Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Thực Tập / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn Cho Sinh Viên

Đơn xin thực tập là thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin thực tập mà sinh viên năm cuối nào cũng phải chuẩn bị để được vào thực tập tại một doanh nghiệp. Nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết một mẫu đơn xin thực tập chuẩn và hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. Mẫu đơn xin thực tập thứ nhất

Mẫu đơn xin thực tập gửi cho Nhà trường

Hướng dẫn viết

– Kính gửi: điền tên đơn vị bạn thực tập hoặc một phòng ban của trường. – Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân sau: Họ tên, Sinh viên trường, Khoa, Chuyên ngành, Hệ đào tạo, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại liên lạc. – Mục Đề tài thực tập, ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập.Lưu ý: Bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ các công việc có liên quan đến chuyên ngành học từ trước. Có thể tham gia các hội chợ thực tập, các diễn đàn của ngành, cổng thông tin nghề nghiệp giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp… Từ đó có thể chọn đề tài phù hợp và có liên quan mật thiết tới doanh nghiệp cũng như ngành học. – Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập. Ví dụ: Thời gian thực tập trong 12 tuần, từ 01/07/2023 đến 30/09/2023. – Đơn vị xin thực tập: Điền tên cơ quan bạn thực tập, ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban.Ví dụ:Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội, phòng Marketing. – Phần lời cam kết, ở trong mẫu đơn chỉ là những lời gợi ý cơ bản nhất. Bạn hoàn toàn có thể tự viết theo hoàn cảnh của bản thân, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân. – Ký tên: Mặc dù trong đơn không ghi nhưng bạn phải ký và ghi rõ cả họ tên. – Bước cuối, dán ảnh và xin xác nhận của Khoa hoặc phòng quản lý sinh viên.

Tải về mẫu đơn xin thực tập gửi cho nhà trường tham khảo theo link bên dưới: Tải về máy

2. Mẫu đơn xin thực tập thứ hai

Mẫu đơn xin thực tập gửi cho doanh nghiệp đến thực tập

Khác với mẫu thứ nhất gửi cho nhà trường, mẫu đơn xin thực tập thứ hai là để gửi cho bên công ty bạn đến thực tập xác nhận. Tuy nhiên về cơ bản thì các thông tin vẫn tương tự mẫu đơn thứ nhất.

Hướng dẫn viết

– Kính gửi: điền tên cơ quan, đơn vị bạn muốn thực tập.Chú ý: Đừng ghi nhầm tên phòng ban của trường vào chỗ này như mẫu thứ nhất vì đây là đơn gửi đến nơi bạn thực tập. – Các mục thông tin cá nhân sau vẫn cần ghi đầy đủ và chính xác: Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Số CMND, Địa chỉ, Điện thoại, Sinh viên trường, Khoa, Lớp, Hệ đào tạo. – Sau câu Nay tôi làm đơn này với mong muốn được Công ty điền tên đầy đủ của công ty nơi bạn thực tập. Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). – Phần lời cam kết, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho phù hợp với điều kiện và quy định cụ thể bên phía công ty. – Sau lời cam kết là một đoạn thông tin bổ sung về công ty bao gồm:  + Tên cơ quan: điền tên đầy đủ công ty và chi nhánh (nếu có).Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.  + Địa chỉ: ghi rõ địa chỉ cụ thể của công ty (số nhà, đường, quận…)  + Điện thoại liên lạc: điền số điện thoại của công ty hoặc phòng ban cụ thể mà bạn thực tập  + Họ tên: ghi họ tên đầy đủ giám đốc bộ phận hoặc người quản lý trực tiếp của bạn. – Bước cuối, ký tên (và ghi rõ họ tên), dán ảnh và chờ ý kiến tiếp nhận từ bên công ty.

Tải về mẫu đơn xin thực tập gửi cho doanh nghiệp tham khảo theo link bên dưới: Tải về máy

Hai mẫu đơn đưa ra ở trên là các mẫu đơn xin thực tập chuẩn dành cho sinh viên sắp ra trường đúng hạn. Còn trong trường hợp bạn muốn xin thực tập sớm, hoặc xin thực tập cùng đợt với khóa sau thì lại có các mẫu đơn khác theo yêu cầu của mỗi trường. Bạn có thể thay đổi một số mục của đơn, nhưng vẫn phải đảm bảo các nội dung cơ bản.

Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm công ty thực tập, đừng chần chừ kết nối với TopCV để được hỗ trợ nhé: https://www.topcv.vn/viec-lam

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA. Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Đơn Xin Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn Nhất Dành Cho Sinh Viên

1. Bố cục của đơn xin thực tập ngân hàng

Đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu về bố cục của đơn xin thực tập ngân hàng đã. Bởi sinh viên chuẩn bị ra trường đang học năm 3 – 4 thì ít khi tiếp xúc với đơn xin thực tập. Nếu như tiếp cận luôn thì sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình viết. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về đơn xin thực tập ngân hàng, phần nào bạn cũng định hướng được những phần mình cần phải chuẩn bị. Bố cục đơn xin thực tập tại ngân hàng bao gồm những phần sau:

– Phần mở đầu: Bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề đơn, ngày tháng, kính gửi ngân hàng nào? Và thông tin cá nhân của người viết.

– Phần thân của đơn (phần nội dung chính của đơn): Bày tỏ mong muốn, lý do muốn làm việc, thực tập tại ngân hàng đó như thế nào? Phần nội dung này rất quan trọng, bạn cần phải làm sao để thuyết phục bạn trở thành thực tập sinh của ngân hàng. Nếu như trong CV xin việc hay CV thực tập, bạn làm nổi bật khả năng bằng kinh nghiệm và kỹ năng thì đối với đơn xin thực tập lại phải đưa ra được những lý do chính đáng, chuyên nghiệp và phù hợp với hoàn cảnh.

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin thực tập ngân hàng chuẩn cho sinh viên 2.1. Hướng dẫn viết phần mở đầu của đơn xin thực tập ngân hàng

– Đầu tiên chính là quốc hiệu và tiêu ngữ, đây là phần nội dung trong mở đầu không thể nào thiếu được của bất kỳ một đơn, thư nào. Bạn cần phải đảm bảo mình đã viết quốc hiệu và tiêu ngữ đúng theo quy định.

Ví dụ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Phần kính gửi: Chỉ cần ghi tên của ngân hàng mà bạn đang dự định thực tập tại đó là được. Nếu như có biết hoặc tìm hiểu thêm được các thông tin như tên của giám đốc ngân hàng thì có thể ghi kèm. (Ví dụ như: Kính gửi: NGÂN HÀNG BDV hoặc Kính gửi: GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG BIDV).

– Tiếp đó chính là phần thông tin cá nhân của thực tập sinh: Đương nhiên đây sẽ là một trong những nội dung không thể nào thiếu được. Thông qua thông tin cá nhân này thì ngân hàng mới biết bạn là ai và làm cách nào có thể liên lạc được với bạn. Thông tin này cũng là khẳng định phần nào sơ yếu lý lịch của bản thân bạn trong sạch. Trong phần này các thông tin cần phải trình bày bao gồm:

+ Họ và tên thực tập sinh/ngày sinh/giới tính

+ Nơi sinh (địa chỉ trên chứng minh nhân dân)/số chứng minh nhân dân/ngày cấp

+ Địa chỉ thường trú của bạn: Nơi mà bạn đang ở hiện nay (cần phải ghi rõ ràng, cụ thể địa chỉ từ số nhà, ngách, đường, phường, quận huyện cho nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi hoặc gửi thư).

+ Địa chỉ liên lạc cho bạn trong những trường hợp khẩn cấp (nếu không có bạn có thể bỏ qua phần này).

+ Số điện thoại/địa chỉ email/số điện thoại khác

+ Là sinh viên trường nào/khoa nào

+ Đề tài thực tập của bạn là về cái gì?

+ Nơi xin thực tập tại ngân hàng ở (quận/huyện)

Các thông tin trong phần thông tin cá nhân này cần phải đảm bảo được độ chính xác cao. Không sai sót bất kỳ thông tin nào đặc biệt là phần tên ngân hàng, số điện thoại và địa chỉ email. Những thông tin này sẽ giúp cho bạn lấy được cơ hội thực tập nếu như nhà tuyển dụng đó chú ý đến bạn đó.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình từ việc các thông tin cá nhân trong phần này.

Việc làm ngân hàng

2.2. Hướng dẫn viết nội dung chính của đơn xin thực tập ngân hàng

Tiếp theo là nội dung chính của đơn xin thực tập tại ngân hàng cũng là thông tin chính và khó nhất đối với nhiều bạn sinh viên. Trong nội dung phần này, nếu như đối với những đơn xin việc thông thường, mong muốn và mục đích chính của họ là được làm việc tại ngân hàng đó. Bằng chính khả năng của mình sẽ hoàn thành các chỉ tiêu mà ngân hàng đưa ra. Thế nhưng đối với đơn xin thực tập thì lại có phần khác. Mục đích chính của bạn chính là hoàn thành xong đợt thực tập, nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng mà bạn có thể hoàn thành xong khóa học tại trường. Tuy nhiên cũng có một số bạn sau khi thực tập xong thì ngân hàng sẽ giữ bạn lại để tiếp tục làm việc với vai trò mới là nhân viên chính thức. Vậy những nội dung mà bạn cần phải viết trong phần này ra sao?

+ Đầu tiên thể hiện mong muốn được thực tập tại ngân hàng đó

+ Tiếp theo là sẽ cam đoan hoàn thành và thực hiện tốt những quy định của ngân hàng đã đề ra cho thực tập sinh.

+ Cuối cùng chính là chịu trách nhiệm với những tổn thất nếu như mình đã gây ra cho ngân hàng (nếu có). Trường hợp này ít sảy ra, thế nhưng bạn cũng phải thể hiện mình là một người có trách nhiệm trong công việc. Luôn sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm chứ không trốn tránh. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng ấn tượng và thuyết phục hơn đó.

Bạn có thể trình bày như sau:

Khi đưa ra những tiêu chí, những cam đoan thực hiện tại ngân hàng cần phải thật ngắn gọn và súc tích. Bạn không nên thể hiện một cách dài dòng, kể lể khiến cho người đọc cảm giác khó chịu và không nắm bắt được nội dung chính bạn đang viết là gì? Đó dường như cũng là một khó khăn đối với các bạn sinh viên, khi phải học cách trình bày đơn giản, dễ hiểu trong đơn xin thực tập tại ngân hàng.

Ngoài những nội dung trên thì các bạn sinh viên còn phải thuyết phục nhà tuyển dụng nhiều hơn với các kỹ năng, trình độ chuyên ngành của bản thân. Có thể khẳng định rằng bằng chính kỹ năng, trình độ chuyên môn ở trên trường mà bạn sẽ hoàn thành tốt các công việc mà ngân hàng giao cho.

2.3. Hướng dẫn viết phần kết thúc đơn xin thực tập ngân hàng

– Cuối cùng là phần kết luận của đơn xin thực tập tại ngân hàng. Trong phần này bạn cần phải khẳng định lại một lần nữa mong muốn và thực sự nghiêm túc khi thực tập tại ngân hàng đó, sau đó mới ký và ghi rõ họ tên.

– Sau đó bạn có thể ký và ghi rõ họ tên của mình rồi đó.

3. Một vài lưu ý nhỏ cho sinh viên khi viết đơn xin thực tập ngân hàng 3.1. Hình thức của đơn xin thực tập ngân hàng

Có hai hình thức của đơn xin thực tập ngân hàng mà bạn có thể gửi đến nhà tuyển dụng là đơn viết tay hoặc đơn đánh máy. Đối với từng loại nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng theo từng kiểu khác nhau.

– Đối với đơn xin thực tập ngân hàng viết tay, chứng tỏ về khả năng viết và trình bày thông tin của bạn. Bên cạnh đó còn có thể tạo ấn tượng với sự tỉ mỉ và nét chữ đẹp, đều nhau. Tuy nhiên nếu như viết theo hình thức viết tay này thì bạn cần phải thật sự kiên nhẫn vì nó mất nhiều thời gian. Đặc biệt nếu như sai một số thông tin nhỏ sẽ phải bắt đầu lại từ đầu chứ không được gạch xóa.

– Đối với đơn xin thực tập tại ngân hàng đánh máy cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp mà còn giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian từ khâu viết cho đến chỉnh sửa thông tin nếu như sai sót.

3.2. Không được phép sai chính tả

Chú ý tiếp theo chính là không được phép sai chính tả. Trong đơn xin thực tập ngân hàng không những thể hiện mong muốn được làm việc mà phần nào còn thể hiện sự chuyên nghiệp. Chính vì thế mà bạn không được phép sai chính tả trong nội dung trình bày. Như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và ấn tượng xấu đó.

3.3. Không dài dòng, lan man

Bạn có thể tham khảo đơn xin thực tập ngân hàng tại file tài liệu sau:

mau-don-xin-thuc-tap-tai-ngan-hang.doc

mau-don-xin-thuc-tap-tai-ngan-hang2.docx

mau-don-xin-thuc-tap-tai-ngan-hang.doc

Như vậy với toàn bộ những thông tin trong bài viết này, bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về cách viết, cách trình bày đơn xin thực tập ngân hàng. Rất mong với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên.

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Hay Nhất Cho Mọi Sinh Viên

Yêu cầu sinh viên đi thực tập là điều kiện cơ bản để tốt nghiệp của không ít trường đại học, cao đẳng hiện nay.

Thực tập là quá trình làm việc tại các doanh nghiệp với tính chất học hỏi, áp dụng những lý thuyết từ trường học vào thực tế để xử lý các công việc, qua đó giúp sinh viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc sau khi ra trường.

Đây là khoảng thời gian để sinh viên hình dung về môi trường làm việc và khả năng làm việc của bản thân, bằng cách quan sát, học hỏi cách xử lý công việc, cách làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo và thực hiện công việc theo kế hoạch; chủ động ghi chép các thông tin mới, hữu ích,…

Đồng thời, trong thời gian này, sinh viên cũng có thể xây dựng các mối quan hệ công sở, biết cách đối nhân xử thế trong môi trường công việc như biết cách nhờ giúp đỡ, biết cách cảm ơn và xin lỗi,…

Đối với những trường bắt buộc phải thực tập, thời gian thực tập thường kéo dài từ 01 – 02 tháng. Sau khi thực tập, sinh viên phải làm báo cáo và có nhận xét của doanh nghiệp để hoàn tất khóa luận tốt nghiệp.

Đối với những trường không bắt buộc thực tập, sinh viên có thể thực tập tại các doanh nghiệp với thời gian không hạn chế, chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý của đơn vị. Và đương nhiên, sinh viên không phải làm báo cáo cho quá trình này.

Dù bắt buộc hay tự nguyện thì thời gian thực tập cũng khá hữu ích với mỗi người sinh viên khi có được kinh nghiệm làm việc thực tế. Nếu yêu thích môi trường này và cảm thấy phù hợp với một trí mà bản thân yêu thích thì sinh viên có thể dễ dàng chuẩn bị đơn ứng tuyển vào đây.

Ý nghĩa của đơn xin thực tập

Muốn được thực tập tại một doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nào đó thì đơn xin thực tập chính là chìa khóa mở cánh cửa này, để doanh nghiệp biết được mình là ai và có nhu cầu gì khi thực tập tại đây.

Khi nhà trường không sắp xếp đơn vị thực tập mà sinh viên phải tự tìm kiếm, với số lượng lớn sinh viên đào tạo cùng chuyên ngành, có cùng nhu cầu vào một đơn vị thực tập thì việc lựa chọn, sàng lọc các ứng viên là điều tất yếu.

Do vậy, đơn xin thực tập phải hay, phải ấn tượng mới có khả năng gây được sự chú ý của đơn vị và qua đó, đơn vị có thể đánh giá một cách cơ bản nhất về sinh viên để có sự lựa chọn chính xác.

Mẫu Đơn xin thực tập hay nhất

Sinh viên trường:…………………………………………Khoa:…………………………

Chuyên ngành:………………………………….. Hệ đào tạo:………………………….

Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc:………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này để xin thực tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp tại đơn vị.

Nội dung xin thực tập (3):……………………………………………………….

Thời gian thực tập (5): ………………………………………………………….

(từ ngày…../……/……. đến ngày ……/……/……)

Đơn vị (chi nhánh/phòng nghiệp vụ) xin thực tập (6):…………………………….

Nếu được đơn vị tiếp nhận bố trí thực tập, tôi xin cam kết thực hiện các nội dung sau (7):

– Chấp hành và thực hiện nghiêm chương trình đào tạo, chủ trương thực tập do đơn vị quy định;

– Luôn tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động, quy định đối với sinh viên thực tập, bảo mật thông tin, an toàn tài sản của đơn vị;

– Bồi thường các tổn thất, hư hao tài sản do bản thân tự gây ra với đơn vị (nếu có).

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước đơn vị những nội dung đã cam kết.

Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đơn vị.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Hướng dẫn viết đơn xin thực tập

(1) Điền tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xin thực tập.

(2) Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân: họ tên; trường, khoa, chuyên ngành, hệ đào tạo đang theo học; địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc.

(3) Nội dung xin thực tập: Ngành nghề, công việc mong muốn được thực tập.

(4) Đề tài xin thực tập: Ghi đầy đủ, chính xác tên đề tài muốn thực hiện ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực tập. Nên lựa chọn đề tài phù hợp, liên quan đến ngành học và có sự liên kết với đơn vị sắp thực tập.

Với sinh viên tự nguyện đi thực tập thì k cần ghi mục này.

(5) Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần/tháng sẽ thực tập, cụ thể ngày/tháng/năm bắt đầu đến ngày/tháng/năm kết thúc.

Ví dụ: Thực tập 02 tháng, từ ngày 01/5/2023 đến ngày 30/6/2023.

(6) Đơn vị xin thực tập: Ghi rõ tên chi nhánh, phòng/ban.

Ví dụ: Phòng Chăm sóc khách hàng, chính nhánh Hà Nội, Công ty ABC.

(7) Nội dung cam kết: Sinh viên có thể bổ sung các nội dung khác phù hợp với hoàn cảnh và ý định của bản thân.

Trên đây là Mẫu Đơn xin thực tập hay nhất phù hợp với mọi sinh viên cùng các thông tin liên quan.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2023/05/22/Mau-Don-xin-thuc-tap_2205132756.doc

Để tham khảo và sử dụng các biểu mẫu khác của LuatVietnam, độc giả quan tâm có thể truy cập tại đây.

Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Thực Tập

Như vậy, là sinh viên, nếu muốn đi thực tập, muốn được vào thực tập ở nơi mình mong muốn thì phải có hồ sơ, CV cá nhân đầy đủ.

1. Việc trước tiên đó là bạn cần xác định xem ngành mình học là gì, bạn mong muốn khát khao được thực tập ở mảng công việc nào, công việc nào là công việc yêu thích của bạn.

Việc xác định được công việc bạn yêu thích sẽ dễ dàng hơn khi bạn tiến đến lựa chọn nơi thực tập, công ty hay cơ quan bản thân muốn thực tập.

Ngoài ra, đối với mỗi mảng, mỗi công việc khác nhau lại có những cách để tạo dựng bản CV khác nhau, điều này bạn nên chú ý và tham khảo trước nhiều tài liệu, nhiều bản CV để có thêm kinh nghiệm.

Sau khi đã xác định được công việc mình yêu thích cũng như tìm được công ty, cơ quan thực tập lí tưởng thì bước tiếp theo đó là tiến hành lập bản CV cho bản thân.

Không có bản CV nào giống với bản CV nào bởi tính chất công việc cũng như sự sáng tạo cho bản CV của mỗi người.

Tuy nhiên, bất cứ bản CV cho công việc nào cũng có những mẫu chung mà bạn bắt buộc phải có trong CV. Điều này bạn nên tìm hiểu nhiều hơn, xem nhiều các mẫu CV khác nhau trên mạng để lựa chọn mẫu và viết cho mình bản CV hoàn chỉnh nhất.

Thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, SĐT.

Về trình độ học vấn: Cao học, Đại học, chuyên ngành học, năm tốt nghiệp, các khóa học ngắn hạn. Nếu có thành tích nổi bật trong các năm thì bạn cũng nên liệt kê thêm để tạo ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm làm việc của bản thân: Tùy vào lựa chọn của mình bạn có thể liệt kê các kinh nghiệm làm việc theo năm từ xa đến gần hoặc từ công việc ít quan trọng đến công việc quan trọng hơn. Ngoài ra, nếu bạn có những thành quả lớn trong quá trình làm việc thì bạn cũng có thể kể thêm vào .

3. Kiểm tra lại bản CV nhiều lần để không có sai sót

Việc kiểm tra lại bản CV rất quan trọng, bởi nếu không kiểm tra lại CV của bạn có thể bị mắn nhiều lỗi chính tả, câu cú lủng củng, không rõ ràng…

Điều này nếu không được đọc lại và chỉnh sửa thì sẽ rất mất điểm với nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn nên đọc đi đọc lại bản CV nhiều lần để đảm bảo câu cú trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.

Việc bạn sáng tạo một bản CV cho riêng mình nhìn đẹp mắt cũng là một gợi ý dành cho bạn để bạn có bản CV đẹp, sáng rõ, ấn tưởng hơn gửi đến nhà tuyển dụng.

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Cho Sinh Viên Và Người Mới 2023

Đối với các sinh viên năm cuối hệ đại học hay cao đẳng thì việc đi thực tập luôn được nhà trường khuyến khích hay tạo điều kiện, không chỉ giúp các bạn làm quen với môi trường làm việc tại các công ty, mà còn có thêm các kiến thức về chuyên môn, chuyên ngành giúp cho quá trình tìm việc nhanh chóng và thuận lợi hơn!

Mẫu đơn xin thực tập là giấy tờ văn bản cần thiết, không thể thiếu khi bạn đang muốn xin thực tập tại doanh nghiệp, công ty nào đó để chuẩn bị cho đề án nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.

Thực tập tốt nghiệp là gì?

Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp để sinh viên có thể trở nên quen thuộc với nghề nghiệp và tham gia vào quá trình lao động; Áp dụng kiến thức và/hoặc kỹ năng học được trong Trường.

Kinh nghiệm khi thực tập thực sự cần thiết cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc bởi đây chính là giai đoạn mà bạn cần hình dung về môi trường làm việc, khả năng làm việc của bản thân. Đồng thời nếu bạn thực tập tại môi trường tốt và cảm thấy bản thân phù hợp với một trí mà bản thân yêu thích thì cũng hoàn toàn có thể chuẩn bị mẫu hồ sơ xin việc ứng tuyển ngay chính tại công ty/doanh nghiệp sau khi kết thúc kỳ thực tập.

Tập làm quen với tác phong làm việc, các xử lý công việc, làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo và thực hiện công việc theo kế hoạch, chủ động ghi chép lại tất cả các thông tin mới, hữu ích, hỏi những điều còn thắc mắc, điều này không chỉ giúp ghi nhớ nhanh hơn mà những người quản lý và các anh chị đồng nghiệp sẽ yêu mến bạn và hỗ trợ một cách nhiệt tình.

Học cách cảm ơn, đây là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, khi bạn được hỗ trợ một thông tin hay công việc nào đó, hãy đưa ra những lời cảm ơn chân thành, nhưng cũng đúng mức để được yêu quý chứ không phải để bị đánh giá là giả dối, thiếu sự chân thành.

Các thông tin cần thiết trong đơn xin đi thực tập chuẩn

Người quản lý sẽ cần nắm được các thông tin của sinh viên cùng với nguyện vọng về ngành nghề muốn thực tập để sắp xếp công việc và người hỗ trợ phù hợp. Trong đơn xin việc đi thực tập nên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, lịch sự.

Do đó trong đơn xin thực tập sinh viên cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

Kính gửi: Tên đơn vị, công ty, doanh nghiệp mong muốn được thực tập Các thông tin cá nhân sinh viê: Về họ tên, sinh viên của trường nào và ngành học chính là gì, hệ đào tạo, thông tin liên hệ cần có như số điện thoại, email và địa chỉ liên lạc. Nội dung xin thực tập: Ngành nghề mong muốn được thực tập, thời gian thực tập, đơn vị hay phòng ban muốn thực tập. Nội dung cam kết và xác nhận của trường, khoa đang theo học.

Hướng dẫn viết đơn

– Kính gửi: điền tên đơn vị bạn thực tập hoặc một phòng ban của trường. – Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân sau: Họ tên, Sinh viên trường, Khoa, Chuyên ngành, Hệ đào tạo, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại liên lạc. – Mục Đề tài thực tập, ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập. – Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập. Ví dụ: Thời gian thực tập trong 12 tuần, từ 01/07/2023 đến 30/09/2023. – Đơn vị xin thực tập: Điền tên cơ quan bạn thực tập, ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban. Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội, phòng Marketing. – Phần lời cam kết, ở trong mẫu đơn chỉ là những lời gợi ý cơ bản nhất. Bạn hoàn toàn có thể tự viết theo hoàn cảnh của bản thân, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân. – Ký tên: Mặc dù trong đơn không ghi nhưng bạn phải ký và ghi rõ cả họ tên. – Bước cuối, dán ảnh và xin xác nhận của Khoa hoặc phòng quản lý sinh viên.

Một số lưu ý khi bạn viết mẫu đơn xin thực tập tốt nghiệp

Trình bày

Trình bày đơn xin thực tập mẫu thật gọn gàng và sạch sẽ. Tất cả các cơ quan đều đánh giá cao một ứng viên gọn gàng ngay từ giấy tờ. Họ đặc biệt có thiện cảm với những đơn thực tập có sự đầu tư, trình bày rõ ràng. Các lỗi cơ bản và trở nên ngớ ngẩn.bạn không nên mắc phải. Các lỗi như hỏng font hay có màu sắc không thống nhất, không căn lề…

Mục tiêu

Ghi rõ mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong đơn xin thực tập. Nếu như bạn không có kinh nghiệm nhiều thì bạn có thể bù. Bằng cách nào? Bằng cách ghi rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình. Một mẫu đơn xin thực tập chuẩn có ghi mục tiêu sẽ gây ấn tượng mạnh đấy. Mục tiêu này không chỉ thể hiện được mong muốn làm việc, học hỏi và không ngừng cải thiện của ứng viên… Mà nó còn thể hiện mục tiêu của ứng viên cho đơn vị.

Kỹ năng Trình bày

Nêu rõ hoạt động xã hội và các kỹ năng. Việc bạn nêu rõ các hoạt động xã hội mà bạn đã thực hiện được sẽ tạo niềm tin hơn cho bạn!

Download các mẫu đơn xin thực tập

Mẫu đơn xin thực tập chuẩn

Mẫu đơn xin thực tập trước thời gian quy định

Mẫu đơn xin thực tập Ngan hang SHB

Mẫu đơn xin thực tập tại ngân hàng AASC

Mẫu đơn xin thực tập gửi về trường

Đơn xin thực tập của ngân hàng TNCP thường tín sài gòn