Cách Viết Email Hẹn Gặp Đối Tác / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Hẹn Gặp Khách Hàng Và Đối Tác

Trong văn hóa làm kinh doanh nói chung, sắp xếp các cuộc hẹn với khách hàng hay đối tác là công việc thường ngày của chúng ta. Phần lớn những người phụ trách sales hay purchasing đều có thời gian biểu dày đặc, vì thế lên lịch hẹn trước sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn và đối tác. Cuộc hẹn kinh doanh thường phải hẹn trước ít nhất vài tiếng cho đến vài ngày. Khi hẹn phải có thời gian cụ thể và nên tránh các ngày nghỉ, ngày lễ và thời gian nghỉ ngơi.

Cách hẹn gặp khách hàng

Khi muốn hẹn gặp khách hàng hay đối tác để bàn bạc chi tiết hơn về công việc kinh doanh, các bạn có thể dùng những mẫu câu sau:

Can I make an appointment with you on Thursday? Tôi hẹn anh vào thứ 5 được không?

Can we meet on June 25? I’d like to arrange a meeting. Chúng ta có thể gặp nhau vào ngày 25 tháng 6 được không? Tôi muốn sắp xếp một buổi gặp mặt.

Would it be possible to make an appointment with Mr. Dave tomorrow? Ngày mai tôi có thể gặp ông Dave được không?

Would it be possible for me to talk to you in person next week? I don’t think this matter can be dragged on. Tôi có thể nói chuyện riêng với chị vào tuần sau được không? Tôi không nghĩ vấn đề này có thể kéo dài được nữa.

I want to set up a an appointment with you. Tôi muốn sắp xếp một cuộc hẹn với anh.

Will it be convenient if I come to your office this afternoon? Chiều nay tôi đến văn phòng anh có tiện không?

Could you manage Tuesday, August 10th? Ông có thể sắp xếp vào ngày thứ 3, mồng 10 tháng 8 được không?

Would you be interested in meeting after the fair is over? Anh có muốn chúng ta gặp nhau sau khi hội chợ kết thúc không?

How about sometime next week? Thế một lúc nào đó vào tuần sau thì sao?

Where can we meet each other? Chúng ta có thể gặp nhau ở đâu?

Are you free later this week? Cuối tuần này cậu có rảnh không?

When would be a good time to get together? Thời gian thuận lợi để gặp nhau là khi nào?

I’m free after 2:00 pm. Sau 2 giờ chiều tôi sẽ rảnh.

Any time you say. Bất kể khi nào cũng được.

You can make it anytime on next Monday. Anh có thể sắp xếp bất kỳ lúc nào vào thứ 2 tuần sau.

It’s best to have a meeting as soon as possible. Tối nhất nên có một cuộc họp càng sớm càng tốt.

Tình huống hội thoại mẫu

A: Micheal, I would like to meet you to discuss the new project. Do you have time? Micheal, tôi muốn gặp anh để bàn về dự án mới. Anh có thời gian không?

B: When will me meet? Khi nào chúng ta sẽ gặp nhau?

A: How about tomorrow afternoon? Chiều mai có được không?

B: I’m free after 2:00 pm. Sau 2 giờ chiều tôi sẽ rảnh.

A: Yeah, see you at 2:00 pm tomorrow. Hẹn gặp anh 2 giờ chiều ngày mai.

– o O o –

A: Hello Jimmy! Chào Jimmy.

B: Hi Thành. I recognize your voice right away. Chào Thành. Tôi nhận ra giọng cậu ngay.

A: Will it be convenient if I come to your office later this week? Cuối tuần này tôi qua văn phòng cậu có tiện không?

B: Yes? What’s the matter? Sao? Có vấn đề gì à?

A: There are some important things in the service agreement, which can only be solved by a direct meeting. Có vài điều quan trọng trong hợp đồng dịch vụ mà chỉ có thể được quyết bằng một cuộc họp trực tiếp.

A: As it is very important. I don’t think this matter can be dragged on. Ví nó rất quan trọng nên tôi không nghĩ là vấn đề này có thể kéo dài được.

B: I see. I will get back to you as soon as possible. Tôi hiểu, tôi sẽ trả lời cậu sớm nhất có thể.

– o O o –

A: Sorry, is this seat taken? Xin lỗi, chỗ này đã có ai ngồi chưa?

B: No, no. Please, feel free. Chưa đâu, anh cứ ngồi đi.

A: Thanks. Cám ơn.

B: By the way, I’m Steve Dave. I’m with Aircraft Technology Ltd., in Manchester. Nhân tiện, tôi là Steve Dave, đang công tác ở Công ty Aircraft Technology.

A: That’s a coincidence. I’m also in the airline industry. Robert Hùng is my name. I’m a buyer at Hona Flights International Ltd in HCMC. Thật trùng hợp, tôi cũng làm trong ngành hàng không. Tôi là Robert Hùng, nhân viên mua hàng ở Công ty Hona Flights International trong TP. HCM.

B: Nice to meet you. So, how’s your fair so far? Rất vui được gặp anh, buổi triển lãm ở hội chợ thế nào rồi?

A: Good. I’ve been trying to find new suppliers for special accessories so I’ve been quite busy. Tốt anh à. Tôi đang tìm nhà cung cấp mới cho những phụ kiện đặc biệt nên cũng khá bận.

B: So, you’re looking for suppliers. May I ask if you already have some information about my company? Ồ, anh đang đi tìm nhà cung cấp. Vậy cho tôi hỏi là anh đã có thông tin gì về công ty tôi chưa?

A: No, I don’t think I do. Chưa, tôi nghĩ là chưa. B: You know. You might be interested in our brochure. Will you be staying at the fair long? Có thể anh sẽ quan tâm đến cuốn giới thiệu sản phẩm của chúng tôi. Anh sẽ còn ở hội chợ lâu chứ?

A: Yes, till Saturday. Vâng, đến thứ 7 này.

B: Good. Perhaps I could come by your stand some time and I could brief you on our products. I think we could have what you’re looking for. Tốt rồi, lúc nào tôi sẽ ghé qua chỗ anh và giới thiệu nhanh về sản phẩm của chúng tôi. Tôi nghĩ anh sẽ tìm được thứ mình đang cần.

A: That sounds fine. How about tomorrow afternoon? Nghe hay đấy. Chiều mai được không?

B: That sounds great. Được chứ.

Tổng kết

Khi hẹn gặp khách hàng hay đối tác, bạn nên chủ động đề xuất về thời gian và địa điểm mà mình muốn một cách tự tin. Đối phương dù có bận đến mấy cũng sẽ sắp xếp được thời gian để gặp bạn nếu như bạn thể hiện cho họ thấy buổi gặp gỡ để trao đổi trực tiếp là quan trọng và có lợi ích cho cả hai phía.

Cách Viết Email Xác Nhận Cuộc Hẹn Tốt Nhất (Và Ví Dụ)

Một email xác nhận cuộc hẹn là gì?

Tất cả khái niệm xuất phát ngay từ trong tên của nó. Nó là một email xác nhận một cuộc hẹn. Đơn giản vậy thôi.

Cách viết email xác nhận cuộc hẹn

Hiệu quả của email của bạn là tất cả trong thiết kế, nội dung và gửi email.

Email xác nhận bổ nhiệm nên rất đơn giản. Dựa trên thương hiệu, nhưng đừng để sự sáng tạo che mất thông điệp nội dung. Hãy nhớ rằng. Đây không phải là một email marketing. Bạn chỉ cần cố gắng xác nhận một cuộc hẹn với người nhận.

Bạn không cần bất kỳ ảnh đặc sắc nào. Tùy thuộc vào dịch vụ của bạn , cung cấp chính xác những gì người nhận đang mong đợi: Chi tiết xác nhận cho cuộc hẹn của họ không hơn không kém.

Nếu như bạn làm bên tour du lịch. Email gửi tới khách hàng chỉ cần chứa nội dung : Xác nhận chuyến đi (Địa chỉ tập trung, thời gian xuất phát – trở về…) ; Có thể cung cấp thêm hình ảnh của nhà nghỉ mà khách hàng đã lựa chọn; Thêm một vài chi tiết hướng dẫn hành trình đầy đủ.

TOP Marketing với phương châm : Đơn giản là hiệu quả. Phần mềm gửi email marketing TOP Email giúp bạn gửi thư đến đúng khách hàng, nhanh chóng.

Mẹo viết email xác nhận

Xác nhận lịch làm tóc

Xác nhận bạn sẽ đến phòng nha khoa đúng hẹn…

Người nhận của bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi đoán email này nói về điều gì. Và họ cũng có thể dễ dàng tìm kiếm email nếu họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sau này.

Làm rõ email đến từ ai.

Người gửi là yếu tố quan trọng nhất của email ảnh hưởng đến việc người nhận có mở email hay không. Đối với một số người nhận, người gửi là tất cả thông tin họ cần để mở email. Và tránh các địa chỉ email không trả lời (những địa chỉ như là noreply@domain.com.).

Cung cấp thông tin liên lạc.

Giúp người nhận của bạn dễ dàng liên lạc với bạn nếu có vấn đề với cuộc hẹn. Hoặc nếu họ cần lên lịch lại.

Kết hợp SMS marketing với Email xác nhận

Email rất tốt cho các thư dài hơn có thể bao gồm hình ảnh. Và tệp đính kèm hoặc thông tin mà người nhận. SMS là hoàn hảo cho thông tin ngắn, kịp thời (Như một lời nhắc nhở về một cuộc hẹn sắp tới).

Nếu bạn đang băn khoăn có nên sử dụng email hoặc gửi tin nhắn sms cho xác nhận cuộc hẹn của mình hay không. Hãy xem Email so với SMS: Bạn nên chọn kênh nào ? Hoặc tại sao bạn không kết hợp 2 kênh trên làm một ? Tại sao cần kết hợp, bạn có thể tham khảo bài viết SMS Marketing kết hợp Email Marketing để rõ hơn.

Comments

Cách Viết Nội Dung Email Marketing Tăng 23% Tương Tác

Cách viết nội dung email marketing Bước 1: Xác định mục đích của email

Như bạn thấy đấy, hầu hết các email marketing đều tập trung vào một mục đích nào đó, có thể là :

Bán hàng, tăng doanh số

Quảng bá thương hiệu

Nhắc nhở khách hàng

Và tùy vào mục đích mà các bạn lựa chọn kiểu viết sao cho phù hợp. Bạn phải xác định rõ ràng mục đích để về sau có công cụ đo lường chính các và hiệu quả.

Bước 2: Lên sự kiện email

Thông thường đối với các chiến dịch kiểu quà tặng, ebook, khuyến mại sẽ có tỷ lệ mở mail cao hơn nhiều so với các loại mail bình thường.

Hãy cố gắng tạo ra một giá trị gì đó giúp người dùng thấy tò mò, thích thú để bấm vào email của bạn.

Bước 3: Lên tiêu đề cho email

Trong bất cứ kiểu content marketing không chỉ riêng email thì tiêu đề luôn đóng một vai trò qua trọng. Nó làm tăng tỷ lệ mở mail lên đến 50% nếu bạn tận dụng tốt.

Một vài kiểu tiêu đề thường sử dụng trong email:

VD: Chỉ một ngày duy nhất sale 50% khi mua tại quầy VD: Dừng ngay 5 thói quen này nếu không muốn làn da bị hủy hoại VD: Bật mí 5 cách viết email marketing tăng 43% tương tác VD: Nguy cơ mất tiền oan nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng kiểu này VD: Bạn sẽ nấu gì cho gia đình mình vào tối nay? VD: Dành cho người bị mất ngủ kinh niên

Bước 4: Viết nội dung

Trong phần nội dung này bạn cần đảm bảo 3 yếu tố cho mình:

Thứ nhất: Nội dung ngắn gọn đủ để truyền tải thôn tin tới khách hàng. Không nên viết dài dòng vì khách không có nhiều thời gian để đọc.

Cố gắng chắt lọc từ ngữ và cô đọng nhất có thể, không nên để câu dài hoặc các câu thừa không mang ý nghĩa.

Thứ 2: Sử dụng các màu sắc mang tính hành động hoặc nhấn mạnh. Các màu đỏ hoặc xanh sẽ kích thích người dùng bấm vào nhiều hơn. Những phần cần nhấn mạnh bạn cần cố gắng làm chúng nổi bật.

Thứ 3: Sử dụng font chữ dễ nhìn và cỡ chữ phù hợp. Thông thường bạn gửi email, cỡ chữ khoảng 12 và khi khách hàng nhận được nó quá nhỏ để đọc.

Hãy chắc chắn rằng bạn không gặp phải lỗi sơ đẳng này.

Bước 5: Thêm hình ảnh

Bạn nghi rằng email thì không cần hình ảnh, quá sai lầm nêu bạn thiếu đi hình ảnh trong email marketing.

Kích thước chuẩn của hình ảnh trong email là 600 x 400 px

Bước 6: Xem trước nội dung

Trước khi gửi bạn cần xem trước để có gặp vấn đề gì về hiển thị hay các lỗi trong quá trình soạn thảo hoặc đánh máy không?

Đặc biệt quan tâm hơn là các đường dẫn hoặc các nút kêu gọi có hoạt động hay không.

Hãy xem lại kỹ càng trước khi gửi cho khách hàng của mình.

Kinh nghiệm làm nội dung email marketing

Nội dung email marketing thế nào mới thú hút chất lượng? Điểm gì trong email khiến khách hàng quan tâm?

Tiêu đề email

Mỗi ngày 1 người tiếp xúc với rất nhiều các thông tin khác nhau. Bởi vậy người làm email marketing cần tạo điểm nhất cho tiêu đề email tận dụng tối đa điểm tiếp cận và dễ nhớ tỏng khách hàng như:

Tiêu đề email ngắn gọn súc tích rõ ràng (VD: Đã bao lâu rồi bạn không về với mẹ?). Đánh mạnh vào cảm xúc đặc biệt hơn là những người yêu thương gia đình và luôn phải rời xa quê hương.

Tiêu đề cấp bách khẩn trương (VD: Đăng ký ngay dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO trước ngày DD/MM/YYYY để nhận ưu đãi lên đến 50%). Nhằm tạo tính cấp bách và thúc đẩy hành động tương đối tốt.

Tiêu đề đánh thẳng vào lợi ích (VD: Giảm giá 40% cho 100 khách hàng đăng ký dịch vụ viết bài chuẩn SEO đầu tiên). Bạn nhắm thẳng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được, như vậy cũng khá hiệu quả.

Tiêu đề gây tò mò (VD: Tỷ phú YYY chia sẻ bí quyết kiếm 500$ chỉ với 2h làm việc).

Còn rất nhiều kiểu tiêu đề khác nhau bạn có thể sử dụng như:

Câu hỏi (VD: Năm nay bạn dự định sẽ làm gì vào Noel ?)

Tạo danh sách (VD: 15 kiểu viết tiêu đề Email marketing hiệu quả nhất)

Tự đặt vấn đề (Phải làm sao khi không cần ăn kiêng mà vẫn giảm cân?)

Tin tức (VD: Công bố kết quả cuộc thi viết bài chuẩn SEO 2023)

Tiêu đề ý kiến

Tiêu đề mệnh lệnh (Ngừng ngay những thói quen này trước khi quá muộn)

Nếu các bạn quan tâm có thể để lại yêu cầu cuối bài viết mình sẽ diễn giải chi tiết hơn.

Đặt nội dung quan trọng lên đầu

Thông thường khi viết bài chuẩn SEO các bạn viết theo cấu trúc nội dung đã định. Tuy nhiên với nội dung email marketing thì lại khác.

Những thông tin quan trọng, đắt giá bạn cứ đặt lên đầu. Khách hàng không có nhiều thời gian để có thể đọc hết email marketing của bạn. Nếu nội dung ban đầu không hay người đọc sẽ đóng mail và vứt vô thùng rác. Bởi vậy nội dung càng cô đọng càn tốt, càng xúc tích càng tốt.

Nội dung nhắm vào 1 mục tiêu Sử dụng hình ảnh linh hoạt

Nội dung email marketing cần có hình ảnh để làm tăng tính trực quan và sinh động. Hình ảnh được đầu tư, thu hút khách hàng thì email sẽ có hiệu quả cao hơn.

Nếu hình ảnh quá nhiều có thể dẫn đến rối mắt người đọc, hình ảnh nhiều có thể che mất thông tin quan trọng hoặc không làm nổi bật được điểm mà bạn muộn khách hàng hành động theo.

Không sử dụng các hình ảnh quá lớn, nếu bạn sử dụng hình ảnh quá lớn có thể email sẽ rơi vào trong mục thư rác mà không nằm ở mục inbox.

Dùng ngôn ngữ thân thiện và thuyết phục

Nội dung email marketing cần sử dụng ngôn ngữ thân thiện gần gũi. Căn bản là nội dung không viết quá dài bởi vậy bạn cần dùng ngôn từ linh hoạt và thuyết phục khách hàng hành động.

Nếu bạn muốn lấy được sự tin tưởng và thiện cảm từ người đọc thì bạn cần thực hiện điều này.

Đặt các CTA thích hợp

CTA (call to action) lời kêu gọi hành động dẫn dắt khách hàng đi theo hướng mà người làm marketing muốn. Đây là yếu tố giúp người làm email marketing đạt được mục đích của mình.

Cần điều hướng hành động phù hợp để người đọc có thể thực hiện theo. Vị trí đặt CTA cần chú ý:

Vị trí dễ nhìn, dễ đọc, bắt mắt

Một số loại call to action thường dùng trong email marketing

Số điện thoại liên hệ

Địa chỉ Fanpage hoặc website để truy cập và sử dụng các mã code khuyến mãi

Form thông tin (để đăng kí tham gia sự kiện, đăng kí nhận quyền lợi

Nên sử dụng email dạng template

Sử dụng email dạng template là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bởi nó tạo ra cảm giác mới mẻ và chuyên nghiệp trong mắt người đọc.

Hơn nữa dạng mail này trực quan, bắt mắt và dễ dàng sử dụng. Dễ tạo thu hút bởi có sự nghiên cứu và đầu tư về cấu trúc nội dung email marketing.

Hệ nay có nhiều trang web hỗ trợ việc này như:

Cần có thông tin liên hệ rõ ràng

Bạn cần sử dụng tên công ty/ cá nhân/ tổ chức gửi email.

Số điện thoại liên hệ

Email công ty

Địa chỉ công ty

Fanpage

Các thông tin chứng tỏ bạn là người thật tạo sự tin tưởng cho người nhận email.

Một số nguyên tắc viết email marketing chuyên nghiệp Mẫu nội dung email marketing ấn tượng Mẫu email cho khách hàng tiềm năng (64% mở email) Mẫu email kích thích hành động (53% mở mail)

Nhưng nó sẽ nhắc nhở khách hàng rằng không phải lúc nào họ cũng có cơ hội sử dụng dịch vụ của bạn với mức giá ưu đãi như vậy.

Việc thông báo trước sẽ làm khách hàng cảm thấy họ được coi trọng.

Mẫu email nhắc nhở ( mở mail 54%) Mẫu mail cảnh báo (mở mail 57%)

Hãy tùy chỉnh các mẫu Email Marketing này sao cho phù hợp nhất với khách hàng của bạn. Nói cách khác, bạn có thể bỏ qua bước thử nghiệm, viết Email và làm thật luôn.

Hậu Bùi là một chàng trai có niềm đam mê với marketing. Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, đã chinh chiến trong lĩnh vực marketing hơn 3 năm. Mong muốn chia sẻ những kiến thức thực chiến marketing đến những người có cùng đam mê.

Email: Những Mẫu Câu Thường Gặp

Email: Những mẫu câu thường gặp

“The deadline for the project was an hour ago. Did you send the information?” – Thời hạn cho dự án này đã trôi qua được một tiếng rồi. Bạn đã gửi thông tin chưa?

“I’m going to send you a rough draft. Can you review it and email me back?” – Tôi sẽ gửi cho bạn một bản nháp. Bạn có thể xem qua và email lại cho tôi được không?

“I have sent three mails asking for information on their design. I haven’t received a reply yet.” – Tôi đã gửi 3 bức thư yêu cầu thông tin về thiết kế của họ, nhưng vẫn chưa nhận được thư trả lời nào cả.

“Send an email to the team with your plan of action. I want everyone following this process.” – Hãy gửi email kế hoạch hành động của bạn tới cho cả đội. Tôi muốn tất cả mọi người tuân thủ theo quy trình này.

“I have to send out my report before five. I won’t have time to help you right now.” – Tôi phải gửi báo cáo của mình đi trước 5 giờ. Tôi không có thời gian để giúp bạn ngay bây giờ đâu.

“I have a meeting at 4:00 pm. I think I should send out a reminder mail. I don’t want anyone to forget.” – Tôi có cuộc họp vào lúc 4 giờ chiều. Tôi nghĩ tôi nên gửi một bức thư nhắc nhở cho mọi người. Tôi không muốn ai quên cả.

“If you are not sure how to talk to the boss about this, why don’t you email her?” – Nếu bạn không biết phải nói sao với sếp về chuyện này, tại sao bạn không gửi thư cho chị ấy?

“Did you read the mail from the CEO? It’s about our new mission statement.” – Bạn đã đọc thư do CEO gửi chưa? Thư nói về tuyên bố sứ mệnh mới của chúng ta.

“The CFO sent out a mail that describes our quarterly earnings.” – CFO đã gửi một email liệt kê chi tiết doanh thu theo quý của chúng ta.

Trong thời gian nghỉ phép, bạn có thể tận dụng tính năng của một số chương trình email như Outlook để trả lời bằng một thông điệp bất kỳ. Sau khi bật tính năng trả lời tự động, sẽ có một trường text để bạn nhập thông điệp cần gửi. Nhìn chung, tôi thường thấy mọi người viết tương tự như sau (đây không phải là ngôn ngữ nói, mà là ngôn ngữ dùng trong viết email):

‘I will be vacation until June 4th. I will be on email occasionally, but if you have an emergency, you can reach me at 555-555-5555. For information on financial reports, contact Suzy Mae. For information on quarterly earnings, contact Jim Beam. For other urgent matters, contact Billy McHale.’ (Tôi sẽ nghỉ phép tới ngày 4/6. Thỉnh thoảng tôi sẽ kiểm tra email, nhưng nếu có việc gấp, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại 555-555-5555. Để lấy thông tin về báo cáo tài chính, hãy liên lạc với Suzy Mae. Để lấy thông tin về doanh thu theo quý, hãy liên hệ với Jim Beam. Đối với những vấn đề cần gấp khác, hãy liên hệ với Billy McHale.)

Những Mẫu Email Gửi Khách Hàng, Đối Tác Giới Thiệu Sản Phẩm Chuyên Nghiệp

Nội dung đưa thông tin phù hợp với sản phẩm

Mẫu nội dung Email marketing này phù hợp cho đối tượng khách hàng chủ động đăng ký nhận thông tin thông qua pop-up, form trên website/Landing Page. Thông thường, đây có thể sẽ là mẫu email gửi khách hàng đầu tiên sau khi họ đăng ký, nên việc tạo ra ấn tượng tốt bằng nội dung hữu ích là điều vô cùng quan trọng.

Bởi vậy, bạn nên gửi những thông tin như hướng dẫn sử dụng, mẹo hay, Ebook,… Điều này giúp KH nhận được thông tin có giá trị thật sự và khơi gợi cho những lần mở email tiếp theo.

Ví dụ:

Xin chào [@name],

Đội ngũ BizFly rất vui gặp lại bạn. Hy vọng sau khi đăng nhập thành công trên hệ thống MyBizFly, bạn đã kịp trải nghiệm và dùng thử sản phẩm BizFly Email của chúng tôi.

BizFly Email giúp doanh nghiệp bạn TỐI ƯU HÓA CHIẾN DỊCH EMAIL MARKETING với các tính năng vượt trội bao gồm:

– Lọc, làm sạch dữ liệu data có sẵn, nhằm hạn chế tối đa email chết/giả/lỗi…

– Tự động chỉ ra chính xác các từ ngữ, hình ảnh…có nguy cơ bị Google đánh dấu là Spam, giúp người viết có thể điều chỉnh ngay trước khi gửi, tăng tỉ lệ Openrate

– Cá nhân hóa nội dung theo tên, tuổi, vị trí…giúp gia tăng niềm tin, kết nối khách hàng với doanh nghiệp

Trân trọng,

Ký tên

Mẫu email gửi khách hàng này có thể gửi trong trường hợp khách hàng đã tương tác với doanh nghiệp bạn trong một khoảng thời gian dài nhưng chưa đưa ra quyết định. Mẫu nội dung email marketing cần tập trung đưa ra những lợi thế không thể bỏ lỡ hoặc rủi ro để lôi kéo lại sự chú ý khách hàng.

Bởi có thể họ đang có nhiều công việc xen ngang hoặc những mẫu thư gửi khách hàng trước không khiến họ nhận thấy rõ giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại để hành động ngay.

Ví dụ:

Xin chào [@name],

BizFly Email vẫn đang mở cổng đăng kí dùng thử miễn phí full tính năng, thời gian sử dụng lên đến 15 ngày. Chúng tôi gửi email đề phòng bạn bỏ lỡ.

Sau khi đăng kí tài khoản, bạn có thể tự do trải nghiệm những tính năng của BizFly Email. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tư vấn 1:1 để hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc cụ thể của bạn.

Chúc [@name] thành công!

Nội dung hành động ngay

Bất kì khách hàng nào cũng mong muốn được sử dụng sản phẩm/dịch vụ với mức giá tốt nhất. Nếu khách hàng còn đang phân vân chưa muốn mua hàng thì một ưu đãi hấp dẫn sẽ giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định ngay lập tức bằng cách giới thiệu sản phẩm bằng mẫu email marketing kêu gọi hành động ngay.

Và đặc biệt, bạn phải luôn cho khách hàng thấy rằng không phải lúc nào họ cũng được nhận ưu đãi tốt như thế. Bên cạnh đó, với những đơn hàng có giá trị lớn thì mẫu email gửi khách hàng này sẽ như một lần nhắc nhở để thu hút sự quan tâm.

Ví dụ:

[Name] ơi,

Bizfly đang có chương trình khuyến mãi dành riêng khách hàng sử dụng giải pháp Email marketing đó là giảm [X%] cho gói nâng hạng để bạn có thêm những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi sử dụng.

Đặc biệt, chương trình chỉ diễn ra duy nhất trong 3 ngày. Nhanh tay truy cập ngay [link] để biết thêm chi tiết về thể lệ áp dụng.

Ký tên.

Nội dung gửi email nhắc nhở

Mẫu email gửi khách hàng này nên dùng trong trường hợp giỏ hàng của khách chưa hoàn thành hoặc sau khi gửi email đầu tiên thì khách không phản hồi gì thêm. Có thể họ đang bận rộn Bởi vậy, mục tiêu của email này như một nhắc nhở khách hàng về sản phẩm/dịch vụ họ đang bỏ lỡ.

Ví dụ:

Chào [Name],

Bizfly có thấy bạn đã đăng ký dùng thử sản phẩm Email marketing. Không biết trong quá trình sử dụng bạn có gặp khó khăn khi gửi email automation hay tạo template email?

Trân trọng,

Ký tên.

Nội dung cho khách hàng thấy được những lợi ích

Trong các mẫu email gửi khách hàng thì nhất thiết phải có mẫu giới thiệu công ty, đề cập đến những lợi ích mà chỉ có sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có thể mang đến cho khách hàng. Đây là cách bạn giúp kích thích khách hàng tìm hiểu và dần tạo được sự tin cậy của họ về sản phẩm/dịch vụ họ đang quan tâm.

Ví dụ:

Xin chào [@name],

Đừng chỉ sử dụng công cụ Bizfly Email để gửi đi các kịch bản có sẵn. Bạn hãy làm theo các tip sau đây của chúng tôi để tăng tương tác với khách hàng, thu về lượng data khổng lồ phục vụ Marketing Automation cho doanh nghiệp mình:

Đặt form thu thập thông tin khách hàng trên các site của doanh nghiệp kết hợp gửi Email Autoresponse và Email Automation để duy trì tương tác với khách hàng tiềm năng.

Luôn tạo một danh sách kiểm tra (5-10 email) để gửi chiến dịch test, mini CRM của BizFly Email cho phép bạn duy trì danh sách này để gửi test cho nhiều chiến dịch khách nhau.

Phân nhóm khách hàng để xây dựng kịch bản email phù hợp.

Tạo nhiều nội dung nuôi dưỡng từng nhóm khách hàng và test tính hiệu quả trên A/B Testing.

Mẫu email gửi khách hàng này thường sử dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục hay khơi gợi về một sự kiện hay hội thảo nào đó. Bởi vậy, nội dung email bạn cần đi thẳng vào vấn đề và nêu rõ các mục tiêu mà nhiều khách hàng trước đó đặt ra khi đăng ký sử dụng sản phẩm.

Ví dụ:

Ngoài ra, mẫu Email marketing này được xem là cách để trò chuyện gần gũi với khách hàng để hiểu được mong muốn cũng như mục tiêu của họ là gì để bạn có cách tư vấn và chăm sóc phù hợp.

[Name] ơi,

Trước khi bước vào khóa học “Xây dựng chiến lược Email marketing hiệu quả” chúng tôi cần hiểu rõ mục tiêu của bạn khi đến đây. Thông thường, các học viên tham gia khóa học này thường mong muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng, tăng trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ hay gửi nội dung tới đúng khách hàng, đúng nhu cầu, đúng thời điểm.

Nội dung xin biết lý do

Ví dụ:

Nội dung mẫu email gửi khách hàng này chính là một bản khảo sát ngắn để tìm hiểu nhu cầu thật sự của khách hàng khi tiếp cận với doanh nghiệp của bạn. Từ đó, doanh nghiệp bạn mới có thể tiếp tục gửi những mẫu nội dung email marketing phù hợp với thông tin mà khách hàng muốn nhận. Bạn cần tận dụng những khảo sát khách hàng trước đó và đưa ra cho họ vài lựa chọn về lý do mà họ đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.

Chào [Name],

– Tôi muốn nhận được tư vấn trực tiếp về Bizfly Email. Vui lòng phản hồi dưới email này thời gian trống của bạn để chuyên viên tư vấn có thể liên hệ ngay.

– Tôi muốn đăng ký dùng thử sản phẩm. Vui lòng truy cập [link] này để trải nghiệm ngay Bizfly Email