Cách Viết Lời Nói Đầu Cho Sách / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Sự Khác Biệt Giữa “Lời Nói Đầu”, “Lời Nói Đầu”, “Lời Giới Thiệu” Và “Lời Mở Đầu” Là Gì?

Sự khác biệt giữa “lời nói đầu”, “lời nói đầu”, “lời giới thiệu” và “lời mở đầu” là gì?

Giới thiệu: (còn được gọi là prolegomenon) là phần mở đầu của cuốn sách nêu rõ mục đích và mục tiêu của văn bản sau đây và thường được viết bởi chính tác giả. Lời nói: Đây là phần giới thiệu ngắn ở đầu cuốn sách, trong đó thường được viết bởi một người nào đó không phải là tác giả hoặc biên tập viên, thường là một người nổi tiếng (để cho vay uy tín cho cuốn sách.) Lời mở đầu: Đó là một hành động, cảnh, sự kiện hoặc sự phát triển đi trước hành động chính của cuốn sách. Nó có thể bắt đầu hành động và là một phần của hành động, mặc dù nó có thể diễn ra ở giữa hành động – có thể là một khoảnh khắc quan trọng. Nếu bạn có một lời mở đầu, bạn cũng phải có một đoạn kết, như trong kịch cổ điển. Một đoạn kết cung cấp ý kiến ​​bên ngoài hành động chính cung cấp cái nhìn sâu sắc về những gì đã xảy ra. Các hành động chính trong cuốn sách có thể diễn ra trong một thời kỳ và người đọc sẽ muốn biết những gì đã xảy ra sau đó. Loại theo dõi đó có thể xuất hiện trong một đoạn kết. Phần đầu: Đó là một phần của cuốn sách trả lời các câu hỏi sau đây về cuốn sách, ‘Tại sao lại là cuốn sách này?’, ‘Tại sao bây giờ?’, ‘Tại sao lại là người này?’, ‘Tại sao của tác giả này?’ Vân vân.

Nhà văn và biên tập viên

Sự khác biệt giữa lời nói đầu, lời tựa và lời giới thiệu …

Lời nói đầu (lưu ý chính tả, nghĩa là ‘từ xuất hiện trước’) có thể bắt đầu bất kỳ cuốn sách, thực tế hoặc tiểu thuyết nào, nhưng được tìm thấy thường xuyên hơn trong các cuốn sách thực tế. Lời nói đầu không tách rời với phần chính của cuốn sách; chúng thường được viết bởi một người khác không phải là tác giả của phần chính, đôi khi một người nổi tiếng về cơ bản nói đây là một cuốn sách tuyệt vời. Lời nói đầu có thể được bỏ qua mà không bỏ lỡ bất cứ điều gì quan trọng.

Giao diện thường được tìm thấy trong các cuốn sách thực tế hơn là hư cấu. Họ thường mô tả lý do tại sao tác giả quyết định viết cuốn sách, và có lẽ phác thảo ngắn gọn những gì cuốn sách nói về và có thể thừa nhận những người đã giúp đỡ trong tác phẩm của nó.

Các tiểu thuyết đến ở phần cuối của một câu chuyện kể (hoặc là một câu chuyện hư cấu hoặc thực tế) và kể lại một cách ngắn gọn hậu quả của câu chuyện chính.

(Lời mở đầu đến trước một câu chuyện, và kể lại ngắn gọn các sự kiện xây dựng nên câu chuyện chính.)

‘Giới thiệu’ là một thuật ngữ dễ hiểu có thể được sử dụng để mô tả bất cứ điều gì ở phần đầu của bất kỳ cuốn sách nào, nhưng thường phần giới thiệu giống như phần mở đầu nhưng dài hơn và chi tiết hơn, cố gắng thu hút sự chú ý của người đọc và đặt ra một số quy tắc cơ bản cho những gì sau

Một đoạn kết là một từ sau, xuất hiện ở cuối cuốn sách. Trong một cuốn tiểu thuyết, thường sẽ là kết thúc câu chuyện kể, có lẽ đặt ra một thời gian sau hành động của cuốn sách.

svcministry.org © 2023

Lời Nói Đầu Bài Báo Cáo Thực Tập Sư Phạm

Báo cáo thực tập sư phạm xin chia sẻ với các bạn các viết Lời nói đầu bài báo cáo thực tập sư phạm để các bạn tham khảo làm mẫu viết bài báo cáo thực tập sư phạm của mình được tốt nhất.

Nghề giáo viên là một trong những nghề cao quý, đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản và được đào tạo bài bản. Vì vậy, theo ngành nhà giáo là chúng tôi đã xác định được trách nhiệm lớn lao của mình và xác định được mình phải làm gì và rèn luyện như thế nào để có kiến thức, kỹ năng và phương pháp đào tạo lớp học sinh sau này. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải luôn học hỏi để trách sự tụt hậu, công tác đào tạo nghề cũng cần giáo viên phải luôn tự học tập về cả chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy để truyền đạt có hiệu quả. Hiện nay mục tiêu phát triển đất nước là mục hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện mục tiêu đó thì đất nước ta cần phải có một đội ngũ tri thức có tài có đức. Nền tảng ấy phần lớn chính là những con người đã và đang ngồi trên ghế nhà trường. Để trở thành những học sinh, sinh viên ưu tú ấy thì ai cũng đều phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng từ khi còn trên ghế nhà trường. Và người thầy giáo nói chung chính là những con người luôn sát cánh, truyền đạt lại tri thức cho thế hệ trẻ,nuôi dưỡng và phát triển những nhân tài cho đất nước. Trước khi trở thành giáo viên thì giáo sinh nào cũng có một khoảng thời gian được thực tập tại môi trường sư phạm, đó là những trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp…Và dù thực tập ở môi trường nào thì người giáosinh cũng được làm quen với việc áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với phương pháp giảng dạy sư phạm, cùng với sư hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn chuyên môn khi đứng trên bục giảng, làm vai trò của một người giáo viên truyền đạt lại kiến thức cho học sinh. Từ đó người giáo sinh sẽ rút ra đượcnhững kinh nghiệm cho bản thân trước khi trở thành nhà giáo tương lai.

in Mẫu báo cáo thực tập. Thẻ:báo cáo thực tập, báo cáo thực tập sư phạm, Lời nói đầu bài báo cáo thực tập, Lời nói đầu bài báo cáo thực tập sư phạm, mẫu báo cáo thực tập sư phạm

Phần Mở Đầu Cho Một Cuốn Sách Sắp Viết

Khi hay tin các bạn tôi cười phá lên xem như tôi đã thành người lẩn thẩn. – Ơ cái thằng ấy có thấy nói nó giỏi văn hồi nào đâu nhỉ?  – Người giỏi văn lớp mình nhất định không phải là nó.  – Nghe nói ngày xưa hắn giỏi toán cơ mà. Cái chuyện giỏi toán của tôi thì tôi tin là thật bởi thời chúng tôi đi học thì chương trình học của chúng tôi dễ lắm. Chúng tôi học nhàn nhã chứ đâu có vất vả nhọc nhằn như các bạn nhỏ tuổi hôm nay. Mỗi ngày chúng tôi chỉ dùng một quyển vở gọi là vở hằng ngày. Trong cuốn vở đó chúng tôi ghi đủ thứ từ tập đọc, chính tả, kể chuyện, sinh hoạt lớp đến làm toán, viết tập làm văn. Chắc có lẽ do chương trình dễ học nên tôi thường được điểm mười môn toán. Cho mãi tới năm lớp cuối cấp ba tôi vẫn thường xuyên được điểm mười môn toán. Cái sự học văn của tôi thì cho tới giờ tôi vẫn không biết mình đã học thế nào. Tuy nhiên vợ tôi thì lại nhớ. Có lần cô ấy đã kể cho tôi rằng hồi ấy thầy giáo đã nhận xét rằng tôi viết văn hay, rằng tôi có óc quan sát. Nói về chuyện quan sát thì tôi nhớ rằng đã có lần tôi được điểm mười ngon ơ nhờ câu hỏi của một thầy về con lợn bột. Chả là bài học của chúng tôi về con lợn có câu “nó là giống lợn bột Nam Bộ”, thầy giáo mới quay ra hỏi chúng tôi: “Thế nào là lợn bột?” cả lớp chẳng có ai biết con lợn bột là con lợn bị thiến. Ấy thế là tôi xơi luôn một điểm mười. Thích thật! Quả thật là tôi hay hóng chuyện người lớn nên biết nhiều thứ về lợn, gà, bò trước các bạn. Nếu các bạn không chịu nghe chuyện người lớn nói thì tôi dám chắc các bạn sẽ khó biết thế nào là lợn cà, thế nào là bò mộng. Nếu không chú ý nghe hẳn các bạn sẽ gọi con gà trống là thằng gà đực chứ lại không à. Trở lại chuyện học văn của tôi thì tôi nhớ rằng trong suốt những năm tháng học phổ thông đâu có hai lần tôi viết văn được thầy khen. Lần thứ nhất là năm tôi học cấp hai, tôi đã viết một bài phân tích về một bài thơ của một nhà thơ nổi tiếng. Hôm ấy không hiểu tôi bị nhập đồng hay thế nào ấy mà tôi đã ngồi viết liền một mạch xong bài phân tích thơ với một trạng thái đầy hưng phấn. Đến hôm trả bài, thầy đã đem bài của tôi đọc trước cả hai lớp. Rủi thay hôm ấy tôi lại không đi học. Lần thứ hai là năm đầu tiên tôi học cấp ba. Thầy cho đề về nhà viết bài phân tích về một bài ca dao. Chắc nhờ ảnh hưởng từ mẹ tôi và bà tôi, cả bố tôi nữa, mỗi lần cho tôi ngủ đều dùng ca dao để ru. Khi ngồi vào bàn tôi đã nổi hứng viết liền một mạch được hai phần bài với giọng văn mượt mà khiến thầy giáo dạy văn phải khen nức nở. Nhưng (lại nhưng) bài văn ấy tôi đã không được bản quyền. Số là khi đã viết được hai phần rồi thì tôi bỏ đấy đến hôm sau nhìn lại thấy khó viết tiếp cho đoạn kết. Nhân có cô bạn láng giềng sang học nhóm tôi đã tặng luôn cho bạn. Hôm trả bài thầy khen bạn tôi ghê quá “Chỉ hơi tiếc là đoạn cuối hơi đuối so với đoạn đầu”- thầy giáo nói. Nói tóm lại chuyện viết văn của tôi thật là đáng để buồn cười, các bạn tôi đã kết luận như thế. Trong khi các bạn thời thơ ấu của tôi đang mải tranh cãi xem tôi giỏi văn hay giỏi toán, hay dốt cả hai thì các bạn ở thì hiện tại của tôi lại lo lắng cho tôi những điều thiết thực hơn nhiều.  Một anh bạn gặp tôi chân thành khuyên giải. Theo ý anh thì giọng văn hôm nay phải nhanh, phải mạnh, phải vượt lên được tiếng ầm ầm của động cơ, phải vượt lên tốc độ của xe chất lượng cao chạy trên đường cao tốc. Cuộc sống trong thời công nghiệp người ta lúc nào cũng mơ tới tốc độ ánh sáng làm sao đủ kiên nhẫn để đọc những áng văn chậm rãi kiểu ông đồ. “Nhìn cái dáng lù khù, lừ đừ của ông tôi tin quá lắm ông cũng chỉ viết được những áng văn lâm ly, ướt át mà thôi. Mà loại văn như thế thời nay ai còn đọc”. Anh bạn thứ hai khuyên tôi nên nghĩ lại: “Đấy ông xem, những cuốn sách bày bán trên giá sách kia, cuốn nào cũng trưng lên những cái tên to tướng khiến người mua chỉ mới nhìn đã phải run lên vì xúc động. Nhìn vào bìa sách trước tiên người ta phải thấy tên tác giả. Tên sách không quan trọng, nội dung sách không quan trọng. Điều quan trọng số một phải là tên của những nhà văn nổi tiếng. Mua những cuốn sách như thế trưng bày trong tủ sách nó mới đủ làm sang trọng căn nhà. Như thế nó mới xứng tầm văn hóa của chủ nhân”.  Người bạn thứ ba khuyên tôi nên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng chuyện in ấn, xuất bản trước khi nghĩ đến chuyện viết sách. Một cuốn sách viết ra mà không xuất bản được, không bán được thì phỏng có ích gì. Mà sự ra đời của một cuốn sách thì có muôn vạn nẻo đường. Muôn vạn nẻo đường để một cuốn sách tới tay bạn đọc. Dẫu nó chẳng đến cũng chẳng sao. Có thể nó đi từ nhà xuất bản đến một nơi yên tĩnh nào đó rồi nằm yên, rồi đợi một ngày lại có người đưa nó về nơi để nó hóa thân thành giấy trắng. “Nó đi thế nào kệ nó, miễn là người viết thu lại được tiền, ông hiểu chứ”, bạn tôi nói với một giọng chân thành tha thiết, thực sự mong tôi tỉnh ngộ. Rồi anh đá đá vào cái hộp giấy to tướng ở góc phòng mà chỉ cho tôi xem những cuốn sách. A, một tập thơ – tập Những dòng thơ tuôn chảy của Câu lạc bộ thơ xóm Đình. “Như tập thơ này đây. Khi nó sắp ra đời, các bác trong câu lạc bộ đã đi từng ngõ, gõ từng nhà để quyên tiền cho Câu lạc bộ in thơ. Khi có đủ tiền nó đã ra đời để bây giờ nằm đây đợi mai kia cơ quan ta lại bán hộ cho các bác í” anh bạn cao hứng giảng giải cho tôi bài học về sự ra đời của một tập thơ. Rồi anh nhìn tôi đầy thỏa mãn cất giọng hỏi rằng “Thế ông định viết về cái gì chứ nhỉ? Bao nhiêu chuyện vui, buồn, văn vẻ người ta đã viết cả rồi. Sách đầy ra đấy có ai có thời gian mà đọc đâu”. Lần này tôi quyết không để cho anh bạn làm mình nhụt chí. Tôi cũng cao giọng trả lời hết sức hùng hồn: Đấy, bạn đã thấy chưa, mới chỉ nói có ngày sinh của tôi thôi mà đã ghê gớm thế. Đấy là tôi đã chọn tọa độ thích hợp, neo gắn ngày sinh của mình với một sự kiện trọng đại của loài người. Thì cũng chính là kỹ năng sống đấy thôi. Nó chẳng khác nào khi bạn đến một thành phố lạ, bạn muốn nhẩn nha đi chơi thì đừng quên ngắm những tòa nhà chọc trời hay một cái tháp, hay cái gì gì to to để đánh dấu đường phòng lúc quay về không bị lạc. Anh bạn nghe tôi nói, mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi. Á, à hóa ra tay này cũng lắm chuyện đây. Mặc ai nghĩ sao thì nghĩ, tôi thì đã viết xong cái đoạn mở đầu cho Câu chuyện về tôi.

Danh Sách Những Lời Mở Đầu Tiểu Luận Ấn Tượng Nhất

+ Hướng dẫn cách trình bày trang bìa tiểu luận đẹp và ấn tượng

+ Tổng hợp mẫu lời cam đoan trong bài tiểu luận chọn lọc

1. Cách viết lời mở đầu cho bài tiểu luận

Danh sách những lời mở đầu tiểu luận ấn tượng nhất

Trước hết, về độ dài cho lời mở đầu tiểu luận thì không có quy định cụ thể nào cả. Tuy nhiên bạn nên viết ngắn gọn và súc tích về nội dung đề tài của mình.

Lời mở đầu có vai trò dẫn dắt người đọc, thu hút sự tập trung của người đọc. Chính vì vậy bạn phải viết sao cho thật lôi cuốn.

Vậy làm thế nào để viết được một lời mở đầu hay và lôi cuốn cho bài tiểu luận?

Bạn nên viết lời mở đầu tiểu luận trước hay sau cùng trong toàn bộ quá trình làm bài tiểu luận?

Theo kinh nghiệm của nhiều bạn sinh viên có thành tích xuất sắc cũng như các chuyên gia viết tiểu luận của Tổng đài luận văn 1080 thì bạn nên viết sau cùng.

Tại sao ư? Bởi một khi bạn đã hoàn thiện các nội dung chính trong bài tiểu luận của mình, bạn đã nắm chắc được toàn bộ các thông tin quan trọng. Và khi đó thì bạn đã có những kiến thức mang tính bao quát về đề tài mình làm. Lúc này tiến hành viết lời mở đầu tiểu luận sẽ trở nên dễ dàng và súc tích hơn bao giờ hết.

Bạn đã biết về cách viết tiểu luận chưa hãy tìm hiểu ngay về cấu trúc bài tiểu luận đúng chuẩn

2. Những lời mở đầu hay cho bài tiểu luận tham khảo

2.1. Mẫu lời mở đầu tiểu luận số 1

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia từng dân tộc. Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, do đó việc tìm tòi mô hình quản lý kinh tế thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước ta và nhiều nước trên thế giới quan tâm.

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường.

Như vậy, việc quan tâm đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều sức cần thiết. Em muốn sử dụng những kiến thức đã học làm bài tiểu luận này để phân tích vấn đề đã nêu trên. Em rất mong thầy xem xét, chỉ bảo để em có những nhận thức rõ ràng hơn, đúng đắn hơn, mai sau khi ra trường em có thể góp một phần nhỏ cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta

2.2. Mẫu lời mở đầu tiểu luận số 2

Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nước ta hiện nay đang ở trong giai đoạn đầu cho sự cất cánh của nền kinh tế. Lựa chọn con đường mô hình kinh tế để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hóa, định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề không hề đơn giản.

Nước ta còn có nhiều hạn chế trong quản lý nhà nước nói chung và trong cơ chế chính sách nói riêng. Việc nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải là việc đầu tiên. Nghiên cứu vai trò kinh tế nhà nước là việc cần thiết và quan trọng.

Nội dung chính của đề tài gồm có 4 phần:

Phần 1 – Quan niệm về kinh tế nhà nước

Phần 2 – Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Phần 3 – Đặc trưng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Phần 4 – Phương hướng cải cách kinh tế nhà nước

Với tư cách là sinh viên của trường ĐHKTQD, tôi xin đưa ra đề án của mình với nội dung trên. “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

2.3. Mẫu lời mở đầu tiểu luận số 3

Đề tài: Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia.

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam là “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.”

Muốn Việt Nam đứng vững trên con đường phát triển thì cần phải hiểu đúng nghĩa về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững. Vì vậy em xin trình bày về vấn đề: ” Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam”.

2.4. Mẫu lời mở đầu tiểu luận số 4

Đề tài: Lý luận chung về lãi suất và vai trò của lãi suất đối với quá trình phát triển kinh tế

Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Bài viết này sẽ cho người đọc thấy được và hiểu được một số vấn đề cơ bản về lãi suất, phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất, và vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế. Từ đó người đọc sẽ thấy được vai trò, sự cần thiết của lãi suất.

Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lãi suất, thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất,từ đó vận dụng vào thực tiễn vào Việt nam nhận thấy lãi suất được điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời kỳ.

Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát lãi suất được sử dụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngược lại lãi suất được giữ một các cố định, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế những sang thời kỳ khác, nó trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tác giả chọn đề tài “Lý luận chung về lãi suất và vai trò của lãi suất đối với quá trình phát triển kinh tế..” để viết đề án. Bố cục gồm 2 phần chính:

Phần I: Lý luận chung về lãi suất và vai trò của lãi suất đối với quá trình phát triển kinh tế.

Phần II: Các chính sách lãi suất được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua.

Bạn hoàn toàn có thể nhận được đánh giá cao hoặc thấp từ người đọc chỉ qua lời mở đầu tiểu luận. Vì vậy, bạn cần viết một lời mở đầu thật hay và đầy đủ các phần cần thiết nhằm thuyết phục người đọc bước đầu đồng tình với những lập luận của mình và muốn đọc tiếp tiểu luận.

Việc tham khảo những mẫu lời mở đầu tiểu luận hay sẽ giúp bạn rất nhiều trong lối viết thuyết phục và nắm được cách viết một lời mở đầu tạo ấn tượng.

5 Cách Viết Lời Mở Đầu Hay Nhất

Lời mở đầu là một phần rất quan trọng quyết định người đọc có tiếp tục đọc bài viết hay không, 5 cách viết lời mở đầu hay nhất sau đây sẽ khiến bài viết của bạn thật ấn tượng, lôi cuốn.

– Bản chất con người luôn muốn tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà họ quan tâm, bài viết của bạn đã có câu trả lời, vậy hãy viết lời mở đầu bằng câu hỏi và người đọc sẽ không thể ngừng đọc bài viết của bạn cho tới khi tìm thấy câu trả lời đầy đủ

– Bằng cách sử dụng các câu hỏi để khơi dậy sự tò mò, bạn đã giới thiệu cho người đọc nội dung bài viết và họ sẽ đi tìm câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi trên.

VD: Bạn có biết rằng Sử dụng viết lời mở đầu hấp dẫn có thể tăng tính thuyết phục của bài viết lên 400%?

– Người đọc tiếp cận với rất nhiều thông tin hằng ngày, một phần trong đó là những thông tin không đáng tin cậy, vì vậy họ chỉ muốn dành thời gian của mình cho thông tin mà họ tin tưởng. Sự thật tạo cảm giác tin tưởng và an toàn, tính thực tế tạo cảm giác gần gũi.

VD: Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đang tăng cao trong năm 2023

Với ví dụ trên, người đọc sẽ muốn biết Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường năm 2023 đang ở mức nào, tại sao lại như vậy…

VD: Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi’s ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Và tôi đã có một bài học kinh điển về chiến lược Marketing từ “Gã ăn mày thông thái” …

– Một thống kê từ nguồn thông tin đáng tin cậy, một câu nói nổi tiếng… là một lời mở đầu đầy tính khoa học và đáng tin cậy

VD: Theo báo cáo mới nhất của Cisco: Tới năm 2023, 80% người dùng trên toàn cầu sẽ tiếp cận Internet qua nội dung các Video.

– Sự hài hước luôn là một trong những cách tiếp cận tốt nhất với tâm trí, mọi người luôn đánh giá cao sự hài hước một cách thông minh. Còn gì tuyệt vời hơn nếu nó được sử dụng như một lời mở đầu cho bài viết mà họ cần phải đọc

Kết luận: Lời mở đầu tạo sự lôi cuốn nhưng cũng có thể phá vỡ bài viết. Hãy sử dụng một lời mở đầu hợp lý để tạo sự khác biệt và hấp dẫn khiến người đọc không thể không tập trung vào bài viết của bạn.