2. Điều kiện nào để được kết nạp Đảng ?
Thưa Luật sư, em có câu hỏi mong được giải đáp: Cách đây hơn 1 năm em được chi bộ cử đi học lớp cảm tình Đảng, chi bộ đã cử đảng viên theo dõi trong hơn 1 năm, nay chi bộ lại chưa xét cho em vào Đảng vì lí do trước kia giới thiệu em đi học cảm tình Đảng chưa có Nghị quyết giới thiệu của Chi đoàn.
Trong hơn một năm qua em luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, của công đoàn, trong trường hợp như vậy chi bộ chưa xét cho em vào đảng và đúng hay sai ạ ?
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn được chi bộ cử đi học cảm tình đảng nhưng lại chưa có Nghị quyết của chi đoàn về việc giới thiệu bạn vào đảng. Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Theo quy định tại điểm 5 Quy định số 05/QĐ-TW ( Quy định số 45/Qđ-TW của BCH trung ương về “Thi hành điều lệ đảng”)
“Điều 4 (khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng”. Nghị quyết này được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt. Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành công đoàn cơ sở như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.”
Nghị quyết theo quy định trên là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xét kết nạp đảng của bạn, được chi bộ Đảng xem xét để kết nạp đảng viên mới theo quy định tại điểm 5.4 Hướng dẫn số 01/HD-TW của BCH trung ương về thi hành điều lệ đảng. Như vậy, nếu bạn chưa có nghị quyết giới thiệu của chi đoàn, tức là bạn không đủ về mặt hồ sơ để chi bộ Đảng xem xét kết nạp. Quyết định và lý do không kết nạp vào đảng cho bạn của Chi bộ là đúng theo quy định pháp luật.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
3. Tư vấn thẩm tra lý lịch và điều kiện kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam ?
Thưa luật sư, Hiện tại cha ruột của chồng tôi đang chấp hành hình phạt tù, vậy tôi có thể xin được vào ngành công an không?
Rất mong được quý luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cảm ơn!
Nghị định số 70/2023/NĐ-CP quy định về thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự thì:
“Điều 5. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có lý lịch rõ ràng.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
5. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.”
Như vậy, tiêu chuẩn chính trị của công dân là lý lịch bản thân và gia đình bạn phải rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng, của nhà nước. Như vậy, nếu bố chồng bạn đang chấp hành hình phạt tù, thì bạn không được xin vào ngành công an nhân dân.
THưa luật sư, xin cho em hỏi em có anh trai bị phạt tù và cậu em cũng đã bị phạt tù nhưng đã được tha tự do. em được giới thiệu đi học lớp cảm tình để phấn đấu vào đảng thì có ảnh hưởng gì khi thẩm định hồ sơ không ? Được kết nạp vào đảng không ?
Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
Về nội dung thẩm tra: – Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. – Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch chỉ có cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng.
Em chào anh/chị, Em đang có một thắc mắc về việc xác minh lý lịch Đảng viên, em nhờ anh/chị giải đáp giúp em ạ: Hiện nay, mẹ vợ của em đang bị án kinh tế và đang bị phạt tù và bố mẹ vợ của em thì lại đang ly di và vợ em thì được tòa án chỉ định là Bố vợ chăm sóc. Vậy lúc em làm thủ tục xác minh lý lịch Đảng viên thì có phải khai mẹ vợ vào không? Và về vấn đề mẹ vợ em bị đang trong quá trình phạt tù vì án kinh tế thì có ảnh hưởng nhiều đến việc em xác minh lý lịch Đảng viên hay không? Em cám ơn anh/chị ạ!
“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, với những thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi và căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch là cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng thì bạn không đủ điều kiện vào Đảng.
Thưa luật sư, cháu có một vấn đề muốn hỏi luật sư ạ. Cháu đang là sinh viên, được đề cử tham gia học lop nhận thức cảm tình đảng, nhưng trước đây bố cháu có mắc án ma tuý. Bị phạt tù 15 năm. Thời hạn bắt đầu từ năm 2001 đến 9-2012 bố cháu đc về trước thời hạn. Vậy luật sư cho cháu hỏi là trường hợp của cháu có cơ hội đc đi học và được kết nạp không ạ. Cháu cảm ơn luật sư
“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp thẩm tra
– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.
Như vậy, căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch là cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng thì bạn không đủ điều kiện vào Đảng.
Thưa luật sư, xin cho em hỏi, em đang làm lý lịch để xét vào đảng nhưng trong lúc làm thì ba mẹ e có nói là ông nội, ông ngoại bị ngụy bắt đi để làm lính cho ngụy , mà ông nội và ngoại rất thật thà, lương thiện, không chống đối đảng và nhà nước ta chỉ do ông nội, ngoại bị bắt đi để làm lính thương. vì vậy thì khi đời e có được xét vào đảng không ạ
Căn cứ pháp lý để chững mih bạn có đủ điều kiện được xét vào Đảng hay không bạn có thể tham khảo các bài viết ở bên trên
Và với những thông tin mà bạn đưa ra cho chúng tôi thì ông nội và ông ngoại bạn tuy bị ngụy bắt đi làm lính nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến việc vào Đảng của bạn vì chỉ có cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng là đối tượng cần phải thẩm tra lý lịch.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Tư vấn điều kiện để kết nạp đảng ?
Thưa luật sư tôi là một đoàn viên đoàn thanh niên, tôi đang được chi bộ xem xét hoàn thiện thủ tục để kết nạp vào đảng nhưng tôi muốn làm một bà mẹ đơn thân vậy có ảnh hưởng gì đến việc kết nạp đảng của tôi không ? Và muốn làm một bà mẹ đơn thân tôi có cần phải làm thủ tục gì không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn !
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Điều 2.Đảng viên có nhiệm vụ:
1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Quy định số 45-QĐ/TW quy định thi hành điêu lệ đảng
a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng).
Điều 4.Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
1. Người vào Đảng phải:
– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
2. Người giới thiệu phải:
– Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
– Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Như vậy để kết nạp vào đảng ngoài phải đủ điều kiện như trên thì chị phải có đơn tự nguyện xin vào đảng ,báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ và phải được hai đảng viên giới thiệu đủ điều kiện như trên.
Nếu chị muốn làm bà mẹ đơn thân thì chị có thể làm thủ tục để được nhận con nuôi, trong đó chị phải đáp ứng được các điều kiện nhận nuôi con nuôi là người chị muốn nhận nuôi cũng phải đáp ứng được điều kiện được nhận nuôi theo quy định của luật nuôi con nuôi 2010
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Tư vấn trường hợp không được kết nạp đảng ?
Chào Luật Minh Khuê, tôi công tác tại 1 bv công trong HCM được 11 năm, vừa được bổ nhiệm vào vị trí quản lý. Tôi xin hỏi luật sư 1 vấn đề sau: Gia đình tôi có cậu và bác ruột định cư ở nước ngoài, đi vượt biên qua mỹ trước năm 80. Các cậu khác và dì ruột và bà ngoại định cư ở nước ngoài theo dạng đoàn tụ gia đình.
Mẹ tôi đang phải chịu án tù do tội lừa đảo (từ nhỏ đến lớn tôi không sống cùng mẹ). Gia đình chồng tôi ở Củ chi, ba chồng là đảng viên làm trong hội nông dân, chồng tôi lúc trước là công an công tác trong dự án T30 ở nhà bè nhưng vì lấy tôi chồng tôi phải ra khỏi ngành.
Tôi xin hỏi trường hợp tôi có được xét vào Đảng hay không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Theo Điều 1 Đ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì: ” Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.
Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú do cấp ủy cơ sở xác nhận.
Theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2 Điều 2 (về quan hệ gia định) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:
“Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
2.1. Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
2.2. Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương của các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên”.
Theo như các quy định trên, việc gia đình bạn có cậu và bác ruột vượt biên định cư ở nước ngoài không ảnh hưởng đến việc khai lý lịch đảng của bạn. Khi muốn được xem xét kết nạp Đảng thì lý lịch của bố ,mẹ, chồng bạn cần được làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, pháp luật của Nhà nước, Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì mẹ bạn đang chịu án tù do tội lừa đảo. Trường hợp của bạn tuy không thuộc vào các trường hợp bị cấm kết nạp Đảng nhưng lại thuộc vào một trong các trường hợp mẹ bạn không chấp hành quy định của pháp luật. Như vậy, bạn có thể được kết nạp nếu được xem xét kết nạp khi mẹ bạn được xóa án tích đối với hành vi phạm tội của bà. Theo đó, quy định của pháp luật về xóa án tích như sau:
“Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
Theo quy định của điều luật trên, trong trường hợp của bạn, nếu mẹ bạn chấp hành xong bản án mà không phạm thêm tội mới, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật thì sau thời gian thử thách sẽ được đương nhiên xóa án tích. Lúc này bạn có thể thực hiện thủ tục để được kết nạp Đảng nếu như thỏa mãn các điều kiện khác.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi ở địa chỉ trụ sở Công ty luật Minh Khuê hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài .
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật Minh Khuê