Cách Viết Bản Kiểm Điểm Ăn Quà Vặt Trong Lớp / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Học Trò Khoe Thú Vui Ăn Quà Vặt Trong Lớp, Cư Dân Mạng “Rớt Nước Miếng” Ôn Lại Kỷ Niệm

Dù có đi qua bao nhiêu năm tháng, ăn quà vặt trong lớp vẫn là biện pháp xoa dịu cơn đói khát khi đi học cho bao thế hệ học sinh Việt Nam.

Thời đi học, hỏi tụi học sinh nhớ gì nhất thì chắc hẳn ngoài bạn bè, thầy cô hay những giờ học trên lớp, chuyện cùng nhau ăn quà vặt trong lớp cũng là kỷ niệm khó quên lắm đấy! Ăn quà vặt trong lớp phải gọi là một cái thú hay một nét văn hóa. Nó cũng giống như cái thú chơi cây cảnh, chim cảnh của người già hay thú ngồi cà phê làm việc của một bộ phận người đi làm…

Có khác chăng là cái thú ăn quà vặt này mọi thứ thường sẽ chỉ diễn ra ở một số thời điểm nhất định như lúc ra chơi hay hết giờ học. Cứ thử nghĩ cảnh đến trường học 5 tiết học mệt nhoài trên lớp, bỗng dưng có chút xoài xanh, ổi, cóc, bánh tráng trộn… bỏ vào miệng…

Với đám học sinh đôi khi cũng chỉ như vậy thôi. Vừa ăn, vừa tám chuyện rôm rả với những người bạn thân về ti tỉ thứ vừa diễn ra trong trường, lớp thì thật chẳng còn gì bằng.

Mới đây, một diễn đàn của đám học trò trên mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh nhóm bạn trong lớp ngồi cùng nhau ăn những khay hoa quả đầy ắp, đi kèm thêm chút muối ớt với dòng trạng thái của người đăng tải: “Mùa này lớp các bạn ăn gì? Lớp mình ngày nào cũng ăn một đống vậy đó!”.

Khỏi nói, chùm ảnh đã nhanh chóng gây sốt, nhận về rất nhiều lượt yêu thích của cư dân mạng. Nhìn đống xoài xanh, cóc, ổi ngon lành thế kia rồi tưởng tượng đến cảnh ngồi tán ngẫu với bè bàn, bổ sung thêm năng lượng bằng mấy thứ quả ấy thì còn gì bằng nữa.

Bạn Đỗ Nguyễn Thùy Trang liệt kê: “Mì tôm, bánh tráng trộn, xoài chấm mấm ruốt mắm đường muối ớt, bánh tráng sống nhúng nước cuốn chả nem, bánh tráng tắc… Buổi sáng thì bánh bèo, bánh xèo, xôi, bánh mì, mì tôm xào… Đi học mà cứ như đi dự Thiên đường ẩm thực”. Tài khoản Kim Vy thì buồn bã: “Một miếng còn không được nói chi mấy hũ như vậy. Uống có chai nước mà bị bắt rồi!”…

Rất nhiều bạn trẻ còn nhiệt tình đăng tải hình ảnh những món ngon của thú ăn quà vặt trong lớp mình với những chia sẻ đầy tự hào.

“Bánh khọt không? Thật ra party tận 9 – 10 đứa lận”. (Ảnh: Ngẫn Ngẫn) “Góp mỗi đứa 5 – 10k là ăn đã lắm rồi”. (Ảnh: Lê Thị Yến Nhi)

Vẫn biết việc ăn quà vặt là để giải tỏa stress và tạo kỷ niệm với bạn bè. Tuy nhiên, các bạn cũng tuyệt đối đừng nên ăn uống trong giờ học. Bởi nếu bạn là người đứng trên bục giảng, cảm giác của bạn sẽ thế nào khi học sinh của mình ngồi ăn trong lớp?

ST

Cách Viết Bản Kiểm Điểm Nói Chuyện Trong Giờ Học

Bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học viết như thế nào?​

Bản Kiểm Điểm chuẩn nhất?

​ Cách viết Bản Kiểm Điểm nói chuyện trong giờ học?

Với mẫu ở trên các bạn sẽ viết thành bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học. Và các bạn điền vào như sau:

Trường: THPT Trần Phú (điền tên trường bạn đang học)

Kính gửi: bạn ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai

Em tên là: Phạm Anh Duy. Học sinh lớp 10A3 (ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn)

Nơi ở: 68 Nguyễn Nhạc (ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống)

Hiện ở với: Phạm Anh Tài (bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào. Ví dụ: Cô, dì, chú, bác,..)

Họ tên cha: Phạm Anh Tài. Số Điện Thoại: 01678550xxx (ghi dầy đủ họ tên cha và số điện thoại có thể liên lạc được với cha của bạn)

Họ tên mẹ: Trần Hiền Trang. Số điện thoại: 0908299xxx (ghi dầy đủ họ tên mẹ và số điện thoại có thể liên lạc được với mẹ bạn)

Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): (nếu bạn không ở với cha mẹ thì ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng)

Vi phạm nội quy vào ngày 25 tháng 10 năm 2023. Vi phạm lần thứ nhất. ( bạn ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào).

Nội dung vi phạm: là em nói chuyện trong giờ học (thêm chữ em vào để tỏ vẻ biết lỗi và kính trọng thầy cô giáo).

Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký vàghi rõ họ tên.

Hướng Dẫn Cách Viết Bản Kiểm Điểm Cá Nhân Trong Quân Đội

Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình,

từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ;

làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên

Legalzone giới thiệu mẫu bản kiểm điểm cá nhân trong quân đội mới nhất để bạn đọc tham khảo

Quy định về việc kiểm điểm Đảng viên Nguyên tắc, mục đích kiểm điểm, đánh giá, xếp loại Mục đích

– Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình,

từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ;

làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.

– Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;

phải nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để sửa chữa, khắc phục; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể.

Thực hiện đánh giá liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm.

Nguyên tắc

– Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

– Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

– Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.

– Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại

– Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.

– Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.

– Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.

– Cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của cá nhân.

– Môi trường, điều kiện hoạt động, công tác và đặc thù giới.

Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm trong quân đội

ĐẢNG BỘ ……………………………. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHI BỘ …………………………… …………….. , ngày … tháng … năm … BẢN KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN (Năm 20…)

Họ tên: ……………………..

Ngày sinh: …/…/…..

Chức vụ Đảng: Đảng viên

Chức vụ chính quyền đoàn thể: …………………………………………

Đơn vị công tác: …………………………………………………………

Chi bộ: …………………………………………………………………..

– Về lý tưởng cách mạng; luôn niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Không xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phản bác những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

– Nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; trao dồi, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; có ý chí phấn đấu, gương mẫu trong công tác; không né tránh trách nhiệm, có tinh thần trách nhiệm, không trung bình chủ nghĩa, không làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; Luôn hết lòng vì nước, vì dân, hết sức mình làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

– Trong tự phê bình không giấu giếm, dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm luôn thành khẩn, tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình không nể nang, né tránh, va chạm, đấu tranh với cái sai; không lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau, không vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác. Phê bình với động cơ cá nhân trong sáng.

– Không tham vọng chức quyền, chấp hành sự phân công của tổ chức; không kén chọn chức danh, vị trí công tác; sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn.

– Chấp hành, bảo vệ, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Nói và viết theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói đi đôi với làm; nói và làm nhất quán với nhau.

– Bản thân luôn giữ gìn đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nghiêm túc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Đảng, của cơ quan và của tập thể lên trên;

trong quan hệ công tác không tỏ thái độ quan liêu, không mưu lợi cá nhân, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình; không có tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng;

không gây mất đoàn kết nội bộ; khách quan trung thực khi phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng chi bộ và góp ý phê bình cho đồng chí, đồng nghiệp của mình.

– Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, không nể nang, không thành kiến hoặc có ý tư thù đối với người góp ý, phê bình cho mình; không tham ô, lãng phí, tiếp tay, bao che cho tham ô, lãng phí; không chạy hoặc chấp nhận chạy chức, chạy quyền.

– Lối sống gương mẫu, trong sạch, lành mạnh, không mê tín dị đoan; không cờ bạc, rượu chè, quan hệ nam nữ bất chính; kê khai trung thực tài sản, thu nhập cá nhân và gia đình hàng năm.

– Bản thân luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quần chúng, đồng nghiệp để tự hoàn thiện mình.

– Luôn giữ mối quan hệ tốt với quần chúng tại cơ quan và tại địa phương nơi cư trú; tham gia đầy đủ các buổi họp thôn. Bản thân và gia đình chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của địa phương đề ra, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

– Trong năm 20… đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

– Đối với nhiệm vụ được giao, tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt.

– Bản thân luôn chấp hành sự phân công, điều động của cấp trên.

– Luôn tuân thủ các Quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định, nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

Về đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ:

Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân.

Đối chiếu với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình, đồng thời phê phán cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, xây dựng.

Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm. Tính trung thực, khách quan, chân thành trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.

Bản thân là cán bộ, đảng viên nên tôi nhận thức và xác định trách nhiệm của mình trước Đảng, trước chức trách nhiệm vụ được giao. Nêu cao bản lĩnh chính trị của mình trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Về kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh của bản thân:

Nhận thức: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam…

Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,…

Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,…

Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của bản thân:

– Đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện cụ thể trong suy nghĩ và thực hiện công việc hàng ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực

– Tham gia các hoạt động tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể để từ đó có được kiến thức, ý kiến quyết định đúng đắn trong công tác điều hành cũng như bổ sung thêm kiến thức của bản thân.

– Luôn gần gũi với đồng nghiệp, CBCNV trong Đội tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa các CBCNV không tạo khoảng cách, phân biệt đối xử. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, tâm tư, tình cảm của từng CBCNV. Luôn vì lợi ích tập thể, tự giác trong các công việc chung. Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp

– Đối với công việc luôn hoàn thành ở mức độ cao nhất. Luôn tìm tòi học hỏi để hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và nghiệp vụ.

– Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn có mặt hạn chế, tính tình đôi khi còn nóng nảy khi chỉ đạo cũng như giao tiếp với mọi người.

Những khuyết điểm, hạn chế trên là do áp lực công việc ngày càng lớn, yêu cầu về kỹ thuật cũng như chất lượng vận hành lưới điện an toàn, liên tục ngày càng cao.

III. Phương hướng, biện pháp khắc phục.

– Bản thân tự rèn luyện thêm về trình độ lý luận chính trị, trao dồi thêm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo và tự đào tạo lại;

– Phân công, phân nhiệm cụ thể trong Đội. Tạo thoái quen hòa nhã với mọi người.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM ĐÁNG GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN Nhận xét, đánh giá của chi bộ:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chi bộ phân loại chất lượng:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

……………, ngày ……tháng…..năm 20…

T/M CHI BỘ BÍ THƯ Đảng ủy, chi ủy cơ sở phân loại chất lượng:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

………………, ngày ……tháng…..năm 20…

T/M ĐẢNG ỦY

Hướng dẫn Đảng viên tự nhận xét đánh giá xếp loại

Năm 2023 việc đánh giá chất lượng đảng viên sẽ được thực hiện theo hướng dẫn 21-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và sẽ được ghi tại bản tự kiểm điểm cá nhân trong quân đội

Đối tượng

Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng). Đối với cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy vẫn phải đánh giá, xếp loại chất lượng.

Khung tiêu chí đánh giá

a) Về tư tưởng chính trị; phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc

– Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng;

chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

– Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân;

tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

– Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị;

các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên.

– Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

– Kết quả đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân (nếu có).

b) Về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

– Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).

– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm.

Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…

– Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).

c) Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

d) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

đ) Kết quả kiểm điểm theo gợi ý của cấp có thẩm quyền (nếu có)

Khung tiêu chuẩn các mức chất lượng

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

– Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo

– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên trong bản kiểm điểm cá nhân trong quân đội

– Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trong từng tổ chức cơ sở đảng.

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ

– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.

– Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên trong bản tự kiểm điểm cá nhân trong quân đội

– Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.

– Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong bản kiểm điểm cá nhân trong quân đội

d) Không hoàn thành nhiệm vụ

Là đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

– Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

– Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

– Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại).

Các đảng viên sẽ căn cứ vào các khung tiêu chí bên trên để làm căn cứ nhận xét ghi vào mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân trong quân đội

Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội 2023

bản kiểm điểm cá nhân trong quân đội cần nêu rõ thông tin về đảng bộ, chi bộ. Các đảng viên cần ghi rõ thông tin họ tên cá nhân, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác và chi bộ sinh hoạt.

Việc ghi thông tin bản tự kiểm điểm cá nhân trong quân đội đội rõ ràng là rất cần thiết để tránh sự nhầm lẫn với các Đảng viên khác.

Các nội dung chính cần tự nhận xét trong bản kiểm điểm đảng viên trong quân đội là các thông tin ưu điểm của bản thân, kết quả công tác trong 1 năm qua. Cùng với các ưu điểm thì phần nhận xét về khuyết điểm, hạn chế cũng rất cần thiết.

Qua các nhược điểm còn mắc phải, các Đảng viên cần chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục trong năm sau. Cuối cùng là tự nhận mức phân loại chất lượng phù hợp.

Cách Viết Bản Kiểm Điểm Nghỉ Học Không Phép

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm khi nghỉ học không phép cho học sinh?

Bản kiểm điểm nghỉ học không phép viết như thế nào? ​

Bản Kiểm Điểm chuẩn nhất?

Có rất nhiều bạn học sinh hiện nay vẫn chưa biết cách viết bản kiểm điểm và cũng có nhiều bạn biết rồi nhưng chắc rằng vẫn chưa đúng chuẩn và đầy đủ nội dung. Vậy nên sau đây các bạn nên tham khảo bản kiểm điểm đầy đủ bên dưới để có thể viết bản kiểm điểm chuẩn hơn.

Cách viết Bản Kiểm Điểm nghỉ học không phép?

Với mẫu ở trên các bạn sẽ viết thành bản kiểm điểm nghỉ học không phép. Và các bạn điền vào như sau

Trường: THCS Trần Cao Vân (điền tên trường bạn đang học)

Kính gửi: bạn ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai

Em tên là: Trần Đai Phát. Học sinh lớp 6A2 (ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn)

Nơi ở: 107 Chương Dương (ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống)

Hiện ở với: Trần Công Minh (bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào. Ví dụ: Cô, dì, chú, bác,..)

Họ tên cha: Trần Công Minh. Số Điện Thoại: 0905360xxx (ghi dầy đủ họ tên cha và số điện thoại có thể liên lạc được với cha của bạn)

Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Diệu. Số điện thoại: 0902419xxx (ghi dầy đủ họ tên mẹ và số điện thoại có thể liên lạc được với mẹ bạn)

Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): (nếu bạn không ở với cha mẹ thì ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng)

Vi phạm nội quy vào ngày 27 tháng 8 năm 2023. Vi phạm lần thứ nhất. ( bạn ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào).

Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký vàghi rõ họ tên.

Cách Viết Bản Kiểm Điểm Quá Trình Công Tác

Trước tiên phải xác định bản kiểm điểm là gì? Kiểm điểm là xem xét, đánh giá kết quả trách nhiệm và tinh thần làm việc của mình trong thời gian đã công tác. Đối với các công chức nhà nước, bản kiểm điểm thường sẽ thực hiện theo quý hoặc năm nhằm giúp các công chức tự xem xét và nhìn lại quá trình phấn đấu về chuyên môn và tu dưỡng đạo đức của mình. Mỗi cá nhân tự lập một bản kiểm điểm làm căn cứ để xếp loại, xét khen thưởng và xử phạt trong tổ chức.

Làm thế nào để viết một bản kiểm điểm hoàn chỉnh và đầy đủ là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi mới vào làm. Bài viết này sẽ hướng dẫn các anh/chị cách viết bản kiểm điểm quá trình công tác dễ dàng và hoàn chỉnh.

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm quá trình công tác

Vì bản kiểm điểm mang tính chất kỷ luật, công bằng nên khi viết bản kiểm điểm anh/chị phải thẳng thắn tự nhìn nhận và đánh giá một cách chân thực toàn bộ quá trình công tác, học tập, rèn luyện về chuyên môn và đạo đức của mình, nâng cao trách nhiệm phê bình và tự phê bình để hoàn thiện bản thân. Cấp trên sẽ dựa theo những gì bạn khai trên bản kiểm điểm mà xem xét và đánh giá xếp loại, thăng chức, tăng lương, khen thưởng cho anh/chị.

Cách viết bản kiểm điểm quá trình công tác dành cho nhân viên công chức:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc BẢN KIỂM ĐIỂM QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Kính gửi:…………………………………..

Tên tôi là:………………………………………….

Sinh ngày:…………………………………………….

Chức vụ:…………………………………………….

Đơn vị công tác:…………………………………………

Nay tôi viết bản kiểm điểm xin tự đánh giá quá trình công tác của tôi trong năm qua như sau:

1 – PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG:

– Tôi luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, viết nói và làm theo đúng quan điểm, đường lối nghị quyết chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước quy định.

– Chấp hành tốt nội quy, quy định của ngành, của………………………. đề ra. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong……………………

– Luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị lành mạnh, hòa đồng với mọi người.

– Thẳng thắn trung thực trong phê và tự phê bình, có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp và nhân dân.

2 – CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

– Tôi luôn luôn gương mẫu trong mọi công việc,có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Phối kết hợp chặt chẽ với các đồng chí trong chỉ đạo, điều hành tốt công việc của……………………………………

– Tổ chức tốt ngày hội ngày lễ, các phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi tham gia vào các phong trào của ngành, của địa phương tổ chức.

3 – TỰ ĐÁNH GIÁ

Ưu điểm:

– Trong năm qua, tôi luôn cố gắng thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.

– Chấp hành tốt công tác chuyên môn, giữ mối đoàn kết xây dựng ngày càng vững mạnh.

Nhược điểm:

Trong công tác chỉ đạo còn có sơ suất, thiếu cương quyết.

* Tự xếp loại:………………………………………

Kính mong sự giúp đỡ của tập thể cán bộ và các bạn đồng nghiệp trong để bản thân tôi được hoàn thiện hơn và thực hiện tốt hơn mọi công việc trong năm tới.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

…………….., ngày….tháng ….năm……….. Người viết

Cách viết bản kiểm điểm quá trình công tác dành cho nhân viên doanh nghiệp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

Kính gửi: – Ban Giám đốc….

– Phòng Hành Chính – Nhân sự

– Quản lý bộ phận….

Tôi tên là: …………… Sinh ngày: ……………

Ký hợp đồng lao động thử việc làm việc tại đơn vị: ………..

Với vị trí: ……………….

Thời gian làm việc từ: ………………..

Nhiệm vụ được phân công trong thời gian thử việc:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Sau thời gian được tuyển dụng vào vị trí ………….., hiện tôi đã làm việc được…. tháng. Tôi xin được phép tự kiểm điểm về quá trình thực hiện hợp đồng lao động của bản thân như sau:

1. Phẩm chất đạo đức và thái độ làm việc:

……………………………………………………………….

……………………………………………………………….

2. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao:

(Thống kê khối lượng công việc đã thực hiện trong thời gian làm việc – Kết quả hoàn thành – Đánh giá của cấp trên (nếu có – … )

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

3. Tóm tắt Ưu và Khuyết điểm trong công việc:

– Ưu điểm:

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

– Khuyết điểm:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

4. Quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

5. Tự đánh giá xếp loại:

(Có hoàn thành nhiệm vụ được giao tại vị trí phụ trách hay không? Tự đánh giá: Đạt/ Không đạt)

………………………………………………………………

Ý kiến đánh giá từ Quản lý bộ phận

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

…………………….., ngày….tháng……năm…………

Giám đốc Trưởng phòng Hành chính Nhân sự Người tự kiểm điểm (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên)