di động hoàn hảo là một ứng dụng lấy lòng được người dùng. Chính vì vậy, hãy luôn để ý xem người dùng cần gì, mong muốn gì. Để từ đó mang đến một sản phẩm tốt nhất cho khách hàng .
Nền tảng thích hợp : Bộ phận IT không thể một lúc quản lý nhiều nền tảng, mà họ kế nối cá nhân ở quy mô lớn. Cần phải có một cách đặc biệt để có một hệ thống đặc biệt và nhanh chóng triển khai các ứng dụng khi các đơn vị kinh doanh có nhu cầu .
Thông tin liên hệ :
Địa Chỉ : 265 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
Hotline : 0903.882.316 ( Mr.Hải )
Mail: hvtransco@gmail.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Lập Trình Ứng Dụng Di Động – Phần 1 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!