Đơn Xin Rút Hồ Sơ Khởi Kiện / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Rút Đơn Khởi Kiện

Trong nhiều trường hợp vì lý do nào đó người khởi kiện không muốn tiến hành khởi kiện nữa lúc này họ sẽ làm đơn xin rút đơn khởi kiện. Bởi vì tầm quan trọng của đơn, do đó đơn này đòi hỏi phải viết đúng cũng như trình bày theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên nhiều người hiện nay không biết cách trình bày đơn này sao cho đúng theo quy định. Bài viết này sẽ cung cấp đến mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện để cho những ai có nhu cầu sử dụng đơn này tham khảo.

Tự nguyện rút đơn khởi kiện- Văn phòng luật sư Đoàn Gia Phúc

1. Đơn xin rút đơn khởi kiện là gì?

Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện là loại văn bản được sử dụng trong trường không muốn khởi kiện người đó nữa và trình bày lý do mong muốn rút đơn. Đơn được yêu cầu được viết theo mẫu chuẩn và gửi đến Tòa án nhân dân nơi đang thụ lý vụ án đó. Sau quá trình xem xét xem đơn có hợp lệ và có đủ yếu tố để rút đơn thì Tòa án sẽ phê duyệt đơn đề nghị rút đơn khởi kiện của bạn.

2. Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện

Mẫu đơn rút đơn khởi kiện ngày càng đáng vai trò quan trọng trong đời sống. Người dân sẽ sử dụng mẫu đơn này để điền thông tin cần thiết vào nộp đi nộp tại cơ quan Tòa án có thẩm quyền thay vì tự soạn thảo bằng tay. Bằng việc sử dụng mẫu đơn rút đơn khởi kiện, người có nhu cầu sử dụng tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như tránh được những sai sót khi tiến hành trình bày đơn. Một mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện thường có thể thức như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

…………….., ngày…..tháng…..năm………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………………

Chúng tôi là:…………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………………………………………………………………..

Là nguyên đơn trong………………………………………………………………………………………

Bị đơn…………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Về việc……………………………………………….do TAND TP/Tỉnh …………………………thụ lý giải quyết.

Nay……………………………………………………………………………………

Cụ thể như sau:…………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Do vậy, nay tôi có đơn này, xin được rút đơn khởi kiện.

Kính đề nghị Quý tòa xem xét chấp thuận và ra Quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn.

…………….., ngày….tháng….năm….

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Cách viết đơn xin rút đơn khởi kiện

Đơn xin rút đơn khởi kiện có 3 phần rõ ràng, đảm bảo thể thức rõ ràng và tuân theo mẫu chung của quy định pháp luật. Theo đó cấu trúc gồm phần mở đầu, nội dung, kết luật.

Mở đầu phải sử dụng câu quốc hiệu, tiêu ngữ để tạo nên tính trang trọng cho văn bản. Cụ thể: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – tự do – hạnh phúc” được căn chính giữa trang. Phía dưới câu tiêu ngữ, quốc hiệu người viết phải ghi chú thời gian, địa điểm tiến hành làm đơn để làm căn cứ xác minh thông tin và Tòa án nhân dân tiến hành xem xét đơn đề nghị rút đơn khởi kiện đúng với mục đích và quy định. Tiêu đề đơn được viết in hoa và phía dưới tiêu đề không thể thiếu được mục kính gửi để xác định cơ quan nào đang thụ lý lý vụ án và có thẩm quyền xử lý đơn xin rút đơn khởi kiện này.

Đây là phần quan trọng nhất của đơn xin rút đơn khởi kiện. Phần này yêu cầu người làm đơn phải trình bày rõ ràng chi tiết các thông tin cá nhân như: Tên người làm đơn, địa chỉ cư trú, số điện thoại, tên người bị đơn. Sau đó trình bày vụ việc xảy ra như thế nào, hiện tại đang tiếp nhận điều tra ra sao… Chú ý tập trung mục đích làm đơn xin rút đơn khởi kiện. Mục đích này phải được trình bày rõ ràng, ngắn chọn, súc tích để người thụ lý dễ nắm bắt nguyện vọng của người làm đơn.

+ Phần kết luận:

Người làm đơn ký ghi rõ họ tên và thời gian làm việc. Trong thời gian quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân sẽ tiến hành xem xét, phân tích lý do trong đơn đề nghị rút đơn khởi kiện và gửi quyết định sớm nhất cho người làm đơn rằng đơn này có được chấp nhận hay là không.

4. Khi rút đơn khởi kiện có được trả lại tiền tạm ứng án phí hay không?

Đây là một câu hỏi mà nhiều người còn băn khoăn khi tiến hành viết đơn xin rút đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 217, 218 BLTTDS 2015 cụ thể như sau: “3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.” Như vậy, khi người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện tại vụ án tranh chấp. Họ sẽ được hoàn lại đầy đủ tiền tạm ứng án phí đã nộp trước đó, đồng thời người này cũng không bị mất đi quyền khởi kiện lại vụ án khi mà các bên không thực hiện đầy đủ nội dung đã thỏa thuận trước đó.

Đơn xin rút đơn khởi kiện là một loại đơn quan trọng yêu cầu phải được trình bày đúng theo quy định của pháp luật. Để thuận lợi hơn khi viết đơn này bạn hãy đọc bài viết trên và điền vào mẫu mà bài viết đã cung cấp để thuận lợi hơn trong quá trình trình bày.

Mẫu Đơn Rút Yêu Cầu Khởi Kiện

Quy định khi rút đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 18 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 3-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên tòa phải được làm thành văn bản.Trong thời hạn nguyên đơn có quyền kháng cáo, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thì tòa án cấp sơ thẩm cần phải giải thích cho họ biết hậu quả của việc bị đơn không đồng ý để họ quyết định việc kháng cáo hoặc rút đơn khởi kiện.

Trường hợp nguyên đơn vẫn quyết định rút đơn khởi kiện thì tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn biết và yêu cầu bị đơn phải trả lời bằng văn bản cho tòa án cấp sơ thẩm về việc họ có đồng ý hay không đồng ý trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án. Tùy thuộc vào kết quả trả lời của bị đơn mà giải quyết như sau:

a) Trường hợp tòa án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn không đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có đương sự nào kháng cáo, viện kiểm sát không kháng nghị thì việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn đương nhiên không được chấp nhận. Trong trường hợp này bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

b) Trường hợp tòa án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có đương sự nào kháng cáo hoặc viện kiểm sát kháng nghị hay không, tòa án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, văn bản rút đơn khởi kiện cho tòa án cấp phúc thẩm để tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 269 của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) mở phiên tòa giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Trường hợp đương sự có kháng cáo (bao gồm cả nguyên đơn) hoặc viện kiểm sát có kháng nghị, nhưng trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thì tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 269 của BLTTDS. (Khoản 1 Điều 269 của BLTTDS quy định:

Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:

a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật). Khi tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 269 của BLTTDS, thì căn cứ vào quyết định của tòa án cấp sơ thẩm về án phí trong bản án sơ thẩm bị hủy, tòa án cấp phúc thẩm quyết định đương sự nào phải chịu án phí và mức án phí sơ thẩm. Đối với trường hợp này các đương sự còn phải chịu một nửa án phí phúc thẩm.

Download Đơn Đề Nghị Rút Đơn Khởi Kiện Doc

Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện được gửi đến Tòa án nhân dân nơi tiến hành giải quyết vụ việc mà bản thân nguyên đơn, bị đơn đang mắc phải. Nội dung đơn phải cung cấp đầy đủ các thông tin về người làm đơn, lý do rút đơn khởi kiện để được tòa án chấp nhận.

Nội dung đơn đề nghị rút đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện được bố cục thành 3 phần rõ ràng, đảm bảo cơ sở pháp lý và tuân theo mẫu chung theo quy định của pháp luật. Theo đó cấu trúc gồm phần mở đầu, nội dung, kết luật.

Bắt buộc phải sử dụng câu quốc hiệu, tiêu ngữ để tạo nên tính trang trọng cho văn bản. Cụ thể: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – tự do – hạnh phúc”

Phía dưới câu tiêu ngữ, quốc hiệu người viết phải ghi chú thời gian, địa điểm tiến hành làm đơn để làm căn cứ xác minh thông tin và Tòa án nhân dân tiến hành xem xét đơn đề nghị rút đơn khởi kiện đúng với mục đích và quy định.

Tiêu đề đơn sử dụng lối viết chữ in hoa có dấu, kính gửi đến cơ quan tiếp nhận để tạo nên sự trâng trọng, đúng đối tượng. Ví dụ: ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN.

Đây là phần quan trọng nhất của văn bản, yêu cầu người làm đơn phải trình bày rõ ràng chi tiết các thông tin cá nhân như: Tên người làm đơn, địa chỉ cư trú, số điện thoại, vai trò là nguyên đơn hay bị đơn. Trình bày vụ việc xảy ra như thế nào, hiện tại đang tiếp nhận điều tra ra sao… Mục đích làm đơn đề nghị rút đơn khởi kiện.

Phần dưới, để tạo nên tính thuyết phục cho văn bản, người viết nên sử dụng câu văn mang tính chất biểu cảm, thể hiện sự tôn trọng đối tượng tiếp nhận như: Đề nghị quý tòa xem xét và chấp thuận lời đề nghị rút đơn khởi kiện của tôi. Xin chân thành cảm ơn!.

Người làm đơn ký ghi rõ họ tên và thời gian làm việc. Trong thời gian sớm nhất, Tòa án nhân dân sẽ tiến hành xem xét, phân tích lý do trong đơn đề nghị rút đơn khởi kiện và gửi quyết định sớm nhất cho người làm đơn.

Thường thì những người đã từng viết đơn tố cáo, khiếu nại trước đó vì một lý do nào đó sẽ làm đơn đề nghị rút đơn khởi kiện. Sau khi đơn đề nghị này được phê duyệt thì đơn tố cáo khiếu nại sẽ không còn còn tác dụng nữa.

Rút đơn khởi kiện có được trả lại án phí?

Quyền khởi kiện của công dân được quy định như thế nào?

Mọi công dân đều có quyền đệ đơn đề nghị khởi kiện trong trường hợp quyền lợi của bản thân bị đe dọa đến mức độ nào đó. Theo đó, các cá nhân, tổ chức sẽ phải sử dụng mẫu đơn khởi kiện theo đúng quy định, kê khai đầy đủ các thông tin để gửi lên Tòa án nhân dân nơi đang cư trú ở thời điểm hiện tại.

Sau khi xem xét nội dung đơn khởi kiện Tòa án nhân dân sẽ tiến hành xem xét và điều tra tình hình cụ thể để mở phiên tòa xét xử theo quy định. Trong thời gian thụ lý, nguyên đơn, bị đơn có quyền gửi đơn đề nghị rút đơn khởi kiện nếu thay đổi ý định và từ bỏ mục đích kiện tụng để các bên cùng thương lượng hòa giải.

Đơn Xin Rút Hồ Sơ Xây Dựng

Định nghĩa Đơn xin rút hồ sơ xây dựng

Đơn xin rút hồ sơ xây dựng là dạng đơn một chiều gửi tới cơ quan quản lý hoạt động xây dựng, nhằm xin rút lại hồ sơ xin phép xây dựng đã gửi trước đó. Lý do có thể là từ sự thay đổi thiết kế, không còn nhu cầu xây dựng hoặc một lý do khác.

Mẫu Đơn xin rút hồ sơ xây dựng

– Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014; – Căn cứ Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 29/08/2016 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Tên: ngày sinh: Giới tính:

CMND số: ngày cấp: Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Do nhu cầu xây dựng nhà ở trên đất, tôi có gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ tới trụ sở UBND quận Đống Đa vào ngày 10/01/2020 vừa qua. Tuy nhiên, vì một số vấn đề tài chính cá nhân phát sinh nên tôi không còn nhu cầu xây dựng nhà ở nữa.

Căn cứ khoản 1, điều 89 Luật Xây dựng năm 2014:

Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng 1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ mục I.1. Quyết định số 838/QĐ-BXD:

II. Thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng Cơ quan thực hiện: UBND cấp huyện 1. Cấp GPXD (GPXD mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo, giấy phép di dời công trình) đối với công trình, nhà ở riêng lẻ XD trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa thuộc địa bàn quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp GPXD của cấp trung ương, cấp tỉnh.

Từ những căn cứ trên, tôi nhận định tôi đã hoàn thành nghĩa vụ xin cấp Giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ trước khi khởi công xây dựng công trình. Thủ tục cấp Giấy phép cho tôi thuộc thẩm quyền của UBND quận Đống Đa. Đến nay do không còn nhu cầu nữa, tôi viết đơn này gửi UBND quận xin được rút toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nói trên.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung trong đơn là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung trên.