Cách Viết Báo Cáo Sự Kiện / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Kinh Nghiệm Viết Báo Cáo Sau Sự Kiện Cho Khách Hàng

Event Channel – Hãy nói chuyện với khách hàng bằng những con số – đó là minh chứng thực tế nhất cho hiệu quả của sự kiện mà họ đầu tư.

Sau mỗi Event, người bỏ tiền ra làm sự kiện rất cần đánh giá hiệu quả mà Event mang lại cho họ nhiều ít như thế nào. Một báo cáo đầy đủ, chi tiết, cho dù kết quả có khả quan hay không, cũng đem lại cho khách hàng sự hài lòng và đánh giá cao tính chuyên nghiệp của công ty tổ chức sự kiện.

1. Hãy nói chuyện với khách hàng bằng những con số

Đừng đưa ra những nhận xét mang tính cảm tính, không có gì chính xác và thuyết phục hơn những con số. Hãy nói có 10,000 tờ rơi được phát ra, 30 bancdrol được treo… thay vì nói chúng tôi đã tuyên truyền chương trình rất rộng rãi, hãy nói có 15,000 người đã tham dự chương trình thay vì nói chương trình có rất đông người tham dự, hãy nói có 5000 lượt người đăng ký chơi trò chơi thay vì nói rất nhiều người tham dự thích thú hưởng ứng các trò chơi trong sự kiện.

2. Hình ảnh hiệu quả hơn trăm lời nói

Hãy chụp ảnh lại tất cả, từ việc phát tờ rơi, treo bandrol, dán poster trước chương trình, chụp lại những nơi đã treo banner trong sự kiện… để khách hàng kiểm chứng độ phủ thương hiệu của họ thông qua sự kiện. Để chứng minh người tham dự rất hài lòng với sự kiện, hãy ghi hình lại những gương mặt hào hứng của họ khi tham gia Event, những đám đông vây quanh các bàn đăng ký… Những hình ảnh này sẽ tường thuật lại sống động nhất về Event, làm cho khách hàng của bạn, kể cả những người chưa được chứng kiến tận mắt Event, đều cảm thấy hết sức thỏa mãn.

3. Hãy quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi

Khi làm Event khách hàng đều có những mục đích riêng, không ai bỏ tiền ra đầu tư cho vui cả, cho nên khi khám phá được nhu cầu của họ và thực hiện sự kiện theo như mong muốn của họ, hãy để các tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) nói lên dùm bạn sự thành công của Event. Hãy cố gắng tính toán xem bao nhiêu người tham dự trên tổng số người nhận được tờ rơi (nếu bạn yêu cầu người tham dự cầm tờ rơi đến thay cho vé vào cửa), bao nhiêu người đăng ký dùng thử sản phẩm trên tổng số khách tham dự Event, bao nhiêu người được thuyết phục ký hợp đồng mua hàng trong tổng số những người tham dự, tỷ lệ nhận biết và ghi nhớ thương hiệu sau khi tham dự là bao nhiêu phần trăm… Cho dù nó thấp hay cao thì cũng đều là một con số rất rõ ràng, cụ thể giúp nhà đầu tư biết chắc chắn Event đem lại cho họ được gì.

4. Đừng thiếu phần đề xuất cải thiện

Cũng giống như một bản báo cáo sau sự kiện trong nội bộ, bạn đừng quên phần đánh giá và đề xuất ở cuối báo cáo gởi cho khách hàng. Chương trình thành công như thế nào, có trở ngại gì hay không, nguyên nhân gì gây ra các trở ngại, đội ngũ nhân viên của phía khách hàng đã phối hợp tốt với bên tổ chức Event hay chưa?

Bạn cũng nên mạnh dạn đề xuất với khách hàng một số ý tưởng để cải thiện nếu tiếp tục tổ chức những sự kiện sau, ví dụ khách hàng cần duyệt chương trình/thiết kế trước tối thiểu bao nhiêu ngày để đảm bảo không bị cập rập về tiến độ, những công tác cung cấp hàng hóa, hiện vật cho sự kiện từ khách hàng chưa được suôn sẻ… Họ chắc chắn sẽ đánh giá cao thiện chí của bạn, thấy rằng mình cũng có trách nhiệm trong việc chia sẻ công việc với Agency để đảm bảo giảm thiểu trục trặc trong Event. Và tất nhiên, họ sẽ nghĩ đến bạn ngay đầu tiên khi muốn tổ chức những Event sau này.

TRUNG NGÔ

Dàn ý nên có của một báo cáo sau Event:1. Thông tin tóm tắt về Event

Thời gian, địa điểm, số lượng tham dự

Các mục đích, mục tiêu đề ra

2. Tổng kết công tác triển khai thực hiện

Báo cáo về việc tuyên truyền như phát tờ rơi, treo banner, làm PR trên báo chí…

Báo cáo về các hoạt động trong Event

Báo cáo về mức độ nhận biết của thương hiệu (thông qua độ phủ của logo, màu sắc đặc trưng trong chương trình)

Báo cáo về tình hình cho dùng thử, bán hàng (nếu có)

3. Đánh giá, đề xuất

Đánh giá mức độ thành công của chương trình thông qua các con số, tỷ lệ chuyển đổi

Đánh giá công tác tổ chức, sự phối hợp giữa Client Team và Event Team

Kinh nghiệm rút ra và đề xuất với khách hàng

Kinh Nghiệm Viết Báo Cáo Sau Khi Tổ Chức Sự Kiện Cho Khách Hàng

Nghề nào cũng vậy, con số là bằng chứng giúp bạn chiếm được lòng tin thay vì đưa ra những nhận xét mang tính cảm tính, thiếu chính xác và thuyết phục. Nên người tổ chức sự kiện muốn thuyết phục khách hàng, cũng như báo cáo về chính xác công việc thì người tổ chức sự kiện thay vì nói suông: có 1000 tờ rơi được phát ra, 50 bandrol được treo… thì người tổ chức sự kiện nên có các thống kê về con số chính xác tuyệt đối gửi khách. Cách này là cách giúp tổ chức sự kiện trở nên chuyên nghiệp và được khách hàng tin tưởng.

Để có được những con số như vậy gửi đến khách hàng, thì người đòi hỏi người tổ chức sự kiện phải có công tác thu thập dữ liệu. Khi tổ chức sự kiện, hãy bố trí bộ phận ghi nhận số lượng người tham dự , có thể thông qua các phiếu bốc thăm trúng thưởng, lượt sticker được phát ra cho khách tham dự, có thể bố trí các bàn cho phép đăng ký tham gia các trò chơi, hoạt động… để nắm được mức độ hưởng ứng của khách hàng.

Nên nhớ rằng, khách hàng không yêu cầu người tổ chức sự kiện thu thập database người tham dự trong ngày tổ chức sự kiện có thể vì khách hàng chưa nghĩ ra việc đó chứ không phải là không cần, cho nên nếu người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp trong khả năng có thể giúp khách hàng làm việc này, chắc chắn trên môi khách hàng sẽ nở nụ cười hài lòng về sự nghiệp của người tổ chức sự kiện đấy.

Trong suốt quá trình tổ chức sự kiện cần lưu ý chụp ảnh lại tất cả các hoạt động diễn ra, từ việc phát tờ rơi, treo bandrol, dán poster trước khi tổ chức sự kiện, chụp lại những nơi đã treo banner trong … để khách hàng kiểm chứng độ phủ thương hiệu của họ thông qua tổ chức sự kiện . Để chứng minh người tham dự rất hài lòng tham gia buổi tổ chức sự kiện hãy ghi hình lại những gương mặt hào hứng của họ khi tham gia sự kiện, những đám đông vây quanh các bàn đăng ký… Những hình ảnh này sẽ tường thuật lại sống động nhất về sự kiện, làm cho khách hàng, kể cả những người chưa được chứng kiến tận mắt , đều cảm thấy hết sức thỏa mãn.

3. Quan tâm giá trị khách hàng đạt được

Khi tổ chức sự kiện khách hàng đều có những mục đích riêng, nhưng thông thường tổ chức sự kiện là một hoạt động nhằm đạt được mục đích chính là marketing cho công ty, sản phẩm, thương hiệu,.. khách hàng sẽ không bỏ tiền ra đầu tư cho vui cả. Cho nên, khi khám phá được nhu cầu của khách hàng và tổ chức sự kiện theo như mong muốn của khách hàng, hãy chứng minh cho khách hàng thấy khi khách hàng liên hệ đến đơn vị tổ chức sự kiện nói chung và người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp như bạn là một lựa chọn đúng đắn.

4. Góp ý, đề xuất thêm cho sự kiện tới

Trong tổ chức sự kiện người tổ chức sự kiện có khá nhiều báo cáo sau khi tổ chức sự kiện : báo cáo trong nội bộ, báo cáo gửi khách hàng… nên người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp đừng quên phần đánh giá và đề xuất ở cuối báo cáo gửi cho khách hàng.

Cách Viết Báo Cáo Công Việc Hàng Ngày, Báo Cáo Tuần, Tháng…

Kỹ năng viết bản báo cáo công việc rất quan trọng và cần thiết vì qua các bản báo cáo công việc mà các nhà lãnh lãnh đạo có thể đánh giá nhân viên làm việc như thế nào và đạt hiệu quả tốt không.

Một số điểm cần lưu ý trong cách viết báo cáo công việc

Đối với cách viết báo cáo công việc, nội dung cần phải xác định trong báo cáo:

Xác định được những điểm quan trọng trong cách viết báo cáo công việc

Trong một bản báo cáo về công việc cần cần đảm bảo các yếu tố sau:

Bố cục, cách trình bày rõ ràng.

Mục đích rõ ràng: Viết cho ai, viết về cái gì.

Nội dung trình bày rõ ràng, chính xác.

Xác định các sự kiện quan trọng, các vấn đề đã xảy ra để đưa ra các biện pháp giải quyết khắc phục.

Một số điểm chính trong việc tạo một báo cáo

Mục đích là gì? Người nhận là ai?

Bạn phải xác định mục đích trong bản báo cáo và người nhận là ai hay những ai, đối tượng nào đọc.

Bạn có thể chia thành ba đối tượng nhận báo cáo. Cấp trên, thành viên nội bộ và khách hàng.

Khi đã xác định được đối tượng bạn cần lưu ý một số điểm để viết báo cáo phù hợp với từng đối tượng mà bạn đã xác định.

Bản báo cáo công việc cần phải ngắn gọn đầy đủ dễ hiểu và xúc tích. Để có thể dễ dàng nắm bắt nội dung nhanh chóng và đưa ra nhận xét. Vì họ có rất nhiều công việc cần bàn bạc và giải quyết nên không có nhiều thời gian đọc hết từng bản báo cáo. Nên bạn chỉ nên chú trọng những ưu điểm và nhược điểm để họ đưa ra quyết định một cách nhanh nhất, như vậy bạn đã tiết kiệm được thời gian của cả hai bên.

Để khách hàng có một cái nhìn tốt về tin tưởng tôn trọng bạn. Bạn cần đảm bảo đúng thời hạn đã hẹn, hình thức và thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng. Hoặc bạn có thể nộp sớm hơn nếu có thể.

Để chuẩn bị và viết một bản báo cáo khoa học điều quan trọng là bạn phải biết trình bày và nhận thức được cấu trúc tổng thể. Thường các bản báo cáo thường được mô phỏng theo hình của một kim tự tháp. Bạn coi đỉnh của kim tự tháp là một bản tóm tắt, càng chi tiết và rõ ràng khi bạn càng đi xuống.

Cấu trúc kim tự tháp được chia thành ba lớp, theo hướng từ trên xuống dưới: TIÊU ĐỀ, TÓM TẮT, CHI TIẾT.

Tiêu đề vô cùng quan trọng, nó bao quát nội dung của bản báo cáo. Trong trường hợp bạn chưa xác định được tiêu đề là gì bạn có thể bắt đầu từ phần chi tiết, sau đó kết hợp lại và rút ra tiêu đề. Hoặc bạn có thể viết từ chi tiết sau đó tóm tắt và từ toán tắt đó bạn viết tiêu đề. Ý thức về cấu trúc sẽ giúp bạn viết báo cáo một cách dễ dàng rõ ràng và mạch lạc có sự logic hơn.

Bạn nên tránh những từ ngữ đa nghĩa trong bản báo cáo. Báo cáo không phải là viết văn vì vậy khi viết một bản báo cáo cần những thông tin chính xác ngắn gọn và từ ngữ dễ hiểu. Bạn còn có thể kết hợp một số sơ đồ hay bảng số liệu để làm bản báo cáo thêm hấp dẫn. Ngoài ra, để thể hiện các nội dung quan trọng bạn có thể gạch đầu dòng in đậm hay gạch dưới.

Hãy tập trung vào các nhược điểm và ưu điểm chính để các câu không trở nên quá dài. Bạn có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm vào những câu quá dài sao cho phù hợp.

Trong cách viết nên tránh các từ xuồng xã trong văn nói đặc biệt là các báo cáo dành cho khách hàng. Sửa chữa và xem xét một lượt trước khi gửi bản báo cáo.

Những loại báo cáo cơ bản

Báo cáo định kỳ.

Báo cáo giải trình.

Báo cáo nghiên cứu.

Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo.

Nội dung báo cáo chính xác.

Dễ đọc dễ hiểu

Cách diễn đạt rõ ràng, khoa học.

Trình bày đúng sự thật.

Tuân thủ đúng deadline.

Cảm xúc của tác giả khi viết bản báo cáo không phải là điều ấn tượng. Bạn không nên chỉ ghi những gì bạn nghĩ. Điều quan trọng là thông qua bản báo cáo bạn dự định sẽ sử dụng nó như thế nào trong công việc. Và nên đưa ra những đề xuất để cải thiện để có thể được tiếp tục phát triển, và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Trang bìa báo cáo bắt buộc

Tùy vào từng loại báo cáo, có thể có hoặc không có trang bìa. Báo cáo nội bộ, trang bìa ít khi được đính kèm. Nếu báo cáo có nội dung bên ngoài, bắt buộc phải có trang bìa đính kèm.

Cách Viết Báo Cáo Thử Việc

Báo cáo thử việc là việc quan trọng cuối cùng bạn phải làm khi kết thúc quá trình thử việc tại đơn vị tuyển dụng. Thời gian thử việc bạn đã cố gắng chứng tỏ khả năng thực sự của mình thì bản báo cáo thử việc xem như là nhật ký tự đánh giá bản thân của bạn trước nhà tuyển dụng.

Cách viết báo cáo thử việc khiến nhà tuyển dụng không thể từ chối bạn

Báo cáo thử việc sẽ có form tiêu chuẩn do nhà tuyển dụng giao cho bạn hoặc họ sẽ cho bạn yêu cầu viết báo cáo và bạn tự sáng tạo một form báo cáo thử việc cho riêng mình dựa trên những báo cáo cơ bản theo quy định.

Phần đầu của báo cáo

Bạn sẽ viết điền đầy đủ thông tin Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, nơi gửi, các thông tin cá nhân và thông tin cơ quan hay nhà tuyển dụng, người hướng dẫn theo chuẩn văn bản hành chính đã quy định. Phần này tương đối đơn giản vì chỉ viết chuẩn theo form.

Phần thứ hai là nội dung chính của báo cáo thử việc

Đây là phần rất quan trọng khi cơ quan hay nhà tuyển dụng đánh giá năng lực làm việc của bạn. Bạn cần liệt kê chân thực và đầy đủ các công việc được giao. Những việc đã hoàn thành và mức độ hoàn thành, việc chưa hoàn thành và nguyên do chưa hoàn thành kèm theo hướng giải quyết, đánh giá của người hướng dẫn trực tiếp.

Tùy theo số lượng công việc được giao bạn sẽ có cách báo cáo phù hợp. Nếu số lượng công việc không quá nhiều bạn sẽ liệt kê đầy đủ theo thứ tự công việc bằng cách đơn giản nhất. Nếu bạn được giao tương đối nhiều việc thì sử dụng bảng kê để báo cáo sẽ khoa học và dễ dàng hơn cho nhà tuyển dụng khi đọc báo cáo của bạn. Phần liệt kê công việc chi tiết, logic kèm kết quả, hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ ghi điểm rất tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn cần thể hiện thật chân thành trong việc đánh giá ưu khuyết điểm của mình, thái độ học hỏi và cầu tiến trong cách khắc phục những yếu điểm. Đưa ra nhận định sâu sắc của mình về môi trường và điều kiện làm việc của đơn vị hay nhà tuyển dụng, những điểm có thể thay đổi để cải tiến môi trường và điều kiện làm việc, phát triển kinh doanh. Khẳng định rằng bạn muốn làm việc lâu dài với đơn vị hay nhà tuyển dụng và sẽ cố gắng đóng góp sức mình vào sự phát triền của đơn vị.

Cách viết báo cáo thử việc rõ ràng, chân thực, thể hiện được năng lực, trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và cầu tiến như trên thì không nhà tuyển dụng nào có thể nói lời từ chối với bạn.

Cách Viết Đơn Khởi Kiện Tranh Chấp Dân Sự

Luật sư Trí Nam hướng dẫn cách làm đơn khởi kiện tranh chấp dân sự, đất đai năm 2023. Người khởi kiện được quyền bổ sung đơn khởi kiện trong quá trình giải quyết vụ án nên bạn căn cứ tài liệu, chứng cứ đã có để xác định yêu cầu khởi kiện đúng luật.

Dựa trên mẫu đơn khởi kiện Luật sư Trí Nam chia sẻ (hoặc tải Mẫu đơn khởi kiện dân sự, đất đai mới nhất ), Quý vị điền như sau:

✔ Phần kính gửi:

Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

✔ Phần người khởi kiện:

Ghi rõ thông tin cá nhân đối với người khởi kiện là cá nhân.

– Đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;

– Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

✔ Phần địa chỉ của người khởi kiện:

Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện nếu người khởi kiện là cá nhân.

Ghi địa chỉ trụ sở chính nếu người khởi kiện là pháp nhân, tổ chức.

✔ Phần yêu cầu Tòa án giải quyết:

Phần này là nội dung quan trọng nhất trong đơn khởi kiện nên trình bày khoa học và đầy đủ. Thông thường sẽ chia rõ

– Thứ nhất là tóm tắt vụ án theo mốc thời gian. – Thứ hai là căn cứ khởi kiện theo tình tiết vụ án và theo quy định pháp luật hiện hành. – Thứ ba là các yêu cầu cần Tòa án giải quyết.

Ghi rõ loại tài liệu (Bản gốc, photo, công chứng) và tên tài liệu nộp kèm hồ sơ khởi kiện.

✔ Các phần khác trong đơn khởi kiện thì bạn điều theo thực tế. ✔ Phần ký tên tại đơn khởi kiện

– Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

– Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

– Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

– Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

– Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.