Đơn Xin Từ Mặt Con / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục “Từ Mặt” Con

Con không nghe lời cha mẹ thì “từ mặt” được không? Phải thực hiện thủ tục như thế nào để về pháp luật không phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của con nữa?

Con không nghe lời cha mẹ thì “từ mặt” được không? Phải thực hiện thủ tục như thế nào để về pháp luật không phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của con nữa?

Câu hỏi:

Chồng tôi mất đã được 3 năm nay. Kể từ đó cậu con trai (19 tuổi) đang tuổi ăn tuổi chơi nhà tôi bắt đầu học đòi theo lũ bạn xấu ăn chơi lêu lổng. Thỉnh thoảng nó lại bỏ nhà đi và khi về lại mang 1 khoản nợ về, toàn là khoản vay nặng lãi. Tôi đã phải trả mất vài trăm triệu đồng. Nhưng ngựa quen đường cũ, nó vẫn cứ tiếp tục vay và nợ. Tôi một thân một mình còn phải chăm lo cho 2 đứa con gái nữa, cảm thấy không thể để tình hình này tiếp diễn. Tôi muốn từ mặt nó. Vậy tôi phải thực hiện thủ tục như thế nào để về pháp luật tôi không phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của nó nữa? Tôi không muốn chứng kiến cảnh ngày nào cũng có chủ nợ đến nhà đập phá đồ đạc làm ảnh hưởng đến 2 con gái nhỏ của tôi. Bản thân tôi giờ đây cũng không có khả năng gánh chịu khoản nợ nào nữa. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Tư vấn:

Hiện nay pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng chưa có quy định nào việc “từ mặt” con. Và do đó, vấn đề thủ tục tiến hành mà bạn thắc mắc dĩ nhiên chưa được điều chỉnh. Pháp luật luôn đề cao tinh thần trách nhiệm của cha mẹ với con cái và đó là nghĩa vụ phải thực hiện, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái và ngược lại được pháp luật quy định rất rõ ràng tại các Điều 69; 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, bạn có thể tra cứu để thấy rõ hơn.

Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số phân tích, hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết được phần nào vấn đề của mình:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Nhưng với trường hợp này, cậu con trai của bạn năm nay đã được 19 tuổi, tức là đã thành niên, cậu ta đã có đầy đủ năng lực hành vi và có thể tự mình tham gia tất cả các quan hệ xã hội, do đó cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm về những việc làm của mình. Do đó, bạn nên đưa ra những phân tích để con bạn có thể hiểu thấu đáo vấn đề này trên cơ sở quy định pháp luật, để con bạn thấy được rằng cậu ta đã đến tuổi phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình, không thể sống phụ thuộc vào mẹ mãi được.

Thứ hai, việc chủ nợ đến nhà đòi tiền, đập phá đồ đạc làm xâm hại đến cả tài sản và tinh thần của gia đình bạn, bạn nên nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương để được giúp đỡ kịp thời.

Như đã trình bày ở trên, nếu việc khuyên răn không làm cho con bạn thay đổi, thì bạn hãy có biện pháp cứng rắn để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.

Rất hy vọng bạn sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề của mình. Nếu còn gì vướng mắc Công ty Luật Thái An – chuyên hoạt động trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình luôn sẵn sàng mang lại cho bạn những trợ giúp pháp lý hữu hiệu nhất. Xin cảm ơn!

Đơn Xin San Lấp Mặt Bằng Đúng Chuẩn Quy Định Việt Nam Từ Sỹ Mạnh

Nhu cầu san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng ngày càng nhiều. Để cải tạo san lấp mặt bằng phục vụ cho các nhu cầu như: Đào ao, hồ, xây nhà…Thì câu hỏi ” San lấp mặt bằng có phải xin phép không?” là câu hỏi mà rất nhiều chủ công trình xây dựng thắc mắc.

San lấp mặt bằng có phải xin phép ?

Luật sư Đào Thị Liên – công ty Luật Tiền Phong cho biết : Mọi hoạt động thi công xây dựng (cả san lấp) đều phải được xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bạn cần lưu ý đến các quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất về việc quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn. Bởi nếu bạn tự ý cải tạo trên phần đất không được cải tạo. Thì bạn đã vi phạm quy định về Luật đất đai 2013 căn cứ tại khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

” 25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất. Làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định”

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm.1.Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.2.Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.3.Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất”.

Nếu như bạn không thuộc những trường hợp được miễn xin phép cải tạo đất. Thì phía bên chính quyền địa phương vẫn có quyền ngăn cản và xử phạt hành vi cải tạo đất trái phép của anh.

Đơn xin san lấp mặt bằng

Đơn xin phép san lấp mặt bằng để sử dụng hiệu quả hơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã. Nơi có bất động sản. Việc san lấp mặt bằng có thể bao gồm : sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguòno đất dư thừa trước và sau khi tiến hành

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng

Một số lưu ý khi làm đơn xin san lấp mặt bằng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản phô tô có công chứng, chứng thực).

– Phương án cải tạo mặt bằng.

Cơ quan nhà nước nào có Thẩm quyền để quyết định duyệt:

– Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.

– Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.

Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sẽ có kết quả thẩm định về việc có được cấp phép san lấp mặt bằng, tái tạo đất hay không.

Kết quả đơn xin san lấp mặt bằng sẽ có xác nhận của UBND cấp xã, thị trấn.

Sau khi đã có giấy phép san lấp mặt bằng , thì tiến hành làm hợp đồng san lấp mặt bằng với bên đơn vị thi công san lấp mặt bằng.

Xử phạt san lấp mặt bằng

Trường hợp không có giấy phép san lấp mặt bằng. Hoăc có nhưng thực thi không đúng như trong quyết định được phép.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử phạt hành chính thì không có quy định nào cụ thể cho việc xử lý hành chính đối với hành vi hủy hoại đất.

Căn cứ theo Khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013, có thể hiểu: Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất. Hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Do vậy, hành vi san ủi đất trái phép là một trong những hành vi hủy hoại đất. Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 cũng đã quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó có hành vi “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”.

Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao. Cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Đất nông nghiệp

theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất. Hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này . Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây. Thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. Hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức.

b) Phạm tội 02 lần trở lên.

c) Tái phạm nguy hiểm.

Hành lang an toàn đường bộ

Với hành vi Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ

Theo Khoản 6b Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Tôi Muốn Từ Con Đẻ Có Được Không?

Thưa luật sư, con trai tôi năm nay đã 28 tuổi nhưng không lo làm ăn suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập. Gia đình tôi đã dùng nhiều biện pháp khuyên bảo, cho đi trại cai nghiện nhưng con tôi vẫn chứng nào tật đấy. Hết tiền chơi bời lại về hạch sách bố mẹ, mang trộm đồ đạc ở nhà đi bán… Giờ tôi muốn cắt đứt quan hệ với con để nó không còn chỗ dựa để vòi tiền chơi bời nữa. Xin hỏi luật sư thủ tục từ con ra sao?

Thưa luật sư, con trai tôi năm nay đã 28 tuổi nhưng không lo làm ăn suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập. Gia đình tôi đã dùng nhiều biện pháp khuyên bảo, cho đi trại cai nghiện nhưng con tôi vẫn chứng nào tật đấy. Hết tiền chơi bời lại về hạch sách bố mẹ, mang trộm đồ đạc ở nhà đi bán… Giờ tôi muốn cắt đứt quan hệ với con để nó không còn chỗ dựa để vòi tiền chơi bời nữa. Xin hỏi luật sư thủ tục từ con ra sao?

Chào bác. Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến luật Thái An. Luật sư hôn nhân và gia đình xin trả lời câu hỏi của bác như sau:

Hiện nay pháp luật không có quy định nào cho phép cha mẹ đẻ được từ con đẻ. Pháp luật chỉ mới quy định về việc cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu tòa ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi nếu con nuôi có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm hoặc có hành vi khác làm cho tình cảm của cha mẹ nuôi không còn nữa.

Tuy nhiên đối với hành vi phá tán tài sản của con trai bác, bác có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố con trai bác bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố con trai bác bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

Theo quy định tại Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự thì bác phải làm đơn yêu cầu gửi tới TAND cấp huyện nơi gia đình bạn cư trú; đơn yêu cầu bao gồm các nội dung chính sau:

– Ngày, tháng, năm viết đơn;

– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn;

– Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Cùng với đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bác còn phải gửi kèm theo các chứng cứ để chứng minh con bác là người nghiện ma túy dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Hy vọng sự tư vấn trên đã giúp bác giải quyết phần nào vấn đề của mình. Nếu còn gì vướng mắc Công ty Luật Thái An – với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ giải đáp mọi mắc của bác, vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc bác nhiều sức khỏe!

Mẫu Đơn Xin Nhận Con Nuôi

Ngày, tháng, năm làm đơn

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Thông tin cá nhân của người yêu cầu

Thông tin của trẻ (người con nuôi)

Lý do nhận con nuôi

Đề nghị giải quyết và cam đoan của người yêu cầu.

Phần kính gửi: ghi chính xác tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin nhận con nuôi. Thẩm quyền ở đây được quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

Thông tin của người yêu cầu và thông tin đứa trẻ (con nuôi)

UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con nuôi hoặc người nhận nuôi nếu nhận con nuôi trong nước

UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của con nuôi khi việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Cơ quan đại diện nước CHXHXNVN ở nước ngoài nếu việc nhận nuôi con nuôi là của công dân Việt Nam tạm trụ ở nước ngoài.

Thông tin gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng của đứa trẻ (con nuôi)

Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.

Họ tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, tình trạng sức khỏe, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.

Nội dung yêu cầu: t rình bày hoàn cảnh và lý do nhận con nuôi: ghi rõ lý do nhận con nuôi trong từng trường hợp.

Quyền nuôi con nuôi không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài. Người nước ngoài cũng có thể nuôi con nuôi ở Việt Nam.

Yêu cầu giải quyết và cam đoan

Bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm chi tiết: Người nước ngoài muốn nuôi con nuôi tại Việt Nam làm thế nào

Đưa ra căn cứ pháp luật để yêu cầu cơ quan giải quyết

Đề nghị quý cơ quan xem xét và xác nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.

Đính kèm đơn xin nhận con nuôi, người yêu cầu cần chuẩn bị những tài liệu khác kèm theo khi thực hiện thủ tục nhận con nuôi.