Việc khai sơ yếu lý lịch và xin xác nhận là việc làm khá thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên… Cơ quan có thẩm quyền xác nhận sơ yếu lý lịch của cá nhân là UBND xã, phường hoặc cơ quan, đơn vị (có tư cách pháp nhân) nơi người đó làm việc. Phổ biến nhất là xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân tại chính quyền cơ sở (Xã, phường). Theo hướng dẫn mới của Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp), xác nhận sơ yếu lý lịch là xác nhận (chứng thực) chữ ký của người khai (Người khai cần có chứng minh thư nhân dân, nếu đã ký sẵn thì chứng minh chữ ký của mình hoặc trực tiếp ký vào sơ yếu lí lịch trước sự chứng kiến của đại diện cơ quan xác nhận). Bên xác nhận không cần xác nhận nội dung khai đúng sự thật. Trong trường hợp người khai đề nghị và bên xác nhận nắm chắc thì có thể xác nhận. Còn về phẩm chất đạo đức, lối sống của người khai lý lịch và việc chấp hành của bản thân và gia đình đối với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương thì không cần và không phải nhận xét. Người khai lý lịch có thể xin xác nhận của chính quyền nơi mình thường trú hay tạm trú (trên phạm vi cả nước) đều được.
Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Hiện nay, yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn về việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận…
Đặc biệt, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực còn nhận được phản ánh của báo chí và một số địa phương về việc một số Ủy ban nhân dân cấp xã đã xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung “không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước” do những hộ gia đình này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.
Để tháo gỡ vướng mắc nêu trên, nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân./.
Chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch là giấy tờ chứa đựng các thông tin cá nhân của người khai lý lịch, như sự sinh trưởng phát triển của bản thân, các quan hệ gia đình và một số nội dung về nhân thân của bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em. Trước ngày 15/3/2014, sơ yếu lý lịch dành cho người lao động có hai mẫu chính thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thứ nhất, đối với cán bộ công chức thì sử dụng sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và cán bộ công chức xin xác nhận tại cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ công chức. Thứ hai, đối với người lao động chưa được cấp sổ lao động thì sử dụng Sơ yếu lý lịch mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động và thương binh xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ về tuyển lao động và phải xin xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Trên thực tế, cán bộ công chức xin xác nhận vào sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c thì không có gì phải bàn, vì hồ sơ công chức được lưu tại cơ quan và người có thẩm quyền sẽ đối chiếu sơ yếu lý lịch với hồ sơ lưu để xác nhận mức độ chính xác của sơ yếu lý lịch. Nhưng đối với những người chưa được cấp sổ lao động thì việc xin xác nhận vào sơ yếu lý lịch không hề đơn giản. Tùy theo cách tiếp cận của người có thẩm quyền mà việc xác nhận sơ yếu lý lịch ở mỗi địa phương cũng khác nhau.
Vậy, tại sao việc xác nhận sơ yếu lý lịch lại có nhiều “thất bản” đến như vậy, người có thẩm quyền xác nhận và người dân đều loay hoay với vấn đề này mà chưa tìm ra đáp án đúng? Thứ nhất, người dân thường trú tại địa phương nhưng không có nghĩa chính quyền phải nắm được mọi thông tin cá nhân của người đó để xác nhận mức độ chính xác. Mặt khác, không tránh khỏi trường hợp người dân không thành thật khai tất cả các nội dung trong sơ yếu lý lịch nên Ủy ban nhân dân xã không dám xác nhận sợ người dân gian dối. Thứ hai, Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH không có hướng dẫn về nội dung xác nhận. Đây là lý do quan trọng nhất, vì Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp gần dân nhất nhưng không thể đổ lên vai chính quyền những trách nhiệm mà không có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn rõ ràng. Chính quyền sợ “bút sa gà chết” nên hậu quả cuối cùng người dân phải gánh chịu.
Có thể nói, do “lỗ hổng” trong chính sách mà cả chính quyền và người dân đều loay hoay đối với việc xác nhận sơ yếu lý lịch của người dân. Để có căn cứ pháp lý giải quyết triệt để vấn đề nêu trên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cần thiết có hướng dẫn cụ thể, kịp thời về vấn đề này.
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người dân ngày 20/3/2014, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã hướng dẫn việc chứng thực sơ yếu lý lịch như sau: “các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai trong lý lịch” (Công văn số 1520/HTQTCT-CT ngày 20/3/2014 về hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch). Quy định trên xuất phát từ những lý do như sau:
Sơ yếu lý lịch là giấy tờ chứa đựng các thông tin cá nhân của người khai lý lịch, như sự sinh trưởng phát triển của bản thân, các quan hệ gia đình và một số nội dung về nhân thân của bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em nên chỉ bản thân người đó hiểu và biết rõ. Mặt khác, Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn không thể biết rõ lý lịch của tất cả các công dân trên địa bàn. Do đó, không cần xác nhận của UBND xã, phường thị trấn mà ai khai thì chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, để xác định xem có đúng người có tên trong lý lịch khai không thì cần có người xác nhận. Vì vậy, chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch là hình thức hợp lý nhất, Ủy ban nhân dân xã cũng không chịu trách nhiệm về nội dung của sơ yếu lý lịch mà người khai sẽ chịu trách nhiệm. Thể chế hóa tinh thần của công văn 1520/HTQTCT-CT, điểm b, khoản 4, Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đã quy định: Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.
Có thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú được không?
Có thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú được không?Tôi làm việc sinh sống tại chúng tôi 6 năm có sổ tạm trú KT3. Vậy xin hỏi tôi có thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc tại nơi tạm trú được không? (Hoangchung…@gmail.com)
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Sơ yếu lý lịch là những thông tin về nhân thân, về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh chính trị-xã hội, trình độ văn hóa chuyên môn, quá trình tham gia công tác… của công dân. Sơ yếu lý lịch thường được sử dụng vì mục đích học tập hoặc tuyển dụng việc làm, do vậy sơ yếu lý lịch (theo mẫu) cần phải ghi đầy đủ diễn biến quá trình hoạt động, công tác của công dân đến thời điểm nhất định và trong nhiều trường hợp chỉ có giá trị khi có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1520/HTQTCT-CT ngày 20/3/2014 về hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực như sau:
T uy nhiên, do việc chứng thực sơ yếu lý lịch chỉ đơn thuần là chứng thực chữ ký của người khai mà không cần xác nhận các nội dung cụ thể về hộ tịch, cư trú của công dân, thì thẩm quyền chứng thực sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người có yêu cầu chứng thực theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Một số ví dụ bản xác nhận sơ yếu lý lịch không đúng hướng dẫn: