Cách Viết Email Mời Hợp Tác / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Thư Mời Hợp Tác Kinh Doanh Trong Doanh Nghiệp

1. Những lưu ý trong mẫu thư mời ​

Thư mời hợp tác

Lưu ý khi viết một mẫu thư mời, thư ngỏ hợp tác kinh doanh:

– Lời chào

– Chúng tôi là ai

– Chúng tôi đến đem cho bạn những lợi ích và nhiệm vụ gì

– Mục tiêu hoạt động

– Kêu gọi đặt hàng

Ngoài ra còn lưu ý:

– Hãy viết những câu ngắn và chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chỉ nên có từ 4 đến 5 câu và tập trung vào ý chính cho người đọc dễ đọc, dễ hiểu

– Những chứng thực sẽ là một công cụ hữu ích.

Xin trân trọng cảm ơn!

2. Mẫu thư ngỏ hợp tác

THƯ NGỎ HỢP TÁC KINH DOANH

Kính gửi: Quý đối tác

Đầu tiên, Ban giám đốc ………………………………………….. xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Ví dụ: Miêu tả về công ty, ngành nghề, thế mạnh, thâm niêm, thành tựu và một vài đối tác của công ty mình. Ví dụ về công ty hoạt động trong việc cung ứng vật liệu xây dựng – thạch cao.

Công ty…… được thành lập năm ……….., chúng tôi đã có những bước phát triển và không ngừng hoàn thiện trong việc thiết kế, thi công trần thạch cao, phân phối vật liệu Công ty đã thi công các công trình trần vách thạch cao như tại các dự án: khách sạn, trường học, văn phòng hay nhà ở dân dụng… Áp dụng công nghệ và vật liệu mới với những yêu cầu về công nghệ giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo đã luôn mang đến sự hài lòng về mức độ hoàn mỹ để khẳng định “ĐẲNG CẤP CÔNG TRÌNH” cho các đơn vị hợp tác và nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động đã qua.

CÔNG TY ………………………………………………………………… xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động Đầu tư – Kinh doanh nhằm gia tăng giá trị và quảng bá thương hiệu chung cho cả hai bên. Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, CÔNG TY ………………………………………..  rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Thông tin liên hệ:

Mời liên hệ email: ………………..  hoặc SĐT…………………

Địa chỉ văn phòng: …………………………..

Website: ……………….

ĐẠI DIỆN CÔNG TY ………..

Giám Đốc. ……………….

(Ký, đóng dấu)/ hoặc “Đã ký” nếu gửi mail

3. Mẫu thư mời hợp tác

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

————-***———–

THƯ MỜI HỢP TÁC KINH DOANH (MẪU)

Kính gửi: ………………………………………………………………………………………….

Đầu tiên, Ban giám đốc Công ty ………………….. ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Công ty ………….. ……………….là công ty hàng đầu về lĩnh vực cung cấp các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. Với triết lý kinh doanh “……………….”, ……..…… luôn muốn đem đến sự thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.

Công ty ………………………..……….. xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động ……………..- một mảng chiến lược của chúng tôi trong thời gian hiện tại và sắp tới.

Chúng tôi đề xuất ra đây 2 hình thức hợp tác:

1. Hình thức hợp tác thứ nhất:………………………………………..……………………..…

……………………………………………………………..……….……………..……………….

2. Hình thức hợp tác thứ hai:……………………..………………………………………..…..

……………………………………………………………..……….……………..……………….

Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty cổ phần …………….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Văn phòng giao dịch ………………….……………………………………………………..……..

Địa chỉ trụ sở:……………………………………………………………………………….…….

Điện thoại: …………………………………………………… Fax: ………………….……………

Email:……………………………………..………………….. Web:………….……….…………. 

Xin trân trọng cảm ơn!

TM CÔNG TY

TỔNG GIÁM ĐỐC

—————————————————————————–

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Hướng Dẫn Cách Viết Mẫu Thư Mời Đi Công Tác Nước Ngoài

Mẫu thư mời đi công tác tại nước ngoài là mẫu thư do đối tác bên nước ngoài cung cấp cho bạn. Bạn dùng mẫu thư này để bạn đi xin visa cùng với một số giấy tờ khác. Mẫu thư này chỉ được cấp khi bạn đang là một doanh nhân muốn sang nước ngoài để làm ăn và hợp tác với đối tác bên họ. ( mỗi đất nước đều có một mẫu thư mời, và những nguyên tắc riêng)

Trong trường hợp bạn cùng đối tác đã làm việc với nhau một thời gian dài, bạn có thể yêu cầu họ gửi mẫu thư mời cho bạn nếu có nhu cầu sang đất nước tỉ dân này để làm việc.

Thông thường các mẫu thư mời sẽ có những thông tin như sau:

Người được mời cần phải điền đầy đủ mọi thông tin như:

Họ tên đầy đủ

Ngày tháng năm sinh

Đại diện công ty và chức vụ

Thông tin về địa chỉ và số điện thoại

Mối quan hệ giữa công ty và người được mời và lịch sử kinh doanh giữa 2 bên

Bạn có biết về người được mời một cách cá nhân hay không, và bạn và người được mời có quan hệ huyết thống không

Mục đích chuyến đi (nếu đây là chuyến đi trong dự án có thời gian dài hơn, phải trình bày rõ)

Thời gian lưu lại nước ngoài của người được mời

Phần chi phí ăn ở và sinh hoạt mà công ty bạn phải chi trả

Và ngày tháng mà người được mời sẽ rời khỏi nước ngoài.

Họ tên đầy đủ ( tên công ty, tên gửi làm thư)

Chức vụ và vị trí trong công ty

Địa chỉ và số điện thoại của công ty ở đất nước mình

Địa chỉ email nơi làm việc

Tóm tắt về lĩnh vực hoạt động của công ty

Trên đó là hướng dẫn cách viết mẫu thư mời đi công tác tại nước ngoài sẽ giúp cho những bạn lần đầu đi công tác biết được cách điền thông tin. Lưu ý là tất cả các loại thư mời đều có tiếng anh kèm tiếng của đơn vị mời bạn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với Visa Bảo Ngọc chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ các bạn một cách tốt nhất.

Mọi chi tiết tư vấn thủ tục xuất nhập cảnh xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VISA BẢO NGỌC

88-90 TRẦN HỮU TRANG,P.10, PHÚ NHUẬN,TP.HCM

Đt: (08) 384 52 850 – 0918 126 190 (Zalo, Line) – 0916926190 (Zalo,Line, Viber) – Mr.Cường

0915526190 – 0983915304 Ms. Trang

Email: visabaongoc@gmail.com

Facebook:htpp://facebook.com/visabaongoc

Cách Viết Nội Dung Email Marketing Tăng 23% Tương Tác

Cách viết nội dung email marketing Bước 1: Xác định mục đích của email

Như bạn thấy đấy, hầu hết các email marketing đều tập trung vào một mục đích nào đó, có thể là :

Bán hàng, tăng doanh số

Quảng bá thương hiệu

Nhắc nhở khách hàng

Và tùy vào mục đích mà các bạn lựa chọn kiểu viết sao cho phù hợp. Bạn phải xác định rõ ràng mục đích để về sau có công cụ đo lường chính các và hiệu quả.

Bước 2: Lên sự kiện email

Thông thường đối với các chiến dịch kiểu quà tặng, ebook, khuyến mại sẽ có tỷ lệ mở mail cao hơn nhiều so với các loại mail bình thường.

Hãy cố gắng tạo ra một giá trị gì đó giúp người dùng thấy tò mò, thích thú để bấm vào email của bạn.

Bước 3: Lên tiêu đề cho email

Trong bất cứ kiểu content marketing không chỉ riêng email thì tiêu đề luôn đóng một vai trò qua trọng. Nó làm tăng tỷ lệ mở mail lên đến 50% nếu bạn tận dụng tốt.

Một vài kiểu tiêu đề thường sử dụng trong email:

VD: Chỉ một ngày duy nhất sale 50% khi mua tại quầy VD: Dừng ngay 5 thói quen này nếu không muốn làn da bị hủy hoại VD: Bật mí 5 cách viết email marketing tăng 43% tương tác VD: Nguy cơ mất tiền oan nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng kiểu này VD: Bạn sẽ nấu gì cho gia đình mình vào tối nay? VD: Dành cho người bị mất ngủ kinh niên

Bước 4: Viết nội dung

Trong phần nội dung này bạn cần đảm bảo 3 yếu tố cho mình:

Thứ nhất: Nội dung ngắn gọn đủ để truyền tải thôn tin tới khách hàng. Không nên viết dài dòng vì khách không có nhiều thời gian để đọc.

Cố gắng chắt lọc từ ngữ và cô đọng nhất có thể, không nên để câu dài hoặc các câu thừa không mang ý nghĩa.

Thứ 2: Sử dụng các màu sắc mang tính hành động hoặc nhấn mạnh. Các màu đỏ hoặc xanh sẽ kích thích người dùng bấm vào nhiều hơn. Những phần cần nhấn mạnh bạn cần cố gắng làm chúng nổi bật.

Thứ 3: Sử dụng font chữ dễ nhìn và cỡ chữ phù hợp. Thông thường bạn gửi email, cỡ chữ khoảng 12 và khi khách hàng nhận được nó quá nhỏ để đọc.

Hãy chắc chắn rằng bạn không gặp phải lỗi sơ đẳng này.

Bước 5: Thêm hình ảnh

Bạn nghi rằng email thì không cần hình ảnh, quá sai lầm nêu bạn thiếu đi hình ảnh trong email marketing.

Kích thước chuẩn của hình ảnh trong email là 600 x 400 px

Bước 6: Xem trước nội dung

Trước khi gửi bạn cần xem trước để có gặp vấn đề gì về hiển thị hay các lỗi trong quá trình soạn thảo hoặc đánh máy không?

Đặc biệt quan tâm hơn là các đường dẫn hoặc các nút kêu gọi có hoạt động hay không.

Hãy xem lại kỹ càng trước khi gửi cho khách hàng của mình.

Kinh nghiệm làm nội dung email marketing

Nội dung email marketing thế nào mới thú hút chất lượng? Điểm gì trong email khiến khách hàng quan tâm?

Tiêu đề email

Mỗi ngày 1 người tiếp xúc với rất nhiều các thông tin khác nhau. Bởi vậy người làm email marketing cần tạo điểm nhất cho tiêu đề email tận dụng tối đa điểm tiếp cận và dễ nhớ tỏng khách hàng như:

Tiêu đề email ngắn gọn súc tích rõ ràng (VD: Đã bao lâu rồi bạn không về với mẹ?). Đánh mạnh vào cảm xúc đặc biệt hơn là những người yêu thương gia đình và luôn phải rời xa quê hương.

Tiêu đề cấp bách khẩn trương (VD: Đăng ký ngay dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO trước ngày DD/MM/YYYY để nhận ưu đãi lên đến 50%). Nhằm tạo tính cấp bách và thúc đẩy hành động tương đối tốt.

Tiêu đề đánh thẳng vào lợi ích (VD: Giảm giá 40% cho 100 khách hàng đăng ký dịch vụ viết bài chuẩn SEO đầu tiên). Bạn nhắm thẳng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được, như vậy cũng khá hiệu quả.

Tiêu đề gây tò mò (VD: Tỷ phú YYY chia sẻ bí quyết kiếm 500$ chỉ với 2h làm việc).

Còn rất nhiều kiểu tiêu đề khác nhau bạn có thể sử dụng như:

Câu hỏi (VD: Năm nay bạn dự định sẽ làm gì vào Noel ?)

Tạo danh sách (VD: 15 kiểu viết tiêu đề Email marketing hiệu quả nhất)

Tự đặt vấn đề (Phải làm sao khi không cần ăn kiêng mà vẫn giảm cân?)

Tin tức (VD: Công bố kết quả cuộc thi viết bài chuẩn SEO 2023)

Tiêu đề ý kiến

Tiêu đề mệnh lệnh (Ngừng ngay những thói quen này trước khi quá muộn)

Nếu các bạn quan tâm có thể để lại yêu cầu cuối bài viết mình sẽ diễn giải chi tiết hơn.

Đặt nội dung quan trọng lên đầu

Thông thường khi viết bài chuẩn SEO các bạn viết theo cấu trúc nội dung đã định. Tuy nhiên với nội dung email marketing thì lại khác.

Những thông tin quan trọng, đắt giá bạn cứ đặt lên đầu. Khách hàng không có nhiều thời gian để có thể đọc hết email marketing của bạn. Nếu nội dung ban đầu không hay người đọc sẽ đóng mail và vứt vô thùng rác. Bởi vậy nội dung càng cô đọng càn tốt, càng xúc tích càng tốt.

Nội dung nhắm vào 1 mục tiêu Sử dụng hình ảnh linh hoạt

Nội dung email marketing cần có hình ảnh để làm tăng tính trực quan và sinh động. Hình ảnh được đầu tư, thu hút khách hàng thì email sẽ có hiệu quả cao hơn.

Nếu hình ảnh quá nhiều có thể dẫn đến rối mắt người đọc, hình ảnh nhiều có thể che mất thông tin quan trọng hoặc không làm nổi bật được điểm mà bạn muộn khách hàng hành động theo.

Không sử dụng các hình ảnh quá lớn, nếu bạn sử dụng hình ảnh quá lớn có thể email sẽ rơi vào trong mục thư rác mà không nằm ở mục inbox.

Dùng ngôn ngữ thân thiện và thuyết phục

Nội dung email marketing cần sử dụng ngôn ngữ thân thiện gần gũi. Căn bản là nội dung không viết quá dài bởi vậy bạn cần dùng ngôn từ linh hoạt và thuyết phục khách hàng hành động.

Nếu bạn muốn lấy được sự tin tưởng và thiện cảm từ người đọc thì bạn cần thực hiện điều này.

Đặt các CTA thích hợp

CTA (call to action) lời kêu gọi hành động dẫn dắt khách hàng đi theo hướng mà người làm marketing muốn. Đây là yếu tố giúp người làm email marketing đạt được mục đích của mình.

Cần điều hướng hành động phù hợp để người đọc có thể thực hiện theo. Vị trí đặt CTA cần chú ý:

Vị trí dễ nhìn, dễ đọc, bắt mắt

Một số loại call to action thường dùng trong email marketing

Số điện thoại liên hệ

Địa chỉ Fanpage hoặc website để truy cập và sử dụng các mã code khuyến mãi

Form thông tin (để đăng kí tham gia sự kiện, đăng kí nhận quyền lợi

Nên sử dụng email dạng template

Sử dụng email dạng template là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bởi nó tạo ra cảm giác mới mẻ và chuyên nghiệp trong mắt người đọc.

Hơn nữa dạng mail này trực quan, bắt mắt và dễ dàng sử dụng. Dễ tạo thu hút bởi có sự nghiên cứu và đầu tư về cấu trúc nội dung email marketing.

Hệ nay có nhiều trang web hỗ trợ việc này như:

Cần có thông tin liên hệ rõ ràng

Bạn cần sử dụng tên công ty/ cá nhân/ tổ chức gửi email.

Số điện thoại liên hệ

Email công ty

Địa chỉ công ty

Fanpage

Các thông tin chứng tỏ bạn là người thật tạo sự tin tưởng cho người nhận email.

Một số nguyên tắc viết email marketing chuyên nghiệp Mẫu nội dung email marketing ấn tượng Mẫu email cho khách hàng tiềm năng (64% mở email) Mẫu email kích thích hành động (53% mở mail)

Nhưng nó sẽ nhắc nhở khách hàng rằng không phải lúc nào họ cũng có cơ hội sử dụng dịch vụ của bạn với mức giá ưu đãi như vậy.

Việc thông báo trước sẽ làm khách hàng cảm thấy họ được coi trọng.

Mẫu email nhắc nhở ( mở mail 54%) Mẫu mail cảnh báo (mở mail 57%)

Hãy tùy chỉnh các mẫu Email Marketing này sao cho phù hợp nhất với khách hàng của bạn. Nói cách khác, bạn có thể bỏ qua bước thử nghiệm, viết Email và làm thật luôn.

Hậu Bùi là một chàng trai có niềm đam mê với marketing. Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, đã chinh chiến trong lĩnh vực marketing hơn 3 năm. Mong muốn chia sẻ những kiến thức thực chiến marketing đến những người có cùng đam mê.

Cách Viết Email Từ Chối Lời Mời Nhận Việc Từ Nhà Tuyển Dụng

Từ chối lời mời nhận việc là lúc bạn cần phải nói quan điểm của mình một cách thẳng thắn và trung thực. Hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội để tham gia phỏng vấn và đưa ra những lý do bạn từ chối một cách lịch sự. Nếu có thể, hãy đề nghị nhà tuyển dụng giữ liên lạc với bạn.

Thông báo sớm cho nhà tuyển dụng

Khi bạn quyết định không làm việc cho công ty mà bạn ứng tuyển, bạn cần ngay lập tức viết email thông báo cho nhà tuyển dụng. Việc thông báo cho công ty kịp thời sẽ giúp nhà tuyển dụng có thời gian để lên phương án tuyển dụng người mới và không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty họ.

Viết đơn giản, súc tích

Khác với email gửi đơn xin việc, bạn phải có những lời lẽ khen ngợi công ty thì giờ đây với thư từ chối, bạn nên hạn chế lời khen. Hay chỉ nói những điều cần nói một cách lịch sự nhất có thể.

Cảm ơn nhà tuyển dụng

Hãy bày tỏ lời cảm ơn của mình với nhà tuyển dụng và cho họ thấy rằng bạn tôn trọng và đánh giá cao tinh thần làm việc của họ dành cho bạn.

Lý do mà bạn đưa vào thư từ chối nhận việc nên đơn giản và mang tính chủ quan. Bạn nên tránh nói là công ty không phù hợp với bạn, bạn không có hứng thú với việc ở công ty nữa hay bạn đã nhận làm việc cho công ty khác,… Bởi vì những lý do này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp sự chuyên nghiệp của bạn.

Đưa ra lý do thuyết phục và khéo léo để từ chối nhận việc

Đề nghị nhà tuyển dụng lưu lại thông tin của bạn

Nếu bạn có thiện cảm với công ty nhưng không thể nhận việc vì lý do nào đó thì bạn có thể đề nghị nhà tuyển dụng lưu lại thông tin của bạn và liên hệ khi cần thiết. Việc này vừa cho thấy bạn là con người biết cách cư xử mà bạn còn có thể tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.

Mẫu số 1: Nếu bạn đã chấp nhận làm việc cho nơi khác Kính gửi ông/bà + tên nhà tuyển dụng, Cảm ơn quý công ty rất nhiều vì đã cho tôi cơ hội để tham gia phỏng vấn với vị trí + tên công Tôi thực sự rất cảm kích sự ưu ái và thời gian quý báu mà công ty đã dành cho tôi trong suốt vài tuần qua. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến quý công ty. Kính chúc quý Kính gửi ông/bà + tên nhà tuyển dụng, Cảm ơn quý công ty rất nhiều vì đã gửi cho tôi lời mời nhận việc với vị trí + tên công việc. Tuy Tôi thực sự rất ấn tượng với buổi phỏng vấn của chúng ta và tôi xin chân thành cảm ơn vì công ty đã bớt chút thời gian để chia sẻ thông tin về + vị trí công việc và tầm nhìn của + tên công ty. Một lần nữa, cảm ơn quý công ty đã dành thời gian và sự quan tâm tới tôi. Kính chúc quý công ty thành công và phát triển. nhiên, tại thời điểm hiện tại, bản thân tôi thấy rằng mình chưa thực sự phù hợp với công việc. công ty thành công và phát triển. Hy vọng chúng ta sẽ có thể làm việc cùng với nhau trong tương lai. việc. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, tôi không thể làm việc được với công ty.

Mẫu email từ chối lời mời nhận việc từ nhà tuyển dụng

Mẫu số 2: Từ chối lời mời làm việc mà bạn cảm thấy không phù hợp

Cách Viết Email Xác Nhận Thư Mời Phỏng Vấn Chuẩn Không Cần Chỉnh

Cách Viết Email Xác Nhận Thư Mời Phỏng Vấn Chuẩn Không Cần Chỉnh

Mỗi khi nhận được một lời mời phỏng vấn thì việc bạn phải làm ngay sau đó chính là gửi một email xác nhận sẽ tham dự buổi phỏng vấn. Nhưng nội dung email đó phải viết như thế nào để thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như sự quan tâm của bạn đến vị trí công việc.

Xin chúc mừng, nếu như bạn cần đến những kiến thức này thì có vẻ như hồ sơ của bạn đã ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi. Và dù đã nhận được cuộc gọi từ phía phòng nhân sự thì gửi mail xác nhận thư mời phỏng vấn vẫn là một điều rất nên làm. Theo cách này, bạn sẽ chắc chắn nhất mọi thông tin về hẹn phỏng vấn của mình đều chính xác.

Đây cũng là một cơ hội tốt để được giải đáp trước những câu hỏi như địa điểm chính xác của công ty? Người sẽ phỏng vấn trực tiếp bạn? Bên cạnh đó, một email như vậy cũng sẽ có tác dụng như lời nhắc nhở bạn và nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn, hơn nữa còn nhấn mạnh sự quan tâm của bạn tới vị trí công việc.

Thời gian để gửi email

Thời điểm lý tưởng nhất để gửi email xác nhận lịch hẹn là sớm nhất sau khi nhận email hay cuộc gọi mời phỏng vấn.

Tuy nhiên, sẽ có ngoại lệ nếu như sau khi đã xác nhận tham gia phỏng vấn qua điện thoại, nhà tuyển dụng có đề cập thêm đến việc gửi toàn bộ thông tin chi tiết và lịch qua email cho bạn. Trong trường hợp đó, một bức thư xác nhận và các câu hỏi thêm có vẻ không còn cần thiết nữa.

Cấu trúc thư xác nhận lịch phỏng vấn

Tiêu đề: Phần này có thể bao gồm tên công việc và tên của bạn, ví dụ như sau THƯ XÁC NHẬN HẸN PHỎNG VẤN VỊ TRÍ MARKETING – NGUYỄN VĂN A

Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải sắp xếp kha khá cuộc phỏng vấn cùng lúc cho nên việc đề tên ở phần tiêu đề sẽ giúp nhà tuyển dụng thuận tiện hơn khi sắp xếp lịch phỏng vấn.

Lý do viết thư: Phần mở đầu email, bạn có thể đề cập đến lý do viết là thư này. Một vài gợi ý cho phần này như là “Cảm ơn vì cơ hội phỏng vấn…” hoặc “Tôi viết lá thư này nhằm xác nhận chắc chắn cuộc phỏng vấn…”

Lời cảm ơn: Luôn luôn đảm bảo rằng trong email của bạn có lời cảm ơn vì cơ hội phỏng vấn khi gửi mail phúc đáp.

Mẫu thư xác nhận lịch phỏng vấn

Tiêu đề: Xác nhận phỏng vấn vị trí nhân viên kế toán – Nguyễn Minh Thư

Kính gửi: Bộ phận tuyển dụng công ty TNHH Tường Minh

Cảm ơn quý công ty đã dành cho tôi cơ hội tham gia phỏng vấn vị trí kế toán. Tôi xin xác nhận sẽ tham gia buổi phỏng vấn với bà Linh Nguyễn vào lúc 9h sáng ngày 30 tháng 6 tại văn phòng công ty. Xin vui lòng cho tôi biết nếu cần cung cấp bất kỳ tài liệu thêm nào trước và trong buổi phỏng vấn.

Mẫu thư xác nhận phỏng vấn bao gồm câu hỏi

Tiêu đê: Xác nhận lịch phỏng vấn với vị trí kế toán – Nguyễn Minh Thư

Kính gửi: Bộ phận tuyển dụng công ty TNHH Tường Minh.

Tôi rất vui mừng khi nhận được thông báo từ quý công ty qua điện thoại sáng hôm nay. Cảm ơn vì đã dành cho tôi cơ hội tham gia cuộc phỏng vấn vị trí kế toán của công ty. Tôi xin xác nhạn chắc chắn sẽ đến tham gia buổi phỏng vấn vào lúc 15h ngày 16 tháng 5.

Trong cuộc gọi thông báo tôi chưa thấy đề cập đến địa điểm phỏng vấn, vậy nên quý công ty có thể giúp tôi xác nhận chính xác có phải cuộc phỏng vấn sẽ được diễn ra ở văn phòng công ty TNHH Tường Minh không ạ?

Với những kinh nghiệm về kế toán của mình, tôi tin bản thân sẽ là một ứng viên sáng giá cho vị trí mà quý công ty đang tuyển dụng. Tôi vô cùng mong chờ cơ hội được chia sẻ niềm đam mê cũng như những kĩ năng mà bản thân đã tích lũy với công ty trong cuộc phỏng vấn tới.

Xin vui lòng cho tôi biết nếu cần thêm bất cứ thông tin nào.