Cách Viết Email Deal Lương / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

5 Cách Deal Lương Với Nhà Tuyển Dụng Hiệu Quả

Tất nhiên, lương sẽ được ưu tiên hàng đầu khi bạn quyết định gia nhập một tổ chức nào đó. Không có ai muốn cam chịu một mức lương thấp cả. Đó là lý do tại sao bạn phải nâng cao kỹ năng, nghiên cứu vị trí ứng tuyển để có một mức lương cao hơn mức lương hiện tại. Nhưng sẽ thật khó khăn khi nhà tuyển dụng không nhượng bộ trong quá trình thương lượng lương. Vậy phải làm sao? Cách thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng tốt nhất chính là xem xét và linh hoạt đàm phán thêm các lợi ích khác cho mình. Cụ thể:

1. Thay đổi chức danh công việc

Jason Carney, Giám đốc Nhân sự tại WorkSmart Systems Inc ở Indianapolis cho biết, việc thay đổi chức danh công việc rất hữu ích cho việc củng cố hồ sơ xin việc của bạn. Thực tế, “nhân viên tiếp tân” nghe có vẻ không đẹp lắm nhưng “trợ lý điều hành công ty” lại rất hào nhoáng, bạn có nghĩ như vậy không? Vì vậy, hãy đưa ra vài gợi ý về chức danh công việc để sẵn sàng đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

2. Các khoản phụ cấp

Phụ cấp ăn ở, đi lại, đồng phục và các khoản trợ cấp khác sẽ giúp bạn giảm chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Cách khoản phụ cấp

3. Thêm thời gian nghỉ

Mike Zaremski, chủ tịch và giám đốc điều hành của PM Human Capital Solutions tại thành phố New York cho biết, một trong những cách deal lương với nhà tuyển dụng phổ biến nhất chính là đàm phán để có nhiều thời gian nghỉ hơn. Trong một cuộc thăm dò của Monster năm 2023, 53% số người được hỏi sẽ không cố gắng đàm phán những ngày nghỉ trong công việc hiện tại của họ. 19% những người cố gắng thỏa thuận về thời gian nghỉ đã thành công vì nhà tuyển dụng cho rằng, điều chỉnh mức lương cho từng nhân viên sẽ dễ hơn cho cả tập thể.

4. Thời gian làm việc linh hoạt

Thương lượng để được làm việc tại nhà hoặc linh hoạt thời gian làm việc thì sao nhỉ? Zaremski cho biết, ông đã từng tiếp xúc với một nhà tuyển dụng và họ đang tìm cách để trả lương thấp hơn 15% so với thị trường. Điều này tưởng chừng như rất khó khăn nhưng họ đã quyết định cho nhân viên làm việc từ xa và chỉ quản lý bằng hiệu quả. Bằng cách này, dù trả mức lương dưới trung bình nhưng nó lại thu hút rất nhiều ứng viên nộp hồ sơ. Vì vậy, nếu bạn có thể cam kết về hiệu quả công việc thì hãy sử dụng cách deal lương này với nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có thể làm thêm một công việc nữa để tăng thu nhập nếu như đủ khả năng.

Thời gian làm việc linh hoạt

5. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

Yêu cầu nhà tuyển dụng đầu tư vào các chương trình đào tạo chuyên môn cũng là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị mà họ mang lại cho bạn. Bạn có thể đàm phán để nhà tuyển dụng chi trả cho các buổi hội thảo, các khóa đào tạo chuyên môn hoặc các lớp học trực tuyến để nâng cao năng lực cho bản thân. Đây cũng là cách deal lương với nhà tuyển dụng thông minh và khôn khéo, vì nhà quản lý nào cũng muốn sở hữu đội ngũ nhân viên thạo việc và vững chuyên môn.

Học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn

Một vài lời khuyên khi đàm phán lương

Trước khi thỏa thuận lương, hãy xem xét nhu cầu của bạn và những điều bạn cần trước. Sau đó tìm ra cách để cân bằng những điều đó. Cách deal lương với nhà tuyển dụng giúp bạn vững vàng hơn khi nhà tuyển dụng đề nghị một mức lương không đáp ứng yêu cầu của bạn.

Bạn nên đàm phán lương sau khi nhà tuyển dụng đưa ra một lời mời nhận việc nào đó. Vì theo Merrill, đàm phán tại thời điểm nhà tuyển dụng xác nhận bạn là người mà họ đang tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn cả.

About the Author: Clara

Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng

Là một chuyên viên tư vấn tuyển dụng, tôi luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất. Tôi tin rằng, những bài viết về bí quyết tìm việc, bộ câu hỏi phỏng vấn, cách phát triển kỹ năng…sẽ giúp ứng viên nhanh chóng tìm được công việc phù hợp, giúp cho nhà tuyển dụng tìm được nhân tài.

Deal Lương Thành Công Với Mẫu Câu Đàm Phán Lương Tiếng Anh Sau

1. Từ vựng về lương, thưởng trong tiếng Anh

Income: thu nhập

Salary: lương (trả định kỳ hàng tháng theo hợp đồng lao động)

Wage: tiền công (trả theo giờ, theo tuần, thường dành cho những công việc làm thuê phổ thông)

Allowance: tiền phụ cấp

Commission: tiền hoa hồng, tiền phần trăm doanh số bán hàng

Bonus: tiền thưởng năng suất công việc

Sick pay: tiền lương ngày ốm

Holiday pay: tiền lương ngày nghỉ lễ

Holiday entitlement: chế độ ngày nghỉ được hưởng

Overtime pay: tiền làm thêm ngoài giờ

Working hour: giờ làm việc

Pay raise: tăng lương

Promotion: thăng chức

Health insurance: bảo hiểm y tế

Gross pay: lương trước thuế

Net pay: lương sau thuế

Annual promotion amount: số tiền tăng lương hàng năm

Maternity leave: nghỉ sinh

Pension: lương hưu

Severance: tiền trợ cấp thôi việc

2. Những mẫu câu cần biết khi đàm phán lương bằng tiếng Anh

Tại các công ty đa quốc gia hoặc có sếp người nước ngoài, vấn đề đàm phán lương tương đối cởi mở và thẳng thắn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thận trọng, lựa chọn từ ngữ để giữ tác phong chuyên nghiệp và tăng khả năng đàm phán lương thành công. Ví dụ như:

– Based on my market research….(Theo tôi tìm hiểu trên thị trường thì…)

Không nên dùng: People I know got paid more than this.

– I would be more comfortable if…(Tôi sẽ thoải mái làm việc hơn nếu…)

Không nên dùng: I cannot work for you with this salary.

– If we can agree on that, I’m on board. (Nếu chúng ta đồng ý điều khoản này, tôi sẽ nhận việc.)

Không nên dùng: If you don’t agree, I will reject this job.

– Do you have any flexibility with that number? (Chúng ta có thể bàn thêm về mức lương đó không?)

Không nên dùng: I want something higher than your offer.

– I would like to know chúng tôi possible given my experience and skill set. (Với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, liệu tôi có thể nhận được mức lương….không?)

Không nên dùng: I think I am talented enough to chúng tôi month.

– I appreciate the offer at…, but was expecting the salary of….(Tôi cám ơn ông/bà đã đề nghị mức…, nhưng tôi mong mức lương vào khoảng…)

Không nên dùng: This is too low. My salary should be around…

2. Đàm phán lương thông qua email

Trong trường hợp bạn ngại mở lời trực tiếp, muốn tìm cách đề nghị bài bản và chuyên nghiệp hơn thì email là một kênh rất hữu ích. Bạn có thể viết email trước cho sếp (hoặc nhà tuyển dụng) để trình bày lý do, đặt lịch hẹn và cho công ty có thời gian chuẩn bị. Email đàm phán lương bằng tiếng Anh nên có đầy đủ các phần, nội dung súc tích và chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo thử cấu trúc email như sau:

Subject: Request for a Salary Negotiation – [Tên của bạn]

Dear…,

Thank you so much for the chance you give me as [Tên vị trí của bạn] at [Tên công ty]! Before I can formally [accept the offer / extend the labor contract], I would love to discuss my base salary.

Considering my [2-3 ưu điểm, kỹ năng] and [thành tựu trong công việc], I strongly believe I can contribute more to the development of the company. Therefore, I hope we can discuss the possibility of moving the offer closer to [mức lương bạn mong muốn].

I am confident that my career and contribution at [Tên công ty] would be flourished, and hope that we can come to a mutually beneficial agreement. Thank you for your time and consideration.

Best regards,

[Họ tên của bạn]

Deal Lương Bằng Tiếng Anh Thắng Chắc Với Những Mẹo Sau

Đàm phán lương bằng tiếng Anh là kỹ năng cơ bản của nhân sự làm việc tại khách sạn, dù là nhân sự lâu năm hay mới vào nghề. Vì tiền lương là vấn đề cần minh bạch nên bạn không nên rụt rè khi đề nghị. Chủ động đàm phán một cách tế nhị, lịch sự chính là cách hay để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng trả mức lương như bạn mong muốn.

Những câu Deal lương bằng tiếng anh thông dụng nhất

Nên: Based on my market research…(Theo tôi tìm hiểu trên thị trường thì…)

Không nên: People I know got paid more than this (Những người tôi biết được trả lương cao hơn mức này)

Nên: I would be more comfortable if…(Tôi sẽ thấy hài lòng hơn nếu…)

Không nên: I cannot work for you with this salary (Tôi sẽ không làm nếu được trả mức lương này)

Nên: If we can agree on that, I’m on board (Nếu chúng ta đồng ý mức này, tôi sẽ nhận việc)

Không nên: If you don’t agree, I will reject this job (Nếu chị không đồng ý thì tôi sẽ từ chối công việc này)

Nên: Do you have any flexibility with that number? (Chúng ta có thể thỏa thuận thêm về mức lương đó không?)

Không nên: I want something higher than your offer (Tôi muốn được trả cao hơn mức chị đưa ra)

Nên: I would like to know with my experience and skill set, is…possible? (Với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, liệu tôi có thể nhận mức lương là…không?)

Không nên: I think I am talented enough to chúng tôi month (Tôi nghĩ tôi đủ tài năng để kiếm được…mỗi tháng)

Nên: I appreciate the offer at…, but was expecting the salary of… (Tôi cám ơn chị đã đề nghị mức lương là…, nhưng tôi mong mức lương vào khoảng…)

Không nên: This is too low. My salary should be around… (Vậy thấp quá. Lương của tôi nên vào khoảng…)

Mẫu email deal lương bằng tiếng anh

Trong trường hợp bạn ngại mở lời trực tiếp thì cũng có thể sử dụng email. Đó là một kênh đàm phán lương hữu ích và chuyên nghiệp. Email đàm phán lương nên ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung chính với văn phong lịch sự. Bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.

Dear…,

Thank you so much for the chance you give me as [Tên vị trí ứng tuyển] at [Tên khách sạn]. Before I can formally accept the offer, I would love to discuss my base salary.

Considering my [nêu 2-3 kỹ năng] and [thành tựu từng có], I strongly believe I can contribute more to the development of your hotel. Therefore, I am looking for something closer to [mức lương mong muốn].

I am confident that my career and contribution at [Tên khách sạn] would be flourished, and hope that we can come to a mutually beneficial agreement. Thank you so much for your time and consideration.

Best regards,

10 Lỗi Deal Lương Khiến Bạn Mất Ưu Thế Trước Nhà Tuyển Dụng

Người Việt Nam nói chung vẫn còn có tư duy khép kín về vấn đề lương bổng, do đó deal lương là một trong những việc mà các ứng viên đang làm kém nhất. Vì sao hai ứng viên giỏi như nhau nhưng một người thì lương tăng vùn vụt mỗi khi chuyển việc, còn một người lại chỉ thấy mức lương ì ạch tiến lên từng bước chậm rãi? Tất cả phụ thuộc ở khả năng deal lương. VietnamWorks HR Insider tổng hợp các lỗi deal lương cơ bản khiến các ứng viên mất quyền lợi ngay trước khi được nhận vào làm việc.

1. Chia sẻ quá nhiều thông tin 2. Than vãn 3. Đặt ra những yêu cầu cụ thể về con số

“Tôi muốn mức lương ít nhất phải là 10 triệu”, hay “Tôi từng được công ty cũ trả lương 20 triệu, vì thế nên…” là những yêu cầu rất cụ thể khi deal lương. Tuy nhiên, đây là cách “trả giá” không được khuyên dùng, đặc biệt khi bạn đang deal lương cho các vị trí cấp cao. Bất cứ con số nào được nói ra trước sẽ là một bất lợi cho bên nói ra, do đó hãy luôn yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra trước mức lương họ dành cho vị trí đang tuyển dụng, rồi sau đó bạn hãy “mặc cả” trên cái giá nhà tuyển dụng đưa ra.

4. Thiếu kiên nhẫn

Một trong những điều quan trọng nhất trong deal lương, cũng như bất cứ cuộc đàm phán nào khác, là sự kiên nhẫn. Hãy né tránh khi nhà tuyển dụng muốn bạn đưa ra “mức giá sàn” trước, và hãy tỏ ra rất chậm trong việc trả lời những yêu cầu đưa ra mức lương cụ thể. Hãy chờ đợi cho họ “ra giá” trước, bạn sẽ ở thế chủ động hơn.

5. Không nghiên cứu kỹ

Công việc bạn đang ứng tuyển có mức lương trung bình bao nhiêu trên thị trường? Nếu không trả lời câu hỏi này được nghĩa là bạn đã đánh mất đi một “át chủ bài” trong quá trình deal lương. Hãy tìm hiểu kĩ về mặt bằng chung của thị trường rồi hãy bước vào phòng deal lương, nếu không sẽ xảy ra 2 trường hợp: hoặc là bạn đàm phán quá thấp đến nỗi nhà tuyển dụng xem thường bạn, hoặc là đàm phán quá cao đến nỗi nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là kẻ hách dịch, khó có thể hòa hợp vào môi trường làm việc của công ty. Nghiên cứu trước là điều cần thiết phải làm trước khi deal lương.

6. Không hiểu rõ giá trị bản thân

Với kĩ năng digital marketing 2 năm kinh nghiệm của bạn thì mức lương tạm ổn là bao nhiêu? Đây cũng là điều bạn cần phải biết bởi nó xác định “giá trị” của bạn trên thị trường. Nếu kĩ năng của bạn quá phổ biến, ai cũng có thể thay thế và làm tốt như bạn thì hiển nhiên, bạn sẽ khó đàm phán mức lương cao. Nhưng nếu bạn thực sự giỏi, tài năng của bạn đang được săn đón, thì việc “hét giá” cao sẽ chẳng phải là vấn đề gì.

7. Không quan tâm đến mức tăng lương

Đừng tưởng rằng mức lương thỏa thuận ban đầu thấp hơn mức bạn mong muốn đã là thất bại. Hãy chú ý đến việc công ty đó có chính sách tăng lương nhân viên nhanh hay chậm. Tìm hiểu từ chính những người đang làm trong công ty đó để có được thông tin chính xác nhất trước khi ra quyết định chấp nhận một mức lương khởi đầu chưa hoàn toàn làm bạn hài lòng.

8. “Bao nhiêu tiền thì đủ sống?”

Nhiều người vì mong muốn có một công việc ngay mà có thể chấp nhận những mức lương chi trả không đủ cho cuộc sống. Hãy tự hỏi bản thân xem nếu bạn cống hiến hầu hết thời gian cho công việc đó, nhưng cuối tháng thì tiền lương chẳng đủ sống hoặc chỉ vừa đủ chi trả các khoản chi tiêu, thì liệu bạn có động lực gắn bó làm việc lâu dài hay không?

9. Lương – hoặc những phúc lợi khác

Nếu nhà tuyển dụng nhất quyết không lay chuyển về mức lương, bạn có thể đề nghị họ cho bạn những phúc lợi khác thay vì tăng mức lương đề nghị. Ví dụ: lương 10 triệu và 12 ngày nghỉ phép là mức mà bạn không chấp nhận, thì bạn có thể đề nghị cho bạn mức 10 triệu nhưng với 20 ngày nghỉ phép mỗi năm chẳng hạn.

10. Đồng ý quá nhanh

Đây là lỗi hiển nhiên mà ít người nhận ra nhất. Đừng bao giờ nhận lời ngay khi được nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương nào đó. Hãy suy nghĩ thật kĩ, cân nhắc tất cả những điều kể trên để xem mức lương đó đã thực sự là mức lương tối đa – giá trị tối đa mà công việc đó mang lại so với những gì bạn sẽ cống hiến hay chưa. Khi đã hoàn toàn tin tưởng rằng mình đang trao đổi công sức và nhiệt huyết để nhận lấy những lợi ích về lương và phúc lợi xứng đáng, lúc đó hãy đồng ý nhận việc cũng chưa muộn. Khi nhà tuyển dụng cảm thấy bạn phù hợp với công việc, chắc chắn họ sẽ chờ đợi quyết định của bạn, chứ không dễ dàng tìm ứng viên khác.

– HR Insider –VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Cách Viết Mẫu Email Xin Tăng Lương Khiến Sếp Hoàn Toàn Bị Đổ Gục

Có thể nói mức lương/thu nhập hàng tháng là vấn đề được đông đảo người lao động quan tâm, trong quá trình làm việc ai cũng cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và họ đều mong muốn được cấp trên công nhận với những nỗ lực họ phấn đấu.

Cách viết mẫu email xin tăng lương khiến sếp hoàn toàn bị đổ gục

Chỉ ra thành tích cá nhân: Một trong những lý do có khiến sếp đổ gục và có thể ra quyết định tăng lương ngay cho bạn đó là ở bảng thành tích cá nhân vượt trội. Bạn có thể đưa ra những con số vượt mức chỉ tiêu giao, doanh số thu lời cho công ty… lý do này không những khiến bạn được tăng lương nó còn giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan về bạn, sếp sẽ biết bạn là người có năng lực thực sự.

Lựa chọn thời điểm thích hợp: Việc lựa chọn thời điểm thích hợp cũng rất quan trọng trong vấn đề xin tăng lương của bạn. Vì vây, trước khi viết đơn xin tăng lương bạn hãy tìm hiểu về chính sách tăng lương, khảo sát qua về mức lương trung bình của các nhân viên trong công ty, từ đó để đề nghị xin tăng lương với một con số phù hợp.

Ngoài ra, bạn hãy biết chọn thời điểm thích hợp để gửi mẫu email, đừng xin tăng lương trong lúc công ty đang có trục trặc về tài chính… như vậy mẫu email xin tăng lương của bạn sẽ chẳng vị sếp nào đọc đâu.

Đánh giá tiến độ hoàn thành công việc: Việc lập một bản đánh giá công việc hàng tuần, hàng tháng chi tiết chỉ ra những công việc đạt và những công việc vượt mức chi tiêu đây được là lý do chính đáng để tăng lương cho bạn, vì vậy hãy đảm bảo bảng đánh giá tiến độ hoàn thành công việc phải rõ ràng và làm nổi bật các con số vượt mức chỉ tiêu nên nhá.

Những điều cần tránh khi viết email xin tăng lương

Dài dòng, lan man: Sẽ chẳng một vị sếp nào thích đọc một mẫu email dài dòng và không có số liệu thống kê cụ thể để thuyết phục sếp tăng lương cho bạn.

Hạ thấp đồng nghiệp và nâng cao giá trị bản thân: Có nhiều bạn nghĩ rằng chỉ ra những lỗi sai của đồng nghiệp sẽ lấy lòng được sếp, tuy nhiên đây lại là lý do khiến sếp đánh giá bạn là người hoàn toàn khác, hãy nhớ rằng vấn đề tăng lương hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của bạn mà thôi.

Đánh tiếng với sếp rằng có nhiều công ty tuyển bạn với mức lương cao hơn: Đối với lý do này thì lại càng không thể chấp nhận được, bạn đừng bao giờ đưa ra lý do này để gây áp lực và đòi sếp phải tăng lương cho mình. Hành động này của bạn sẽ khiến sếp đánh giá bạn là người không chung thành và tất nhiên họ sẽ cảnh giác hơn với bạn đó/

Để có một mẫu email xin tăng lương chuẩn không hề khó nhưng bạn cần biết cách đưa ra lý do thích hợp, trình bày một cách rõ ràng và mạch lạc với sếp. Với những lý chính đáng thì tôi tin chắc bạn sẽ nhận được quyết định tăng lương sớm nhất. Hi vọng, với những gợi ý ở trên sẽ giúp bạn tìm ra được một lý do hợp lý để thuyết phục sếp.