Sales Forwarder rất năng động và cần sự nhanh nhạy, đặc biệt là cần có những kỹ năng riêng để có thể thành công với chỉ tiêu doanh thu cao.
Khác với vị trí Sales quốc tế (Export sales) với tập khách hàng là nhà nhập khẩu nước ngoài (overseas customer), thì khách hàng của Sales Forwarder lại chính là các Công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam để chào dịch vụ (cước, trucking, service khác…)
Về cơ bản sales forwarder có thể sales 3 nhóm:
Hiểu ngắn gọn, hàng chỉ định là hàng mà người mua thuê tàu và trả tiền cước. Việc chốt bên vận tải đã được chỉ định (mua bán Incoterms nhóm E & F, đặc biệt là FOB).
Với hàng xuất khẩu, ví dụ một số loại hàng đặc trưng gặp nhiều là với hàng may mặc, Shipper chuyên xuất FOB/FCA, còn người mua thuê tàu hay book air. Hàng chỉ định này thì sales forwarder đầu Việt Nam không thể chào cước được, mà chỉ chào được dịch vụ trucking, thông quan hải quan.
Nhưng ngược lại với các lô hàng nhập khẩu, khi sales các công ty Nhập khẩu thì các Sales Logistics rất thích hàng chỉ định.
Là loại hàng mà Shipper tự book tàu và trả cước, mua bán theo Incoterms nhóm C & D. Các sales forwarder rất thích hàng này, vì có thể chào cả cước (freight) và các dịch vụ đầy đủ nhất cho Shipper, có thể thu được lợi nhuận (profit) cao nhất.
Đây là level cao nhất của sales forwarder, khi mà các công ty logistics không chỉ chào dịch vụ cước và dịch vụ cho các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam, mà còn trực tiếp sales để làm đại lý cho các công ty logistics nước ngoài. Đây là điều rất khó, phụ thuộc vào năng lực của cả công ty.
Ngoài các kiến thức và kỹ năng cơ bản về sales, bài viết này sẽ xin giới thiệu với các bạn một số cách để giúp một nhân viên sales forwarder (nhất là sales mới) có thể biết được một vài cách tìm khách hàng.
NHỮNG NGUYÊN TẮC BẮT BUỘC CỦA SALES FORWARDER
Rule 1: Phải hiểu được công ty mình mạnh về hàng nhập (in-bound) hay hàng xuất (out-bound)?
Từ đây mới tập trung sales khách chuyên nhập hay xuất để có lợi thế và tạo được sự tin tưởng cao nhất.
Rule 2: Mạnh về tuyến nào, có giá tốt nhất cho các chuyến nào và Lines nào để tập trung chào khách
Ví dụ, công ty bạn được support mạnh từ Evergreen hay RCL, tuyến nào tốt nhất, tuyến Mỹ hay Trung Đông… Phải hiểu rõ thị trường tuyến nào mình mạnh, và nắm rõ thị trường đó hay nhập hàng gì để tư vấn cho Shipper/Consignee
Rule 3: Mạnh về cước hay trucking (nếu có đầu kéo, xe tải) hay chỉ làm dịch vụ hải quan (khai thuê)
Nếu mạnh về cước thì tập trung chào mạnh về cước, bám vào cước là lợi thế tuyệt đối, ăn theo volume sẽ giảm giá cước tốt nữa. Hay công ty bạn tự chủ về xe tải và xe đầu kéo-mooc, tốt quá, bạn có thể handle hàng LCL hoặc lo luôn cả trucking nội địa. Nếu ôm được 1-2 nhà máy may chỉ riêng lo trucking và 300-500 tờ khai/tháng là sales đã vui vẻ lắm rồi!
Nếu công ty bạn mạnh về hải quan (hàng chuyên ngành) thì sẽ là lợi thế rất lớn bởi khách hàng rất muốn thuê 1 bên forwarder cứng để xử lý khai báo hải quan, làm hàng có điều kiện, hàng khó.
Thêm nữa, xác định rõ công ty bạn muốn đánh tập khách hàng nào?
– Nhóm khách hàng trực tiếp (công ty Xuất nhập khẩu trực tiếp, công ty thương mại)
– Nhóm khách hàng là các nhà máy trong Khu công nghiệp, khu chế xuất (mảng gia công, sản xuất xuất khẩu)
2 nhóm công ty này yêu cầu khác nhau về năng lực của Forwarder nếu muốn sales.
I. Sử dụng B2B websites
Có hàng trăm website B2B đang được sử dụng để giao dịch quốc tế, đặc biệt công ty xuất khẩu phải nắm rõ điều này và sử dụng hiệu quả. Ví dụ các web hàng đầu như chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi indiamart.com…
Nếu forwarder muốn sales hàng xuất cho các Shipper của Việt Nam, thì việc nằm lòng cách sử dụng các websites trên là bắt buộc.
Mr Ha Le xin lấy ví dụ với web chúng tôi bạn muốn sales các công ty xuất khẩu cà phê của Việt Nam thì có thể truy cập vào website, chọn tab search Supplier và Coffee. Sau đó, option Location chọn tích Vietnam.