Các Mẫu Kê Đơn Thuốc / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Các Đơn Thuốc Dược Sĩ Thường Kê Đơn

Với những Dược sĩ mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm trong việc cắt liều thuốc thì các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chia sẻ những mẫu đơn thuốc mẫu thông dụng thường được kê đơn trong bài viết sau đây.

Các đơn thuốc Dược sĩ thường kê đơn

Các đơn thuốc Dược sĩ thường kê đơn

Các đơn thuốc thông thường trong điều trị bệnh Gout cấp

Điều trị triệu chứng: colchichine và/hoặc NSAID và giảm đau

Điều trị nền để hạ acid uric máu: allopurinol.

Phân tích đơn thuốc:

Colchichine: tác dụng chống viêm, giảm đau trong cơn gout cấp hoặc đợt cấp của gout mạn.

Hiệu quả giảm đau chỉ có sau 10-24h vì vậy thường phải kết hợp với thuốc giảm đau trong ngày đầu tiên.

Lưu ý khi dùng thuốc: Uống giữa bữa ăn hoặc ngay sau ăn để giảm dấu hiệu không dung nạp trên đường tiêu hóa. Sử dụng liều cao có thể gây ra tiêu chảy. Với bệnh thận mạn, lớn tuổi (trên 70 tuổi) nên giảm liều.

Tác dụng phụ của thuốc:

Ở một số người thường có triệu chứng tiêu chảy. Sau 48h thường có tiêu chảy, cần kết hợp một số thuốc như loperamid 2 mg: ngày 02 viên, chia 2 lần nhằm kiểm soát triệu chứng này.

Kết hợp thuốc giảm đau: Ixprim (paracetamol + tramadol)

Dùng đơn thuốc này để giảm đau cấp, thường dùng trong ngày đầu tiên khi mà colchicine chưa kịp phát huy tác dụng

Ba ngày đầu tiên: 1 viên buổi sáng, 1 viên buổi tối.

Trong 6 ngày kế tiếp: Uống 1 viên buổi sáng.

Dùng trong bữa ăn hay ngay sau ăn.

Các đơn thuốc thông thường dùng trong điều trị bệnh

Các đơn thuốc thông thường dùng trong điều trị bệnh cảm cúm

Đơn thuốc bao gồm:

– Paracetamol 500mg.

– Phenylephrine 10mg.

– Clopheniramine 2mg.

Paracetamol giúp hạ nhiệt giảm đau.

Phenylphrine và Clopheniramine, một công thức viên thuốc cảm khá hoàn hảo, rẻ tiền, tác dụng tốt.

Sau khi uống gây ra cảm giác buồn ngủ. Không lái xe và vận hành máy móc

Để tăng cường sức đề kháng, chống lại căn bệnh cảm cúm theo mùa nên bổ sung vitamin C hàng ngày.

Đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em

Đơn thuốc bao gồm: steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch tại chỗ; kháng histamin dạng uống, dạng xịt; kháng cholinergic; thuốc kháng leukotriene và kháng sinh khi cần thiết.

Một số loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi có chứa oxymethazoline hoặc xylomethazoline chỉ nên dùng trong 3-5 ngày. Nếu kéo dài thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng phản ứng ngược là nghẹt mũi nặng thêm. Cần lưu ý các đơn thuốc này cũng chỉ dành cho các bé thường là trên 6 tuổi.

Trong các chương trình học, các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng thường xuyên chia sẻ những đơn thuốc mẫu thông dụng dành cho Dược sĩ mới vào nghề. Trong quá trình học các sinh viên ngành Dược không chỉ có cơ hội được tiếp thu kiến thức mà còn có cơ hội thực hành, tư vấn bán thuốc, vận hành quản lý Nhà thuốc, học chuyên môn kê đơn thuốc. Vì thế, nếu có mong muốn trở thành Dược sĩ giỏi thì việc được học tại ngôi trường uy tín như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chính là một lợi thế lớn.

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược

Năm 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiếp tục tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội với các bạn trẻ đã tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo chính quy là 3 năm. Toàn bộ quá trình học các bạn trẻ đều được đào tạo kiến thức chuyên sâu ngành Dược kết hợp với việc thực hành, bán thuốc. Bên cạnh đó, các thầy cô trong Nhà trường cũng chia sẻ các kinh nghiệm quý báu để sau khi tốt nghiệp các Dược sĩ có thể tự tin hành nghề. Vì thế, nếu muốn trở thành Dược sĩ giỏi chuyên môn thì việc đào tạo từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hẳn là một lợi thế lớn.

Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:

Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.

Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.

Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Một Số Điểm Mới Trong Quy Định Kê Đơn Thuốc Ngoại Trú

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh vừa tổ chức phổ biến thông tư số 05/2016/TT-BYT về việc Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Đồng chí Nguyễn Viết Đồng, PGĐ Sở Y tế, GĐ bệnh viện chủ trì cuộc họp

Thông tư số 05/2016/TT-BYT được Bộ y tế ban hành ngày 29/2/2016 Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2016 sẽ thay thế cho Quyết định 04/2008/QĐ-BYT về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú của Bộ y tế.

Thông tư này bao gồm 15 điều, có nhiều điểm nổi bật so với quyết định cũ trong đó có quy định rõ về: người kê đơn thuốc, nội dung kê đơn thuốc,quy định kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng cộng nghệ thông tin trong kê đơn thuốc và kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thần và tiền chất. Một số điểm mới trong Thông tư 05 như sau :

Thông tư 05 không áp dụng cho kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp thuốc y học cổ truyền với thuốc tân dược và kê đơn thuốc Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Tại điều 2, Đối tượng áp dụng so với thông tư cũ, thông tư 05 thêm phần “Người bệnh và người nhà của người bệnh có đơn thuốc Điều trị ngoại trú”. Điều này thuận lợi cho người nhà bệnh nhân ung thư, AIDS giai đoạn cuối đang điều trị tại nhà thuận lợi hơn khi mua thuốc điều trị.

Thông tư mới cũng quy định cụ thể về đối tượng cũng như phạm vi của người kê đơn thuốc so với Quyết định 04. Tại điều 3 của Thông tư này đã quy định chỉ có bác sĩ là người được kê đơn thuốc.Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học và phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương.

Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.

Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

Theo Thông tư, chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày, trừ trường hợp: Kê đơn thuốc gây nghiện, Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS, Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất

Thông tư nêu rõ, y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Về cơ bản nội dung kê đơn thuốc trong thông tư mới vẫn dựa trên các khoản của Điều 7 trong Quyết định 04/2008/QĐ-BYT. Điểm khác bao gồm:

Tại Khoản 5, Điều 7 trong Quyết định 04 quy định: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, gerneric name) hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất).

Tại Khoản 4, Điều 6 Thông tư 05 quy định: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, gerneric) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.

Do đó theo quy định mới đối với thuốc một thành phần thì việc viết tên thuốc theo tên chung quốc tế là bắt buộc, trừ những thuốc có nhiều hoạt chất. Ví dụ khi kê đơn thuốc Cefpodoxim, bác sĩ phải viết tên theo tên chung quốc tế: Cefpodoxim 100mg chứ không ghi tên thuốc theo tên thương mại như Philtadol. Những thuốc có nhiều hoạt chất có thể ghi theo tên thương mại ví dụ như Augmentin 625mg, Rodogyl… Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại bác sỹ phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụCefpodoxim 100mg (Philtadol).

Kê đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần

Tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 thông tư quy định rõ khi người bệnh được kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thì cần có 3 đơn, một đơn lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một đơn thuốc lưu trong sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh, một đơn thuốc lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên nếu việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trong trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định kèm theo thông tư này, được làm thành 02 bản như nhau, trong đó một bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một bản giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh giữ.

Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà, thì người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú, xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định kèm theo thông tư này để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc.Mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá mười ngày.

Ngoài ra trong thông tư 05 có thêm quy định mới đối với các cơ sở khám chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc tại Điều 10 với quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết. Hay cụ thể hơn về việc quy định ghi địa chỉ người bệnh trong đơn cần ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú, tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.

Thông tư mới còn quy định cụ thể thời hạn mua thuốc, thời gian lưu các loại đơn tại cơ sở khám bệnh, cấp hay bán lẻ các loại thuốc cho người bệnh.

Hoàng Song Hào

Bác Sĩ Nhi Khuyến Cáo Các Loại Thuốc Ho Có Thể Dùng Cho Trẻ Tại Nhà Mà Không Cần Kê Đơn

Thuốc ho là một trong những loại thuốc phổ biến được bán ở hầu hết các nhà thuốc Tây. Chỉ tính riêng tại Mỹ, ngành công nghiệp này đạt doanh số 4 tỉ đô la mỗi năm, những công ty dược sẽ làm bất cứ điều gì chỉ để thuyết phục bạn mua những loại thuốc ho.

Trên thị trường thuốc ho rất đa dạng, nó có thể gây nhiễu loạn cho các bậc phụ huynh lẫn các bác sĩ trong việc lựa chọn. Hầu hết các loại thuốc ho đều không có tác dụng và thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến con trẻ.

1. Tránh các loại thuốc ho có chứa nhiều hơn MỘT thành phần (Ameflu, Toplexil, Theralene…)

2. Các loại thuốc kháng dị ứng (Aerius, Zyrtec Loratadine, Benadryl, Phenergan…) chỉ có hiệu quả đối với triệu chứng ho gây ra bởi dị ứng. Chúng không có tác dụng đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và hen.

3. Nên tránh các loại thuốc ức chế ho dành cho trẻ em (Là những loại thuốc làm dừng việc ho).

4. Salbutamol (Ventolin) là loại thuốc đặc trị cho bệnh hen. Nó không có tác dụng đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu con bạn bị hen, trẻ nên được điều trị bằng loại thuốc này thông qua đường hô hấp, chứ không phải dạng sirô (Thuốc điều trị bằng đường uống thông thường không có tác dụng và thậm chí còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như run rẩy, tăng nhịp tim, biếng ăn và hơn thế nữa).

5. Singulair lại là một loại thuốc đặc trị khác dành cho bệnh hen. Nó không có tác dụng đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Chỉ dùng để điều trị bệnh hen mãn tính (không phải hen cấp tính).

Những loại thuốc ho nào bố mẹ có thể sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ?

1. Ambroxol là một loại thuốc tuyệt vời dành cho chứng ho có đờm gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả và mức độ an toàn của loại thuốc này. Nó còn có tác dụng kháng vi rút và kháng viêm.

2. Prospan (chiết xuất lá thường xuân) là loại thuốc thảo dược duy nhất được kiểm nghiệm và chứng minh hiệu quả cũng như mức độ an toàn khi sử dụng. Nó có thể được dùng trong điều trị ho khan hoặc hết hợp với Ambroxol

3. Dung dịch rửa mũi (Sterimar, Physiomer, Xixat, Saline) là một cách hiệu quả để vệ sinh mũi và làm trẻ thoải mái hơn. Việc sử dụng dung dịch rửa mũi thích hợp đã được chứng minh làm giảm thiểu khả năng gây nhiễm khuẩn và khả năng phát triển thành viêm xoang. (Không cần hút mũi cho trẻ sau khi đã rửa mũi đúng quy cách)

Đối với những loại thuốc khác nên cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng!

Y Sĩ Y Học Cổ Truyền Được Khám Và Kê Đơn Thuốc Như Thế Nào ?

1. Thông tư này quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược trong điều trị nội trú, điều trị nội trú ban ngày và ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Thuốc thang là dạng thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian được thầy thuốc đóng gói theo liều sử dụng.

2. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc cổ truyền đã qua các công đoạn sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn theo phương pháp truyền thống hoặc hiện đại thuộc một trong các dạng bào chế: viên, nước, chè, bột, cao và các dạng khác.

Chương II KÊ ĐƠN THUỐC CỔ TRUYỀN THUỐC DƯỢC LIỆU

Điều 3. Người được kê đơn thuốc

1. Người có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề) được kê đơn thuốc thang, kê đơn kết hợp thuốc thành phẩm và thuốc thang:

a) Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng;

b) Cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ;

c) Y sĩ y học cổ truyền;

d) Lương y.

2. Người được kê đơn thuốc dược liệu:

a) Các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này;

b) Bác sỹ không thuộc chuyên khoa y học cổ truyền;

c) Y sĩ đa khoa.

3. Người được kê đơn thuốc thành phẩm:

a) Các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Lương y.

4. Người có chứng chỉ hành nghề bài thuốc gia truyền chỉ được kê đơn bài thuốc gia truyền đã được cấp có thẩm quyền cấp phép.

Điều 4. Các hình thức kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

1. Kê đơn riêng thuốc thang, thuốc thành phẩm, thuốc dược liệu.

2. Kê đơn bài thuốc gia truyền.

3. Kê đơn phối hợp thuốc thành phẩm và thuốc thang.

Điều 5. Nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

1. Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

2. Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.

3. Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.

4. Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.

1. Người hành nghề được kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.

a) Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền được kê đơn thuốc hóa dược trong phạm vi chuyên ngành nội;

b) Bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng.

2. Người được kê đơn riêng thuốc hóa dược

a) Bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng;

c) Y sĩ y học cổ truyền được kê đơn và sử dụng các thuốc hóa dược cấp cứu tại cơ sở y tế để xử trí cấp cứu.

3. Y sĩ y học cổ truyền công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nơi chưa có bác sĩ được kê đơn thuốc hóa dược chuyên ngành nội để chữa một số bệnh thông thường trong quá trình kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược sau khi được Giám đốc Sở Y tế cho phép bằng văn bản.

4. Bác sĩ không phải chuyên khoa y học cổ truyền, Y sĩ đa khoa được kê đơn thuốc thành phẩm, thuốc dược liệu.

Điều. 7. Hình thức kê đơn kết hợp các thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược

1. Kết hợp thuốc thang và thuốc hóa dược.

2. Kết hợp thuốc thành phẩm và thuốc hóa dược.

3. Kết hợp thuốc thang, thuốc thành phẩm, thuốc hóa được.

Trường hợp kê đơn thuốc có kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược đối với người bệnh điều trị ngoại trú, thì phần kê đơn thuốc thang thực hiện theo mẫu Đơn thuốc thang điều trị ngoại trú quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, phần kê thuốc hóa dược, thuốc thành phẩm, thuốc dược liệu thực hiện theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc, và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 52/2017/TT-BYT).

Điều 8. Nguyên tắc kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.

1. Kê đơn thuốc hóa dược trong điều trị ngoại trú thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT).

2. Kê đơn có kết hợp thuốc hóa dược trong điều trị nội trú thì thời gian sử dụng thuốc hóa dược áp dụng theo quy định của pháp luật về kê đơn thuốc hóa dược.

Chương IV CÁCH GHI ĐƠN THUỐC, SỬ DỤNG THUỐC VÀ THỜI HẠN CỦA ĐƠN THUỐC

Điều 9. Hướng dẫn cách ghi đơn thuốc

1. Quy định chung về cách ghi đơn thuốc

a) Chữ viết tên thuốc theo ngôn ngữ tiếng Việt, chính xác, rõ ràng, ghi đủ theo các mục in trong đơn thuốc, sổ khám bệnh của người bệnh, tờ phơi điều trị trong hồ sơ bệnh án;

b) Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang cư trú hoặc tạm trú;

c) Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi thêm tên bố hoặc tên mẹ của trẻ;

d) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi rõ họ tên người kê đơn.

2. Cách ghi đơn thuốc đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu.

a) Khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền; Hướng dẫn cụ thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;

b) Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng:

c) Đối với thuốc thành phẩm do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì ghi theo tên đã được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt lưu hành nội bộ (trừ đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý); Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành;

d) Trường hợp người kê đơn cho người bệnh dùng quá liều thông thường so với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế hoặc phác đồ hướng dẫn điều trị thì phải ký xác nhận bên cạnh.

3. Thứ tự kê đơn thuốc trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án

a) Thứ tự kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: Thuốc thang, thuốc thành phẩm.

Đối với thuốc thành phẩm, kê theo thứ tự: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác;

b) Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp: Kê thuốc hóa dược trước, thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu sau.

Điều 10. Thời gian sử dụng thuốc trong kê đơn thuốc

1. Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

a) Bệnh cần chữa trị dài ngày: Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa không quá 30 ngày hoặc theo hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh;

b) Các bệnh khác: Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa không quá 10 ngày. Đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn được kê đơn điều trị tối đa không quá 30 ngày.

2. Kê đơn thuốc trong điều trị nội trú, điều trị nội trú ban ngày

a) Thực hiện kê đơn thuốc tối thiểu hai lần trong 10 ngày;

b) Đối với kê đơn thuốc thang, trong quá trình điều trị nội trú, điều trị nội trú ban ngày, nếu không thay đổi chỉ định điều trị và vẫn giữ nguyên bài thuốc đã được chỉ định ngay trước đó thì được phép kê lại bằng cách ghi “Bài thuốc hoặc đơn thuốc của ngày, tháng, năm” và chỉ được một lần, nếu tiếp tục sử dụng bài thuốc đó lần sau kế tiếp phải ghi lại bài thuốc.

Điều 11. Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc ngoại trú

1. Đơn thuốc được ghi trong máy tính 01 (một) lần, sau đó in ra và người kê đơn ký tên, trả cho người bệnh 01 (một) bản để lưu trong sổ khám bệnh hoặc trong sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải bảo đảm việc lưu đơn thuốc để truy xuất hoặc in ra làm dữ liệu khi cần thiết.

3. Hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc, lưu đơn thuốc

1. Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa là 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2019.

2. Thông tư số 01/2016/TT-BYT ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc y học cổ truyền kết hợp với thuốc tân dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 14. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chủ trì phối hợp với Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư này.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư trên địa bàn, đơn vị quản lý;

b) Kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện Thông tư trong phạm vi địa bàn, đơn vị quản lý.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.

4. Người kê đơn thuốc có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại Thông tư này và chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh;

b) Hướng dẫn việc sử dụng thuốc, tư vấn chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc; hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà người bệnh phải thông báo ngay cho người kê đơn thuốc hoặc đến cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc.

5. Người bệnh và đại diện của người bệnh có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận: – Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát); – Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ); – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); – Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; – Bảo hiểm xã hội Việt Nam; – Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo); – Các Thứ trưởng Bộ Y tế; – Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế; – Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; – Y tế các Bộ, Ngành; – Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; – Lưu: VT, PC, YDCT(02).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

Viện EDUWORK có chức năng tương đương Văn phòng tuyển sinh của các trường liên kết, nhằm tạo điều kiện cho Học viên có thể làm thủ tục đăng ký nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của Trường