Bạn cần mời diễn giả truyền cảm hứng cho sự kiện của mình? Tính tới 2023, trước khi bắt đầu hành trình vừa du lịch vừa viết sách, tôi đã có hơn 1500 giờ “diễn” thuyết cho hơn 30000 khán thính “giả” ở Hà Nội. Mặc dù vậy, tôi không nhận mình là “diễn giả”, vì đơn giản là tôi thích… “diễn thật”.
Việc chơi chữ “diễn thật” ở đây không có ý gì khác ngoài việc nhấn mạnh rằng tôi thích những nhà “diễn” thuyết nói “thật” làm thật. Bởi vì diễn giả, hay Speaker trong tiếng Anh, thật ra đơn giản là một người phát biểu trước đám đông. Theo đó, thì ai cũng có thể trở thành “diễn giả”, miễn là họ tự tin đứng trên sân khấu, và mở miệng.
Mời diễn giả truyền động lực càng nhiều càng tốt? Cũng được, nhưng…Đã bao giờ bạn tham dự một buổi chia sẻ mà:
Diễn giả nói rất giàu năng lượng, tạo không khí rực lửa trong căn phòng.
Bạn tràn trề ĐỘNG LỰC, bạn quyết tâm thay đổi, bạn đặt ra mục tiêu to lớn.
Mấy hôm sau, đâu lại vào đó. Còn bây giờ, mục tiêu đó đã nằm trong xó.
Thật ra lý do một phần là do mỗi người (tôi có giải thích rõ trong sách TTQDCD) song một phần cũng do diễn giả, nêú như họ đã quá tập trung vào các kỹ thuật NLP, thôi miên để tạo hiệu ứng đám đông, tạo cú sốc tâm lý, v.v… để tạo ĐỘNG LỰC, tạo sự phấn khích cho khán giả. Điều đó cũng tốt, nhưng vẫn chưa đủ.
Bạn còn nhớ câu chuyện rùa và thỏ chạy đua chứ? Nếu cho thỏ và rùa đua lại một lần nữa, thì ai sẽ thắng? Tất nhiên là thỏ. Xét về THỰC LỰC chạy, rùa thua xa thỏ. Chỉ là trong lần đầu tiên, ĐỘNG LỰC để chiến thắng của rùa cao hơn thỏ mà thôi. Nếu thỏ chạy đua lần thứ hai, với THỰC LỰC sẵn có, và ĐỘNG LỰC do thua đau lần trước, thỏ chắc chắn sẽ thắng.
Thực lực cao, mà động lực thấp, thì sẽ bị trì hoãn như chú thỏ. Động lực cao, mà thực lực thấp, thì dễ ảo tưởng, chú rùa có thể thắng lần đầu, nhưng lần sau thì chưa chắc đâu. Để hiên ngang bước tới thành công, bạn phải đi bằng cải hai chân: ĐỘNG LỰC và THỰC LỰC. Đó là lý do mà bên cạnh cung cấp cảm hứng, tôi luôn đưa ra những thói quen cụ thể, giúp khán giả nâng cao thực lực.
Mời diễn giả càng nổi tiếng càng tốt? Cũng được, nhưng…Hồi sinh viên, khi Google từ khoá “diễn giả” thì ngay trang đầu tiên, tôi bắt gặp X, tự xưng mình là diễn giả hàng đầu Việt Nam (xin phép giấu tên), tôi tò mò vào xem thử một vài clip của X thì hoàn toàn thất vọng. Kể từ đó, nếu như có ai đó nói hoặc được giới thiệu rằng họ là diễn giả “hàng đầu”, câu hỏi đầu tiên trong đầu tôi bật ra là, “Đầu nào?”
Không ai có thể giỏi tất cả mọi thứ, nếu có những diễn giả hàng đầu thì thường họ sẽ đi đầu ở một (hoặc hiếm hoi là một số) lãnh vực nhất định. Nên không phải cứ người càng nổi tiếng, là sẽ càng đảm bảo thành công cho sự kiện của bạn. Điều quan trọng nhất khi mời diễn giả, là bạn mời được đúng người, và người đó nói được đúng thứ mà khán giả của bạn đang cần.
Cá nhân tôi không nổi tiếng, và cũng không thích sự nổi tiếng. Nếu như điều mà nhiều người quan tâm là những tràng pháo tay TRONG buổi diễn thuyết, thì điều tôi quan tâm là SAU buổi diễn thuyết, khán giả sẽ HÀNH ĐỘNG như thế nào, và tạo ra KẾT QUẢ khác biệt ra sao. Vì thế mà tôi tạo ra Blog Fususu, chuỗi Email và các cuốn sách để đồng hành và hỗ trợ họ.
Mời diễn giả học vị càng cao càng tốt? Cũng được, nhưng…Với những người có học hàm học vị cao, tôi rất kính trọng họ, tôi tôn trọng sự nỗ lực của họ để có được những thứ ấy. Song cho dù là diễn giả “bình thường”, hay diễn giả “giáo sư”, thì ai cũng cần phải tôn trọng thời gian của khán giả, cũng như tôn trọng chính những kiến thức quý báu của bản thân, bằng cách truyền tải chúng một cách sinh động và dễ hiểu.
Cá nhân tôi không đề cao bằng cấp, song tôi không bao giờ ngừng học hỏi để cải thiện bản thân. Từ tốt nghiệp tiểu học trung bình, tôi phấn đấu để đạt 28/30 điểm thi đại học. Dù rất hay quên, song tôi luyện để nhớ được dãy dài 512 số pi. Là người hướng nội, song tôi luyện để tự tin diễn thuyết… Có lẽ những ai mời diễn giả mà chọn tôi, là vì họ tin rằng tôi có thể giúp được khán giả của họ.
Tóm lại, mời diễn giả thế nào là hiệu quả nhất?Thứ hai, mời diễn giả có chuyên môn cao cũng tốt, nhưng nếu như khả năng truyền đạt của họ chưa được hấp dẫn và sinh động, thì bạn nên tổ chức dưới dạng toạ đàm, phỏng vấn, thì sẽ an toàn hơn. Một MC giàu kinh nghiệm sẽ biết cách làm chủ sân khấu, biết cách đặt câu hỏi, vừa giúp cho trí tuệ của vị diễn giả giáo sư đến được khán giả dễ hơn, vừa giúp giữ lửa cho chương trình.
Thứ ba, với những diễn giả giàu năng lượng, chuyên thúc đẩy và tạo động lực mạnh mẽ, cá nhân tôi thấy họ thường làm tốt vai trò của mình ở trong một môi trường nhất định nào đó. Một khoá học dài ngày, một sự kiện mà người tham dự vốn đã giàu năng lượng sẵn, hoặc các đối tượng đang mông lung, đang cần động lực. Chứ hiệu quả mang lại cho hầu hết khán giả thì tôi không chắc.
Và cho dù là mời diễn giả kiểu nào, hãy tìm hiểu kĩ về họ, xem clip, hỏi thử những người đã từng tham dự buổi chia sẻ của họ, xem có nhớ hay áp dụng được mẹo nào không? Đặc biệt nếu như họ có Fanpage, Blog, thậm chí viết sách thì quá tốt, hãy đọc thử, và nếu cảm thấy chuyên môn của họ phù hợp với bạn, hãy mạnh dạn ngỏ lời.
Bạn muốn mời diễn giả và lựa chọn Fususu?Tôi rất vui vì điều đó. Tôi tin rằng khi đọc xong Blog này, cũng như các cuốn sách của Fususu, bạn đã cảm nhận được phần nào về tôi, và những gì tôi có thể giúp cho khán giả của bạn. Thực ra từ 2023, tôi đã “về ở ẩn” để viết sách, đóng góp thầm lặng cho đời, song một mối cơ duyên đã khiến tôi “xuống núi” để tiếp tục chia sẻ những tri thức đơn giản, chân thực và hiệu quả trong “thời loạn thông tin” này.
Nếu như bạn muốn mời diễn giả có thể vừa tạo cảm hứng, vừa cung cấp cho khán giả các công cụ thay đổi bản thân bền vững, và có chuyên môn sâu về:
Cách nhớ nhanh và phương pháp học tập siêu tốc
Cách làm chủ cảm xúc, thư giãn, giải toả stress
Cách tự tin thuyết trình và làm chủ sân khấu
Cách thay đổi bản thân (mà không dựa vào động lực)
Thì bạn đừng ngại ngần gửi email cho tôi tới địa chỉ order@fususu.com – trong Email bạn vui lòng mô tả rõ:
Đôi dòng giới thiệu về bạn và tổ chức của bạn
Đôi nét về đối tượng khán giả, số lượng
Chủ đề và thời lượng nói chuyện