Cách Viết Email Aptis / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Bài Thi Aptis Là Gì? Cấu Trúc Và Cách Tính Điểm Của Bài Thi Aptis

Hiện nay, người học tiếng Anh ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hẳn rằng đã không còn xa lạ gì với những bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh mang tên TOEIC, hay TOEFL iBT. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xuất hiện một cái tên mới là Aptis – một bài thi đang “gây dựng được tên tuổi” bởi tính linh hoạt và sáng tạo của nó. Vậy Aptis là gì? Hình thức và cấu trúc của bài thi Aptis ra sao? Và có nên thi Aptis hay không? Thông qua bài viết này bạn đọc sẽ tìm được câu trả lời chuẩn xác cho những câu hỏi trên.

Bài thi Aptis là gì?

Aptis là một bài kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh ra đời vào năm 2012 và được phát triển bởi Hội Đồng Anh (British Council) – một tổ chức có hơn 80 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và vận hành các dịch vụ kiểm tra và đánh giá tiếng Anh chất lượng cao.

Trong vòng 5 năm vừa qua, đã có hơn 500.000 kỳ thi Aptis diễn ra ở hơn 85 quốc gia trên toàn thế giới. Điểm nổi bật của Aptis là hình thức thi trên máy tính với nội dung bài thi cực kỳ linh hoạt, cùng với đó là chi phí dự thi thấp và thí sinh được nhận kết quả một cách nhanh chóng.

Aptis đã được chấp nhận và sử dụng bởi nhiều tổ chức khác nhau như trường học, trường đại học và chính phủ của hơn 85 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Trên thực tế, đã có một số trường đại học ở Việt Nam (ví dụ trường Đại Học Bách Khoa hay Đại học Ngoại Thương) đã chấp nhận Aptis là một bằng chứng hợp lệ về trình độ tiếng Anh.

Aptis kiểm tra và đánh giá sự thành thạo Anh ngữ của thí sinh ở cả 4 kỹ năng là Nghe, Nói, Đọc và Viết. Cấu trúc và nội dung của bài thi cũng rất đa dạng và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các tổ chức (ví dụ như nhà tuyển dụng hoặc đơn vị đà tạo) lẫn cá nhân trên toàn thế giới. Bằng chứng là kỳ thi Aptis có tận 5 biến thể, mỗi biến thể có nội dung khác nhau:

Aptis General

Aptis for teens

Aptis for teens (Advanced)

Aptis for teachers

Aptis Advanced

Tại sao nên thi APTIS? Tính linh hoạt của Aptis

Điểm đặc biệt của Aptis là việc cho phép thí sinh lựa chọn kỹ năng thi tùy theo nhu cầu của bản thân. Thí sinh có thể chọn tối thiểu một kỹ năng trong 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết, nhưng dù chọn kỹ năng nào đi chăng nữa thì người thi vẫn buộc phải thi mô-đun ngữ pháp và từ vựng để đảm bảo tính chính xác của bộ khung tham chiếu ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR).

Sự linh hoạt của Aptis còn thể hiện ở việc thí sinh còn có thể tự do chọn thời gian và địa điểm thi phù hợp với lịch trình của bản thân, và kết quả thi sẽ trả về cho thí sinh chỉ trong vòng 5-7 ngày kể từ ngày thi. (trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ)

Rộng mở cánh cửa sự nghiệp

Hiện nay không chỉ ở trên toàn thế giới mà ngay cả những công ty và tổ chức lớn ở Việt Nam (ví dụ như Vietjet Air hay là Techcombank) đã chính thức công nhận và sử dụng bài thi Aptis như là một công cụ kiểm tra năng lực ngoại ngữ đầu vào hoặc là tiêu chí dùng để tuyển chọn, đánh giá nhân viên.

Nội dung và hình thức thi thân thiện

Bài thi Aptis được tiến hành và thực hiện trên máy tính với một thiết kế cực kỳ thân thiện với thí sinh dự thi. Thậm chí ngay cả bài thi nói cũng được thực hiện với máy tính và điểu này sẽ giúp thí sinh giảm thiểu việc căng thẳng hay ngại ngùng khi phải đối mặt trực tiếp với giám khảo nước ngoài như ở những bài thi khác (ví dụ như IELTS). Nội dung bài thi cũng rất gần gũi và mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống, rất phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên và cả người đi làm.

Cấu trúc bài thi APTIS

Aptis kiểm tra ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ (Nghe, Nói, Đọc, Viết). Trong đó, mỗi thí sinh sẽ hoàn thành một bài kiểm tra ngữ pháp và từ vựng bắt buộc và các hợp phần kĩ năng tiếng Anh mà thí sinh đã lựa chọn.

Bài kiểm tra bắt đầu với các câu hỏi thông thường và sau đó chuyển sang các phần thi khó hơn. Mỗi phần của bài kiểm tra sẽ đánh giá các trình độ tiếng Anh từ A1-C của Khung Tham chiếu Châu âu (CEFR).

Toàn bộ 25 câu hỏi sẽ ở dạng trắc nghiệm với 4 lựa chọn trả lời là A, B, C hoặc D.

Mỗi phần nghe chỉ có 1 câu hỏi riêng lẻ.

Bạn có thể nghe lại lần thứ hai nếu muốn.

Bài thi Nghe sẽ có tổng cộng ba dạng câu hỏi chính và chúng có thể được sắp xếp theo thứ tự khác nhau:

Nhận biết số và từ: Thí sinh sẽ nghe một đoạn tin thoại ngắn và cần trả lời một thông tin cụ thể như số (ví dụ, số điện thoại và thời gian) hoặc một từ.

Xác định thông tin thực tế và cụ thể: Thí sinh sẽ nghe các đoạn hội thoại ngắn của hai người hoặc một đoạn độc thoại, và nhiệm vụ của người nghe là cần xác định một thông tin cụ thể (ví dụ là những người trong cuộc hội thoại đó đang đến địa điểm nào? Hay họ cần biết thêm thông tin về sản phẩm gì?

Suy luận và phán đoán: Thí sinh sẽ nghe các đoạn hội thoại ngắn giữa hai người hoặc một đoạn độc thoại. Điểm then chốt mà thí sinh cần chú ý ở đây không phải là việc hiểu toàn bộ nội dung của các đoạn hội thoại hoặc độc thoại, mà là xác định các dấu hiệu đặc biệt trong ngôn từ hoặc giọng điệu của họ, từ đó xác định thái độ của người nói, ý định hoặc quan điểm của họ về một vấn đề cụ thể.

Bài thi Viết Aptis sẽ có tổng cộng 4 phần. Thí sinh sẽ được yêu cầu điền thông tin vào đơn, giao tiếp bằng ngôn ngữ viết trên các phương tiện thông tin mạng xã hội và soạn email. Tất cả các phần của bài thi Viết sẽ đều được chấm bởi các giám khảo bản xứ thay vì máy tính. Bài thi Viết Aptis kéo dài trong khoảng thời gian là 55 phút nhưng người viết cần phải chủ động phân bổ thời gian một cách hợp lý để có thể kịp hoàn thành bài thi trong khoảng thời gian cho phép này.

Phần thi Ngữ pháp Từ vựng của bài thi Aptis bao gồm hai phần riêng biệt. Phần đầu tiên sẽ thuộc về Ngữ Pháp, thí sinh sẽ trả lời tổng cộng là 25 câu hỏi. Phần lớn các câu hỏi đều kiểm tra ngôn ngữ viết chuẩn mực của tiếng Anh. Ngoài ra, sẽ có một số lượng nhỏ các câu hỏi về tiếng Anh trong giáo tiếp (sẽ có phân biệt giữa tình huống trang trọng và không trang trọng trong đời sống). Toàn bộ 25 câu hỏi đều ở dạng câu hỏi trắc nghiệm với 3 phương án cho người thi lựa chọn.

Phần thi thứ hai sẽ về mảng từ vựng, thí sinh sẽ trả lời tổng cộng 25 câu hỏi. Các câu hỏi này được chia theo nhóm gồm năm từ (là những từ được kiểm tra) đi kèm với 10 sự lựa chọn.

Các dạng câu hỏi trong phần thi này gồm có:

Thang điểm và cách tính điểm của bài thi Aptis

Kết quả của bài thi Aptis được biểu thị dưới 2 dạng là dạng số và dạng cấp độ CEFR (Khung tham chiếu 6 bậc Châu Âu).

Đây là một con số theo thang điểm từ 0-50 cho từng kỹ năng. Nếu thí sinh chọn làm bài thi Aptis ở cả 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), thí sinh này sẽ nhận được một Thang Điểm Cuối Cùng (Final Scale Score) nằm trong khoảng 0-200.

Nếu thí sinh chọn làm bài thi Aptis chỉ có 1, 2 hoặc 3 kỹ năng, thì Thang Điểm Cuối Cùng (Final Scale Score) của bạn sẽ như sau:

Từ 0-50: Nếu thi 1 kỹ năng

Từ 0-100: Nếu thi 2 kỹ năng

Từ 0-150: Nếu thi 3 kỹ năng

Lưu ý rằng thí sinh còn nhận được một điểm số riêng cho phần thi Ngữ Pháp và Từ Vựng, điểm số của phần thi này cũng nằm trong thang điểm từ 0-50 nhưng lại không được tính vào Thang Điểm Cuối Cùng (Final Scale Score) của thí sinh.

Những điểm số này cho biết trình độ của thí sinh đối với từng kỹ năng tương ứng và phản ánh khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh của họ.

Kết quả dưới dạng cấp độ CEFR

Các cấp độ theo khung tham chiếu Châu Âu bao gồm: A0, A2, B1, B2 và C. Trong đó A0 là cấp độ thấp nhất và C là cấp độ cao nhất. Những cấp độ này được tính toán dựa trên tỷ lệ giữa kết quả bằng số của thí sinh và thang điểm số.

Nếu thí sinh làm bài thi Aptis đủ cả 4 kỹ năng, họ sẽ nhận được một Cấp độ CEFR tổng thể (Overall CEFR Grade). Cấp độ này được tính toán dựa trên kết quả của cả 4 kỹ năng.

Có thể thấy rằng Aptis là một bài thi của tương lai khi nó mang tính linh hoạt cao và rất thân thiện với thí sinh dự thi cả về nội dung, hình thức cho đến kết quả thi. Vậy là từ giờ không những người học tiếng Anh mà còn cả các công ty và tổ chức trên toàn thế giới sẽ có thêm một sự lựa chọn đáng tin cậy nữa trong việc đánh giá năng lực và trình độ Anh ngữ của bản thân và nhân viên mình.

References

Kinh nghiệm phòng thi rất quan trọng và thi thử là cách rất tốt để tích lũy kinh nghiệm. Đề thi IELTS tại ZIM rất sát đề thi thật, đánh giá trình độ chính xác, nhận kết quả ngay sau khi thi, và phần thưởng 1.000.000đ cho giải nhất ….

Hoàng Tùng – Giảng viên tại ZIM

Làm Thế Nào Để Cải Thiện Bài Thi Viết Aptis?

Bài thi viết Aptis bao gồm 4 phần, độ khó tăng lên theo từng câu hỏi. Tổng thời gian làm bài là 50 phút. Aptis là một bài kiểm tra tiếng Anh thực tế, với độ ứng dụng cao, dành cho nhiều đối tượng. Phần thi Viết Aptis yêu cầu thí sinh viết dưới dạng viết trên mạng xã hội và viết email (“social media-type written conversation and write emails”).

1. Nên phân bổ thời gian hợp lí

Có 4 phần thi Viết Aptis, nhưng độ khó của mỗi phần khác nhau, vì vậy nên dành thời gian nhiều hơn cho các phần khó hơn. Hội đồng Anh gợi ý thí sinh:

Phần 1 (Word-level writing): Nên dành tối đa 3′ cho phần này bởi không cần trả lời thành câu

Phần 2 (Short text writing): Nên dành tối đa 7′ cho phần này bởi chỉ cần viết 20 – 30 từ

Phần 3 (Long text writing): Nên dành tối đa 10′ cho phần này. Có 3 câu hỏi. Cần viết 30 – 40 từ cho mỗi câu trả lời.

Phần 4 (Formal and informal writing): Nên dành khoảng 30′ cho phần này. Yêu cầu viết 2 email, giới hạn email đầu là 40 – 50 từ, email thứ hai là 120 – 150 từ.

3. Chú ý đến chính tả

Dù chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng nếu mắc quá nhiều lỗi chính tả, các bạn có nguy cơ cao sẽ bị trừ điểm, đặc biệt ở những phần viết ngắn như phần 1 và phần 2.

4. Ngữ pháp rất quan trọng

Một trong những tiêu chí đánh giá của Hội đồng Anh với bài thi Aptis là việc bạn có nắm được ngữ pháp hay không. Đặc biệt với bài thi viết Aptis, khi bạn có thời gian để viết ra và đọc lại trước khi nộp bài, bạn cần bình tĩnh và cẩn thận viết đúng ngữ pháp. Để đạt được điểm cao cho bài thi viết, hãy sử dụng các cấu trúc câu phức tạp (ví dụ, bằng cách sử dụng từ nối).

5. Sử dụng từ đúng ngữ cảnh

Bạn không nên sử dụng từ viết tắt trong bài thi viết Aptis, không nên sử dụng từ quá trang trọng cho phần viết informal email cũng như không nên sử dụng từ thân mật cho phần viết formal email. Việc sử dụng từ đúng ngữ cảnh cho thấy bạn hiểu đề bài, và biết sự khác nhau giữa các ngữ cảnh. Do đó, hãy bình tĩnh và chú ý, đọc hiểu đề bài thật chắc chắn và viết cho thật chính xác với ngữ cảnh của đề bài.

Cách Viết Email Chào Hàng

1. EMAIL CHÀO HÀNG LÀ GÌ?

Email chào hàng (Offer letter) là một email bày tỏ ý định bán hàng và muốn được hợp tác của mình đối với khách hàng.

Sau khi tìm được khách hàng tiềm năng và có được email liên hệ của họ, chúng ta sẽ tiến hành viết email chào hàng để giới thiệu với họ về công ty cũng như các mặt hàng của công ty, cùng với mong muốn được hợp tắc với họ.

Nếu như thư chào hàng không thu hút, không ấn tượng ngay từ tựa đề Email lẫn nội dụng thì họ có thể sẽ không mở email, không trả lời email đó hoặc thậm chí có thể đánh Spam. Như vậy thì nỗ lực tìm kiếm khách hàng của chúng ta coi như vô ích rồi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết cách viết email chào hàng để có thể “ghi điểm” ngay lần đầu với khách hàng.

2. CÁCH VIẾT EMAIL CHÀO HÀNG? 2.1 Đối với chào hàng thụ động (trước đó đã nhận được thư hỏi hàng của người mua)

+ Phần mở đầu (Opening): cảm ơn khách hàng đã gửi thư hỏi hàng đến công ty mình.

VD: We thank you for your inquiry of 27 th Nov asking for leather handbags and we are happy to make you an offer on the following terms and conditions:

+ Phần nội dung chính của email: trả lời những câu hỏi của người mua. Gửi cho họ Catalog, hàng mẫu (samples), bảng giá (quotation), thời hạn giao hàng (delivery time), phương thức thanh toán (method of payment), điều kiện giảm giá (discount).

+ Phần kết: Ngỏ ý mong đợi sự trả lời của khách hàng và hứa hẹn.

Phần thư chào hàng thụ động bạn có thể tham khảo nhiều cách trả lời hơn ở bài viết Cách Trả Lời Thư Hỏi Hàng Và Làm Báo Giá, bài viết này Hanexim sẽ tập trung hơn vào phần thư chào hàng chủ động.

2.2 Đối với chào hàng chủ động (chủ động chào hàng khi chưa nhận được thư hỏi hàng

Chào hàng chủ động là sau khi đã tìm kiếm được thông tin của khách hàng (email, website, các mặt hàng mà khách đang kinh doanh…), chúng ta chủ động viết email cho khách để ngỏ ý muốn bán hàng và hợp tác với khách hàng.

– Tiêu đề Email: Là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khách có mở Email hay không.

+ Đề cập đến ích lợi của hàng hóa hoặc đưa ra đề xuất, mục đích của email ngay ở tiêu đề.

VD: FINDING AN IMPORTER OF TEXTILE PRODUCTS.

+ Một tiêu đề email chỉ nên chứa không quá 17 từ

– Nội dung Email: viết ngắn gọn, súc tích, không dài dòng, đi thẳng vào vấn đề chính. Vì khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để đọc một email dài dòng mà không đề cập được gì. Phần nội dung cần bao gồm:

+ Giới thiệu về bản thân, chức vụ tại công ty (Sales Executive) và sơ lược về công ty (công ty kinh doanh mặt hàng gì, thị trường chính,…)

VD: I am Anna Tran, sales executives of Hanexim company. We are an exporter specializing in textile products.

+ Bạn biết thông tin khách hàng qua đâu? Đã tìm hiểu gì về công ty hay các sản phẩm của khách hàng (nên dành 1 câu để khen sản phẩm của khách)

VD: I have searched for information of some textile importers and luckily, I got your information. I visited your website and found that you have so many wonderful products and I think our products may be suitable for your business.

+ Sau đó giới thiệu sản phẩm mà bạn muốn chào hàng cho khách. Có thể ghi thông tin chi tiết của sản phẩm trên email hoặc bạn gửi kèm catalogue với thông tin sản phẩm cho khách hàng tham khảo.

+ Cuối email bày tỏ mong muốn được có cơ hội trở thành đối tác với họ và mong nhận được phản hồi sớm.

Mrs Đoàn Thúy – CEO HANEXIM

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Cách Viết Email (Phần 1)

Trong môi trường công sở, Email trở thành một trong những phương thức trao đổi thông tin quan trọng bậc nhất giữa Doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Giữa sếp với nhân viên, giữa đồng nghiệp và đồng nghiệp trong môi trường nội bộ doanh nghiệp. Email trở thành một hình thức giao tiếp thông thường mỗi ngày. Do đó, nội dung và hình thức Email sẽ thể hiện nên sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của bạn đối với khách hàng, cấp trên thậm chí là đồng nghiệp.

Vậy làm cách nào để bạn có thể xây dựng Email với đầy đủ các nội dung, có hình thức chuyên nghiệp mà không mắc phải những sai sót thông thường?

Thông qua Video kỳ này, Mộc Phát sẽ chia sẻ cho bạn các bước cơ bản để tạo ra một Email chuyên nghiệp:

Video bao gồm 3 nội dung căn bản như sau:

Xây dựng form Email đúng chuẩn

Tạo chữ kỹ Email chuyên nghiệp

Các hình thức gửi mail (CC và BCC)

Luôn phải có tiêu đề mail;

Tiêu đề mail luôn phải được viết in hoa, ngắn gọn, thể hiện được nội dung chính của toàn bộ mail.

Không được viết tắt

Trình bày mail rõ ràng, có dấu chấm, dấu phẩy ngắt ý. Phân tách các ý bằng cách xuống dòng;

Cuối mỗi dòng chấm phẩy hoặc chấm kết thúc câu;

Đầu dòng luôn viết hoa chữ đầu tiên. Sau dấu chấm câu (.) luôn phải viết hoa. Tên riêng, địa danh phải viết hoa;

Dấu ngoặc đơn, ( ); nháy kép ” ” viết sát vào ký tự ngay trước và sau chúng;

Viết đủ ý rồi hãy chấm câu, sử dụng dấu phẩy khi câu có nhiều ý;

Hạn chế dùng dấu cảm thán.

Nên sử dụng font chữ dễ nhìn, rõ ràng (serif).

Nên sử dụng màu tối, không nên sử dụng màu sắc quá sặc sỡ hoặc quá nhiều màu cho một mail;

Màu sắc an toàn: màu đen, xám đen hoặc xanh đen;

Có thể sử dụng màu nổi để làm nổi bật những thông tin chính cần người xem chú ý.

Kích thước phù hợp cho font chữ serif là Large.

Dùng từ dễ hiểu, chuyên nghiệp, không dài dòng.

Hạn chế sử dụng các từ ngữ thiếu tính chắc chắn hoặc hài hước trong mail: Tôi thử…, tôi sẽ cố gắng…, tôi chỉ…, tôi nghĩ là…;

Tuyệt đối không dùng các ngôn ngữ mang tính khiêu khích hoặc mang cảm xúc tiêu cực như: tôi cảm thấy…, tôi chỉ muốn…, tại sao bạn lại…, bạn phải…

Cách đính kèm tập tin, hình ảnh.

Cách chèn link web:

Khi chèn link web cần thay đổi Linkweb thành từ hoặc câu đại diện.

Tùy trường hợp và đối tượng mà có lời chúc hoặc lời nhắc nhở phù hợp.

Hướng dẫn cách tạo chữ ký chuyên nghiệp:

Trong quá trình gửi mail cho nhiều người, chúng ta có thể sử dụng chức năng CC hoặc BCC;

Gửi CC: là kiểu gửi khi người gửi muốn một vài người khác nhận được bản sao của email, nhưng họ không phải người nhận chính, và người nhận có thể thấy danh sách mail những người được nhận;

Gửi BCC: là kiểu gửi khi người gửi muốn gửi email đến cho một nhiều người và người nhận không biết được địa chỉ mail của những người khác.

Đặt tiêu đề cho email;

Đính kèm tập tin vào email (nếu có);

Viết nội dung email;

Kiểm tra lại nội dung email và file đính kèm một lần nữa;

Nhập địa chỉ email người nhận cuối cùng sau khi đã sẵn sàng gửi

Thưa gửi và cảm ơn là điều cơ bản cần có trong một email thể hiện sự tôn trọng và lịch sự;

Luôn có lời chào mở đầu mail;

Tùy vào đối tượng gửi mà ta có lời chào khác nhau như: Dear Mr. A, Kính gửi anh A, Thân gửi anh A;

Đối với những đối tượng là tập thể hoặc chưa biết tên đối tượng gửi, chúng ta có thể có lời chào: Dear anh/chị: ; Kính gửi anh/chị …

Lời cám ơn tùy trường hợp, hoàn cảnh và nội dung có thể nằm ở đầu mail hoặc cuối mail.

Một số thủ thuật sử dụng email một các chuyên nghiệp và hiệu quả

Cách Viết Email Follow Up

Soạn thảo Email không phải một việc dễ dàng

Khi viết Email Follow Up, mọi người thường hay dùng những cụm từ như:

Những từ ngữ như thế này thường được dùng lặp đi lặp lại bởi nhiều người và không có hiệu quả cao. Các cụm từ này không thể hiện được sự nhiệt tình của người viết. Nhìn chung, khách hàng của bạn không chỉ muốn xem qua – mà họ muốn đọc thấy một điều gì đó có giá trị trong Email.

5 bước để có cách viết email Follow Up hiệu quả

Trước khi soạn một Email Follow Up, bạn cần làm rõ các mục tiêu của mình là gì? Điều này giúp bạn tạo Call – To – Action phù hợp.

4 mục tiêu cơ bản của một Email Follow Up là:

Cung cấp thông tin.

Email Follow Up giúp bạn hỏi người nhận về thông tin mà bạn chưa nắm rõ, cập nhật tình trạng hợp đồng, hay để quyết định xem bạn có muốn nhận công việc đó hay không.

Hẹn gặp mặt.

Bạn có thể sử dụng Email Follow Up để hỏi ý kiến người nhận, mời thầu, xin được giúp đỡ hay khảo sát thái độ của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn.

Chỉ để hỏi thăm hay cảm ơn.

Trong trường hợp bạn đã lâu không liên lạc với ai đó nhưng muốn chúc mừng khi công ty họ có tin vui hoặc chia sẻ một dấu mốc quan trọng mà bạn vừa làm được, viết Email Follow Up để hỏi thăm, cảm ơn sẽ có tác dụng lớn.

Các mẫu email Follow Up chào hàng hiệu quả

Email Follow Up giúp bạn hẹn một cuộc họp

Mẫu 1:

Chủ đề: Cảm ơn chị Mai vì đã dành thời gian nói chuyện hôm nay!

Cảm ơn chị đã dành thời gian quý báu trong ngày để chia sẻ về công ty cũng như các khó khăn chị đang phải đối mặt và mục tiêu mà chị đặt ra.

Chi có rảnh vào lúc 1 giờ chiều thứ Ba tới không ạ?

Cảm ơn chị lần nữa vì ngày hôm nay đã đến nói chuyện với em. Em mong rằng sẽ sớm nhận được phản hồi của chị.

Bạn và người nhận mail có người bạn chung hay sở thích chung nào không? Nếu hai người không thân thiết với nhau, đề cập đến một điểm chung có thể là cách mở đầu Email khiến họ nhớ đến bạn. Hãy thử nhấn mạnh Email hay lần nói chuyện đầu tiên giữa hai người để họ dễ dàng hồi tưởng và phản hồi hơn.

Tham khảo những mở đầu của cách viết Email hiệu quả sau đây:

Mẫu 2:

Chủ đề: Anh có bất kỳ thắc mắc nào không ạ?

Lần trước anh có dặn em liên lạc lại để giới thiệu thêm về lợi ích [công ty] có thể đem lại cho công việc của anh.

Vì thế, em viết email để hỏi thăm xem anh có thắc mắc gì về proposal của em không?

Ngay từ đầu thư, bạn nên đi thẳng vào mục đích viết Email Follow Up. Ví dụ: Đừng nói là “Em mời chị đi cà phê để học hỏi kinh nghiệm làm việc của chị được không?”. Thay vào đó, hãy nói “Em muốn mời chị đi uống cà phê để học hỏi về kinh nghiệm đạt doanh số của chị. Em chật vật mãi mà không đạt được chỉ tiêu”. Nội dung Email càng cụ thể càng tiết kiệm thời gian cho người nhận, giúp họ dễ dàng hiểu các yêu cầu của bạn. Do đó bạn đạt được mục tiêu của mình dễ dàng hơn.

Những cách phổ biến để diễn đạt mục đích viết Email như:

Em muốn mời anh/chị tham gia [sự kiện] này. Em nghĩ rằng chương trình này đem lại nhiều điều bổ ích cho công việc của anh/chị tại [Công ty].

Như đã hứa, tôi gửi bạn link của nhà phát triển này [link]. Hy vọng có thể giúp ích cho việc phát triển website của bạn.

Nếu bạn chia sẻ thêm với tôi về [chủ đề] này thì tốt quá. Tôi cũng đang làm mấy việc tương tự thế ở công ty.

Mẫu 3:

Chủ đề: Chào mời cuộc gặp

Mình nhớ là bạn có nói bộ phận của bạn ở [công ty] đang tìm một đại diện bán hàng đúng không? Mình muốn giới thiệu X cho bạn. X đã từng làm công việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho [công ty]. Mình nghĩ là X sẽ phù hợp với bộ phận của bạn đấy.

Mẫu Email Follow Up sau khi vừa nộp đơn xin việc:

Mẫu 4

Chủ đề: 3 lý do chứng minh em là ứng cử viên phù hợp với công ty.

Tên em là [tên]. Qua nhóm tuyển dụng trên Facebook, em được biết công ty chị đang tìm kiếm nhân viên cho [vị trí].

Em nghĩ rằng, em là một ứng viên phù hợp cho [vị trí] với [bộ phân] vì những lý do sau đây:

– Em là một người ham học hỏi. Em rất chăm chỉ và không ngừng học những điều mới qua sách vở, blog, báo đài [kênh đài yêu thích nhất của em là…].

– Em đã tìm hiểu và có niềm tin vào sự phát triển của [công ty].

Em có đính kèm CV và một video trình bày lý do vì sao em sẽ là một thành viên phù hợp với bộ phận của chị. Bên cạnh đó, em cũng gửi kèm cả các website và mẫu dự án mà em đã từng làm trươc đây trong [vị trí] .

Em hy vọng sớm nhận được phản hồi của chị.

– 24 giờ

Gửi Email cảm ơn sau khi tham gia một cuộc họp, phỏng vấn, hội thảo.

– 48 giờ

Gửi Email Follow Up sau khi nộp đơn xin việc.

– 1-2 tuần

Mời tham gia một cuộc họp hay khi không nhận được thư offer công việc dù đã phỏng vấn.

– Mỗi 3 tháng

Hỏi thăm ai đó.