Đơn Xin Việc Cần Có Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Đơn Xin Việc Là Gì? Đơn Xin Việc Có Cần Công Chứng Không

1. Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc có thể được trình bày dưới dạng viết tay hoặc đánh máy, có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy theo từng vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn xin việc để biết được nguyện vọng của ứng viên, sau đó căn cứ vào những giấy tờ kèm theo để cân nhắc mời ứng viên tới tham gia phỏng vấn.

2. Nội dung của đơn xin việc

Đơn xin việc là một loại văn bản có thiên hướng cá nhân, thể hiện được mong muốn, nguyện vọng, sự nhiệt huyết với một vị trí công việc cụ thể. Nội dung đơn xin việc sẽ được trình bày khác nhau tùy từng ngành nghề và vị trí công việc cụ thể, tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo 3 phần chính là phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết. Trong đó:

Phần mở đầu: Lời chào hỏi, Giới thiệu bản thân và vị trí công việc ứng tuyển

Phần nội dung: Trình bày các kỹ năng, hiểu biết của bản thân phù hợp với công việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Phần kết: bày tỏ mong muốn được tham gia vòng phỏng vấn, để lại thông tin liên lạc và gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng.

Cụ thể, một đơn xin việc thông thường sẽ có đầy đủ các thông tin như sau:

Tiêu đề đơn xin việc: Phần tiêu đề đơn xin việc cần ghi đầy đủ tên doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển của bạn. Chú ý viết in hoa tên riêng của doanh nghiệp đó để nó được nổi bật hơn những phần khác.

Họ tên người viết đơn: Người viết đơn ghi đầy đủ họ và tên của mình theo chứng minh thư nhân dân, chú ý viết hoa tên riêng.

Số chứng minh thư nhân dân: Người viết đơn cung cấp thông tin về số chứng minh thư nhân dân của mình, nêu rõ ngày cấp và địa chỉ cấp

Trình độ văn hóa: cần nêu rõ trình độ văn hóa 12/12 với những bạn tốt nghiệp cấp 3 và trình độ Đại học, Cao đẳng với những bạn đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng.

Trình độ chuyên môn: nêu rõ ngành nghề bạn đã được đào tạo

Trình độ ngoại ngữ: nêu rõ khả năng ngoại ngữ của bạn, thứ tiếng mà bạn biết như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung,…

Xác nhận của Ủy ban nhân dân: Bạn cần phải có công chứng và chữ ký của Ủy ban nhân dân phường xã để xác nhận nội dung đã kê khai trong đơn xin việc là sự thật.

Nội dung đơn xin việc cần phải được trau chuốt cả về nội dung và hình thức bởi nhà tuyển dụng sẽ xem đơn xin việc của bạn trước tiên trong bộ hồ sơ xin việc, trước khi xem những loại giấy tờ khác.

Giữ cho nội dung đơn xin việc ngắn gọn, không quá dài dòng, số lượng chữ không vượt quá khuôn khổ của tờ giấy A4. Chú ý tránh các lỗi cơ bản về chính tả, ngữ pháp câu. Nếu đánh máy thì cần chú ý về phông chữ, giãn cách dòng sao cho đẹp mắt.

Đơn xin việc cần viết với giọng văn chuyên nghiệp, thể hiện sự chân thành, khiêm tốn và lịch sự. Có như vậy, nhà tuyển dụng mới cân nhắc thêm những yếu tố khác trong CV, sơ yếu lý lịch của bạn để cất nhắc xem có nên đặt lịch hẹn phỏng vấn với bạn hay không.

3. Hình thức đơn xin việc

Có 3 hình thức đơn xin việc phổ biến hiện nay, bao gồm đơn xin việc viết tay, đơn xin việc trực tuyến, đơn xin việc đánh máy. Mỗi hình thức đơn xin việc lại có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể:

Đơn xin việc viết tay: Đơn xin việc viết tay là đơn xin việc được ứng viên trực tiếp sử dụng chữ viết tay của mình để điền thông tin. Đơn xin việc viết tay phần nào sẽ thể hiện được sự tỉ mỉ, cẩn thận của ứng viên trong công việc.

Đơn xin việc trực tuyến: Ứng viên có thể gửi đơn xin việc online cho nhà tuyển dụng thông qua email. Có rất nhiều mẫu đơn xin việc có sẵn trên website việc làm, bạn chỉ cần chỉnh sửa thông tin sao cho phù hợp rồi gửi cho nhà tuyển dụng.

Đơn xin việc đánh máy: Ứng viên sử dụng các phần mềm có sẵn trên máy tính như Word, Excel,.. để tự tạo đơn xin việc theo ý muốn của mình, sau đó có thể gửi đơn xin việc qua email đến nhà tuyển dụng.

4. Mẫu đơn xin việc

” Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Ban Giám đốc công ty [tên công ty]

Đồng kính gửi: Phòng nhân sự Quý công ty

Tôi tên là: ……………………………………………………..

Sinh ngày: …………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………..

Hiện tạm trú tại: ……………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………… Email: ……………………………………………………………….

Sau khi xem thông tin tuyển dụng của quý công ty đăng tải trên website của công ty, tôi được biết Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên cho vị trí Lập trình viên. Nhận thấy đây là công việc phù hợp với trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm tôi đã đúc kết và tích lũy trong quá trình học tập và làm việc từ trước đến nay, tôi viết đơn này để ứng tuyển cho vị trí Lập trình viên đó.

Tôi tốt nghiệp Cử nhân Chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc ở vị trí Lập trình viên tại Công ty [tên công ty cũ] Với 2 năm làm việc, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm như:

– Tham gia phát triển trang web, mobile theo từng dự án của công ty

– Từng làm việc với hệ thống quản lý mã nguồn…

– Sử dụng tốt hệ quản trị cơ sở dữ liệu…

– Có hiểu biết sâu về XHTML, XML, Javascript.

– Tích cực, chủ động tham gia training, học hỏi các kiến thức mới để áp dụng vào các dự án.

– Phát triển các tính năng mới cho sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Tôi cũng hiểu rằng vị trí này đòi hỏi ứng viên có trình độ tiếng Anh tốt, khả năng chịu áp lực công việc cao cũng như làm việc nhóm tốt.

Với những kinh nghiệm, kỹ năng và tính cách trên, tôi tự tin rằng bản thân mình có thể đảm nhận tốt vị trí Lập trình viên tại Quý công ty. Tôi hy vọng có thể tham gia một buổi phỏng vấn để tôi trình bày rõ hơn khả năng của mình.

Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ ứng tuyển, xin vui lòng liên lạc số điện thoại:…

Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

Hà Nội, ngày…. tháng….. năm…..

Người làm đơn”

5. Đơn xin việc có cần công chứng không?

Có thể nói, đơn xin việc không nhất thiết phải được công chứng, tùy theo yêu cầu của từng ngành nghề mà yêu cầu đối với hồ sơ xin việc cũng khác nhau.

Với những đơn xin việc viết tay và hồ sơ xin việc được gửi trực tiếp đến nhà tuyển dụng thì đơn xin việc cần được công chứng. Khi đi công chứng đơn xin việc, bạn có thể mang theo sơ yếu lý lịch, chứng minh thư nhân dân photo, giấy khai sinh,…để công chứng cùng một lượt sẽ tiết kiệm được thời gian.

Khi đi công chứng đơn xin việc, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ như bản gốc chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, các loại bằng cấp khác,…Bạn có thể về địa phương nơi cư trú để công chứng hoặc cũng có thể đến các phòng công chứng gần nhất tại nơi sinh sống.

Bộ Hồ Sơ Xin Việc Chuẩn Cần Có Những Giấy Tờ Gì?

Tuy rằng hiện nay nhiều công ty cho phép người lao động nộp hồ sơ online, nhưng khi bạn được mời tới phỏng vấn trực tiếp thì vẫn cần phải mang theo hồ sơ giấy. Do vậy việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ là điều vô cùng cần thiết, nó giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực và sự chuẩn bị của bạn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ gồm những, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường non nớt kinh nghiệm.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ để bạn tiết kiệm thời gian, công sức, không phải lúng túng hay chạy đi chạy lại nhiều lần.

Trước hết, một mẫu hồ sơ xin việc chuẩn sẽ cần được đựng trong một túi bìa to thường được bán ở ngoài thị trường với giá dao động từ 5.000 – 10.000 tùy loại.

Trong túi hồ sơ này, sẽ cần những bộ hồ sơ quan trọng sau:

1. Đơn xin việc

Với đơn xin việc bạn có thể viết tay hoặc có thể tham khảo những bản chuẩn trên Internet để sử dụng. Lưu ý, những mẫu đơn xin việc này nên có phần dán ảnh để thể hiện sự tôn trọng với lá đơn này.

2. CV xin việc

Nếu bạn đã vượt qua tất cả các vòng tuyển dụng và được nhận vào làm thì bộ hồ sơ của bạn không cần có CV nữa, lúc này bộ hồ sơ sẽ có tác dụng để công ty lưu thông tin của người lao động. Còn nếu bạn đang nộp hồ sơ ứng tuyển thì không thể nào thiếu CV được. Đây là thứ vô cùng quan trọng, bởi nó cho nhà tuyển dụng biết những thông tin cơ bản về bạn như tên tuổi, quê quán, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc… Bởi phần tóm tắt quá trình làm việc trong Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương thường rất sơ sài, nên bạn cần thêm CV để thuyết phục nhà tuyển dụng cho bạn đi tiếp vào vòng trong.

Nhưng mẫu CV này bạn có thể tham khảo trên mạng, bởi nó gần như tương đồng nhau cho tất cả ngành nghề. Còn nếu bạn muốn thể hiện sự sáng tạo và năng lực của bạn trước các nhà tuyển dụng, thì nên tự mình viết CV theo cách riêng của mình. CV xin việc đóng vai trò là công cụ quảng cáo cho bản thân người lao động.

3. Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch thường là bản có sẵn trong hồ sơ, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin, dán ảnh và đem đi công chứng và đóng dấu xác nhận của địa phương là được.

4. Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có đủ sức khỏe để có thể làm việc, công tác tại đơn vị, công ty. Mẫu giấy khám sức khỏe trước là khổ A3 có thể gập đôi, nhưng nay mẫu giấy khám sức khỏe cũng có bản theo khổ A4 có dán ảnh 3×4. Để có được giấy xác nhận này, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám toàn thân và xin xác nhận. Giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

5. Bằng cấp, chứng chỉ nếu có

Với những bẳng cấp, chứng chỉ bản có sẵn như bằng đại học, cao đẳng, chứng chỉ tiếng anh… Thì có thể photo công chứng đúng bản gốc. Trong trường hợp bạn mới ra trường, đang chờ cấp bằng thì có thể nộp bảng điểm hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời photo công chứng cũng được.

6. Bản Photo Chứng Minh Thư

Bạn cần photo chứng minh thư, sau đó đem công chứng để nộp kèm với hồ sơ. Lưu ý chứng minh thư của bạn cần phải còn hạn, mọi thông tin rõ ràng để dễ dàng được công chứng.

7. Ảnh 3×4 Hoặc 4×6 (Tùy nơi xin việc yêu cầu)

Tùy theo công ty yêu cầu, bạn sẽ cần nộp 2-4 ảnh 3×4 hoặc 4×6 cho nhà tuyển dụng để lưu lại hồ sơ trong công ty.

Tổng kết lại một bộ hồ sơ xin việc sẽ cần những thứ như sau:

Đơn xin việc

CV xin việc

Sơ yếu lý lịch tự thuật

Chứng minh thư nhân dân, bản sao hộ khẩu photo công chứng

Bằng cấp, chứng chỉ

Giấy khám sức khỏe (hiệu lực 6 tháng)

Ảnh 3×4

Trong nhiều bộ CV, thiếu sót lớn nhất của các ứng viên là không có ảnh chân dung. Do đó, thao tác chèn ảnh vào CV xin việc gần như là một bước bất dịch không thể thiếu khi tạo một bản CV, để chèn ảnh vào cv xin việc, người dùng thường thực hiện trên văn bản Word.

Một số lưu ý khác

Nên chuẩn bị 3 – 4 hồ sơ gốc.

Nên chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ photo (Từ 6 – 10 bộ) để chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp (bị mất hoặc công ty nơi tuyển dụng không trả lại).

Nên đi công chứng tất cả giấy tờ càng sớm càng tốt để đảm bảo tính xác thực và kịp thời của hồ sơ xin việc, tránh bạn bị các đối thủ khác nhanh chân hơn.

Trước khi nộp hồ sơ, hãy nhớ photocopy một số nội dung như CV hoặc đơn xin việc để chuẩn bị trước buổi phỏng vấn.

Nộp hoặc gửi hồ sơ sớm, đúng địa chỉ và nên theo dõi sát sao mọi thông báo tuyển dụng của công ty xin vào làm.

Để tạo ấn tượng cho CV xin việc đến nhà tuyển dụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

Tuyệt đối không để sót lỗi chính tả. Đây là lỗi cấm kỵ đối với bất kỳ ai có suy nghĩ đi xin việc.

Không chọn quá nhiều font chữ, cỡ chữ khác nhau gây sự phân tâm.

Câu văn cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và truyển tải được nhu cầu muốn làm việc và cống hiến năng lực cho công ty.

Đơn xin việc Viết tay là chuẩn nhất, bởi một lá đơn xin việc viết tay sẽ gây ấn tượng hơn một lá đơn xin việc đánh máy.

Đơn Xin Nghỉ Việc Tiếng Nhật Chuẩn Cần Những Gì?

Đơn xin nghỉ việc được gọi là 退職願 (taishoku-negai), 退職届 (taishoku-todoke), hay 辞表 (jihyou). Về hình thức, 3 lá thư này có đôi chút khác biệt.

退職願 Taishoku-negai

Đơn xin nghỉ việc tiếng Nhật 退職願 (taishoku-negai)

Taishoku-negai 退職願 (mong muốn nghỉ việc) là một loại đơn mà bạn sẽ viết khi bạn có mong muốn nghỉ việc. Nội dung của đơn sẽ là “Tôi có ý định chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày… tháng…”. Bạn hoàn toàn có thể truyền đạt bằng miệng và không nhất thiết phải nộp đơn. Tuy nhiên, nếu bạn nộp đơn rõ ràng, điều đó sẽ chứng tỏ ý chỉ nghỉ việc của bạn và công ty sẽ cân nhắc về nguyện vọng chấm dứt hợp đồng với bạn.

退職届 Taishoku-todoke

Đơn xin nghỉ việc tiếng Nhật 退職届 (taishoku-todoke)

Sau khi quyết định nghỉ việc đã được phê chuẩn, người ta sẽ báo cáo cho người phải nghỉ việc bằng Taishoku-todoke 退職届. Đây là loại đơn được công ty thông qua và thông báo đến người nhận được quyết định thôi việc. Tuy rằng việc truyền đạt bằng lời nói là hoàn toàn hợp pháp, để tránh một số hiểu lầm không đáng có, người ta luôn gửi đơn Taishoku-todoke.

Đơn xin nghỉ việc tiếng Nhật 辞表 (jihyou)

Một khi người quản lý cấp cao hoặc một nhân viên công vụ muốn thôi việc, họ sẽ nộp đơn nghỉ việc Jihyou 辞表.

Quy tắc viết đơn xin nghỉ việc tiếng Nhật

Giấy: Khổ B5 hoặc A4. Nếu là đơn viết tay, bạn bắt buộc phải sử dụng giấy trắng để tăng phần lịch sự.

Phong thư: Sử dụng phong thư trắng trơn, không có bất cứ khung viền nào của bưu điện. Tùy theo kích cỡ của giấy viết mà chọn phong thư có độ lớn phù hợp.

Bút: Sử dụng bút màu đen (dạng nước hoặc dạng dầu đều được).

Phong cách viết: theo chiều dọc.

Cách viết đơn xin nghỉ việc tiếng Nhật 2021

Viết đơn xin nghỉ việc tiếng Nhật

Tiêu đề: Ở hàng ngoài cùng bên phải, hãy viết “退職願 (Taishoku-negai)” hoặc “退職届 (Taishoku-todoke)”.

Mở đoạn: Ở dòng dưới cùng của văn bản chính, mở đoạn bằng “私儀 (Watakushigi)” hoặc “私事 (Watakushigoto)” với ý nghĩa “Tôi…” theo cách trang trọng nhất.

Lý do nghỉ việc: Bạn có thể viết “Vì lý do cá nhân (Isshin-jou no tsugou 一身上の都合)”. Trong trường hợp đó là lý do đến từ công ty, hãy viết “Cắt giảm nhân sự (Bumon-shukushou no tame 部門縮小のため” hoặc “Thể theo nguyện vọng từ mọi người (Taishoku-kanshou ni tomonai 退職勧奨に伴い)”.

Ngày nghỉ việc: Ở Taishoku-negai “退職願, hãy viết ngày tháng năm mà bạn muốn nghỉ việc. Ở Taishoku-todoke 退職届, viết ngày tháng năm mà bạn đã thỏa thuận với cấp trên. Bạn có thể viết năm theo lịch Dương hoặc theo Niên hiệu của Nhật đều được. Tuy nhiên, nếu công ty có quy định cụ thể về điều này, hãy nhất nhất tuân theo.

Kết đoạn: Nếu là Taishoku-negai 退職願, hãy viết “Tôi muốn nghỉ việc (Taishoku itashitaku ~ onegai moushiagemasu 退職いたしたく〜お願い申し上げます”. Nếu là Taishoku-todoke 退職届, hãy viết “Tôi sẽ nghỉ việc (Taishoku itashimasu 退職いたします).

Ngày tháng năm: Viết ngày tháng năm mà bạn sẽ nộp đơn nghỉ.

Tên và bộ phận: Hãy viết hơi chếch xuống dưới văn bản chính. Viết đầy đủ họ tên và bộ phận hiện công tác. Sau khi viết xong tên, đóng dấu.

Người nhận: Hãy điền đầy đủ họ tên và chức vụ của người có chức vụ cao nhất phụ trách bạn ở phần chếch về bên trên so với tên của mình. Hãy sử dụng “sama 様” hoặc “dono 殿” để xưng hô.

đơn xin nghỉ việc tiếng nhật

thôi việc nói bằng tiếng nhật 2021

tự ý nghỉ việc tiếng nhật là gì

chúng tôi Báo Nhật Bản tiếng Việt cho người Việt

Tin tức nước Nhật online: Nhật Bản lớn thứ 2 tại Nhật BẢn cập nhật thông tin kinh tế, chính trị xã hội, du lịch, văn hóa Nhật Bản

Đơn Xin Việc Có Cần Công Chứng Không? Và Công Chứng Ở Đâu

Đơn xin việc là một loại giấy tờ đi cùng với hồ sơ xin việc của hầu hết các ứng viên. Đơn xin việc hiện nay được sử dụng phổ biến hai loại là viết tay và đánh máy. Thường thì đơn xin việc viết tay sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.

Đơn xin việc là gì?

Trong đơn xin việc sẽ trình bày những nguyện vọng mà ứng viên mong muốn có được khi ứng tuyển vào công ty. Sau khi ứng viên đã trình bày được nguyện vọng của mình thì ứng viên cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mình để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.

Đơn xin việc là một giấy tờ không có quy định pháp luật, nó mang thiên hướng là văn bản thiên về cá nhân hơn, người viết được thể hiện tính cách, ngôn từ của mình vào đơn xin việc. Tuy nhiên nó cũng phải đảm bảo đưa được những thông tin cần thiết, trình bày gọn gàng sạch sẽ. Nhưng có rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường, những người ít kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin việc thì gặp rất nhiều vấn đề về công chứng. Vậy đơn xin việc có cần công chứng không? Hãy cùng tham khảo nội dung sau.

Xem thêm: “TINH GIẢM BIÊN CHẾ LÀ GÌ ?” ĐÂU LÀ CÂU TRẢ LỜI THỎA ĐÁNH NHẤT?

2. Đơn xin việc có cần công chứng không?

Như những phân tích ở trên chúng ta đã hiểu được đơn xin việc là gì? Và quan trọng hơn là đơn xin việc là loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Nó giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Vậy khi chuẩn bị hồ sơ xin việc bạn cần phải công chứng bộ hồ sơ xin việc đó. Vậy đơn xin việc có cần công chứng không?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu những loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc cần công chứng nha.

Đơn xin việc có cần công chứng không?

Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc để biết giấy tờ nào cần công chứng và giấy tờ nào không cần công chứng nhé.

Trước khi đi xin việc ở bất kỳ một vị trí nào đó từ nhân viên bán hàng đến trưởng phòng marketing bạn đều phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ với những loại giấy tờ sau đây.

Đầu tiên là sơ yếu lý lịch: Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng tạp hóa với giá từ 10.000 – 15.000 đồng/ bộ. Bạn mua về và điền đầy đủ những thông tin cần thiết vào trong đó là được. Tuy nhiên khi viết sơ yếu lý lịch bạn cần viết cẩn thận vì giấy tờ này không nên gạch, xóa. Sau khi dán xong thì bạn cần phải dán một ảnh 4×6 vào hồ sơ.

CV xin việc là một giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin việc, nó giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng để đánh bại những đối thủ khác. Qua CV xin việc nhà tuyển dụng biết được những điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng bạn có… rất nhiều những thông tin mà nhà tuyển dụng biết được qua giấy tờ này.

Đơn xin việc: bạn có thể chuẩn bị đơn xin việc viết tay hoặc đơn xin việc đánh máy. Nhưng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn nên sử dụng những mẫu đơn viết tay để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Giấy khám sức khỏe: Với loại giấy tờ này bạn có thể đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để xin giấy khám sức khỏe.

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bằng cấp mà mình có để đi công chứng.

Trên đây là những thông tin về giấy tờ bộ hồ sơ xin việc bạn cần có. Để hồ sơ xin việc của bạn đạt chuẩn thi nhiều công ty, doanh nghiệp yêu cầu ứng viên của mình cần phải nộp hồ sơ công chứng. Vậy trọng những loại giấy tờ trên thì giấy tờ nào cần công chứng, giấy tờ nào không cần công chứng. Hãy cùng tham khảo nội dung sau đây nhà.

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn cần phải công chứng hồ sơ thì bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây photo bản sao để đi công chứng gồm: sơ yếu lý lịch, các loại bằng cấp, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, bản khai sinh bản sao…. Những loại giấy tờ này bạn cần phải công chứng.

Còn đối với đơn xin việc gồm có đơn xin việc viết tay và đơn xin việc đánh máy cả hai loại này thì không cần phải công chứng. Vậy chúng ta có thể trả lời được rang đơn xin việc không cần công chứng.

Bạn có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng của mình để viết một mẫu đơn xin việc viết tay thật sự ấn tượng thể hiện được tâm tư nguyện vọng của bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Để tạo cho nhà tuyển dụng ấn tượng tốt về bạn. Dưới đây là những thông tin về nơi công chứng và một số giấy tờ cần chuẩn bị để đi công chứng. Bạn có thể tham khảo.

Xem thêm: “Nhân viên” tiếng Anh là gì? Phân biệt ngay nhân viên trong tiếng anh

3. Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?

Như những thông tin đã đưa ở trên bạn đã biết được những loại giấy tờ nào cần công chứng và giấy tờ nào không cần công chứng. vậy bạn cần mang giấy tờ cần công chứng đến đâu để công chứng là là một câu hỏi được nhiều người đặt ra. Nếu bạn đang cần công chứng giấy tờ hồ sơ có thể tham mang đến những địa điểm sau đây.

Nếu bạn ở địa phương có thể mang các giấy tờ cần công chứng ra ủy ban nhân dân xã, phường nơi bạn cư trú để công chứng.

Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?

Còn đối với những bạn đi làm xa nhà muốn công chứng thì bạn không nhất thiết phải về địa phương nơi bạn cư trú để công chứng mà bạn có thể chuẩn bị những giấy tờ mang đến phòng công chứng gần nhất để công chứng nhé. Vây khi đi công chứng bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn trả lời.

Xem thêm: “Lý do nghỉ việc trong CV” – cách ghi hoàn hảo nhất cho bạn

4. Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đi công chứng

Khi đi công chứng hồ sơ xin việc thì đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị các hồ sơ cần công chứng, số lượng hồ sơ cần công chứng, photo chuẩn bị trước để mang đến địa điểm công chứng. Để công chứng được những giấy tờ đó bạn cần phải chuẩn bị thêm những giấy tờ bản gốc như CMND, sổ hộ khẩu, bằng cấp cần công chứng…

Và một vài giấy tờ bản gốc khác, bạn cần chuẩn bị kỹ để quá trình công chứng được diễn ra nhanh gọn.

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đi công chứng

Xem thêm: “Kỹ thuật viên” tiếng anh là gì? Technicians và Engineers?

5. Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc

Để có được những công việc với mức lương hấp dẫn thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình những hồ sơ xin việc thật chuyên nghiệp, để gửi đến nhà tuyển dụng. Để chuẩn bị tốt hồ sơ xin việc bạn nên tìm hiểu kỹ những yêu cầu của nhà tuyển dụng về hồ sơ xin việc.

Xem nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cần phải chuẩn bị những gì, giấy tờ hồ sơ xin việc có cần công chứng hay không. Khi đã tìm hiểu kỹ yêu cầu hồ sơ của nhà tuyển dụng bạn cần chuẩn bị đầy đủ để gửi đến nhà tuyển dụng. Một số lưu ý để hồ sơ xin việc của bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó là:

Chuẩn bị một lá đơn xin việc thật ấn tượng, là đơn này bạn không cần phải công chứng nhé. Trong nội dung là đơn bạn cần phải thể hiện được tâm tư nguyện vọng của mình và mong muốn được đến buổi phỏng vấn.

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc

Tiêp theo là một CV xin việc thất chuyên nghiệp, đúng vị trí bạn ứng tuyển. Nên chọn những mẫu CV xin việc đúng vị trí bạn ứng tuyển. Bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn tải những mẫu CV xin việc của vị trí bạn đang ứng tuyển trên trang timviec365.com. Trên đây các mẫu CV xin việc đều được các chuyên gia thiết kế và đăng tải trên trang nên khi bạn sử dụng những mẫu CV xin việc trên trang chắc chắn sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ngoài ra bạn cần phải chuẩn bị thêm sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, bản sao giấy khai sinh và các bằng cấp liên quan khác. Tùy theo yêu cầu của công ty bạn đang ứng tuyển và chuẩn bị cho đầy đủ.

Một lưu ý dành cho bạn là nên gửi hồ sơ đúng theo quy định, đúng thời gian và đúng theo yêu cầu.

Hy vọng rằng với những nội dung chia sẻ ở trên bạn đã trả lời được câu hỏi đơn xin việc có cần công chứng không? Biết thêm được những hồ sơ giấy tờ cần khi gửi hồ sơ phỏng vấn và đặc biệt là biết được giấy tờ nào cần phải công chứng, giấy tờ nào không cần phải công chứng. Chúc các bạn sớm tìm được những công việc phù hợp cho bạn thân.

Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng