Đơn Xin Việc Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Cách Viết Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp

Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

Lưu ý: Bạn nên chọn một E-mail “nghiêm túc”, ví dụ như nguyenngocanh@gmail.com hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.

Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu deptraikhonglangnhang@… langtuvotinh@… Girlxinhvaratthongminh@… những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình.

Kỹ năng quản lý thời gian.

Kỹ năng quản lý dự án.

Kỹ năng làm việc nhóm…

Bạn hãy cố gắng dẫn dắt người đọc theo hướng khác bằng cách viết vào mẫu đơn xin việc của bạn những tấm bằng khen, bản điểm hoặc thành tích đạt được trong quá trình học tập tại nhà trường để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có năng lực. Nó sẽ là ưu thế lớn với bạn để nhà tuyển dụng có thể bỏ qua kinh nghiệm làm việc của bạn.

5. Chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp thật tốt

Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp thì mục tiêu kiếm được công việc đúng chuyên ngành luôn là mơ ước của các bạn. Khi mà sau quá trình học Đại học đã kết thúc, mọi sinh viên bắt đầu tìm kiếm thông tin tuyển dụng, tìm kiếm những công ty với những yêu cầu phù hợp với bản thân để nộp mẫu đơn xin việc ứng tuyển.

Mục tiêu nghề nghiệp là thông tin vô cùng quan trọng trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở một ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu thật rõ ràng, chi tiết.

Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp Mẫu đơn xin việc

Đăng bởi Ngọc Diệp

Tags: Cách viết đơn xin việc, đơn xin việc, đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp

Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp

Thế nhưng, sinh viên mới vừa tốt nghiệp xong, trong quá trình học sẽ có sinh viên đã đi làm thêm, nhưng cũng có những sinh viên chú tâm hoàn toàn vào việc học để đạt kết quả cao nhất.

Vậy, vấn đề chung đó là, sinh viên mới tốt nghiệp rất mong muốn tìm được cho mình công việc phù hợp nhưng việc hồ sơ xin việc, hay sơ yếu lí lịch, rồi CV như thế nào thì một sinh viên mới tốt nghiệp sẽ còn nhiều bỡ ngỡ.

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn, những sinh viên mới tốt nghiệp một số thông tin hữu ích để bạn có thể tự tin hơn hoàn thành hồ sơ xin việc hoàn hảo.

Về những phần bắt buộc phải có trong CV dành cho sinh viên mới ra trường đó là:

Về thông tin cá nhân bao gồm:

+ Điểm trung bình trong những năm học

Về các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia, tổ chức:

+ Gồm các chương trình tình nguyện bạn đã tham gia

+ Các hoạt động đoàn hội trong trường lớp

+ Chứng chỉ tin học văn phòng

+ Các khóa học kĩ năng, hoặc những kĩ năng bạn đã tích lũy thành thạo

Có cần thiết phải ghi kinh nghiệm làm việc với CV này?

Một số bạn sinh viên mới tốt nghiệp có suy nghĩ, sinh viên vừa mới tốt nghiệp làm gì có kinh nghiệm để viết vào CV. Nếu có công việc thì cũng là những công việc làm bán thời gian, chưa có công việc nào cụ thể toàn thời gian trong quá trình học. Chính vì vậy, có một băn khoăn đó là, với những công việc làm thêm thời đi học, có nên liệt kê vào bản CV hay không?

Thực ra sinh viên mới tốt nghiệp thực chất chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên nếu trong quá trình đi học bạn đã năng nổ và sắp xếp được thời gian biểu để có thể vừa đảm bảo việc học, vừa đảm bảo việc đi làm thể tích lũy thêm kinh nghiệm, cũng như kiếm tiền trang trải cuộc sống thì điều đó rất tốt.

Ngoài ra, một lưu ý bạn cũng nên chú ý thêm đó là bản CV nên được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Nếu có khiếu thiết kế thì cũng rất tốt, bạn có thể tự tay thiết kế để bản CV của mình nhìn thu hút và thể hiện được cá tính của bản thân. Một bản CV đẹp cũng là một sự thu hút, mong muốn tìm hiểu của nhà tuyển dụng.

KIM LIÊN (TỔNG HỢP)

Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Mới Ra Trường, Mới Tốt Nghiệp

Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp

Ad chưa quen ai mà người đó nói với ad là viết CV dễ ợt. Do đó, cách viết CV cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp cần có chiến lược để cv trở nên ấn tượng và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

1. Sinh viên mới ra trường viết CV để loại 2 đối thủ chứ không phải 1

Sinh viên mới ra trường có nhiều đối thủ hơn rất nhiều so với những người đã đi làm và có kinh nghiệm. Vậy họ là ai:

– Đối thủ số 1 – Những người đã có kinh nghiệm. Đối tượng này khá là khó nhằn, bởi họ có kinh nghiệm thực tế làm việc – cái mà bạn không. Càng khó hơn, khi mà thực tế hiện tại các doanh nghiệp đều ưu tiên những người có kinh nghiệm.

– Đối thủ số 2 – Những người mới tốt nghiệp như bạn. Hằng năm, có hàng triệu lao động mới tham gia thị trường lao động. Và trong ngành nghề của bạn thôi cũng đã có hàng chục nghìn người.

Bạn thử tưởng tượng xem với số lượng đối thủ cạnh tranh lớn như thế nếu không có chiến lược thì làm sao bạn có được công việc mình mong muốn.

2. Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường

Tại sao ad lại dùng từ chiến lược khi viết cv?

Không chỉ sinh viên mới ra trường mới cần chiến lược viết cv mà cả người đã có kinh nghiệm cũng cần có chiến lược.

Còn trong phạm vi bài viết này, ad xin chia sẻ kinh nghiệm của ad khi viết cv cho sinh viên mới ra trường như sau:

2.1. Không có kinh nghiệm thì viết gì trong cv đối với sinh viên mới ra trường

Đi xin việc, ai cũng yêu cầu có kinh nghiệm?

Mình không có kinh nghiệm làm việc đúng với chuyên môn của mình, nhưng không có nghĩa mình không có kinh nghiệm làm việc gì cả hay không có thành tích nào đáng ghi nhận. Có rất nhiều công việc không quá yêu cầu kinh nghiệm về chuyên môn mà quan trọng hơn lại là kỹ năng mềm.

– Những phần chắc chắn có trong CV cho sinh viên mới ra trường

+ Thông tin cá nhân: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email

+ Thông tin học vấn: Tên trường, chuyên ngành, điểm trung bình, hoặc có thể cả xếp loại học lực.

+ Các khóa học ngắn hạn và dài hạn khác: Học tiếng anh, tin học văn phòng,…

+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo tiếng anh, thuần thục các ứng dụng excel – word – powerpoint, có khả năng nói trước đám đông,…

+ Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, có trách nhiệm,…

– Những phần nên có trong CV cho sinh viên mới ra trường

CV của bạn sẽ nỏi bật hơn nếu bạn có những minh chứng, ví dụ cụ thể cho những phẩm chất, kỹ năng mà bạn có được. Đó là:

– Các hoạt động ngoại khóa bạn từng tham gia khi còn là sinh viên, trong thời gian nghỉ hè,… Một số hoạt động tiêu biểu:

+ Gia sư môn Văn, Toán, Tiếng Anh,… + Nhân viên phục vụ bàn tại các quán cafe + Nhân viên bán hàng tại các cửa hàng thời trang, cửa hàng bán tranh cho người nước ngoài,… 2.2. Thứ tự xuất hiện các phần khi viết CV cho sinh viên mới ra trường

Tùy thuộc 2 yếu tố chính sau đây mà bạn sẽ tự biết cách sắp xếp các phần của CV:

– Công việc bạn ứng tuyển là gì

– Danh sách các điểm mạnh, điểm yếu. Những thứ bạn sở hữu giúp bạn làm tốt nhất công việc mà Nhà tuyển dụng đang cần.

Bạn hãy liệt kê ra những yêu cầu và điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Sau đó đánh giá thứ tự ưu tiên để biết được nên đưa phần nào lên trước, hoặc viết phần nào nhiều hơn những phần khác.

Ví dụ ad muốn ứng tuyển vị trí Nhân viên kinh doanh của một công ty kinh doanh dịch vụ trực tuyến.

Ad từng có kinh nghiệm làm bán thời gian cho một đơn vị chuyên cung cấp tư vấn viên cho tổng đài của Viettel. Bên cạnh đó ad tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa giúp ad có khả năng giao tiếp và thuyết phục nổi trội.

Đương nhiên, 2 điểm trên là thế mạnh và phù hợp nhất của ad. Ad tự tin chúng sẽ giúp ad có được công việc. Khi đó ad biết là sẽ phải nói cái gì nhiều hơn rồi.

3. Bài viết về cách mẫu cv cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp bạn nên tham khảo

– Mẫu cv cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp – mẫu số 1 – Học chuyên ngành quản trị kinh doanh

– Tổng hợp mẫu đơn xin việc hay

– Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc

– Tổng hợp về CV – sơ yếu lý lịch

– Học tiếng anh online miễn phí

Cách Xin Thực Tập Tại Nhà Thuốc Cho Sinh Viên Tốt Nghiệp Ngành Dược

Để có thể chạm chân đến ước mơ trở thành Dược sĩ thì các sinh viên ngành Dược cần phải tìm cho mình một cơ sở thực tập chuyên tu uy tín. Vậy sinh viên tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược nên xin thực tập ở đâu và xin như thế nào?

Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin thực tập tại Nhà thuốc

Sinh viên tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược nên xin thực tập tại Nhà thuốc như thế nào?

Nếu quá trình học và thực hành ngành Dược gian nan vất vả như một quá trình leo núi hay vượt biển thì quá trình thực tập chuyên tu kết thúc quá trình là lúc quyết định bạn có hoàn thành hành trình đó hay không. Trên thực tế, quá trình thực tập ngành dược là giai đoạn sinh viên đúc kết được nhiều kinh nghiệm qua những trải nghiệm thực tế ở các cơ sở nhà thuốc hay các cơ sở nghiên cứu Dược phẩm để có sự chuẩn bị và làm quen với công việc Dược Sĩ hoặc tham gia các quá trình sản xuất và nghiên cứu sâu hơn. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng Dược, Liên thông hay Văn bằng 2 Cao đẳng Dược đều có kỳ thực tập ở năm cuối, bởi đây là một căn cứ để đánh giá năng lực và kết quả sau một quá trình đào tạo từ đó có thể tiến hành xét tuyển tốt nghiệp. Mặt khác đây cũng là minh chứng để các sinh viên đã sẵn sàng với công việc của mình.

Tuy nhiên để có thể tiến hành việc thực tập và nghiên cứu tại các Nhà thuốc thì điều đầu tiên sinh viên cần tìm và xin được cho mình một vị trí ở nhà thuốc, ví dụ bạn làm công việc tư vấn hay bán thuốc, nghiên cứu hay sản xuất, chuyển giao thuốc. Vậy làm sao có thể xin thực tập tại nhà thuốc thành công? Trên thực tế, có một số sinh viên nhờ vào sự quen biết và giới thiệu của người thân, thầy cô giáo mà có thể dễ dàng vào thực tập ở các nhà thuốc. Tuy nhiên cũng có không ít sinh viên đã tự viết đơn xin thực tập gửi cho nhà thuốc, đã có rất nhiều các sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Dược, Liên thông và Văn bằng 2 Cao đẳng Dược của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã được nhận thực tập ngay sau khi làm đơn. Điều này không những thể hiện được sự chân thành, nguyện vọng của bạn thân mà còn chứng minh cho nhiều các nhà tuyển dụng thấy năng lực và sự tự tin của mình với nghề.

Về cách viết đơn xin thực tập Dược bằng tay, bạn Nguyễn Hồng Mai – sinh viên Cao đẳng Dược năm cuối chia sẻ, các bạn cần ghi đầy đủ thông tin cá nhân, nguyện vọng của và thể được ưu điểm, thành tích của bản thân. Bạn Mai cũng bật mí: Cách viết đơn xin thực tập bằng tay quyết định rất nhiều đến việc bạn có được nhận vào nhà thuốc để thực tập hay không. Đơn thực tập ngành Dược của bạn phải thể hiện được thành ý và có nét riêng như thể mới gây chú ý cho nhà thuốc từ đó mới có cơ sở để được nhận vào thực tập.

Nếu chưa hình dung ra được cách thức viết đơn, các bạn sinh viên nên thể tham khảo và có thể viết đơn thực tập theo mẫu có sẵn trên mạng hoặc các mẫu đơn của các sinh viên viết để được xin thực tập một cách thành công.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược

Sinh viên tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược có dễ dàng xin thực tập như các sinh viên chính quy hay không?

Hiện nay chưa có một văn bản nào có thể khẳng định tấm bằng Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ” kém cạnh” so với tấm bằng chính quy. Bởi chúng đều được đào tạo về kiến thức quy chuẩn cũng như quá trình thực hành tương đương nhau. Duy chỉ có thời gian đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngắn hơn so với chương trình chính quy là bởi lược bỏ các môn học được đào tạo ở văn bằng 1. Thậm chí các sinh viên được đào tạo quy chuẩn chuyên sâu thực hành như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì cơ hội xin thực tập và làm việc còn được ưu ái hơn cả. Đây cũng là cơ hội để các bạn sinh viên tốt nghiệp ở một chuyên ngành khác muốn thử sức với nghề Dược có thể đăng ký học và sở hữu những công việc tiềm năng cho mình.

Năm 2023, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông báo tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược với các đối tượng đã tốt nghiệp một chuyên ngành bất kì từ hệ cao đẳng trở lên, thời gian đào tạo từ 18 – 20 tháng, sau khi tốt nghiệp được cấp bằng chính quy, tương đương với các học viên tốt nghiệp hệ đào tạo 3 năm. Để tạo điều kiện cho tất cả các sinh viên có thể theo học, Nhà trường còn có khung thời gian đào tạo ngoài giờ hành chính được sắp xếp vào buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần hoặc 2 ngày cuối tuần, thứ 7 và chủ nhật. Vì thế các thí sinh có thể yên tâm học tập mà không lo về điều kiện, thời gian đào tạo. Cuối cùng các thí sinh cần làm một bộ hồ sơ xét tuyển Văn bằng 2 Cao đẳng Dược năm 2023 và gửi về địa chỉ tuyển sinh của Nhà trường.

Để đăng ký học, ngoài phương pháp gửi hồ sơ các thí sinh sử dụng hình thức Đăng ký trực tuyếnsau đó hoàn thiện hồ sơ về địa chỉ: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur – Phòng đào tạo (P.506) – Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (Cơ sở đào tạo bên trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.85.895.895 – 0948.895.895.