Cách Viết Hóa Đơn Theo Hợp Đồng Kinh Tế / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Viết Hóa Đơn Theo Hợp Đồng

2. Những điều cần lưu ý trước khi viết hóa đơn theo hợp đồng

Khi viết và xuất hóa đơn theo hợp đồng mua bán thì người viết cần phải lưu ý 02 điểm chính đó là tuân thủ đúng thời điểm lập hóa đơn và nguyên tắc lập hóa đơn.

2.1. Thời điểm lập hóa đơn

2.2. Nguyên tắc lập hóa đơn

Để có thể viết chuẩn xác hóa đơn GTGT thì người viết cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc khi lập hóa đơn như sau: – Người lập hóa đơn phải là người bán. – Nội dung hóa đơn GTGT theo hợp đồng cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu thức theo quy định pháp luật. Đồng thời, hóa đơn GTGT phải phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối với hóa đơn hợp đồng bản giấy phải đảm bảo không tẩy xóa, sửa chữa, đồng nhất 01 loại mực không phai, tuyệt đối không dùng mực đỏ. – Hóa đơn hợp đồng phải được lập theo đúng số thứ tự, xuyên suốt từ nhỏ đến lớn.

3. Cách viết hóa đơn theo hợp đồng đúng nhất hiện nay

Hóa đơn theo hợp đồng thực chất chính là hóa đơn đỏ, hay còn có cách gọi khác là hóa đơn GTGT. Do đó, khi viết hóa đơn theo hợp đồng, người viết hóa đơn sẽ sử dụng hóa đơn đỏ và cách viết hóa đơn theo hợp đồng chuẩn xác sẽ phải hoàn tất đầy đủ các tiêu thức theo quy định trên loại hóa đơn đỏ này.

Cách viết hóa đơn theo hợp đồng chi tiết.

Chi tiết cách viết và xuất hóa đơn điện tử theo hợp đồng chuẩn xác, bạn làm theo hướng dẫn sau:

3.1. Tiêu thức ngày/tháng/năm trên hóa đơn theo hợp đồng

Để đảm bảo tính chính xác, hợp pháp, tiêu thức ngày/tháng/năm trên hóa đơn theo hợp đồng phải tuân thủ đúng quy định thời điểm lập hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.

3.2. Thông tin bên bán trên hóa theo hợp đồng

Vì thông tin bên bán đã được thể hiện sẵn trên hóa đơn rồi do đó người viết không phải điền vào tiêu thức này.

3.3. Thông tin bên mua hàng hóa, dịch vụ

Đối với thông tin người mua hàng, người viết hóa đơn cần điền đầy đủ thông tin vào các tiêu thức sau: – Họ tên người mua hàng: Phải là họ tên của người trực tiếp đến mua và thực hiện giao dịch này. – Tên đơn vị: Là tên công ty của bên mua. Tên này phải trùng khớp với tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh của bên mua. – Địa chỉ: Là địa chỉ của công ty bên mua. Địa chỉ này cũng phải trùng khớp với thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. – Mã số thuế. – Hình thức thanh toán: Người viết hóa đơn dùng ký hiệu TM, CK hoặc TM/CK tùy trường hợp. Trong đó:

TM: Là hình thức thanh toán bằng tiền mặt

CK: Là hình thức thanh toán bằng chuyển khoản

TM/CM: Là hình thức thanh toán chưa xác định

Lưu ý rằng: những trường hợp hóa đơn có giá trị trên 20.000.00 đồng thì bắt buộc bên mua phải lựa chọn hình thức thanh toán CK thì mới được áp dụng khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

3.4. Bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ bán ra

3.5. Phần tổng cộng

Để đảm bảo tính chính xác cho tính đơn theo hợp đồng, người viết cần phải hết sức lưu ý, đảm bảo tính chuẩn xác cho phần tổng cộng tại các tiêu thức: – Cộng tiền hàng. – Thuế suất GTGT. – Tổng cộng tiền thanh toán: Là tổng cộng của hai tiêu thức “Cộng tiền hàng” và “thuế suất GTGT”. – Số tiền viết bằng chữ: Viết lại số liệu tại dòng “Tổng cộng tiền thanh toán” bằng chữ.

3.6. Ký tên trên hóa theo hợp đồng

Việc ký tên tại hóa đơn theo hợp đồng là bắt buộc. Do đó, cả hai bên bán và mua sẽ phải hoàn tất các tiêu thức sau: – Người mua hàng: Ai trực tiếp thực hiện giao dịch thì người đó sẽ ký. Nếu trường hợp khách hàng không tới mua trực tiếp thì bên bán phải ghi rõ bán hàng qua điện thoại, qua mạng hay qua fax. – Người bán hàng: Người lập hóa đơn đỏ sẽ là người trực tiếp ký. – Thủ trưởng đơn vị: Giám đốc của đơn vị phải trực tiếp ký sống, đóng dấu, ghi đầy đủ họ tên. Trường hợp ủy quyền cho người khác ký thì cũng phải thực hiện đầy đủ yêu cầu trên. Như vậy, bài viết này đã hướng dẫn bạn và doanh nghiệp cách viết hóa đơn theo hợp đồng đúng nhất hiện nay. Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn vềphần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

Tel : 024.37545222

Mẫu Thông Báo Chấm Dứt Hợp Đồng Kinh Tế

Nội dung mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế

Thông báo chấm dứt hợp đồng là văn bản thể hiện ý chí đơn phương của một bên về việc thông báo cho bên còn lại của hợp đồng để chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa hai bên, đồng thời xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng.

Thông thường mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Thông tin các bên hợp đồng

Bối cảnh quan hệ giữa các bên

Lý do chấm dứt hợp đồng trong đó nêu cụ thể hành vi vi phạm hợp đồng

Cơ sở và quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng

Thời hạn hiệu lực của việc chấm dứt hợp đồng (theo quy định là sau khi bên kia nhận được thông báo)

Xử lý hậu quả, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có)

Các nội dung khác

Chữ ký và con dấu của bên phát hành thông báo

Tài liệu đính kèm

Căn cứ chấm dứt hợp đồng

Các bên căn cứ vào các cơ sở sau khi muốn chấm dứt hợp đồng kinh tế:

Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;

Căn cứ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng để thông báo chấm dứt.

Chấm dứt hợp đồng do hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của đối tác theo hợp đồng.

Có hành vi vi phạm căn cứ theo quy định của Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015 để chấm dứt hợp đồng,…

Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là kết thúc việc thực hiện hợp đồng, làm cho quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại.

Khi có một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ) thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo đó khi chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo để bên còn lại được biết.

Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bị coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vi phạm.

Sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng đúng quy định thì các bên không còn bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận theo hợp đồng nữa.

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở, MẶT BẰNG KINH DOANH TƯ VẤN KHỞI KIỆN TRONG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Trường hợp có các tranh chấp trong quá trình thực hiện các loại hợp đồng, mời quý bạn đọc theo dõi một số bài viết sau để hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành:

Hợp Đồng Kinh Tế Bản Chính Hoặc Hóa Đơn Đỏ Thì Đóng Dấu Sao Y Có Giá Trị Pháp Lý Không?

Hợp đồng kinh tế bản chính hoặc hóa đơn đỏ thì đóng dấu sao y có giá trị pháp lý không?

Hỏi: Anh chị cho em hỏi hiện nay em đang làm cho doanh nghiệp tư nhân, giám đốc em có làm dấu sao y bản chính văn bản. Nếu công ty em có hợp đồng kinh tế bản chính, hoặc hóa đơn đỏ thì đóng dấu sao y có giá trị pháp lý không ạ? Cách đóng dấu như thế nào? Em xin cảm ơn!

Trả lời có tính chất tham khảo

Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư quy định: “Bản sao y bản chính” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì “hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật” và Khoản 3 Điều 14 nguyên tắc sử dụng hóa đơn quy định “3. Hoá đơn được lập thành nhiều liên gồm: liên giao cho người mua, liên người bán giữ và một số liên khác theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Nội dung lập hoá đơn phải được thống nhất trên các liên hoá đơn có cùng một số”. Hóa đơn đỏ là liên 2, giao khách hàng nên liên này được viết kê giấy than từ liên 1 (liên gửi cơ quan thuế). Mặt khác, theo quy định của pháp luật thuế thì hóa đơn không theo mẫu và dạng tồn tại của Bộ Tài chính phát hành không có giá trị sử dụng. Vì vậy, hóa đơn đỏ không phải bản chính nên không được sao y bản chính và những hóa đơn liên 1 khác có được sao y bản chính cũng không có giá trị sử dụng.

Do đó, công ty bạn có thể sao y bản chính hợp đồng kinh tế bản chính theo quy định của Nghị định Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 8/2/2010 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV.

Cách Viết Hóa Đơn Khách Sạn Hợp Lý

Trong kinh doanh, hóa đơn là loại giấy tờ không thể thiếu. Vậy hóa đơn khách sạn có điểm gì khác so với các loại hóa đơn thông thường? Cách viết hóa đơn khách sạn như thế nào?

Nếu đây là vấn đề mà anh/chị đang quan tâm, hãy để Vinapad chia sẻ và mang tới những thông tin hữu ích cho anh/chị.

Hóa đơn khách sạn là gì?

Trong kinh doanh khách sạn, hóa đơn là chứng từ thương mại thể hiện quan hệ mua bán hoặc trao đổi giữa các chủ thể khi sử dụng dịch vụ như đặt phòng, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí.. Hóa đơn có ý nghĩa giữa hai bên đối tác. Nó là giấy chứng nhận cho sự chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa hai bên.

Ngày nay trong ngành kinh doanh khách sạn, hóa đơn được khách hàng chấp nhận và xem đó như một loại xác nhận quyền sở hữu hợp pháp sản phẩm, dịch vụ mình đã mua trong thời gian nghỉ dưỡng.

Bên cạnh việc giúp nhà đầu tư quản lý khách sạn dễ dàng hơn, hóa đơn còn được dùng để làm chứng từ gốc trong kế toán. Các chủ đầu tư sẽ căn cứ vào hóa đơn để xác định tình trạng kinh doanh của khách sạn trong từng thời điểm.

Hóa đơn bán ra của khách sạn là các dịch vụ như chất lượng phòng nghỉ, đồ ăn uống, khu vui chơi giải trí,…Nói cách khác, loại hóa đơn này chỉ đơn thuần ghi nhận doanh thu dịch vụ.

Cách viết hóa đơn khách sạn? Khi nào cần viết hóa đơn?

Hóa đơn khách sạn bao gồm 2 loại.

Loại hóa đơn này giống như bill thanh toán các dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách lưu trú.

Dạng hóa đơn này bao gồm các chi phí xây dựng và quản lý khách sạn: tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, điện nước, Internet, v..v..

Tại một số khách sạn khách hàng cần đặt cọc tiền theo tỉ lệ nhất định cho những dịch vụ mà khách hàng muốn sử dụng. Hai bên sẽ tiến hành viết hóa đơn. Đây giống như lời cam kết của khách sạn với khách hàng, rằng sẽ cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ mà khách yêu cầu.

Đối với trường hợp khách hàng trả trước 100% thì có thể xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu và tính thuế GTGT trong thời điểm đó.

Thế nào là hóa đơn khách sạn hợp lệ?

Để đảm bảo tính pháp lý, cách viết hóa đơn khách sạn phải chính xác và hợp lệ theo các tiêu chuẩn của pháp luật.

Hóa đơn khách sạn phải đáp ứng đúng 3 điều kiện là hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Hợp lý ở đây là nội dung của hàng hóa, dịch vụ, số tiền, tên, địa chỉ, mã số thuế…được thể hiện trên hóa đơn phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn trong phạm vi được cấp phép.

Còn hóa đơn khách sạn hợp lệ là phải phù hợp với các thông lệ. Cụ thể là hóa đơn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu và yêu cầu ghi trên hóa đơn ví dụ:

Ngày, tháng lập hóa đơn

Thông tin bên mua và bán (họ tên khách hàng, khách sạn cung ứng dịch vụ, mã số thuế, phương thức thanh toán,..)

Tên hàng hóa, loại dịch vụ sử dụng

Đơn vị tính, số lượng dịch vụ, thành tiền, thuế,…

Tổng chi phí cần thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ

Để một hóa đơn được tính là hợp lệ, hợp pháp thì ngoài những thông tin trên, hóa đơn cần có:

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Phone: 091.468.2106