Đơn Xin Kết Nạp Đoàn? Thủ Tục Làm Lễ Kết Nạp Đoàn

BTV/ Sức Khỏe Cộng Đồng

Đơn xin kết nạp Đoàn là bước đầu tiên của Thủ tục làm lễ kết nạp đoàn. Chúng tôi xin gửi đến bạn hướng dẫn từng bước của một lễ kết nạp đoàn viên đầy đủ nhất để bạn tham khảo.

1, Đơn xin kết nạp Đoàn

ĐƠN XIN VÀO ĐOÀN

Kính gửi: -…………………………………………………..

-…………………………………………………

Tôi tên là:……………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc:……………………………………………………………………………………………………….

Đang học lớp:………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………………….

Quê quán:…………………………………………………………………………………………………….

Hiện ở tại:…………………………………………………………………………………………………….

Sau một thời gian tìm hiểu về Đoàn và nghiên cứu Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tôi thấy:

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị, luôn thể hiện tính tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động. Là tổ chức kế cận hậu bị của Đảng, là nơi để tuổi trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu chung tay xây dựng quê hương ngày càng văn minh và phát triển.

Đoàn là nơi tập hợp những thanh niên tiên tiến, là nơi đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tuổi trẻ.

Vì vậy tôi làm đơn này xin được vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được vào Đoàn tôi xin hứa:

1. Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh theo lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại!

2. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đoàn, luôn luôn rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh!

3. Giúp đỡ mọi người, luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam!

Người viết đơn (ký tên)

2. Thủ tục làm lễ kết nạp đoàn

Thủ tục làm lễ kết nạp đoàn gồm các bước như sau

Thủ tục kết nạp đoàn viên

– Thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với chi đoàn, chi đoàn cơ sở.

– Được tìm hiểu Điều lệ Đoàn và trang bị những kiến thức cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp.

– Được một đoàn viên hoặc một đảng viên (với những nơi chưa có tổ chức Đoàn) giới thiệu. Đoàn viên hoặc đảng viên giới thiệu phải là người cùng công tác, lao động hoặc học tập với người được giới thiệu ít nhất 3 tháng liên tục.

+ Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do tập thể chi đội giới thiệu.

+ Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam do tập thể chi hội giới thiệu.

+ Đối với hội viên Hội Sinh viên Việt Nam do ban chấp hành chi hội giới thiệu.

– Hội nghị chi đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của trên một phần hai số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y (nếu là chi đoàn cơ sở thì nghị quyết kết nạp đoàn viên có hiệu lực ngay).

Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp đoàn viên do ban chấp hành chi đoàn xét và đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.

– Trường hợp thanh niên đang học bậc trung học phổ thông nơi chưa có tổ chức chi đoàn thì việc kết nạp đoàn viên do ban chấp hành đoàn trường thực hiện.

3, Lễ kết nạp đoàn viên

Mẫu biên bản lễ kết nạp đoàn viên.

Sau khi đoàn cấp trên có quyết định chuẩn y kết nạp đoàn viên mới, trong vòng một tháng kể từ ngày ký quyết định, chi đoàn có trách nhiệm tổ chức lễ kết nạp cho đoàn viên. Để tiến hành buổi Lễ kết nạp đoàn viên, Ban Chấp hành chi đoàn cần thực hiện các thủ tục:

– Thông báo đến đoàn viên chi đoàn và phân công chuẩn bị lễ kết nạp.

– Mời dự lễ kết nạp: đoàn viên, thanh niên được kết nạp (có thể mời thêm gia đình, bạn thân của người được kết nạp cùng dự), cấp ủy chi bộ, lãnh đạo khu phố, tổ dân phố, Đoàn cấp trên.

* Chương trình lễ kết nạp đoàn viên mới:

– Văn nghệ.

– Chào cờ, hát quốc ca, Đoàn ca.

– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

– Bí thư (phó bí thư) chi đoàn báo cáo việc xét kết nạp đoàn viên mới. Nêu ngắn gọn về quá trình rèn luyện phấn đấu, những ưu điểm và hạn chế cơ bản của người được kết nạp. Đọc nghị quyết chuẩn y kết nạp, quyết định trao Thẻ đoàn của Đoàn cấp trên (người được kết nạp đứng lên).

– Đại diện Đoàn cấp trên hoặc cấp ủy Đảng trao quyết định, Thẻ đoàn viên và Huy hiệu cho đoàn viên mới (trường hợp không có cấp ủy đảng và đoàn cấp trên cùng dự thì bí thư hoặc phó bí thư chi đoàn thực hiện)

.- Đoàn viên mới đọc lời hứa: “Được vinh dự trở thành Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí, tôi xin hứa:

+ Luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.

+ Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.

+ Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên. Xin hứa!

– Người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên mới.- Đại diện Đoàn cấp trên hoặc cấp ủy phát biểu.

– Chào cờ bế mạc.

Lưu ý: Lễ kết nạp đoàn viên phải được tổ chức một cách có ý nghĩa, tạo được dấu ấn tình cảm tốt trong đoàn viên; khuyến khích tổ chức lễ kết nạp đoàn viên tập thể. Khi tổ chức kết nạp nhiều người thì Bí thư chi đoàn đọc nhận xét từng người và giới thiệu những thanh niên đó rồi đọc nghị quyết kết nạp. Sau đó các đoàn viên đứng lên, đồng chí Bí thư (Phó Bí thư) trao quyết định, Thẻ đoàn viên và gắn huy hiệu cho từng người. Một người thay mặt đọc lời hứa, sau khi đọc xong, tất cả những người được kết nạp cùng hô: Xin hứa!

Điều Kiện Và Thủ Tục Kết Nạp Đoàn Viên Tncs Hồ Chí Minh

Phương Thảo

Điều kiện và thủ tục kết nạp Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh dành cho các bạn học sinh, sinh viên có nguyện vọng xin vào Đoàn thanh niên.

Điều kiện và thủ tục kết nạp Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh

1. Điều kiện kết nạp Đoàn viên

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn.

2. Thủ tục kết nạp Đoàn viên

Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn

Được nghiên cứu Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp

Được một đoàn viên như cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu.

+ Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu.

+ Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.

Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết hợp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) so với tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.

3. Quy trình công tác phát triển Đoàn viên

Bước 1: Thường xuyên tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên

– Lập danh sách thanh niên và đội viên lớn tuổi.

– Phân loại thanh niên theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa chọn và bồi dưỡng đối tượng kết nạp.

– Phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp.

Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ đối tượng thanh niên vào Đoàn.

a- Bồi dưỡng giao nhiệm vụ thông qua các hoạt động thực tiễn như: Các hoạt động kinh tế, các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi tay nghề, thi thanh lịch, thi tìm hiểu, thi cán bộ Đoàn giỏi…Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham quan dã ngoại, hội trại văn hóa thể thao…để bồi dưỡng thanh niên lựa chọn những thanh niên nhiệt tình gương mẫu để xét kết nạp.

b- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh niên. (Ở những cơ sở không có điều kiện mở lớp tập trung thì có thể phát tài liệu để thanh niên tự nghiên cứu sau đó kiểm tra củng cố kiến thức bằng phưng pháp viết bản thu hoạch).

Bước 4: Hướng dẫn đối tượng hoàn thiện thủ tục và nguyên tắc trước khi kết nạp.

– Hướng dẫn thanh niên viết đơn và tự giới thiệu về bản thân với chi đoàn (Theo mẫu sổ đoàn viên)

– Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban chấp hành Đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm có:

+ Sổ đoàn viên.

+ Giấy giới thiệu thanh niên vào Đoàn.

+ Đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban chấp hành chi đoàn(Có phần trích biên bản họp chi đoàn)

– Ban chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định chuẩn y kết nạp.

– Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.

– Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.

Sau đó, mẹ đẻ của Triệu Lệ Dĩnh cũng xuất hiện. Phùng Thiệu Phong đã cho xe riêng đón mẹ vợ đến bệnh viện và tháp tùng mẹ vào phòng sinh.

Dương Mịch bị đồn có con với Lý Dịch Phong và khi Lưu Khải Uy phát hiện chuyện này, cả hai đã đi đến quyết định ly hôn.

Trong đoạn KakaoTalk đã được SBS tung ra trước đó, ngoài sự có mặt của Seungri (Big Bang) còn có sự xuất hiện của nhiều người nổi tiếng khác ở Hàn Quốc.

Lễ Kết Nạp Đoàn Viên Mới Cho Học Sinh Lớp 9 Đoàn Trường Thpt Chuyên Hà Nội

Tham dự buổi lễ có sự góp mặt của đồng chí Phan Hồng Anh – Bí thư Đoàn trường, đồng chí Cao Văn Dũng – Tổng phụ trách Đội, đồng chí Nguyễn Văn Định – Phó bí thư Đoàn trường, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó bí thư Đoàn trường cùng tất cả các đồng chí đoàn viên, thanh niên trong Ban Chấp hành Đoàn trường, Ban Chấp hành Đoàn trường mở rộng và các bạn học sinh tiêu biểu của khối 9.

Các Thầy Cô tham dự buổi Lễ kết nạp Đoàn viên mới

Với mong muốn trở thành những tấm gương trẻ mẫu mực của đất nước, phục vụ và phấn đấu theo lý tưởng Bác Hồ vĩ đại, trong buổi lễ, các em học sinh đều rất phấn khởi và nghiêm túc với mục tiêu trở thành Đoàn viên. Vào đầu buổi lễ, học sinh Nguyễn Hoàng Đàm Thuyên đã thay mặt các bạn học sinh khối 9 đọc đơn xin vào Đoàn, khẳng định Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một môi trường tốt để các Đoàn viên có thể phát huy bản thân và nỗ lực rèn luyện học tập và đạo đức.

Em Nguyễn Hoàng Đàm Thuyên vinh dự khi đại diện 74 học sinh khối 9 đọc đơn xin vào Đoàn

Tiếp đến, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó bí thư Đoàn trường đã có bài phát biểu về Nghị quyết chuẩn y kết nạp Đoàn viên mới. Qua quá trình theo dõi sự phấn đấu, rèn luyện và xem xét đơn xin vào Đoàn đầy quyết tâm của các bạn học sinh, 74 bạn đội viên đã được phê duyệt có đủ điều kiện đứng vào hàng ngũ của Đoàn thông qua nghị quyết chuẩn bị kết nạp Đoàn viên cho những học sinh ưu tú.74 Đoàn viên mới được đồng chí Nguyễn Văn Định – Phó bí thư Đoàn trường và đồng chí Cao Văn Dũng – Tổng phụ trách Đội trao Sổ đoàn và Thẻ đoàn.

Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó bí thư Đoàn trường đọc Nghị quyết chuẩn y kết nạp Đoàn viên mới

Đồng chí Nguyễn Văn Định, đồng chí Cao Văn Dũng trao Sổ đoàn và Thẻ đoàn cho các đồng chí Đoàn viên mới.

Với niềm hân hoan và tự hào khi trở thành một phần của Đoàn, em Nguyễn Hồng Anh đã thay mặt các bạn học sinh dõng dạc đọc Lời hứa của Đoàn viên mới, xin hứa sẽ chấp hành và phấn đấu học tập, lao động tốt, xứng đáng với danh hiệu Đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Em Nguyễn Hồng Anh đọc Lời hứa của Đoàn viên mới

Tiếp theo, cô giáo Phan Hồng Anh – Bí thư Đoàn trường có phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho các đồng chí Đoàn viên mới: “Tất cả các đồng chí Đoàn viên mới đều đang trong lứa tuổi học sinh, vậy nhiệm vụ hàng đầu của các đồng chí là tích cực học tập để nâng cao trình độ văn hóa, phấn đấu 100% đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới, không ngừng rèn luyện tư cách phẩm chất đạo đức, luôn là tấm gương cho các bạn Đội viên noi theo. Các đồng chí cần nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đoàn, tích cực rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

Đồng chí Phan Hồng Anh dặn dò các bạn Đoàn viên cần tích cực tham gia các phong trào do Đoàn tổ chức trong các năm học sắp tới, các hoạt động thiện nguyên, văn hóa thể dục thể thao

Cuối cùng, Đoàn viên Phạm Ngọc Gia Phong đã đứng lên phát biểu niềm cảm xúc vinh dự và tự hào của học sinh khối 9 khi được kết nạp vào Đoàn cũng như bày tỏ mong ước sẽ rèn luyện hết mình để chuẩn bị hành trang cho cuộc sống, công việc, không phụ sự kì vọng của bản thân, thầy cô và gia đình.

Đoàn viên Phạm Ngọc Gia Phong phát biểu cảm xúc khi được kết nạp vào Đoàn

PV ảnh: Nguyễn Quỳnh Trang – Trung 1922

Quy Trình Xét Kết Nạp Đảng Viên

QUY TRÌNH

XÉT KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN

1. Cơ sở pháp lý

– Căn cứ Điều 4 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

– Căn cứ Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/07/2023 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định thi hành Điều lệ đảng”;

– Căn cứ Khoản 3 của Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/09/2023 của Ban Chấp hành Trung ương “Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”;

– Căn cứ Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 05/06/2023 của Ban Tổ chức Trung ương “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên và Hướng dẫn lập các biểu mẫu thống kê cơ bản về công tác tổ chức xây dựng đảng”.

2. Thành phần hồ sơ 

TT

Mẫu biểu

Tên gọi

Ghi chú

Mẫu CN-NTVĐ

 Giấy chứng nhận học lớp Nhận thức về Đảng

Do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp, có giá trị 5 năm.

2

Mẫu 1-KNĐ

Đơn xin vào đảng

Người xin vào đảng tự viết tay

3

Mẫu 2-KNĐ

Lý lịch của người xin vào đảng

Người xin vào đảng tự viết tay theo quyển in sẵn (nên photo lại để sử dụng về sau)

4

Mẫu 3-KNĐ

Giấy giới thiệu người vào đảng. Nếu 2 đảng viên giới thiệu thì sử dụng Mẫu 3A-KNĐ

Do người giới thiệu thực hiện

5

Mẫu 4-KNĐ

Nghị quyết Giới thiệu Đoàn viên ưu tú vào đảng (kèm theo Nghị quyết Đề nghị của Chi đoàn (Mẫu 4_1-KNĐ))

Do BCH Đoàn Thanh niên cơ sở thực hiện (nếu người vào Đảng là Đoàn viên)

6

Mẫu 5-KNĐ

Tổng hợp ý kiến nhận xét (kèm theo phiếu Ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú (Mẫu 5B-KNĐ) và các tổ chức chính trị-xã hội nơi làm việc (Mẫu 5C-KNĐ))

Do Chi ủy và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội thực hiện

7

Mẫu 6-KNĐ

Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên

Do Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở thực hiện.

8

Mẫu 8-KNĐ

Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.

Tổ chức cơ sở đảng thực hiện

9

Mẫu 9-KNĐ

Quyết định kết nạp, kèm theo Biên bản họp Ban Thường vụ.

Do Ban Thường vụ, Ban Tổ chức và Văn phòng Đảng ủy thực hiện

10

Đối với sinh viên thì phải kèm theo Bảng điểm mới nhất do Phòng Đào tạo cấp.

Sinh viên liên hệ đơn vị quản lý đào tạo xin.

 

Các biểu mẫu khác:

    –

Mẫu 19-KNĐ

– Giấy giới thiệu Đảng viên đi thẩm tra lý lịch

   -

Mẫu 20-KNĐ

– Phiếu thẩm tra lý lịch (trang 1) kèm theo Phiếu nhận xét Lý lịch của người xin vào Đảng (trang 2).

 - Hướng dẫn khai lý lịch theo Mẫu 2 – KNĐ

3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.1- Bồi dưỡng nhận thức về ĐảngNgười vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

3.2- Đơn xin vào ĐảngNgười vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

3.3- Lý lịch của người vào Đảnga) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.8- Tổ chức lễ kết nạp đảng viêna) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác-Lênin (ở giữa) tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.c) Chương trình buổi lễ kết nạp– Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);– Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;-  Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;– Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);– Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

3.9- Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:a) Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới.   Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.

b) Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp- Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhung chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến. Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy đảng trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.– Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì cấp ủy có thẩm quyền làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.c) Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp-  Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền (trong một đảng bộ huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp.-  Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền:   + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi ra quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.   + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền đã ra quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền đồng ý để người vào Đảng chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.– Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền nơi ra quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến.

3.10- Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị chuyển công tác đến nơi làm việc hoặc nơi cư trú mới   Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến nơi làm việc hoặc nơi cư trú mới, thì chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị, để đảng viên báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ.

 Một số vấn đề cần lưu ý:– Theo quy định của Đảng ủy Trường ĐHCT thì người xin vào đảng phải có trình độ văn hóa là 12/12 hoặc tương đương.– Theo Điều lệ đảng: “Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu”. Để Ban Chấp hành đoàn cơ sở có căn cứ giới thiệu thì Chi đoàn phải ra Nghị quyết đề nghị giới thiệu (Mẫu 4_1-KNĐ).– Về việc lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội: Theo quy định “Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên”:   + Nếu người xin vào đảng vừa là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vừa là Công đoàn viên thì phải lấy ý kiến của đại diện cả hai tổ chức trên.   + Nếu người xin vào đảng là Công đoàn viên và đã hết tuổi Đoàn thì chỉ xin ý kiến của đại diện Công đoàn.– Trình tự thực hiện các thủ tục hồ sơ: Theo đúng các bước trong mục 3.

 4. Sau khi kết nạp– Chi ủy ghi ngày tổ chức lễ kết nạp vào Quyết định kết nạp, ký tên và gởi cho Văn phòng Đảng ủy Trường để lưu vào hồ sơ của đảng viên.– Đảng viên viết Lý lịch đảng viên (theo Mẫu 1-HSĐV) và Phiếu đảng viên (theo Mẫu 2-HSĐV), cả 2 mẫu này do cơ sở đảng nhận tại Văn phòng Đảng ủy Trường để phát cho đảng viên. Sau khi đảng viên viết xong, Chi ủy và cấp ủy cơ sở xác nhận vào Phiếu đảng viên, cấp ủy cơ sở chứng nhận vào Lý lịch đảng viên, gởi Lý lịch đảng viên và Phiếu đảng viên cho Văn phòng Đảng ủy để cập nhật cơ sở dữ liệu và lưu vào hồ sơ đảng viên.

Lưu ý:

– Việc viết Lý lịch Đảng viên có khác so với Lý lịch của Người xin vào Đảng, do đó cần đọc kỹ hướng dẫn ở 2 trang bìa trước khi viết lại. Ví dụ: Trong mục khai Ông bà nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột: Chỉ khai những người có đặc điểm lịch sử đặc biệt, có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với bản thân (cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công với nước, anh hùng, dũng sĩ… hoặc có tội ác, bị cách mạng xử trí…)– Chi ủy cử đảng viên mới học lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp (khi có thông báo mở lớp của Văn phòng Đảng ủy, thông thường vào Quý 4 mỗi năm).– Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh xin liên hệ Văn phòng Đảng ủy Trường (điện thoại 0292 3830 188) hoặc Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

                Cần Thơ, ngày 20 tháng 10 năm 2023                 Văn phòng Đảng ủy ĐHCT

Thủ Tục Xem Xét Kết Nạp Đảng Viên

Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên

Thứ năm – 15/10/2023 22:56

 

 

 

Ban biên tập giới thiệu thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) theo Hướng dẫn 01-HD/TW, ngày 20/9/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.

1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp. 2- Đơn xin vào Đảng Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. 3– Lý lịch của người vào Đảng a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. 4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: – Người vào Đảng. – Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh – Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. – Đối với người thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. c) Phương pháp thẩm tra, xác minh – Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. – Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. – Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. – Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. – Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủyNgoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra. d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên – Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng: + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch). + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó. + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng. – Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch. + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng. đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí. 5– Lấy ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủynơi người vào Đảng cư trú Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện tổ chức chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ. 6- Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú. b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành. Ở những nơi có đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định, nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở. Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp. 7- Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu. Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên. b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Tổng cục Chính trị Công an nhân dân thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. 8- Tổ chức lễ kết nạp đảng viên a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ). b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác – Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”. c) Chương trình buổi lễ kết nạp – Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca). – Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu. – Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền. – Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ. – Đại diện chi ủy nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị. – Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có). – Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca). 9- Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú a) Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ. b) Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (đảng ủy được ủy quyền, ban thường vụ đảng ủy được giao quyền, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương) thì cấp ủycơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp. Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp cóthẩm quyền kết nạp đảng viên, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kết nạp, ban hành quyết định kết nạp. Nếu quá thời hạn trên phải báo cáo cấp ủy cấp trên. c) Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp – Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (trong cùng đảng bộ cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp. – Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp. Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi ban hành quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến. 10- Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị – Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến nơi làm việc, học tập hoặc nơi cư trú mới, thì chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị và gửi kèm bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ để đảng viên báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. – Đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị trước khi chuyển sinh hoạt đảng đến tổ chức cơ sở đảng khác, có trách nhiệm gửi bản nhận xét về đảng viên dự bị. Chi bộ phân công đảng viên chính thức khác tiếp tục theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị.

Tác giả bài viết: Ban biên tập