Cho Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể

Thông tư 32/2023/TT-BGDĐT ngày 15-9-2023 của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Thông tư 32) có hiệu lực từ 1-11-2023, cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp để phục vụ việc học. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường học trong tỉnh cấm học sinh mang điện thoại vào trường, vậy có đúng với tinh thần của thông tư hay không. Đây là vấn đề mà nhiều phụ huynh thắc mắc.

Hiện nay, trong hầu hết nội quy của các trường học trên địa bàn tỉnh đều cấm học sinh mang điện thoại đến trường vì lo các em sẽ mải mê điện thoại bỏ bê việc học hành… Tuy nhiên, quy định cấm này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình.

* Cần quy chế kiểm soát thay vì cấm

Chị T., một phụ huynh có con đang học tại một trường THCS ở TP.Biên Hòa chia sẻ, do không có điều kiện đưa đón con nên chị sắm xe đạp điện cho con tự đi học. Để yên tâm, chị cho con mang theo điện thoại di động nhằm thuận tiện liên hệ nắm rõ lịch trình di chuyển của con cũng như hỗ trợ con nếu chẳng may đi đường gặp các tình huống phát sinh… Thế nhưng do nhà trường không cho phép mang điện thoại vào trường, nên con gái chị không dám mang điện thoại đi học vì  sợ vi phạm nội quy nhà trường. 

Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn minh cho biết, hiện nay, hầu hết các trường học đều triển khai sổ liên lạc điện tử, thông qua kênh này phụ huynh có thể liên lạc với nhà trường rất thuận tiện. Thông qua smart phone, phụ huynh được nhà trường chia sẻ thông tin về tình hình học tập của học sinh một cách đầy đủ, nhanh chóng và có thể phản hồi lại những thông báo của nhà trường, liên lạc với giáo viên, cập nhật tình hình đến trường của học sinh… tạo sự yên tâm cho phụ huynh.

“Điều 37 của Thông tư 32 quy định rõ về các hành vi mà học sinh không được làm là sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. Như vậy, Thông tư 32 chỉ quy định về việc sử dụng điện thoại chứ không cấm mang điện thoại vào trường, liệu việc nhà trường cấm học sinh mang theo điện thoại có phù hợp với quy định không” – chị T. thắc mắc.

Chia sẻ về vấn đề này, một giáo viên đang công tác tại một trường THPT ở H.Thống Nhất cho rằng, việc một số trường cấm học sinh mang điện thoại vào trường là cứng nhắc. Trong khi việc sử dụng điện thoại đối với một số trường hợp rất cần thiết. Do vậy, thay vì cấm nhà trường nên quy định các em tắt điện thoại trong giờ học trên lớp. Việc cấm sử dụng điện thoại không phải là biện pháp giải quyết vấn đề mà quan trọng hơn là phải tác động vào ý thức để học sinh tự cân nhắc nên sử dụng như thế nào cho hợp lý mới là tốt nhất.

Một số phụ huynh có ý kiến đề xuất các trường nên có quy chế rõ ràng để kiểm soát và định hướng học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích, giúp nâng cao hiệu quả học tập, giữ liên lạc… thay vì cấm học sinh mang điện thoại vào trường như hiện nay. Theo đó, cần có quy định những hình thức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe, giáo dục.

* Sẽ có hướng dẫn cụ thể

Trao đổi về việc thực hiện Thông tư 32, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn Minh cho biết, Thông tư 32 quy định chỉ cấm học sinh sử dụng điện thoại khi không phục vụ cho việc học tập và việc sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên. Như vậy, nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ mục đích học tập như trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn tư liệu để hỗ trợ cho bài học… thì học sinh được sử dụng điện thoại.

 “Việc các trường ban hành nội quy quy định học sinh không được mang điện thoại khi vào trường đã được nhiều trường triển khai lâu nay. Để đảm bảo các trường thực hiện đúng theo tinh thần quy định của Thông tư 32, tới đây, Phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bởi, thông tư quy định không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát” – ông Minh nói.

Kim Liễu

Trường Học Nhất Định Phải Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử

Vấn đề quản lý hóa đơn thu học phí và phiếu thu (Thu tiền mua thẻ bảo hiểm y tế, đồng phục, tiền học,…) đang là vấn đề khó khăn tại các trường học. Số lượng học sinh quá lớn, việc nhập liệu, thu chi nhiều khiến kế toán trường học xảy ra sai sót khi thu thiếu, thu thừa, quản lý trùng lặp các khoản thu khác của Học sinh – Sinh viên. Hoá đơn điện tử chính là giải pháp tối ưu giúp Doanh nghiệp hỗ trợ công tác quản lý, nhầm lẫn cho Trường học.

1. Áp dụng hóa đơn điện tử cho trường học: Lợi ích khổng lồ

Khoản thu học phí không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phí và lệ phí số 97/2023/QH13 ngày 25/11/2023 của Quốc hội XIII có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023 mà chuyển sang cơ chế giá theo quy định pháp luật và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế.

Theo đó, cơ sở giáo dục, đào tạo nhà nước khi cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo theo mức khung học phí và mức trần học phí theo quy định của nhà nước thì sử dụng hóa đơn theo quy định tại quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

Hoá đơn điện tử chính là giải pháp tối ưu giúp Doanh nghiệp hỗ trợ công tác quản lý hóa đơn thu học phí và phiếu thu

Hoá đơn điện tử giúp Doanh nghiệp, tổ chức giải quyết bài toán về Chi phí và thời gian tối ưu nhất. Đồng thời hỗ trợ việc kế toán – kiểm toán – hạch toán, quản trị, đối chiếu dữ liệu trở nên thuận tiện, nhanh chóng hơn. Hóa đơn điện tử góp phần hiện đại hóa – tối ưu hóa công tác quản trị trường học cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống. Cụ thể lợi ích của hóa đơn điện tử mang lại cho Trường học:

– Sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử, nhà trường có thể chủ động thiết kế mẫu hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi trên định dạng A5, A4,…phù hợp với nhu cầu và yêu cầu quản lý của mỗi trường.

– Phần mềm hóa đơn điện tử có khả năng tích hợp và kết xuất thông tin – dữ liệu của học sinh, sinh viên. Nạp và lưu trữ thông tin học sinh, sinh viên trên phần mềm đảm bảo việc xuất và gửi hóa đơn, phiếu thu nhanh chóng, chính xác, hạn chế tối đa sai sót.

– Xuất hóa đơn cho Học sinh, sinh viên toàn trường chỉ mất vài phút. Thay vì việc sử dụng hóa đơn giấy như trước đây Trường học phải đối soát, in ấn hóa đơn sau đó gửi đến tay học sinh, sinh viên học phụ huynh.

– Học phí, các khoản thu chi,…được gửi đến gia đình phụ huynh học sinh hàng loạt mà không mất thời gian vận chuyển, phát tới từng lớp,…Bảo quản hóa đơn tiết kiệm, tránh thất lạc, làm mất, làm ướt,…

– Bảo mật thông tin hóa đơn, an toàn, loại bỏ vấn nạn hóa đơn giả, sửa đổi hóa đơn trái phép bởi mỗi hóa đơn điện tử đều có chữ ký điện tử và dữ liệu mã hóa không thể làm giả hay thay đổi

– Phần mềm hóa đơn điện tử trong trường học hỗ trợ kết xuất bảng biểu, báo cáo thuế (BC26), báo cáo tình hình nộp học phí, phiếu thu,….giúp trường học đưa ra báo cáo học phí, thu chi nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.

Ví dụ: Khi sử dụng hóa đơn điện tử, Kế toán trường học có thể thống kê danh sách các Học sinh, sinh viên nộp thiếu học phí, em đó thuộc lớp nào…để kịp thời báo cáo ban giám hiệu và thông báo tới các em Học sinh, sinh viên. Đảm bảo công tác thu phí nhanh nhất.

– Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice có khả năng tích hợp với phần mềm kế toán, quản lý, bán hàng,…. việc quản lý, tìm kiếm và công tác kế toán được tối giản, giảm thiểu các thao tác nhập liệu, hạn chế sai sót thông tin,…

2. Hóa đơn điện tử là xu hướng tất yếu của Ngành giáo dục

Hóa đơn điện tử là “cú hích” lớn trong cải cách hành chính Thuế giúp Doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh doanh và lành mạnh hóa nền tài chính. Đến 1/11/2023, yêu cầu bắt buộc 100% Doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Với ngành Giáo Dục thì đây vừa là quy định bắt buộc, vừa là sự chủ động, linh hoạt tạo điều kiện cho Hệ thống các trường học Công lập, Trường tư,.. quản lý tốt hơn, giảm các chi phí, thủ tục.

Phần mềm hóa đơn điện tử chúng tôi giúp Trường học có thể chủ động thiết kế các mẫu hóa đơn theo nhu cầu, Tự động lập tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để khai thuế qua mạng, Tra cứu hóa đơn đã phát hành bất cứ lúc nào qua mobile, đảm bảo lưu trữ hóa đơn của học sinh, sinh viên an toàn trong 10 năm.

Giải pháp hóa đơn điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ Blockchain chống giả mạo hóa đơn. Giúp trường học quản lý an toàn các hóa đơn thu, chi. Đồng thời, đội ngũ chuyên viên hỗ trợ tâm huyết, tận tình hoạt động 24/7 sẵn sàng giúp nhà trường giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ nhanh nhẹn mọi vấn đề phát sinh. Hệ thống trường học yên tâm lựa chọn MISA meInvoice để hoạt động hiệu quả, nhanh chóng, giảm tải thủ tục hành chính khi áp dụng hóa đơn điện tử hiện đại.

Bạn Cần Sử Dụng Biên Bản Hủy Hóa Đơn Điện Tử Trong Trường Hợp Nào?

Biên bản hủy hóa đơn điện tử được lập và sử dụng trong trường hợp nào luôn là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu áp dụng việc sử dụng hóa đơn điện tử theo luật.

Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, chúng ta không thể tránh khỏi những trường hợp cần hủy hóa đơn. Cùng tìm hiểu các quy định về trường hợp này và mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất hiện nay.

Quy định về hủy hóa đơn điện tử Quy định hủy hóa đơn

Nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử có thắc mắc rằng:

“Có thể thực hiện hủy hóa đơn điện tử khi đã lập hay không?”.

Câu trả lời cho thắc mắc này là hóa đơn có thể tiêu hủy được.

Hiện nay, quy trình sử dụng và hủy hóa đơn điện tử được quy định tại Nghị định 51 hóa đơn điện tử của Chính phủ, Thông tư 39 về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Khoản 3, Điều 14 của Nghị định 119 về hóa đơn điện tử. Cụ thể như sau:

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Theo thông tư của Bộ Tài chính số 39/2014/TT-BTC quy định: yêu cầu hủy hóa đơn điện tử chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Theo khoản 3, Điều 14 của Nghị định 119/2023/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (hóa đơn điện tử có mã xác thực) thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh, tổ chức khác phải hủy hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng.

Các trường hợp hủy hóa đơn nói chung

Hóa đơn điện tử hoàn toàn có thể hủy được trong một số trường hợp. Chẳng hạn, hóa đơn điện tử khi hết hạn lưu trữ theo quy định và không có thêm chỉ đạo, quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền thì được quyền tiêu hủy.

Quá trình tiêu hủy cần đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các hóa đơn chưa tiêu hủy và sự hoạt động của toàn hệ thống các doanh nghiệp và cơ quan Thuế.

Các trường hợp cần hủy hóa đơn điện tử thường gặp

Nghị định 119/2023/NĐ-CP cho biết, hủy hóa đơn điện tử là hình thức xóa dữ liệu hóa đơn trên các thiết bị điện tử và sao lưu trực tuyến để khi bất cứ ai truy cập vào hóa đơn đó đều không hiển thị dưới mọi hình thức. Hay nói cách khác, quá trình hủy hóa đơn là làm cho hóa đơn đó không còn giá trị sử dụng nữa.

Các trường hợp cần hủy hóa đơn điện tử thường gặp bao gồm:

Hủy hóa đơn giấy để chuyển sang hóa đơn điện tử

Theo Nghị định 119/2023/NĐ-CP, khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có mã của Cơ quan Thuế và phải hủy toàn bộ hóa đơn giấy còn tồn. Sau ngày 31/10/2023 các doanh nghiệp còn tồn hóa đơn giấy cũng phải hủy toàn bộ để sử dụng hóa đơn điện tử kể cả có mã và không có mã của Cơ quan Thuế.

Hóa đơn điện tử không được sử dụng nhưng vẫn phát hành

Theo Khoản 3, Điều 27, Nghị định 51/2010/NĐ-CP, khi doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử nhưng không sử dụng hóa đơn đó thì phải thực hiện hủy hóa đơn chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm không còn sử dụng.

Trường hợp sai sót trong hóa đơn điện tử

Trường hợp hóa đơn không có mã của Cơ quan Thuế, người bán đã gửi hóa đơn cho người mua nhưng phát hiện có sai sót thì hai bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ các sai sót trong hóa đơn. Sau đó, người bán thông báo tới Cơ quan Thuế về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập hóa đơn mới thay thế.

Trong trường hợp hóa đơn có mã của Cơ quan Thuế, nếu phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót chưa được gửi cho người mua thì người bán cũng thông báo hủy hóa đơn điện tử tới Cơ quan Thuế. Đồng thời, người mua lập hóa đơn mới, ký số và gửi Cơ quan Thuế để được cấp mã và thay thế hóa đơn điện tử đã bị hủy.

Phân biệt biên bản hủy hóa đơn điện tử và biên bản thu hồi hóa đơn điện tử

Rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa biên bản hủy hóa đơn và biên bản thu hồi hóa đơn. Việc hiểu sai các khái niệm có thể dẫn đến hiểu và thực hiện sai các nghiệp vụ kế toán trong xử lý các vấn đề về hóa đơn điện tử. Do vậy, để phân biệt 2 loại biên bản này, doanh nghiệp cần căn cứ vào các Điều khoản của Luật.

Khái niệm về Hủy hóa đơn

Hủy hóa đơn được hiểu đơn giản là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng. Sau khi thống nhất, hai bên tiến hành lập Biên bản hủy hóa đơn theo mẫu quy định.

Biên bản hủy hóa đơn là biên bản ghi nhận lại diễn biến sự việc đã diễn ra trong quá trình hủy hóa đơn. Nó ghi nhận việc sai sót hóa đơn dẫn đến phải hủy và cam kết hai bên không kê khai thuế hóa đơn đã viết sai phải hủy. Các trường hợp hủy hóa đơn:

Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.

Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán. Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Khái niệm về Thu hồi hóa đơn

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, biên bản thu hồi hóa đơn được sử dụng trong trường hợp người bán đã tạo lập và gửi hóa đơn điện tử cho người mua nhưng cả người bán và người mua đều chưa kê khai Thuế. Sau khi giao dịch kết thúc thì phát hiện sai sót, bên bán và bên mua cùng lập biên bản thu hồi hóa đơn và lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn bị sai.

Như vậy, khái niệm biên bản hủy hóa đơn điện tử hoàn toàn khác với biên bản thu hồi hóa đơn điện tử và chúng được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Kế toán doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng để tránh lập nhầm biên bản.

Mẫu biên bản hủy hóa đơn

Doanh nghiệp có thể tự tạo lập mẫu biên bản hủy hóa đơn phù hợp hoặc tham khảo mẫu sau đây để sử dụng:

Hướng dẫn điền biên bản hủy hóa đơn điện tử

Để kế toán dễ dàng hơn trong việc lập biên bản hủy hóa đơn điện tử, chúng tôi sẽ hướng dẫn điền thông tin trên biên bản như sau:

Thông tin Bên mua

Bạn ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về bên mua, bao gồm: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện doanh nghiệp và chức vụ kèm theo.

Thông tin Bên bán

Tương tự, bạn ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về bên bán: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện doanh nghiệp và chức vụ kèm theo.

Số, ngày lập hóa đơn, lý do hủy

Ghi số, ngày lập hóa đơn điện tử bị hủy và lý do cụ thể khi hủy hóa đơn; chẳng hạn như không thực hiện hợp đồng mua bán nữa…

Hàng hóa ghi trên hóa đơn

Bạn điền đầy đủ tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền … như trong hóa đơn điện tử bị hủy.

Phần ký xác nhận bên bán và bên mua

Cuối biên bản hủy hóa đơn, 2 bên ký xác nhận và đóng dấu. Mỗi bên giữ biên bản này để trình Cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Ngoài ra, thay vì phải lập biên bản một cách thủ công, kế toán có thể lập và gửi biên bản hủy hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm hóa đơn điện tử mà Công ty bạn đang sử dụng. Trên phần mềm đã có sẵn biển mẫu hủy hóa đơn cập nhật theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Do đó doanh nghiệp chỉ cần chọn và điền thông tin cần thiết, phần mềm sẽ tự động lập biên bản, cho phép người bán: ký số và gửi biên bản này tới khách hàng để khách hoàn thành nốt thủ tục xác nhận và ký số.

Sử Dụng Facebook Story Trên Điện Thoại Android, Iphone, Cách Chè Tin N

Gửi tin nhắn tự hủy trên ứng dụng trò chuyện WhatsApp Cách gửi tin nhắn tự hủy Messenger, hẹn giờ hủy tin nhắn, cuộc trò chuyện bí mật Cách gửi tin nhắn thoại Viber trên điện thoại iPhone, Android Cách chia sẻ tự động Instagram Story lên Facebook trên Android Cách tải video trong story của bất kì ai trên Facebook

Ngay bây giờ các bạn đã có thể cập nhật ứng dụng Facebook trên điện thoại của mình để có thể tiến hành sử dụng tính năng mới nhất của Facebook hiện nay đó chính là Facebook Story đang được nhiều người lựa chọn sử dụng, cũng như cso thể cập nhật thêm các tính năng mới như tạo trình chiếu đã được chúng tôi giới thiệu qua bài viết tạo Slideshow Facebook trên điện thoại trước đó vậy.

Hướng dẫn sử dụng Facebook Story trên điện thoại, chèn tin nhắn tự hủy sau 24h

Để có thể sử dụng tính năng Facebook Story trên điện thoại Android, iPhone các bạn cần:

Cách sử dụng Facebook Story trên điện thoại:

Vì cách sử dụng Facebook Story trên Android và iPhone khá giống nhau nên trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện trên thiết bị Android.

Bước 1 : Các bạn khởi động ứng dụng Facebook đã được tải và cập nhật ở trên.

Bước 2 : Tiếp đó chúng ta sẽ thấy ngay đầu giao diện Facebook sẽ xuất hiện biểu tượng Facebook Story, chúng ta ấn chọn vào biểu tượng hình máy bay giấy Direct.

Bước 3 : Sau đó để sử dụng Facebook Story trên điện thoại chúng ta ấn chọn mục Gửi ảnh/video.

Khi bạn đã sẵn sàng ấn chọn Bắt đầu để khởi động chế độ Camera trên Facebook để sử dụng Facebook Story.

Bước 4 : Và chúng ta đã truy cập vào trình camera mới để sử dụng Facebook Story, các bạn có thể vuốt màn hình từ trên xuống để thay đổi hiệu ứng.

Lưu ý : Các bạn có thể lựa chọn sử dụng Camera trước để Camera nhận diện khuông mặt, ấn biểu tưởng hình tròn để chụp, giữ là để quay video.

Ngoài ra các bạn cũng có thể ấn chọn biểu tượng hình ảnh để chọn hình ảnh được lưu trên thiết bị.

Bước 5 : Lựa chọn một hình ảnh thích hợp mà bạn muốn đăng lên Facebook Story trên điện thoại của mình, và ấn chọn biểu tượng mũi tên trắng như hình dưới.

Bên cạnh đó các ban có thể sử dụng các biểu tượng như: Thêm bộ lọc, ký tự, vẽ bậy hoặc tải hình ảnh đó về thiết bị.

Bước 6 : Ứng dụng yêu cầu bạn lựa chọn người mà bạn muốn gửi tin nhắn tự xóa trong 24h trên Facebook này, cũng như sử dụng Facebook Story để gửi cho ai.

Các bạn cũng có thể ấn chọn vào mục Tin của bạn để đăng tải Facebook Story vào trang cá nhân của mình.

Bước 7 : Quá chình lựa chọn chia sẻ kết thúc, chúng ta quay trở lại phần bảng tin trên Facebook và đã thấy biểu tượng Facebook Story của mình ở đó, ấn chọn để xem lại.

Như vậy chúng ta đã cùng các bạn tìm hiểu về tính năng Facebook Story khá mới lạ cũng như cách thực hiện sử dụng tính năng đầy thú vị này của Facebook, ngoài ra các bạn cũng có thể dễ dàng loại bỏ các âm thanh phiền phức phát ra từ video phát tự động trên bảng tin Facebook như cách chúng tôi đã hướng dẫn qua bài viết chặn âm thanh video tự phát trên Facebook, các bạn có thể xem lại và thực hiện điều này.

https://9mobi.vn/su-dung-facebook-story-tren-dien-thoai-chen-tin-nhan-tu-huy-sau-24h-18258n.aspx

Đơn Xin Tăng Định Mức Sử Dụng Điện

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Mẫu Đơn xin tăng định mức sử dụng điện

Đơn xin tăng định mức sử dụng điện là văn bản có nội dung đề nghị đơn vị cung cấp điện tăng định mức sử dụng điện cho các cá nhân, hộ gia đình. Các cá nhân, hộ gia đình khi có nhu cầu tăng mức sử dụng điện làm đơn này và nộp tại chi nhánh của công ty điện lực tại nơi mình sinh sống.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

………………ngày…tháng…năm…..

ĐƠN XIN TĂNG ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐIỆN

Kính gửi: Công ty Điện lực………………- Chi nhánh…………………

Tên tôi là: ………………………………………….. Sinh ngày :……………………………..

CMND số: …………………….. Ngày cấp:………….. Nơi cấp:…………………………

Địa chỉ hiện tại:……………………………………………………………………………………

Là chủ hộ gia đình đang sử dụng điện tại địa chỉ……………………………………….

Nay tôi làm đơn này xin trình bày một việc như sau :

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

(Ví dụ : Kể từ ngày….tháng….năm…., gia đình tôi và bên công ty điện lực…………….- Chi nhánh…………….có ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Trong hợp đồng có ghi nhận định mức sử dụng điện của gia đình tôi là……/tháng.

Từ đó, gia đình tôi vẫn luôn sử dụng theo định mức này. Tuy nhiên, hiện nay do………………nên nhu cầu sử dụng điện của gia đình tôi tăng cao. Định mức điện trước đây không còn đáp ứng được, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của gia đình tôi.)

 Vì vậy, tôi làm đơn này, kính đề nghị Quý công ty xem xét đơn xin tăng định mức sử dụng điện của gia đình tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

5

/

5

(

1

bình chọn

)