Đơn Xin Học Nghề Mẫu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Download Mẫu Đơn Xin Học Nghề

Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu nhận các loại trợ cấp hay chính sách cho con em đi học, cần phải làm đơn xác nhận hộ nghèo gửi đến các cơ quan nhận trợ cấp để xem xét và giải quyết, hiện nay mẫu đơn xác nhận hộ nghèo được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là dành cho các em sinh viên tại các trường đại học.

Phần mở đầu mẫu đơn xin học nghề:

– Quốc hiệu: Quốc hiệu trong mẫu đơn xin học nghề cũng cần phải đảm bảo các chuẩn mực chung: Viết in hoa, viết in đậm (nếu đánh máy), viết hoa, viết thường, dấu nối,… Được đặt trên cùng, ngay giữa đơn.

– Chếch về phía bên trái đơn, ngay dưới Quốc hiệu, các bạn cần ghi rõ thời gian làm đơn.

– Tên đơn: Tên đơn được viết bằng chữ in hoa có dấu, in đậm nếu như đánh máy, đặt ngay chính giữa, phía dưới Quốc hiệu và thời gian là đơn.

– Nơi nhận đơn: Ghi trung tâm học nghề mà bạn đang có nhu cầu theo học.

Phần nội dung mẫu đơn xin học nghề:

– Thông tin người có nguyện vọng học nghề: Họ tên/ngày, tháng, năm sinh, Số CMND (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp), Hộ khẩu thường trú, Dân tộc, Trình độ văn hóa.

– Thông tin cha/mẹ người có nguyện vọng học nghề: Họ tên, Năm sinh, Nghề nghiệp, Hộ khẩu thường trú.

– Trình bày nguyện vọng theo học nghề tại trung tâm học nghề.

– Cam kết thực hiện đầy đủ những quy định của nơi học nghề sau khi có được nhập học.

Phần cuối mẫu đơn xin học nghề:

– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.

– Chính quyền địa phương đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên để xác nhận.

Trong trường hợp đi học nghề xa nhà và bạn phải ở trọ, có thể bạn sẽ phải làm đơn xin tạm trú và đơn gia hạn tạm trú sau khi hết thời gian đăng ký tạm trú, trong đơn gia hạn tạm trú cần nõi rõ thời gian xin gia hạn.

Sau khi có sự xác nhận của chính quyền địa phương, người làm đơn chuyển trực tiếp đến nơi có nhu cầu học nghề để được xét duyệt đơn và công bố thời gian cụ thể nhập học nếu như đơn xin học nghề đó đạt được những yêu cầu chung đưa ra. Trong quá trình học nghề, học viên sẽ được học hỏi, thực hành thực tế để có được những kiến thức quan trọng, nâng cao tay nghề, hỗ trợ tốt hơn cho công việc và đạt được những thành công như mong muốn.

Xác Nhận Đơn Xin Học Nghề Cho Lao Động Nông Thôn

Thông tin thủ tục hành chính Xác nhận đơn xin học nghề cho lao động nông thôn – Gia Lai

Cách thực hiện thủ tục hành chính Xác nhận đơn xin học nghề cho lao động nông thôn – Gia Lai

 Trình tự thực hiện

Bước 1:

Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.

Bước 2:

Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận đơn.

Bước 3:

Cá nhân nhận kết quả tại phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 các ngày làm việc trong tuần (Trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định) + Buổi sáng: từ 7giờ 00 đến 11 giờ 00; + Buổi chiều: từ 13giờ 00 đến 17giờ 00.

 Điều kiện thực hiện

Nội dung Văn bản quy định

Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Chưa có văn bản!

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Xác nhận đơn xin học nghề cho lao động nông thôn – Gia Lai

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Xác nhận đơn xin học nghề cho lao động nông thôn – Gia Lai

Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Xác nhận đơn xin học nghề cho lao động nông thôn – Gia Lai

Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Xác nhận đơn xin học nghề cho lao động nông thôn – Gia Lai

 Văn bản căn cứ pháp lý

 Văn bản công bố thủ tục

Lược đồ Xác nhận đơn xin học nghề cho lao động nông thôn – Gia Lai

Hội Chứng Bỏ Học Ở Trường Nghề Xin “Dừng Cuộc Chơi”

Học sinh Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Q.12 (TP.HCM) trong giờ học nghề sửa chữa ô tô. Ảnh: T.Anh

Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các trường TC nghề có lượng HS đăng ký ban đầu rất đông nhưng số thực học cũng như tỷ lệ ra trường thì rất ít…

Bà Huỳnh Thị Phương Trang (Trưởng phòng Đào tạo Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Q.12, chúng tôi cho biết tỷ lệ HS bỏ học cao chủ yếu ở năm đầu, trong đó, học kỳ đầu tiên chiếm đến 40%. Nguyên nhân bỏ học, theo bà Trang, vì trước đây chương trình học nghề có học văn hóa mà đối tượng này đa phần đã “ngán”. Từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực, không còn chương trình văn hóa nên một số em quay lại học nghề. Những năm gần đây, tỷ lệ HS bỏ học giảm một phần cũng nhờ công tác phân luồng, trao đổi, tư vấn ngành nghề cho các em hiệu quả hơn.

Một nguyên nhân khác khiến HS ở bậc học này bỏ học nhiều, theo ông Hà Xây (Phó Hiệu trưởng Trường TC nghề Quang Trung) là do đầu vào của trường thấp, từ học lực trung bình trở xuống nên ý thức học tập, kỷ luật của các em còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng học tập. “HS sau THCS vào học nghề tại Trường TC nghề Quang Trung khoảng 40-50%. Có được con số này là nhờ công tác phối hợp tổ chức phân luồng tốt. Tuy nhiên, HS bỏ học khiến công tác tuyển sinh, đào tạo bị ảnh hưởng không nhỏ. Thực tế, một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình lắm trong giảng dạy cũng là nguyên nhân khiến HS bỏ học…”, ông Xây thông tin.

ThS. Phạm Văn Nhật (Trường TC Y dược Vạn Hạnh) cho biết những năm trước, HS bậc TC bỏ học giữa chừng chiếm từ 20-35%, nguyên nhân là vì ban đầu đăng ký học là để trốn nghĩa vụ quân sự. Nhưng từ khi có quy định mới, học CĐ mới có thể hoãn nghĩa vụ quân sự thì tỷ lệ này giảm. Theo đó, HS bỏ học vì những lý do khác như phát hiện lựa chọn ngành nghề không phù hợp, không theo kịp chương trình hoặc đã chọn môi trường học tập khác…

Trong khi đó, ông Đinh Minh Nghĩa (Hiệu trưởng Trường TC Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) chia sẻ: “Nguyên nhân HS bỏ học nhiều là do các em đã chán học văn hóa, vì đa số đều nghĩ rằng học nghề là một hình thức học tập đơn thuần hoạt động chân tay, nhưng khi gặp các môn lý thuyết ban đầu các em lại chán. Ví dụ như các môn chính trị, pháp luật, lý thuyết chuyên môn cơ sở… Một nguyên nhân nữa là do các em được gia đình sắp xếp đi làm thêm không đảm bảo thời gian học, hay các em đã đi làm thì bị chuyển công tác hoặc đi công tác xa”.

Để hạn chế HS bỏ học giữa chừng, theo ông Đinh Minh Nghĩa, phụ huynh cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ban công tác HS của trường nghề như ở trường phổ thông. Bởi các em vừa tốt nghiệp THCS còn quá nhỏ, suy nghĩ non nớt dễ bị lôi cuốn vào các đam mê khác. Bên cạnh đó, việc theo dõi tâm lý của các em để có những tư vấn phù hợp cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi hơn để các em có thể hoàn thành việc học cũng là giải pháp cần thiết. Đồng thời, ở giai đoạn đầu, nhà trường cố gắng giảm bớt các môn lý thuyết và sắp xếp vào đó những môn thực hành nghề nghiệp để kỳ vọng các em có hứng thú với môi trường học tập mới. “Nhà trường cần bố trí thời gian đối thoại giữa Ban giám hiệu với HS hoặc cả gia đình, qua đó mới hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em. Đặc biệt là lồng ghép tư vấn hướng nghiệp, định hướng tương lai nhằm nâng cao nhận thức học tập của các em”, ông Nghĩa nói.

Ở góc độ khác, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) đề xuất Bộ LĐ-TB&XH tuyên truyền nhiều hơn nữa về giáo dục nghề nghiệp. Trong đó chú trọng công tác phân luồng để các trường có thể tiếp cận với HS khá, giỏi chứ như lâu nay là phân cấp chứ không phải phân luồng. Cụ thể là hầu hết HS vào trường nghề đều có học lực trung bình trở xuống.

“Đối tượng HS sau THCS học nghề được miễn học phí theo quy định, tuy nhiên nhà trường sẽ thu tiền trước, sau đó lập danh sách gửi lên quận; quận chuyển thì sẽ hoàn trả lại cho người học”, theo bà Huỳnh Thị Phương Trang, đây là cách mà nhiều trường nghề áp dụng để hạn chế một phần HS bỏ học.

chúng tôi

Mẫu Đơn Xin Chuyển Công Tác Dùng Cho Mọi Ngành Nghề

Với những ai có ý định chuyển nơi làm việc thì đơn xin chuyển công tác là văn bản không thể thiếu. LuatVietnam cung cấp Mẫu Đơn xin chuyển công tác mới nhất.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/02/Don-xin-chuyen-cong-tac_0204170449.doc

Đơn xin chuyển công tác là gì?

Đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, nơi công tác.

Loại đơn này không được sử dụng phổ biến ở các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ lẻ mà thường sử dụng nhiều ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,…

Đặc biệt, công chức, viên chức, người lao động trong các ngành công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những người sử dụng nhiều loại văn bản này.

Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác

Tùy vào nhu cầu, vị trí việc làm của người muốn chuyển công tác mà đơn xin chuyển công tác có ý nghĩa khác nhau:

– Nhân viên công ty muốn chuyển tới một bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển bản thân với công việc đó;

– Người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh ở quê để gần với gia đình;

– Giáo viên muốn chuyển tới dạy tại một trường khác trong huyện;

– Công an muốn chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh;

……

Nhờ có đơn xin chuyển công tác mà những người có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định có phê duyệt lời đề nghị này hay không.

Hồ sơ xin chuyển công tác

Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hay mỗi tỉnh sẽ có những yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ trong hồ sơ xin chuyển công tác, nhưng nhìn chung sẽ có các giấy tờ cơ bản dưới đây:

– Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, thủ trưởng đơn vị;

– Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến;

– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)

– Bản sao văn bằng, chứng chỉ;

– Bản sao hộ khẩu.

Với công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:

– Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch;

– Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…

Mẫu Đơn xin chuyển công tác

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên tôi là: …………………………………………………… Giới tính:………………

Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………

Nơi ở hiện nay (4): ……………………………………………………………

Đơn vị công tác hiện nay (6):………………………………………………………….

Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm (7): …………………………………..

Quá trình công tác của bản thân (8):

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Lý do xin chuyển công tác (9):

Tôi cam đoan sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định và hoàn thành công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đầy đủ và đúng hạn.

Kính đề nghị (11) …………………………. xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.

Tôi xin chân thành cám ơn.

Hướng dẫn viết Đơn xin chuyển công tác năm 2020

(1) Người viết đơn cần xác định chính xác mình đang làm việc, đang công tác ở đâu, nắm rõ thông tin về cơ quan đoàn thể, tổ chức để có lời kính gửi tới người, cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng xin chuyển công tác.

Ví dụ lời kính gửi trong đơn xin chuyển công tác sang một trường khác trong huyện của một giáo viên tiểu học: – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh A; – Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện B; – Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện C; – Hiệu trưởng trường Tiểu học D; – Hiệu trưởng trường Tiểu học E.

(2) Nơi sinh: Ghi rõ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(3) Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu.

(4) Nơi ở hiện nay: Ghi rõ xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Mục này người khai ghi rõ:

– Chuyên ngành đào tạo

– Kết quả đào tạo: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình – khá, yếu

– Hệ đào tạo: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc,…

(6) Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang công tác, làm việc (tránh nhầm lẫn với nơi muốn chuyển đến).

(7) Ghi rõ chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: giáo viên, nhân viên, sĩ quan, trưởng phòng, đội trưởng đội cơ động,…

(8) Người lao động ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân từ gần nhất.

Đối với công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội phải bổ sung thêm một số thông tin liên quan:

– Ngày vào ngành

– Ngày về đơn vị công tác hiện nay

– Mã ngạch

(9) Ghi chi tiết và hợp lý hoàn cảnh của gia đình hoặc bản thân có liên quan đến việc muốn chuyển công tác. Đây sẽ là căn cứ quyết định việc có được duyệt đơn hay không.

(10) Ghi tên, địa chỉ và các thông tin liên quan (nếu có) của nơi mà người lao động muốn chuyển đến.

(11) Thủ trưởng đơn vị, cơ quan hữu quan có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là Mẫu Đơn xin chuyển công tác mới nhất do LuatVietnam cung cấp với những thông tin liên quan và hướng dẫn cách viết hợp lý nhất.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/02/Don-xin-chuyen-cong-tac_0204170449.doc

Để sử dụng các mẫu đơn khác trong quá trình công tác, làm việc, độc giả có thể tham khảo tại đây.

Thùy Linh